Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên

nào làm giảm hiệu quả thông tin. Nhưng tất cả những trở ngại trên đều đã được khắc phục ở báo điện tử. Các thông tin phản hồi gửi đến toà soạn qua e- mail đến đúng địa chỉ như thư bảo đảm và chắc chắn được toà soạn tiếp nhận.

Thực tế cho thấy, các diễn đàn trên báo điện tử thu hút được một khối lượng lớn công chúng tham gia do nguyên nhân vì chúng luôn bàn luận về vấn đề thời sự nóng đang là mối quan tâm của dư luận xã hội và vì chúng còn tận dụng được ưu thế không bị giới hạn, bó buộc trong một khuôn khổ, đặc biệt là ưu thế tức thời của báo điện tử. Tại đây độc giả có thể gửi thư điện tử tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng… trước một sự kiện, vấn đề được đặt ra trong bài báo điện tử.

Có thể nói, nhờ tính tương tác, báo điện tử thoát khỏi thông tin một chiều của các loại hình báo chí truyền thống. Công chúng báo điện tử không tiếp nhận thông tin theo cách một chiều như của báo in. Họ còn có thể tham gia vào quá trình đưa tin, trở thành đồng tác giả của các tác phẩm báo điện tử bằng cách phản hồi tức thời ý kiến của mình, cung cấp thêm các chi tiết, sự việc liên quan mà phóng viên chưa có điều kiện khai thác hay tranh luận để mở rộng vấn đề theo các hướng khác nhau.

Như vậy, tính tương tác của báo điện tử tạo điều kiện, khuyến khích, thu hút đông đảo công chúng tham gia cung cấp thông tin xây dựng tác phẩm báo chí. Mặt khác tính tương tác cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ công chúng với nhà báo, với bài báo, và với tờ báo điện tử.

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

1.2.1. Khái niệm, bản chất, nguyên tắc của Bảo hiểm y tế

- Khái niệm Bảo hiểm y tế

Nước Đức có bộ Luật BHYT lâu đời nhất trên thế giới (năm 1883) khái niệm BHYT được nêu như sau: BHYT là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, có nhiệm vụ gìn giữ sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT[41].

Ở Việt Nam, "BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân" [xem Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa I, 1995, tr.15].

Luật BHYT nước ta (năm 2008) tại Điều 2, giải thích từ ngữ: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Tại Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT (2014) đưa ra khái niệm:Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Như vậy, có thể hiểu, BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội cùng với Nhà nước để có nguồn lực tài chính chủ động trợ giúp thanh toán viện phí cho người tham gia vợt qua khó khăn, hoạn nạn khi không may rủi ro, đau ốm phải khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 4

- Bản chất của BHYT

BHYT có bản chất xã hội và bản chất kinh tế. BHYT là loại hình bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội, do đó bản chất xã hội là đặc trưng cơ bản của BHYT. Bản chất xã hội của BHYT được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, BHYT là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ, chăm sóc y tế cho mọi thành viên của xã hội. Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ không phải thuần tuý chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân riêng lẻ, mà là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Bởi lẽ, nguy cơ về bệnh tật có thể đến với bất kể ai, không phân biệt quốc gia, dân tộc, và hơn nữa không ai có thể một mình đơn phương chống lại

bệnh tật. Lẽ đương nhiên việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ trước tiên thuộc về mỗi cá nhân, nhưng vẫn cần sự trợ giúp mang tính xã hội, có tính tổ chức cao, đó là sự trợ giúp mang tính Nhà nước. Ở đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng, là người tổ chức, quản lý và bảo trợ.

Thứ hai, thực hiện BHYT nhằm liên kết, chia sẻ rủi ro mang tính cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội: Bên cạnh sự trợ giúp mang tính Nhà nước, tính xã hội của BHYT còn thể hiện ở sự chia sẻ, liên kết của chính các thành viên trong xã hội thông qua đóng góp dựa trên thu nhập. Các thành viên trong xã hội tham gia đóng góp một phần thu nhập vào một quỹ chung để chăm sóc y tế cho chính mình và các thành viên khác. Bệnh tật và những rủi ro về sức khoẻ không phải khi nào cũng xuất hiện cùng một lúc với tất cả mọi người, chúng cũng không xuất hiện giống nhau ở mỗi người. Thực tế cho thấy có người ốm lúc này, người ốm lúc khác, có người bệnh nặng, có người bệnh nhẹ, có người hay ốm, người ít ốm và bệnh tật thường đến bất ngờ không báo trước. Nếu cứ để ai có bệnh người đó tự chống đỡ sẽ gây khó khăn cho chính họ vì không đủ tiền để trang trải. Thực tế này đòi hỏi cần một sự liên kết mang tính cộng đồng rộng rãi để chia sẻ rủi ro bệnh tật. Một quỹ chung cho chăm sóc sức khoẻ sẽ điều tiết để nhiều người chưa hoặc không ốm chăm sóc cho người ốm, người ốm nhẹ giúp người ốm nặng.

BHYT là một nội dung của chính sách xã hội, hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng lại mang bản chất kinh tế, thuộc phạm trù kinh tế - y tế. Bản chất kinh tế của BHYT thể hiện ở sự điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các thành viên tham gia BHYT. Có hai góc độ thể hiện chính đó là sự phân phối trực tiếp và sự phân phối gián tiếp. Phân phối trực tiếp thể hiện ở sự chuyển phần thu nhập của người tạm thời khoẻ sang người đang ốm, của ngời bệnh nhẹ sang người bệnh nặng, của người trẻ khoẻ sang người già yếu, thông qua sự điều hành luân chuyển của chính phần thu nhập đóng trực tiếp cho quỹ BHYT. Phân phối gián tiếp thể hiện ở sự hỗ trợ giữa người giàu và nghèo, ng- ười thu nhập cao và thu nhập thấp.

- Các nguyên tắc của BHYT

+ Nguyên tắc đóng theo khả năng, hưởng theo nhu cầu

Đây là nguyên tắc đặc thù của BHYT, thể hiện bản chất xã hội của BHYT. Đóng theo khả năng, hưởng theo nhu cầu đợc xem là tư tưởng xuyên suốt để xây dựng các quy định về BHYT. Đóng theo khả năng, tức là đóng theo thu nhập, nếu thu nhập cao thì phải đóng cao, ngược lại nếu thu nhập thấp thì đóng thấp. Phí đóng không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. ở đây không áp dụng nguyên lý ốm đóng nhiều, khoẻ đóng ít. Quyền lợi hưởng hoàn toàn theo bệnh tật, không bị ảnh hưởng từ mức đóng. Nguyên tắc này đảm bảo duy trì sự liên kết và trợ giúp mang tính cộng đồng của BHYT.

+ Nguyên tắc tham gia bắt buộc

BHYT là một bộ phận của an sinh xã hội. Tôn chỉ mục đích của BHYT là nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, không phải hoạt động thương mại. Bản chất sâu xa đó là một loại thuế sức khỏe. Với tôn chỉ mục đích đó, BHYT phải được thực hiện mang tính bắt buộc. Nếu không áp dụng nguyên tắc bắt buộc cho BHYT sẽ dẫn đến một sự lựa chọn ngược (reverse selection), tức là chỉ người ốm, tình trạng sức khoẻ kém mới tham gia bảo hiểm. Khi đó sẽ phá vỡ sự chia sẻ và trợ giúp mang tính cộng đồng, không đảm bảo được công bằng trong chăm sóc y tế.

Nguyên tắc tham gia bắt buộc không chỉ giới hạn ở một số đối tượng mà tiêu chí cần hướng tới là mở rộng độ bao phủ tới toàn bộ nhân dân, thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân. Thực hiện chế độ đóng BHYT bắt buộc có chức năng hỗ trợ cho loại hình trợ cấp áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người. Còn chế độ tự nguyện mang tính bổ trợ và bước đệm để mở rộng chế độ bắt buộc, mở rộng diện bao phủ tới toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, nguyên tắc tham gia bắt buộc không phải được áp dụng ngay trong mọi trường hợp mà chỉ áp dụng cho những trường hợp có đủ điều kiện và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể.

+ Nguyên tắc chia sẻ rủi ro

Chia sẻ rủi ro là một nguyên tắc quan trọng của BHYT với phương châm lấy số đông bù cho số ít. Nghĩa là huy động nguồn tài chính của số đông người khỏe, bù đắp tổn thất về y tế cho số ít người tham gia không may gặp rủi ro đau yếu, có nhu cầu khám chữa bệnh. Khi tham gia BHYT, các nguy cơ về tài chính cho chăm sóc y tế được phân tán trong cộng đồng, giảm gánh nặng về chi phí y tế cho cá nhân và gia đình. Nguồn tài chính càng được chia sẻ, người dân càng ít bị tác động của gánh nặng tài chính đối với nguy cơ về sức khoẻ. Bản chất của BHYT là chia sẻ nguồn tài chính và chia sẻ nguy cơ về bệnh tật, chống tổn thất nghiêm trọng về tài chính do các điều kiện không thuận lợi về sức khoẻ mang lại.

Kinh nghiệm chăm sóc y tế của các nước cho thấy, nếu để cho một ng- ười phải gánh chịu toàn bộ chi phí y tế sẽ rất bất lợi, mà cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó sáng kiến được đưa ra là hãy để cho nhiều người khoẻ cùng chăm sóc y tế cho người ốm đau thông qua chế độ BHYT.

+ Nguyên tắc độ tin cậy về tài chính

Nguồn quỹ BHYT phải được đảm bảo và luôn trong tình trạng sẵn có để trợ cấp, vì nguy cơ về sức khoẻ đến bất kể khi nào. Điều đó có nghĩa nguồn tài chính phải được đảm bảo một cách chắc chắn. Nếu quỹ BHYT đưa vào kinh doanh thường có độ rủi ro sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi đối tượng tham gia bảo hiểm. Đồng thời, nguồn quỹ phải được quản lý chặt chẽ và minh bạch với chi phí hành chính thấp nhất có thể được. Bởi lẽ đây là quỹ xã hội phục vụ mục tiêu an sinh xã hội, không sinh lời, nên chi phí hành chính càng cao thì quyền lợi, mức hưởng BHYT sẽ càng giảm bớt.

+ Nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận

BHYT là một bộ phận của an sinh xã hội, thực hiện chức năng trợ giúp xã hội trong lĩnh vực chăm sóc y tế, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu thực hiện BHYT với mục tiêu lợi nhuận thì một bộ phận lớn các đối t-

ượng có nguy cơ sẽ bị loại trừ khỏi sự chăm sóc và tiếp cận dịch vụ y tế như người nghèo, người có thu nhập thấp, người hay ốm đau, tàn tật. ý tưởng và nguyên tắc của BHYT là điều tiết thu nhập, chia sẻ rủi ro giữa người giàu và ngời nghèo. BHYT là hoạt động nhân đạo xã hội.

Các nguyên tắc của BHYT là những quan điểm, tư tưởng mang tính định hướng cho hoạt động BHYT, đòi hỏi khi xây dựng chính sách, quy định cũng như triển khai thực hiện BHYT phải tuân thủ, nhằm đảm bảo thực hiện đúng bản chất của BHYT.

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

- Khái niệm: BHYT học sinh, sinh viên là một loại hình BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện mà đối tượng tham gia đang theo học tại các trường và cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [1, 2].

Là một loại hình của BHYT xã hội, không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, BHYT học sinh, sinh viên chứa đựng đầy đủ bản chất, nguyên tắc vốn có của BHYT. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng của đối tượng tham gia, BHYT học sinh, sinh viên có những đặc điểm riêng đó là:

- Số lượng tham gia đông đảo (chiếm khoảng ¼ dân số nước ta), là những chủ nhân tương lai của đất nước, do đó việc thực hiện BHYT đối tượng này là mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Con người là vốn quý nhất của xã hội. Sức khỏe tốt là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện BHYT đối với học sinh, sinh viên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên, là một bước đột phá mang tính chiến lược trong lộ trình BHYT bắt buộc toàn dân, là việc làm hữu ích thực hiện chiến lược đào tạo toàn diện, vì sức khỏe thế hệ trẻ và tương lai đất nước.

- BHYT học sinh, sinh viên coi trọng công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng ngừa rủi ro. Học sinh, sinh sinh viên tham gia BHYT ngoài các quyền lợi được hưởng như các đối tượng BHYT khác, đó là được chi trả viện phí theo quy định khi rủi ro ốm đau cần khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong cả nước, còn được quản lý, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngay tại nhà trường; được giáo dục, hướng dẫn phòng tránh các bệnh học đường và các tệ nạn xã hội. Thực trạng hiện nay học sinh, sinh viên ở mọi lứa tuổi mắc bệnh học đường là nỗi lo của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Những kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng sức khỏe học sinh và môi trường đang đặt ra yêu cầu giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe cho HSSV là một vấn đề cấp thiết. Trong điều kiện giá viện phí ngày càng tăng cao hiện nay, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên thông qua cơ chế BHYT càng có ý nghĩa quan trọng, giúp gia đình các em vượt qua bẫy nghèo do đau ốm, bệnh tật để tiếp tục học tập, rèn luyện trau dồi kiến thức, trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.

- BHYT là một giải pháp đúng đắn, ưu việt, vừa lợi ích, vừa nhân đạo, giáo dục các em học sinh, sinh viên nâng cao ý thức phòng tránh những rủi ro, bệnh tật, biết tự bảo vệ sức khỏe cho mình, xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh. Thông qua việc tham gia BHYT giúp cho các em hiểu thêm được ý nghĩa tương trợ cộng đồng, giáo dục các em tính nhân đạo xã hội, yêu thương đùm bọc “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” và đạo lý “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

1.2.3. Sự phát triển và bước đổi mới Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên ở nước ta

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên, ngay từ năm 1994, khi chính sách BHYT ở nước ta mới triển khai được trên một năm, Đảng và

Chính phủ ta đã sớm quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và phát triển BHYT học sinh, sinh viên.

TS.Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà bá Việt Nam khi được tác giả Luận văn phỏng vấn sâu (tháng 8/2016) cũng đã nhận định: “Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ trong hệ thống trường học các cấp là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Những năm đầu đổi mới, xóa bỏ bao cấp, thiếu kinh phí, nhân lực, công tác y tế trường học gặp nhiều khó khăn; những yếu tố mới và mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh, các bệnh học đường ngày càng gia tăng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội.

Với bản chất nhân ái, nhân văn sâu sắc, không vì lợi nhuận mà xuất phát từ ý nghĩa, mục đích tốt đẹp vì sức khỏe thế hệ trẻ và mục tiêu giáo dục toàn diện, BHYT học học, sinh viên đã vượt qua những bước thăng trầm, nhận được sự đồng thuận của xã hội và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân”.

Với bản chất nhân văn, ưu việt và ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, chính sách BHYT học sinh, sinh viên đã vượt qua những bước thăng trầm và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sau 20 năm thực hiện theo cơ chế tự nguyện, chính sách BHYT cho đối tượng đặc biệt này đã chính thức chuyển thành bắt buộc tham gia theo quy định của Luật sửa đổi một số điều của Luật BHYT được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 thông qua, hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.

Theo quy định của Luật, bên cạnh việc miễn phí tiền đóng BHYT cho học sinh, sinh viên là thân nhân quân đội, công an, người nghèo, cùng toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi, Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt tới đối tượng học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước, thông qua việc hỗ trợ 30% mức đóng BHYT; với mong muốn tất cả các em đều được hưởng quyền an sinh về BHYT, để có sức khỏe học tập, rèn luyện, đóng góp công sức, trí tuệ dựng xây đất nước .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023