của các triết thuyết khác trước đó trong triết học phương Đông và phương Tây. Ông đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh cơ bản của phép biện chứng duy vật trong việc nghiên cứu đời sống con người - xã hội. Bằng kết quả nghiên cứu khía cạnh xã hội của con người, ông vừa khẳng định được quan điểm của mình, vừa bảo vệ phương pháp tiếp cận và quan điểm con người tự nhiên - xã hội trong triết học Mác.
Trần Đức Thảo bảo vệ quan điểm về vấn đề con người trong triết học Mác bằng việc chứng minh có tính thực chứng vấn đề đó trên nền tảng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác. C.Mác không đưa ra một định nghĩa cụ thể về con người là một thực thể tự nhiên - xã hội. Nhưng toàn bộ triết học Mác đã khẳng định điều đó. Trước luận điểm cho rằng, triết học Mác “không có con người”, Trần Đức Thảo đã bảo vệ triết học Mác một cách thuyết phục bằng việc làm rõ những nội dung căn cốt của vấn đề con người trong triết học Mác.
Trần Đức Thảo chứng minh một cách thực chứng bản chất con người trong triết học Mác là con người tự nhiên - xã hội bằng những công trình phân tích sự hình thành những tố chất người. Bằng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp, hệ thống, đặt vấn đề và đi sâu luận giải để giải đáp những câu hỏi rất căn bản, cái để phân biệt con người và con vật, cái đặc trưng căn bản, cốt lõi của chất người. Và bằng những cứ liệu cổ nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, tâm lý học trẻ em, v.v.. Trần Đức Thảo trả lời câu hỏi đó một cách thuyết phục – đó là cái tâm thần - khi ở con vật xuất hiện yếu tố tâm thần thì cũng là lúc con người xuất hiện. Cái tâm thần xuất hiện trong giới động vật suốt quá trình tiến hóa hàng triệu năm là cái và “thời điểm” đánh dấu sự ra đời của một loài sinh vật bậc cao trong giới tự nhiên, đó là con người.
Trần Đức Thảo luận chứng một cách đặc sắc rằng, lớp động vật bậc cao đã có hệ thần kinh, nhưng hệ thần kinh vẫn chỉ là của giới động vật, dù có tồn tại lâu dài nhưng không có một sự chuyển hóa về chất, thì hệ thần kinh động vật vẫn là của con vật. Động vật chỉ tiến hóa thành con người khi ở đó xuất hiện một tố chất mới vượt hẳn về chất thần kinh động vật - tố chất tâm thần. Ông luận giải: Biện chứng pháp thần kinh nghiên cứu quá trình phát triển bản chất thần kinh từ trạng thái vô sinh sang đến hữu sinh; nhất là quá trình hình thành cái Mình, cái Tôi, cái Ta, cái Nó. Trần Đức Thảo chứng minh hệ tâm thần là cái chỉ có ở con người, sản phẩm riêng có của con người, vì chỉ con người mới có bộ óc biết suy nghĩ, từ đó mà có ý thức mà năng lượng tạo ra, thúc đẩy sự vận động và hoạt động của nó bắt nguồn từ năng lượng thần kinh, làm cho năng lượng thần kinh chuyển hóa thành năng lượng
tâm thần chứa đựng và sinh ra từ trạng thái có tâm thức. Chính từ năng lực tâm thần và trên cơ sở của năng lượng tâm thần mà các chủ thể người đầu tiên hành động có suy nghĩ, có ý thức, có ý chí và các nhu cầu tinh thần. Từ đó mà hình thành quan hệ giữa người với người (theo cấu trúc Mình, Tôi, Ta, Nó) trong cộng đồng, trong xã hội bằng các quan hệ giữa Tôi - Anh - Nó; hình thành nên những yếu tố con người xã hội như là các yếu tố nhân cách con người. Toàn bộ hoạt động đó, theo Trần Đức Thảo là đời sống tinh thần của con người. Những kết quả ông đạt được trong các quá trình phân tích, chứng minh sự hình thành ngôn ngữ và ý thức, sự xuất hiện đời sống tinh thần, nhân cách, v.v.. là những thành quả quan trọng mà ông thu được, chúng chứng minh tư tưởng chủ đạo của C.Mác về bản chất và lịch sử phát triển loài người, vì vậy chúng có giá trị bảo vệ thuyết phục tư tưởng triết học Mác.
Những thành quả nghiên cứu, luận giải về quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức, đời sống tinh thần và những nhân tố nhân cách của con người đó cũng là những đóng góp triết học độc đáo vì nó đầy tính thuyết phục trên cơ sở những cứ liệu cổ nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, tâm lý học trẻ em. Ngôn ngữ và ý thức là cái vốn có của con người; quan hệ giữa ý thức và ngôn ngữ, chúng là tiền đề và điều kiện cho nhau trong suốt quá trình hình thành của mỗi yếu tố. Triết học C.Mác đã khẳng định điều đó. Tuy nhiên, luận giải về quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức trong triết học Trần Đức Thảo có đóng góp mới, ở chỗ nó đi sâu luận giải và chứng minh cụ thể với cứ liệu cụ thể từng khâu, từng bước của cả quá trình vận động và phát triển đó.
Trần Đức Thảo luận chứng quá trình hình thành ngôn ngữ của con người từ một cá thể người từ khi là động vật “dự thành nhân” - loài tinh tinh có tính người. Đó là quá trình hình thành những cử chỉ đơn giản nhất như một thông tin và đồng thời cũng như là một thông điệp trao đổi thông tin trong quá trình cộng đồng người khôn đi săn bắn, hái lượm. Từ cử chỉ (chỉ trỏ) để ra hiệu, dần dần, trên cơ sở đó mà bật ra tiếng nói đầu tiên bằng khẩu thiệt - một loại âm thanh không chỉ của động vật, mà là âm thanh có ý thức. Có thể nói, những luận chứng chi tiết về quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức trong triết học Trần Đức Thảo là sự chứng minh có căn cứ (nhân học tiền sử, khảo cổ học, dân tộc học) về sự hình thành bản chất con người trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng.
Sự bảo vệ thuyết phục triết học Mác của Trần Đức Thảo còn là sự luận giải về những vấn đề con người xã hội. Vấn đề con người chung (với tư cách loài) và con người riêng (cá nhân cụ thể) trong lịch sử triết học không phải là chưa được
nghiên cứu với những công trình cụ thể. Tuy nhiên, sự lý giải của Trần Đức Thảo về vấn đề trên là đầy sức thuyết phục và sâu sắc. Ở vấn đề này, Trần Đức Thảo dựa vào quan điểm triết học của C.Mác về bản chất con người, vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để lập luận một cách sáng rõ thế nào là con người chung và con người riêng, rằng có con người chung và con người cá nhân cụ thể. Con người chung, ông chứng minh, là con người của loài người, nó mang bản chất con người được hình thành từ nhiều triệu năm với những đặc tính có tính bản chất của loài người. Con người riêng (cá nhân cụ thể), trước hết là con người chung – nó mang bản chất con người với tư cách loài, đồng thời là những cá nhân cụ thể mang những đặc điểm riêng cụ thể của mỗi cá nhân đó. Lập luận bảo vệ triết học Mác có ý nghĩa quan trọng của Trần Đức Thảo về vấn đề con người chung
- con người riêng cụ thể là ở chỗ, quan điểm này làm cơ sở cho việc xác định rằng, trong xã hội có con người giai cấp và có con người với tư cách loài; làm căn cứ khoa học cho việc bác bỏ luận điểm cho rằng, chỉ có con người giai cấp (Althusser)
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 14
- Những Thành Công Trong Nghiên Cứu Vấn Đề Con Người Của Trần Đức Thảo
- Bảo Vệ Và Làm Sâu Sắc Thêm Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Mác
- Về Phát Triển Con Người Trong Thời Đại Ngày Nay
- Những Hạn Chế Trong Nghiên Cứu Vấn Đề Con Người Của Trần Đức Thảo
- Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 20
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
- con người xã hội chỉ là con người giai cấp, con người chung theo họ, chỉ là con người sinh vật (nền tảng chung của con người là con người sinh vật). Nhận thức và sự luận giải thuyết phục vấn đề này, Trần Đức Thảo có công trong việc khẳng định tư tưởng đấu tranh giai cấp trong triết học Mác.
Chứng minh thuyết phục quan điểm con người chung và con người riêng, Trần Đức Thảo tiến thêm một bước quan trọng là chứng minh sâu sắc và thuyết phục quan điểm về quan hệ xã hội và quan hệ giai cấp của mỗi con người cá nhân: Mỗi cá nhân với tư cách là một thực thể độc lập thì điều đó không thể bác bỏ rằng, chủ thể đó vẫn chịu sự ràng buộc các quan hệ xã hội với tư cách là môi trường và điều kiện sống của cá nhân đó. Quan điểm này có giá trị và ý nghĩa bác bỏ luận điểm về con người tự do vô điều kiện trong xã hội. Đây là quan hệ biện chứng trong sự tồn tại, hoạt động và phát triển giữa cái chung và cái riêng, nguyên tắc phổ biến của thế giới tự nhiên và xã hội.
4.1.2.2. Làm sâu sắc thêm quan điểm về vấn đề con người trong triết học Mác
Nghiên cứu vấn đề con người, Trần Đức Thảo không chỉ đi sâu hầu như toàn bộ những nội dung căn cốt nhất của nó, mà còn coi vấn đề con người trong tổng thể những nội dung có tính hệ thống - những gì mà triết học Mác đã đề cập: về nguồn gốc, bản chất, sự tồn tại và diễn biến của con người trong xã hội, sự tha hóa và giải tha hóa con người, v.v.. Cũng đi sâu vào những nội dung trên, nhưng Trần Đức Thảo, bằng cách tiếp cận và phương pháp mới, bằng các cứ liệu khoa
học cụ thể, đã chứng minh một cách thực chứng và sâu sắc về các hiện tượng, quá trình hình thành, phát triển những nội dung đó. Bằng những kết quả đó, Trần Đức Thảo đã luận giải rõ thêm các quan điểm của triết học Mác về con người; nhất là đã mở rộng, phân tích, làm sâu sắc thêm nhiều nội dung của vấn đề con người trong triết học Mác:
Về nguồn gốc con người, trên cơ sở tiến hóa luận hiện đại, bằng thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật biện chứng, C.Mác đã đưa ra quan điểm triết học về nguồn gốc con người. Trong khoa học phương Tây, có quan điểm phản bác cơ sở khoa học của tiến hóa luận Darwin, với dụng ý phản bác cơ sở khoa học về nguồn gốc con người của triết học Mác (xem Đánh bại học thuyết Darwin bằng tư duy mới (Philip Johnson - Đại học California ở Berkeley, 1997), hay Tiến hóa - lý thuyết trong khủng hoảng (Nxb. Adler, Mariland, Mỹ, 1986). Trần Đức Thảo không chỉ bảo vệ triết học Mác, mà đã chứng minh sự đúng đắn có tính xác thực của triết học Mác về con người. C. Mác đã đưa ra quan điểm về sự hình thành từ động vật sang con người, nhưng chưa có điều kiện chứng minh tiến trình đó diễn ra qua các giai đoạn cụ thể. Trần Đức Thảo đã mô tả chi tiết quá trình đó diễn ra qua hai giai đoạn: sự tiến triển từ đơn giản đến phức tạp, từ cấu trúc tế bào cho đến cấu trúc các lớp động vật, sự hình thành và phát triển các hành vi (các loại và các cấp cử động) đến sự tăng dần về khối lượng của não, sự phát triển của hệ thần kinh động vật và những hình thái cử động. Phân ra 6 lớp tiến hóa - từ cá đến người, ông phân tích, xác định đặc điểm và sự tiến bộ của mỗi lớp từ khí quan, thính giác và xúc giác; khả năng và sự truyền thông tin thần kinh tới vỏ não, tạo ra khả năng thích ứng với hoàn cảnh (Xem 3.1.1.). Cái mới ở đây là sự chi tiết hóa, phân tích có tính thực chứng quá trình tiến hóa từ động vật thành con người - làm sâu sắc và thực chứng hóa quan điểm duy vật biện chứng về con người của triết học Mác.
Sự hình thành các tố chất người đầu tiên là đóng góp quan trọng của Trần Đức Thảo về vấn đề con người. Triết học Mác khẳng định quá trình chuyển hóa từ con vật sang con người, nhưng chưa chứng minh một cách thực chứng sự chuyển hóa diễn ra như thế nào ? Cái nhìn tinh tế của Trần Đức Thảo ở đây là, ông đã đi sâu vào trong sự chuyển hóa đó và chứng minh bằng các cứ liệu của các khoa học cụ thể – cái khâu chuyển hóa đó là khi hệ Thần kinh (có ở các lớp động vật bậc cao) chuyển hóa thành hệ Tâm thần - cái “thời khắc” (hàng triệu năm) con vật bậc cao chuyển lên Dự thành nhân, rồi Thành nhân. Trần Đức Thảo chứng minh rằng, cái khác nhau căn bản giữa
con vật ở lớp cao nhất (dự thành nhân) và con người ở trình độ thấp nhất (thành nhân) là cái tố chất Tâm thần. Sự lập luận, chứng minh có tính thực chứng của Trần Đức Thảo, có thể nói là bổ sung đáng kể cho triết học Mác về con người.
Sự hình thành tố chất người đầu tiên đó còn được Trần Đức Thảo luận giải chi tiết và thuyết phục ở quá trình xuất hiện Tiếng nói Bên ngoài (cử chỉ), rồi hình thành Tiếng nói Bên trong (ý nghĩ): “Tiếng gọi gây cảm xúc bên trong đã động viên năng lượng thần kinh, làm cho năng lượng thần kinh chuyển hóa thành năng lượng tâm thần - cái tiền ý thức (cơ sở cho sự hình thành ý thức về sau). Cơ chế hình thành năng lượng tâm thần có được là nhờ hoạt động và quan hệ giữa cá thể và cộng đồng trong lao động đầu tiên. Quan điểm và luận chứng đó của Trần Đức Thảo đóng góp quan trọng vào sự hình thành một cách thực chứng những yếu tố người - con người Khéo trong lịch sử loài người.
Ph.Ăngghen đã trình bày một cách tổng thể luận thuyết về quá trình lao động và sự hình thành con người (trong vai trò của lao động đối với hình thành ý thức). Nhưng đóng góp triết học của Trần Đức Thảo về vấn đề này là, bằng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp của nhiều khoa học cụ thể (cổ sinh học, cổ nhân học, tâm lý học, dân tộc học) với nhiều cứ liệu cụ thể của các khoa học đó. Ông đã phân tích quá trình hình thành ý thức một cách thực chứng. Với Trần Đức Thảo, ý thức là yếu tố thuộc lĩnh vực tâm thần, nơi (thời kỳ này) trong bộ óc con người đã xuất hiện năng lượng của ý nghĩ. Nhờ hoạt động lao động sản xuất (nguyên thủy là săn bắt và hái lượm có tổ chức, lao động hợp tác và quan hệ cộng đồng), mà trước hết, làm xuất hiện ngôn ngữ cử chỉ, rồi tiếp đến là ngôn ngữ khẩu thiệt. Ngôn ngữ khẩu thiệt là cái chứa đựng ý nghĩ, cao hơn là suy nghĩ - tiếng nói bên trong - làm bật ra ngôn ngữ. Quá trình hình thành ngôn ngữ gắn liền với quá trình hình thành ý thức, cái mà triết học Mác gọi “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý thức” (mục 3.1.3.). Đây là sự giải thích sáng tỏ quan trọng của Trần Đức Thảo về quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức.
Song song với quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức, theo Trần Đức Thảo, là quá trình ở con người hình thành những tố chất nhân cách - con người biết ý thức và tự ý thức về mình, về mọi người xung quanh có quan hệ với mình, nhận ra được vai trò và trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng. Trần Đức Thảo chứng minh rằng, chính trong quá trình lao động sản xuất, lao động hợp tác và quan hệ xã hội đã hình thành ý thức về quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác và giữa cá nhân với cộng đồng. Chính trong môi trường sống và đặc biệt là hoạt động đó, các cá nhân tự
xác định được cái Tôi, cái Anh, cái Nó, và quan hệ giữa Tôi (mình) - Anh (đối tượng trực tiếp) - Nó (ngôi thứ ba trong quan hệ) và cộng đồng; đây cũng là quá trình các cá nhân tự ý thức về các giá trị ngang bằng giữa các cá nhân với các cá nhân và cộng đồng - Trần Đức Thảo gọi đây là cấu trúc Tâm thần Nhân cách, ở đó chứa đựng tất cả những phẩm chất người. Với cấu trúc tâm thần nhân cách, con người đã hình thành đầy đủ những gì cần có của người Khôn (mục 3.2.3.).
Theo Trần Đức Thảo, “…chính quan điểm “vận chuyển” của tư tưởng (mouvement de l’Esprit) của Hêghen làm nền tảng cho lịch sử tinh thần và nguồn gốc của ý niệm “hiện tại sinh thức” (le présent vécu) như một quá trình biện chứng của hiện tượng. Cái logic của thực tại sinh thức (le présent vécu) cho phép chúng ta suy tư và quan niệm một cách khoa học rằng, thời gian tiến hóa cùng không gian văn hoá - như một dòng nước chảy mà mỗi thực tại nước đang chảy là điểm “trung giới” phối hợp biện chứng hiện tượng nước chảy qua và nước sắp chảy cũng như thực tại sinh thực của tâm thần là một giao điểm, một “trung giới” giữa thực tại đã qua và “đang lắng xuống” và thực tại sắp đến, một quá trình biện chứng giữa sinh thức, ý thức, tiềm thức và vô thức” [Dẫn theo 122, tr.296]. Có thể nói, từ thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, với tư tưởng và cách lý giải độc đáo của mình, Trần Đức Thảo đã mở rộng và phân tích sâu sắc, minh chứng một cách cụ thể, một cách thực chứng, vì vậy, khá thuyết phục và có giá trị khoa học về sự hình thành những phẩm chất và năng lực con người.
Về bản chất con người, cùng với những lập luận sắc bén để phản bác quan điểm sai lầm của phái Althusser, bảo vệ quan điểm về con người trong triết học Mác, Trần Đức Thảo đã phân tích, làm rõ thêm Luận cương thứ VI về Phoiơbắc của C.Mác. Tổng hòa những quan hệ xã hội – cái làm nên bản chất con người trong triết học Mác được Trần Đức Thảo phân tích theo tư duy mở. Ông mở rộng “tổng hòa những quan hệ xã hội” không chỉ là tổng hòa các quan hệ đồng đại (trong mỗi thời đại) mà cả tổng hòa các quan hệ xã hội trong lịch đại (cả lịch sử phát triển của loài người) - Đó là cái tổng hòa (toàn diện) các quan hệ xã hội của ba triệu năm với toàn bộ các quan hệ của một trăm tỷ người (mục 3.3.1.).
Theo quy luật phủ định biện chứng, Trần Đức Thảo lý giải sự phát triển bản chất con người: “Cuộc cách mạng mẫu hệ trong lán trại của Con người khéo léo với sự hình thành đầu tiên của ngôn ngữ và ý thức là sự phủ định tính động vật trong xã hội loài người nguyên thủy: đó là sự phủ định thứ nhất. Nhưng xã hội ấy tự phủ định chính nó trong việc phát triển các lực lượng sản xuất của nó, dẫn đến
chỗ tự phá hủy trong các cuộc xung đột với chính các cộng đồng địa phương của nó. Sự tự phủ định ấy như là sự phủ định thứ hai, trên thực tế đó là sự phủ định cái phủ định thứ nhất, nói một cách khác là một sự khôi phục nào đó tính động vật trên phương diện nhiều mặt của tính xã hội đã đạt được... Một sự phủ định của phủ định như vậy là sự phủ định thứ ba, làm tăng mạnh mâu thuẫn nội bộ của xã hội cộng đồng…” [110, tr.115].
Cái “…tổng thể có hệ thống các quan hệ xã hội đã được chủ thể hóa trong cấu trúc tâm lý con người đạt được trong từng giai đoạn từ thời cội nguồn của Con người khéo léo và ở trong thời đại đương thời, vẫn còn trong quá trình chủ thể hóa trong sự vận động của các quan hệ giai cấp hiện tại” [110, tr.131]; và cái hiện thực thực tại trong bản chất con người còn bao hàm các quan hệ xã hội lịch sử từ những cội nguồn. Theo ý nghĩa về “tổng hòa những quan hệ xã hội” từ thời “cội nguồn của Con người khéo léo, trong phép biện chứng phổ biến của lịch sử loài người, trong đó hình thành “bản chất con người trong hiện thực thực tại của nó, - nghĩa là bản chất đã được chủ thể hóa và lắng đọng trong tâm lý và các giá trị con người, được chuyển giao bằng hệ thống giáo dục… [Xem 110, tr.132-134].
Với quy luật đó, Trần Đức Thảo khái quát 4 tầng bản chất con người: 1. Con người trong xã hội hiện tại, do quan hệ xã hội tư bản quyết định – tầng trên cùng; 2. Con người với sự hiển thị của các di sản đọng lại từ các nền văn minh cổ đại và trung đại – tầng ngầm nằm dưới bản chất tầng 1; 3. Những di sản thời nguyên thủy cấu tạo nên – tầng sâu nhất bản chất con người; 4. Tầng dưới cùng, bản chất động vật hiện diện ở con người, cũng như là con người đầu tiên [Xem 110, tr.134].
Về biện chứng của con người xã hội: Với cách luận giải trên, Trần Đức Thảo đã xác định bản chất con người là toàn bộ những tố chất, những phẩm chất, những năng lượng và các khả năng với tư cách là con người chung của loài. Bản chất con người, cái được đúc kết nên từ toàn bộ lịch sử nhiều triệu năm của loài người, là cái nền tảng vững chắc của con người. Tuy nhiên, ông cũng đã luận giải khá thuyết phục rằng, do con người bao giờ cũng tồn tại trong môi trường và điều kiện nhất định, tức là nó luôn bị môi trường và điều kiện sống tác động, chi phối, do đó nó không ngừng bị biến đổi. Nhưng mặt khác, dù nó có biến đổi thế nào thì bản chất con người, (cái cốt lõi bền vững của mỗi con người), không bao giờ biến mất. Ở đây, Trần Đức Thảo đã lý giải sâu sắc thêm triết học Mác. Cái mới của Trần Đức Thảo là, trên cơ sở các tầng bản chất con người, ông luận giải về sự lệ thuộc giai cấp của con người trong xã hội có giai cấp - sự xuất hiện con người giai cấp, cá nhân nhân cách và cá nhân lệ
thuộc điều kiện giai cấp. Cái độc đáo ở đây là ông đã dựng nên hình dạng của người có hai tư cách - vừa là cá nhân nhân cách (con người của chính mình) và vừa là cá nhân lệ thuộc giai cấp. Luận giải của Trần Đức Thảo đã mở rộng và phân cấp con người trong xã hội giai cấp, làm cơ sở khoa học cho lý luận đấu tranh giai cấp, bảo vệ con người trong xã hội giai cấp, không mơ hồ về con người chung chung của quan điểm phi hiện thực về con người. Bởi vì, trong xã hội có giai cấp, con người sẽ bị tha hóa, tức là con người không còn được là chính mình - bất nhân. Cho nên, sứ mệnh của con người là đấu tranh bảo vệ mình, để con người được sống bằng cuộc sống xứng đáng của mình với tư cách là con người chung của loài người.
Rõ ràng, trên cơ sở quan điểm duy vật mácxít, chắt lọc những yếu tố hợp lý của hiện tượng học Husserl, Trần Đức Thảo đưa ra sự luận giải độc đáo, làm sâu thêm nhận thức về sự xuất hiện con người, về sự phát triển tính loài của con người, về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức, về sự chuyển hóa năng lượng thần kinh sang năng lượng tâm thần. Về biện chứng của sự hình thành giống người, sư phát triển con người, ông luận giải sâu sắc: “Cái hiện tại sống của hệ thống con người trong sự sinh thành phổ biến của nó xác định bản chất xã hội - lịch sử của mỗi cá tính con người, giống như là khi nó được tạo lập từ tuổi ấu thơ đầu tiên bởi sự lắp lại sáng tạo của số phận nhân loại” [110, tr.133].
Từ quan điểm sâu sắc đó, Trần Đức Thảo nhìn nhận con người và lịch sử xã hội, lịch sử dân tộc thống nhất trong sự vận động biện chứng của những hệ thống riêng trong hệ thống chung, thống nhất con người nói chung trong vận động, phát triển của lịch sử giống loài, lịch sử dân tộc và nhân loại. Ông xem xét sự phát sinh, phát triển của loài người xuất phát từ quan điểm nền tảng là “Lao động đã tạo nên bản thân con người (Loài người)” [110, tr.101]. Từ đó, ông cho rằng, cần đưa ra một khái niệm chung về con người được xác định qua lao động, ngôn ngữ và ý thức, như là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa loài người và loài vật. Trên cơ sở lập luận về sự ra đời của sản xuất và mối quan hệ khởi nguyên của nó với sự chiếm hữu, Trần Đức Thảo đã phân tích về sự ra đời của ý thức, của ngôn ngữ và khẳng định ý thức, ngôn ngữ là một sản phẩm xã hội: “Tất cả diễn ra dường như là hình ảnh bên trong của chính cơ thể người lao động được phóng chiếu tới những người khác bằng ngôn ngữ đời sống hiện thực của họ, được phản ánh ở họ sao cho họ tự nhìn thấy họ trong phản ánh ấy như là trong một tấm gương” [110, tr.54]. Ông đi tìm “Nguồn gốc của kí hiệu chỉ dẫn” - ngôn ngữ, và khẳng định lao động là nguồn gốc tất yếu cho sự ra đời của ngôn ngữ ở con người đầu tiên là con Người khéo.