Các Nguyên Nhân Chính Gây Suy Thoái Đất Trên Thế Giới (Lê Văn Khoa, 2005)

- Suy thoái đất nặng: dinh dưỡng nghèo kiệt trầm trọng, độc chất tác hại đến cây, thực vật nghèo nàn. Có khoảng ít hơn 30% thực vật tự nhiên che phủ. Khả năng phục hồi chất lượng đất tương đối khó và cực kỳ tốn kém.

- Suy thoái đất trầm trọng: không còn thực vật che phủ và không thể phục hồi.


Hình 5 1 Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất trên thế giới Lê Văn Khoa 2005 V 1

Hình 5.1 Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất trên thế giới (Lê Văn Khoa, 2005)


V.1.3.4 Các loại hình suy thoái đất

Như đã đề cập ở phần trên, suy thoái đất là hậu qủa của hoạt động con người và sự tương tác của hoạt động này với môi trường tự nhiên. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia ra ba loại hình suy thoái chính như sau:

1. Suy thoái đất lý học: đất bị mất cấu trúc như nén dẻ chặt, giảm khá năng thóat nước.

2. Suy thoái đất hóa học: mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, có khả năng gây độc do nồng độ độc chất trong đất cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

3. Suy thoái đất sinh học: độ phì tự nhiên của đất giảm, do vi sinh vật và các sinh vật trong đất giảm.

V.1.3.5 Hậu quả suy thoái đất

Sự suy thoái chất lượng đất, gây ra do canh tác, sử dụng đất không phù hợp của con người đưa đến những thay đổi lớn về tình trạng dưỡng chất, nguồn hữu cơ, nồng độ các chất và độc tố. Cụ thể:

- Làm giảm tiềm năng sản xuất của hệ sinh thái.

- Phá vỡ cân bằng nước, năng lượng, và chu trình vật chất trong hệ sinh thái.

- Tác hại đến môi trường sinh thái như làm giảm giá trị của đất, giảm khả năng dẫn thủy, giảm sức chứa của các hồ...

- Ngoài tác động của suy thoái lên sản lượng nông nghiệp, môi trường nó còn dẫn đến tình trạng bất ổn về xã hội, thúc đẩy sự thâm canh, gia tăng tốc độ khai hoang, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng.

- Tăng nguồn đầu tư vốn canh tác nông nghiệp.

- Giảm đa dạng sinh học.

V.1.3.6 Suy thoái đất ở Việt Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng hơn 33 triệu ha (thứ 57 s/v các nước trên thế giới và diện tích đất bình quân khoảng 0.6 ha/người, thấp thứ 159 s/v thế giới). Đặc biệt, đất vùng đồi núi chiếm khoảng 22 triệu ha (67% s/v tổng diện tích cả nước). Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, do đó, các tiến trình khoáng hóa và rửa trôi, xói mòn trong đất xảy ra khá mạnh. Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, nên đất dễ dàng có chiều hướng bị thoái hóa. Hiện nay, khoảng 55 % diện tích đất tự nhiên được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chuyên dùng khác trong đó gần 7 triệu ha (21% s/v tổng diện tích tự nhiên) là đất nông nghiệp.

V.1.3.6.1 Vài số liệu đất bị suy thoái ở Việt Nam

Đất bị xói mòn do nước khoảng 10 triệu ha (Hình 5.2) và khoảng 1,35 triệu ha đất nghèo kiệt dưỡng chất. Diện tích đất bị chua hóa, phèn hóa (Hình 5.3), xói mòn do gió (Hình 5.4), ngập úng (Hình 5.5), ... chưa tổng kết cụ thể (ước tính khoảng 2 triệu ha).

Riêng đất ĐBSCL với hệ thống phân loại USDA/soil taxonomy, cho thấy đất cũng có những trở ngại nhất định trong sự suy thoái đất.


Hình 5 2 Đất bị suy thoái do nước Lê Văn Khoa 2005 Hình 5 3 Đất bị suy thoái do 2


Hình 5.2 Đất bị suy thoái do nước(Lê Văn Khoa, 2005)

Hình 5 3 Đất bị suy thoái do phèn hóa Lê Văn Khoa 2005 Hình 5 4 Đất bị suy thoái 3

Hình 5.3 Đất bị suy thoái do phèn hóa (Lê Văn Khoa, 2005)


Hình 5 4 Đất bị suy thoái do gió Lê Văn Khoa 2005 Hình 5 5 Đất bị suy thoái do 4

Hình 5 4 Đất bị suy thoái do gió Lê Văn Khoa 2005 Hình 5 5 Đất bị suy thoái do 5

Hình 5.4 Đất bị suy thoái do gió (Lê Văn Khoa, 2005)


Hình 5.5 Đất bị suy thoái do ngập úng (Lê Văn Khoa, 2005)

V.1.3.6.2 Thực trạng suy thoái đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng qua nhiều thế hệ, cùng với thời gian con người định cư và sinh sống tại đây. Người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp và kinh nghiệm: làm đất thủ công, làm đất bằng cơ giới, ém phèn, rửa phèn, tưới tiêu, bón phân hoặc chỉ thuần túy dựa vào sức sản xuất tự nhiên của đất trên từng vùng đất khác nhau nhầm đạt hiệu qủa cao nhất. Ngoài những tác động của con người, đất ĐBSCL vẫn phát triển theo các tiến trình lý-hóa-sinh học tự nhiên trong đất dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. Kết quả của những tiến trình này đã làm cho đất ngày càng thay đổi, phát triển có khả năng dẫn đến những suy thoái về dinh dưỡng, phèn hóa, mặn hóa, lý tính kém, nghèo về quần thể vi sinh vật và cuối cùng làm cho đất giảm tiềm năng sản xuất, đưa đến sự phát triển nông nghiệp không ổn định và lâu bền trên toàn vùng. Qua kết quả phân loại đất theo hệ thống phân loại USDA/Soil taxonomy (Lê Văn Khoa, 2005), đất ĐBSCL có khả năng bạc màu theo các dạng sau đây:

- Đất có tiềm năng nén dẻ, hình thành tầng đất tích tụ sét có tính thấm và những đặc tính vật lý khác kém, làm giới hạn tầng đất canh tác đối với sự phát triển của hệ thống rễ cây trồng, xảy ra trên các các loại đất thuộc nhóm đất phù sa xa sông Tiền và sông Hậu đang và đã phát triển mạnh (Hình 5.6).


Hình 5.6 Phẩu diện đất điển hình tại đất lúa 2 vụ Trà Vinh (Lê Văn Khoa, 2005)

- Đất có khả năng xảy ra hiện tượng khô cứng trên mặt đất, đối với các nhóm đất

có thành phần cơ giới tầng mặt khá nhẹ thuộc nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu (Hình 5.7).


Hình 5.7 Phẩu diện đất điển hình đất lúa 3 vụ Cai Lậy, Tiền Giang (Lê Văn Khoa, 2005)

- Tính cơ học của đất kém trở ngại cho việc làm đất, đất bị phèn hóa sinh ra nhiều độc chất làm cho đất trở nên thích nghi kém hoặc không thích nghi tạm thời trong nông nghiệp, nếu chưa được cải tạo. Có thể quan sát thấy ở các nhóm đất: đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động (Hình 5.8).

Hình 5.8 Phẩu diện đất điển hình tại đất lúa 2 vụ Mộc Hóa, Long An (Lê Văn Khoa, 2005)


- Đất có thể mặn hóa (dẫn đến sodic hóa) và úng thủy tạo điều kiện thuận lợi cho suy thoái lý-hóa học hình thành. Dạng này có thể xảy ra ở các nhóm đất bị nhiễm mặn và ngập mặn theo triều chưa phát triển hoặc phát triển yếu (Hình 5.9).


Hình 5 9 Đất bị suy thoái do mặn hóa tại Vĩnh Châu Sóc Trăng Lê Văn Khoa 2005 6

Hình 5.9 Đất bị suy thoái do mặn hóa tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng (Lê Văn Khoa, 2005)


- Đất bị kiệt màu, thể tích đất có khả năng bị giới hạn trong tầng đất canh tác, độ sâu tầng đất hoạt động của rể cây trồng mỏng dần và bị nước xói mòn.

V.1.4. Quan điểm và bảo tồn đất trên cơ sở phát triển bền vững‌

V.1.4.1 Quan điểm của FAO/Unesco

Quan điểm cũ

- Bảo tồn tài nguyên đất được coi là vấn đề kỹ thuật.

- Tập trung bảo tồn đất.

- Mục tiêu chung.

- Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

- Nông dân bị áp lực thực hiện.

- Đất đai người dân bị trưng dụng.

- Ít mang lại lợi ích cho người nông dân, đôi khi có những ảnh hưởng tiêu cực.

Quan điểm mới

- Chú ý quyền lợi người dân.

- Khích lệ các dự án có hiệu quả.

- Thuyết phục nông dân trong công tác bảo tồn tài nguyên đất.

- Nông dân thực hiện nhiệm vụ chính.

- Áp dụng trên quy mô nhỏ

- Tìm kiếm hệ thống sở hữu đất đai tốt, môi trường kinh tế, xã hội và điều kiện chính trị phù hợp.

Các bước hành chính sau đây cần chú ý thực hiện để “chiến lược bảo tồn tài nguyên đất quốc gia” được thành công:

- Thành lập hội đồng hoặc ban tư vấn về chiến lược bảo tồn tài nguyên đất.

- Xác định các nguyên chính đưa đến sử dụng đất sai lầm.

- Phân nhiệm cụ thể.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất đai.

- Giới thiệu các hệ thống luật pháp có liên quan

- Thiết lập các nhu cầu huấn luyện.

- Xây dựng các chương trình bảo tồn tài nguyên đất rỏ ràng.

- Xuất bản các tài liệu có liên quan.

V.1.4.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến bảo tồn tài nguyên đất

- Tốc độ gia tăng dân số

- Đặc tính môi trường sinh sống

- Khả năng khai thác vùng đất mới

- Sự hình thành và phát triển mô hình xã hội mới

Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương pháp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất. Mục đích của bảo tồn đất là duy trì sự hoạt động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ suy thoái đất. Trong thực tế, bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn. Đã có những giải pháp công bố và đưa vào thực tiễn, tuy nhiên đễ làm sao áp dụng tốt và có những giải pháp thích hợp cho từng quốc gia là vấn đề rất cần thiết.

Chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Vấn đề về kinh tế xã hội.

- Tổ chức cuả các nông dân trực tiếp tham gia sản xuất.

- Các công ty xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể.

- Thị trường tiêu thụ.

- Giáo dục cộng đồng.

- Cộng đồng đô thị.

V.1.4.3 Sử dụng đất ở ĐBSCL

Trong các phần trước là những đánh giá về tiềm năng thoái hóa đất hiện tại của các nhóm đất chính. Kết qủa cho thấy cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp trong sử dụng và quản trị đất đai. Bởi lẽ, tiến trình đất cũng diễn biến như chu kỳ sống của con người: phát sinh (sinh ra), phát triển (lớn lên), thuần thục (trưởng thành) và bạc màu, cằn cổi (già đi). Đối với đất ĐBSCL cần chú ý một số điểm trong sử dụng như sau:

- Hiện tại, nhóm đất phù sa đang còn màu mỡ chưa có những trở ngại đáng kể, cần được vun bón, làm đất và có thời gian để đất phục hồi. Nên bố trí mùa vụ và loại cây trồng khác nhau (thí dụ: lúa được luân canh với đậu chẳng hạn) để cải thiện độ phì của đất và có thể sử dụng tiềm năng phì nhiêu của đất được lâu dài.

- Cần bón phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và làm bờ thửa cho nhóm đất phù sa cổ có địa hình cao để tăng độ phì nhiêu cho đất và hạn chế sự xói mòn do nước mưa hàng năm (đối với những loại đất có thành phần sa cấu thô ở lớp đất mặt).

- Cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào các vùng đất ven sông rạch đang bị nhiễm mặn hàng năm, để tránh hiện tượng đất bị mặn hóa và dẫn đến sodic hóa đất (đối với nhóm đất phù sa nhiễm mặn). Tuy nhiên, cần thận trọng hơn trong các khu vực đất phèn tiềm tàng, có tầng đất chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện cạn và trung bình vì tiềm năng phèn hóa dễ xảy ra khi xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn.

- Đặc biệt đối với đất phèn, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để cải tạo và sử dụng đất phèn bằng nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, có 3 hướng chính: (1) Rửa phèn (đào kinh, mương, rãnh để tháo nước phèn), (2) ém phèn (giữ mực thủy cấp trong đất trên tầng đất chứa vật liệu sinh phèn), (3) bố trí cây trồng thích hợp (trồng các loại cây chịu phèn như: khóm, khoai mỡ, bạch đàn, tràm, ...). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần phải tính toán để giữ cho môi trường nước và sinh thái không bị ô nhiễm và hủy diệt trong sử dụng và cải tạo đất phèn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023