Thực Trạng Nhà Văn Hóa Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc


văn hóa tại một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Krông Pắc. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả phân tích thực trạng về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ở Chương 2.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Krông Pắc nằm ở phía Đông của tỉnh Đăk Lăk, kéo dài trên 30 km, từ km 12 đến km 50 dọc hai bên Quốc lộ 26. Vị trí địa lý của huyện đó là:

Huyện Krông Pắc nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, có vị trí địa lý:

Phía Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột, Tây Bắc giáp huyện Cư M'gar Phía Nam giáp huyện Krông Bông

Phía Tây Nam giáp huyện Cư Kuin Phía Bắc giáp thị xã Buôn Hồ

Phía Đông giáp huyện Ea Kar.

Huyện Krông Pắc có diện tích 625,81km2, dân số năm 2020 là 210.843 người, gồm các dân tộc: Kinh, Êđê, Tày, Nùng, M'nông, Vân kiều, H'Mông... Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 65%.

Huyện Krông Pắc được nối liền với trung tâm các huyện trong tỉnh bởi hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch... Nằm trên trục Quốc lộ 26, cách thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hoà khoảng 160 km, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 40 km, đây chính là điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện; có điều kiện tăng cường các quan hệ hợp tác đầu tư phát triển.

Nằm ở vùng Cao nguyên trung phần, Krông Pắc vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu Cao nguyên; trong năm có 2 mùa rò rệt: mùa mưa và mùa khô. Đặc điểm khí hậu khu vực Krông Pắc là nơi chuyển tiếp giữa khí hậu của vùng trung tâm và khí hậu vùng phía Đông của tỉnh Đắk Lắk.


Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.473 giờ. Tháng 10 là tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất (157 giờ), tháng 3 là tháng có giờ nắng trung bình cao nhất (238 giờ).

Nền nhiệt tương đối cao so với các khu vực khác, tổng nhiệt trong năm từ 8.500oC - 9.000oC. Nhiệt độ bình quân năm là 23oC - 24oC; nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất trên 20oC; nhiệt độ cao nhất bình quân năm 29,5oC.

Độ ẩm trung bình trong năm 82%; độ ẩm trung bình thấp nhất 21%; độ ẩm trung bình cao nhất 86%.

Lượng bốc hơi trung bình năm 1.026,3mm, trong đó các tháng mùa khô là 102,36mm; lượng bốc hơi mùa khô lớn gấp 15 - 20 lần lượng mưa (tháng 1,

2) gây ra khô hạn.

Có 2 hướng gió chính, gió Đông - Bắc, Đông - Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây, Tây - Nam vào mùa mưa. Chưa có bão, nhưng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ gây mưa to kéo dài.

Lượng mưa bình quân năm từ 1.400 - 1.500mm, là một trong những vùng có lượng mưa năm thấp trong tỉnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 85% cả năm tập trung phần lớn từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 15% cả năm.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá nông sản giảm do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân địa phương nhưng với nỗ lực của các cấp ủy Đảng và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Krông Pắc đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân tiếp tục được nâng cao. Cụ thể, năm 2019, tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp thực hiện đạt 4.943 tỷ đồng, đạt hơn 64% kế hoạch, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, trồng trọt đạt 3.220 tỷ đồng, chăn nuôi 1.500 tỷ đồng, thủy sản 150 tỷ đồng, lâm


28


nghiệp 28 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, hạ tầng kinh tế đạt

1.023 tỷ đồng; hoạt động thương mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khoảng 173 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch. Các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách an sinh xã hội và chính sách người có công được triển khai hiệu quả.

Cùng với những chuyển biến tích cực về kinh tế, tình hình xã hội của huyện cũng đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Các lĩnh vực y tế, giáo dục được quan tâm, triển khai đồng bộ, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 75,69%; toàn huyện có 50/99 trường học đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững có nhiều chuyển biến tích cực, hiện toàn huyện có 10/15 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo giữ vững ổn định, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,14 triệu đồng/người/năm.

Công tác xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, phát triển đảng viên đi vào chiều sâu, trong năm cấp ủy cơ sở thực hiện kiểm tra đối với 120 tổ chức đảng cấp dưới và kiểm tra 3.336 đảng viên; toàn huyện kết nạp được 230 đảng viên.

2.2 Thực trạng nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc

Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin, huyện Krông Pắc hiện có hơn 260 hội trường, nhà văn hóa cộng đồng, thị trấn có nhà văn hóa và 254/280 thôn có nhà văn hóa. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên vào các dịp lễ, Tết, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân. Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 37%, hoạt động thể chất trong trường học đạt 100%, gia đình đạt 25%.


Hàng năm, nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc tổ chức các hoạt động như sau:

- Về hoạt động tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị: Hầu hết các địa phương sử dụng hội trường Nhà văn hóa - khu thể thao thôn làm nơi hội họp, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân.

- Về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng: Tại tất cả các thôn của 16 xã, thị trấn của Krông Pắc đều có câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ bóng chuyền, cầu lông được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên tại các Nhà văn hóa - khu thể thao. Các CLB, đội văn nghệ quần chúng tuy không thực hiện duy trì sinh hoạt thường xuyên, nhưng khi được triệu tập thì vẫn sẵn sàng nhiệt tình tham gia tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao nhân dịp lễ hội xuân đầu năm, nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân 23/11 hoặc kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước, của tỉnh, huyện và xã. Qua đó đã góp phần làm cho phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng tại xã ngày càng phát triển sôi nổi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống văn hóa, sức khỏe và tinh thần cho nhân dân.

- Về tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trẻ em: Nhìn chung còn ít, trung bình mỗi năm chỉ tổ chức được khoảng 1-3 cuộc/năm vào các dịp Tết thiếu nhi, rằm trung thu, sinh hoạt hè....

Nhìn chung, các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc được sử dụng khá thường xuyên, chủ yếu là nơi để tổ chức hội họp, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trên địa bàn thôn. Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và duy trì sinh hoạt các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng tại các nhà văn hóa các thôn trong những năm gần đây phát triển nhiều hơn.


Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc vẫn chưa được như kỳ vọng. Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Krông Pắc, vẫn còn tới 37% nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc chỉ tổ chức hoạt động được 1 lần/tháng, bởi thiếu nguồn lực “nuôi” phong trào. Nhiều địa phương muốn khai thác công trình để có nguồn tái đầu tư cho các hoạt động, nhưng chưa có hướng dẫn, nên không biết tổ chức thế nào cho hợp lý. Ngay cả việc trông coi, tổ chức các hoạt động cũng còn nhiều bất cập, mạnh ai nấy làm, nơi có bồi dưỡng, nơi không, thiếu ràng buộc trách nhiệm. Hơn nữa, các nhà văn hóa đều thiếu kinh phí tổ chức hoạt động. Để đánh giá về thực trạng hoạt động tại các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, đề tài khảo sát 200 người dân trên địa bàn huyện Krông Pắc, kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động tại các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Cần quan tâm nhiều hơn 43.50%

Rất tốt 9.00%

Tốt 16.00%

Bình thường 31.50%

Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2021


Nhìn hình trên ta thấy, đa số người dân cho rằng việc xây dựng và triển khai các hoạt động tại nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk chưa thực sự tốt, cần quan tâm nhiều hơn (43,5%); 31,5% người dân đánh giá các hoạt động ở mức bình thường. Chỉ có 9% người dân đánh giá rất tốt và 16% người dân đánh giá tốt.

Khảo sát 200 người dân về nhu cầu sinh hoạt tại các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát về nhu cầu sinh hoạt tại các nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk


TT


Nội dung


Mong muốn

Không

mong muốn

SL

%

SL

%

1

Hội họp, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, phổ biến kiến thức

khoa học kỹ thuật


154


77


46


23

2

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao

200

0

0

0

3

Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí

trẻ em

176

88

24

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 5

Nguồn: Khảo sát của tác giả, 2021

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% người dân đều muốn nhà văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; trong khi nhà văn hóa để hội họp, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật còn 23% người dân không lựa chọn và nhà văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trẻ em vẫn còn 12% người dân không


lựa chọn. Các kết quả này cho thấy, nhiều người dân vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và mục đích sử dụng của nhà văn hóa.

2.3. Thực trạng các bước triển khai thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Các văn bản về chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách đối với phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đó là:

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.

- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 2536/QĐ-BVHTTDL phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 03 tháng 08 năm 2015.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022