mình so với những người xung quanh. Ở giai đoạn cao của xã hội nguyên thủy là người Khôn, thì quan hệ cộng đồng mở rộng với việc các thành viên tặng quà cho nhau, tức là một sự trao đổi ngang bằng. Lúc này, ý thức về mình của mỗi bên trao đổi tạo thành ý thức về bản thân tôi, trong đó tôi nhận thấy tôi ngang bằng, thống nhất với anh, và tôi cũng tự thấy anh ngang bằng, thống nhất với tôi. Trần Đức Thảo gọi đấy là cái cơ cấu tâm thần nhân cách (structure psychique de la personnalité), bao hàm tính cách (caractère), nó tổng hợp những đặc điểm của quá trình phát triển của mỗi trẻ nhi đồng từ ý thức về bản thân mình lên ý thức với những người xung quanh.
Với khả năng tìm tòi học hỏi cái mới, trẻ con dần biết tới hành vi cho tặng, chia sẻ các món đồ chơi, vật dụng của nó cho những đứa trẻ khác. Việc cho tặng chứng tỏ đứa trẻ nhìn nhận các trẻ khác là bình đẳng với bản thân nó, và đây hiển nhiên là tiền đề của việc cho tặng lẫn nhau hoặc trao đổi vật phẩm diễn ra vào năm sau đó. Những năm sau đấy, những đứa trẻ tự tổ chức nhau thành từng nhóm nhỏ. Giữa mỗi nhóm thường thực hiện trao đổi các phương cách tốt cho nhau, và sự trao đổi bình đẳng ấy làm cho đứa trẻ có ý thức về tư cách con người của nó. Từ đó ta thấy khả năng phát triển sự công bằng, bình đẳng là sự phát triển của bình đẳng giữa các quyền và các nghĩa vụ. Từ đó, hình thành một hệ thống bình đẳng các con người được hội hiện dần dần [Xem 110, tr.87]. Việc thực hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ khởi thủy của sự trao đổi vật phẩm là tiền đề cho sự sự bình đẳng đi đôi với cộng đồng, mỗi người tham gia vào công việc của bộ lạc bằng việc nhận lấy những trách nhiệm của mình. Sự trao đổi, bình đẳng đó được đào tạo, truyền lại qua các thế hệ, thành một thành phần của bản chất con người chung sau này, luôn mong muốn có được những sự bình đẳng trong mọi lĩnh vực, mọi vấn đề. Con người luôn mong muốn sự công bằng. Khi cá nhân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong tập thể, anh ta có thể định hình được sứ mệnh của mình trong xã hội, từ đây nảy sinh mong ước tìm tòi, phát huy các tố chất của bản thân, tạo nên những chuẩn mực trong xã hội.
Thứ ba, giải phóng các năng lực kết nối, hợp tác với các cá thể khác để tạo sức mạnh tập thể, cộng đồng
Đi từ nguồn gốc con người là động vật, những con người ở giai đoạn đầu lịch sử đã có khả năng săn mồi ở mức độ hoàn thiện hơn, một sự phân công lao động ở mức sơ khai. Trần Đức Thảo dẫn chứng những người Khéo đi săn đem về trại một con thú săn để xẻ thịt thì đã có sự phân công, người thì phụ trách va đập,
người phụ trách đặt con thú lên vị trí tốt để thuận lợi cho việc xẻ thịt: “Các việc trên hiển nhiên được phối hợp giữa kẻ này người khác theo một sơ đồ tập thể đã được phác họa trước theo những thói quen thu được từ các kinh nghiệm trước đó” [110, tr.62]. Cùng với việc truyền đạt cho nhau những tín hiệu, họ thể hiện một sự kết hợp với nhau để đạt được thành quả tốt nhất trong công việc xẻ thịt của mình.
Về sự hình thành các kết nối, hợp tác giữa các cá thể trong lao động, tạo nên sức mạnh cộng đồng, Ph.Ăngghen viết: “Sự hình thành lao động đã góp phần thắt chặt quan hệ giữa các thành viên của xã hội với nhau, bằng sự nhân lên các trường hợp tương trợ và hiệp tác chung, và làm sáng tỏ hơn ở mỗi người ý thức về lợi ích của sự hiệp tác này” [Dẫn theo 110, tr.66]. Làm rõ thêm quan điểm của Ph.Ăngghen, Trần Đức Thảo phân tích sự hợp tác, kết nối của con người được hình thành trong quá trình lao động, nhất là trong những tình huống khó khăn, khác biệt, mâu thuẫn giữa các cá nhân trong việc xử lý các tình thế hiện tại. Bằng việc xử lý các tình thế đó, con người sáng tạo ra khả năng kết nối với nhau, tạo ra sức mạnh tập thể để hoàn thành công việc chung. Sức mạnh đoàn kết lớn gấp nhiều lần với sức mạnh cá thể. Nó hoàn toàn có thể tạo sức mạnh đủ lớn để phá vỡ sự biến chất của những xã hội không phù hợp. Trần Đức Thảo mượn lời C.Mác trong Tư bản, một ví dụ là trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khi mà giai cấp tư sản bóc lột ngày càng nặng nề thì “sự kháng cự của giai cấp công nhân luôn luôn lớn lên và ngày càng kỷ luật, đoàn kết và tổ chức do ngay cái cơ chế của sự sản xuất tư bản chủ nghĩa” [Dẫn theo 118, tr.72]. Lịch sử đã chứng minh sức mạnh đoàn kết của giai cấp vô sản đủ sức đập tan xã hội tư bản đang tha hóa toàn diện lúc bấy giờ.
Và trong quá trình con người kết nối, hợp tác với nhau đó cũng tạo nên cho con người khả năng sư phạm, tự giáo dục mình bằng cách sáng tạo ra những cơ cấu kiến thức: “Họ đã sáng tạo ra những cơ cấu kiến thức này dưới sự thúc đẩy của quá trình phát triển sản xuất trong cộng đồng xã hội nguyên bản của thời đại đồ đá cũ và truyền đạt nó dần dần cho các thế hệ tiếp theo” [110, tr.96].
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo là toàn bộ những gì của con người và vì con người. Con người là gì? Nó từ đâu đến? Nó thực hiện sứ mệnh gì? Nó sẽ đi về đâu?, v.v.. Đó là những câu hỏi đã được loài người đặt ra cho chính mình từ thời cổ đại.
Có thể bạn quan tâm!
- Cá Nhân Nhân Cách Và Cá Nhân Lệ Thuộc Vào Điều Kiện Giai Cấp
- Bản Chất Con Người Là Cái Chứa Đựng Năng Lượng Và Tiềm Năng Con
- Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 14
- Bảo Vệ Và Làm Sâu Sắc Thêm Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Mác
- Làm Sâu Sắc Thêm Quan Điểm Về Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Mác
- Về Phát Triển Con Người Trong Thời Đại Ngày Nay
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Trần Đức Thảo từ rất sớm đã nghiên cứu, lý giải có căn cứ về nguồn gốc – sự hình thành con người với quá trình tiến hóa từ con vật sang con người bằng bước chuyển từ hệ thần kinh sang hệ tâm thần; sự hình thành những tố chất người đầu tiên như di truyền tính cách và cấu tạo tâm lý; sự hình thành ngôn ngữ và ý thức; ý thức cá nhân và ý thức tập thể, ý thức trí tuệ; sự hình thành nhân cách với tư cách là con người phát triển đầy đủ các phẩm chất con người xã hội.
Với những kết quả trên, Trần Đức Thảo chứng minh thuyết phục về những đặc điểm của con người xã hội. Ở đây ông trình bày có tính hệ thống quan điểm của C.Mác: “Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”, một mặt, khẳng định bản chất khoa học về con người của triết học Mác; mặt khác, phản bác quan điểm “triết học Mác không có con người” của phái Althusser. Với phương pháp duy vật biện chứng, bằng các cứ liệu cổ nhân học, khảo cổ học, tâm lý học, ông đã luận chứng thuyết phục về con người chung (với tư cách loài) và con người riêng (cá nhân cụ thể); rằng không chỉ có con người giai cấp, mà trước khi có con người giai cấp đã có con người chung; rằng chính quan hệ giai cấp đã hình thành nên tính giai cấp của cá nhân; chính xã hội giai cấp đã làm cho nhân cách (bản chất) con người mới bị lệ thuộc.
Theo logic đó, Trần Đức Thảo trình bày một cách chặt chẽ nội dung về con người bị tha hóa trong xã hội có giai cấp và vấn đề giải tha hóa con người trong xã hội đó. Để trình bày thuyết phục nội dung này, ông trình bày những nội dung về bản chất con người – coi bản chất con người là cái gốc (cái con người chung), bất cứ ở đâu con người cũng mang theo nó. Nhưng trong xã hội có giai cấp, bản chất con người bị biến dạng, mất đi chính mình. Sứ mệnh của loài người là phải làm tất cả để giành lại bản chất con người - giải tha hóa cho con người. Bởi, bản chất con người là kết tinh toàn bộ các phẩm chất người, từ thể chất đến tinh thần, từ ý thức đến nhân cách... nên nó là thực thể mang mọi năng lượng, tiềm năng, sức mạnh con người. Loài người phải đấu tranh để giải tha hóa, đồng thời xây dựng điều kiện, môi trường để con người lấy lại bản chất, phát huy mọi tiềm năng vốn có của mình.
CHƯƠNG 4
NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐỨC THẢO
4.1. Những thành công trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo
4.1.1. Lựa chọn vấn đề con người và cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
4.1.1.1. Sự đúng đắn trong việc lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu, Trần Đức Thảo đã đi trúng vào nhu cầu, đòi hỏi, sứ mệnh triết học chung; nó còn được đánh giá cao, bởi đây là kết quả của một cuộc tìm kiếm và thử nghiệm đầy trí tuệ, tâm huyết và nhân văn không ngừng nghỉ, và cuối cùng, đã đem lại nhiều thành tựu khoa học quan trọng. Sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo để lại cho triết học Việt Nam và thế giới không chỉ những sản phẩm triết học quý báu, mà còn là chỉ dẫn có ý nghĩa về mục đích nghiên cứu, tìm kiếm chân lý, khám phá và xây dựng những giá trị lý luận và thực tiễn, phục vụ cuộc sống con người.
Được tiếp xúc sớm và hoạt động trong môi trường tư tưởng và triết học phương Tây, Trần Đức Thảo say mê nghiên cứu từ triết học cổ đại cho đến I.Kant, Hêghen, hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh, rồi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Đó trước hết là một quá trình tìm kiếm, khám phá chân lý, trong đó có chân lý triết học và quan trọng hơn là sự tìm kiếm đối tượng nghiên cứu phù hợp và có ích đối với cuộc sống.
Các nhà triết học luôn muốn vượt qua các bậc tiền bối, điều đó chứng minh qua các câu chuyện của Plato, Aristoteles, v.v.. Các nhà triết học nổi tiếng đương thời như Jean Paul Sartre, Kojève, Althusser, v.v.. cũng luôn muốn kế thừa, vượt qua các tiền bối. Là người được đào tạo ở phương Tây một cách bài bản, chắc chắn Trần Đức Thảo cũng muốn trở thành một người có đóng góp bằng sự nghiệp của mình. Suy diễn theo logic thông thường, sau khi tạo được tiếng vang từ Hiện tượng học và Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì con đường phát triển của Trần Đức Thảo là tiền tài và danh vọng. Nhưng không phải vậy, Trần Đức Thảo đã từ bỏ hiện tượng học, không làm tiến sĩ và điều kiện sống tốt ở phương Tây. Điều này thể hiện ở ông một chí hướng, một đam mê, mong muốn chiếm lĩnh khoa học, đem triết học phục vụ đời sống.
Nghiên cứu triết học Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin, Trần Đức Thảo phát hiện ra điều có ý nghĩa quan trọng: Phép biện chứng duy vật là công cụ hữu hiệu cho việc nhận thức thế giới (tự nhiên, xã hội, con người). Nhưng phát hiện quan trọng hơn đối
với ông là: triết học Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin là triết học, là chủ nghĩa phục vụ cuộc sống, xã hội. Theo ông, siêu hình học và hiện tượng học lấy thế giới làm đối tượng nghiên cứu như mục đích tự thân, nhận thức luận của hiện tượng học tách rời xã hội và thoát ly cuộc sống. Chủ nghĩa hiện sinh đi rất sâu vào thế giới tinh thần con người, nhưng mục đích của nó dường như chỉ luận giải những vấn đề thuộc các hiện tượng xa xôi, không quan tâm tới đời sống thực tế của con người. Với nhận thức đó, cuối cùng, Trần Đức Thảo đã chọn vấn đề của con người - vấn đề có thể nói là căn cốt, quan trọng, tinh túy nhất mà triết học cần phải nghiên cứu và giải quyết.
Ngay thời kỳ đầu sự nghiệp triết học của mình, Trần Đức Thảo luôn suy nghĩ về bản chất và đối tượng của triết học. Ông từng đặt câu hỏi: Triết lý sẽ đi đến đâu?[114]. Và ngay từ những năm 1947-1948, khi giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm phố D’Ulm và trường Cao đẳng sư phạm Sèvres, thuyết trình về hiện tượng học Husserl và I.Kant, Hêghen, ông đã đăng bài trên Tạp chí Siêu hình học và đạo lý học (Revue de Métaphysique et de Morale) về quan điểm mácxít về lịch sử, tán thành những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cho nên, từ năm 1950, Trần Đức Thảo tập trung nghiên cứu triết học Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ông nghiên cứu triết học Mác về bản chất thế giới, bản chất xã hội và bản chất con người, tìm hiểu quy luật vận động và phát triển của xã hội và con người trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Nhất là thời kỳ ông về Việt Nam tham gia kháng chiến, phục vụ chính phủ Hồ Chí Minh với mục đích đóng góp triết học cho công cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, Trần Đức Thảo được trực tiếp nghiên cứu cụ thể về xã hội và con người Việt Nam. Và trong những năm cuối đời, khi nhận thức triết học của ông đã chín muồi, thấm thía cuộc sống thực tế, Trần Đức Thảo đã công bố những tác phẩm có giá trị khoa học nhân văn cao, đó là những công trình nghiên cứu về xã hội, về con người, về nhân sinh, về cuộc sống. Những công trình của ông đều được phát triển từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, song tỏ rõ cách đi riêng của ông.
Việc tìm đúng con đường triết học đã dẫn đến sự lựa chọn nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo phù hợp với lịch sử phát triển tư tưởng triết học nhân loại, điều mà Socrates từng nêu: Con người hãy nhận thức chính mình. Câu triết học kinh điển đó dẫn dắt có phát triển đến đâu thì cuối cùng cũng phải quay về tìm kiếm con người, giải đáp những vấn cho triết học loài người. Đó là, dù chúng ta có nghiên cứu cái gì, đối tượng nào trong thế giới thì cuối cùng con người cũng là
trở về với việc nhận thức chính mình. Triết học Mác chỉ rõ: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, v.v…cuối cùng đều phải thỏa mãn các nhu cầu do con người đặt ra, phục vụ con người, mở rộng nhận thức, hoạt động và mưu sinh của con người. Kết quả nhận thức và quá trình phát triển tư tưởng triết học của quá trình nhận thức đó của triết gia Trần Đức Thảo cũng phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: khoa học là phục vụ xã hội, phát triển xã hội và phát triển con người.
Năm 1951, trong Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng của mình, Trần Đức Thảo đã tự phê phán bản thân về sự lạc lõng, xa rời cuộc sống: “Trong những phân tích cụ thể… phương pháp muốn làm ra duy vật chủ nghĩa nhưng lại lạc lõng vào những giọng điệu chải chuốt của hiện tượng học kép – Husserl và Hêghen. Mặc dầu vậy, lập trường và nguyên tắc đã được khẳng định rõ ràng, ít ra về mặt triết học cũng đã cho tôi quyết định trở về Việt Nam. Phải làm cho cuộc sống nhất trí với triết học, hoàn thành một hành động thực tế đáp ứng với các kết luận về lý luận trong cuốn sách của tôi” [118, tr.12-13].
Quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, khám phá, sáng tạo triết học đi từ hiện tượng học, triết học hiện sinh đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, rồi đến nghiên cứu con người, nỗ lực khám phá, sáng tạo để tìm ra nguồn gốc con người, quá trình hình thành những phẩm chất người, những yếu tố đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, giá trị nhân văn, giá trị nhân cách trong những thành tựu nghiên cứu triết học của Trần Đức Thảo đưa ra một thông điệp đầy ý nghĩa, đó là, cuối cùng phải nghiên cứu những vấn đề con người, phải nghiên cứu và lấy những kết quả nghiên cứu về nó để phục vụ cho sự tự khẳng định, tự phát triển chính con người và phát triển xã hội - môi trường sống và điều kiện hoạt động trưởng thành của con người.
Trần Đức Thảo không chỉ dứt bỏ hiện tượng học Husserl để về với triết học Mác và chủ nghĩa Mác - Lênin, không chỉ rời bỏ triết học hiện sinh thuần túy với các bản chất lý - hóa. Với nhận thức mới, Trần Đức Thảo cuối cùng đã đi vào giữa cuộc đời, đi vào đời sống con người, đời sống xã hội, đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng. Càng về sau, khi triết học đã thấm sâu, trở thành máu thịt của mình, Trần Đức Thảo đưa hết tâm huyết nghiên cứu để tìm ra bản chất xã hội, nhằm phục vụ cuộc sống, cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, phục vụ nhân dân. Đó là thời kỳ ông tham gia cuộc cách mạng Việt Nam với tất cả nhiệt tình của một nhà triết học mácxít chân chính không hề suy tính riêng tư, thậm chí “ngơ ngác giữa đời thường” (Tô Hoài) của “kẻ lữ hành” [52]. Là kẻ ngơ ngác
của đời thực, nhưng trong khoa học thì lại khác. Hành văn của ông thể hiện một tinh thần bút chiến mạnh mẽ, sắc sảo của một chiến binh quả cảm. Tư liệu ít hay nhiều không quan trọng, với ông, đam mê cuộc sống giai đoạn sau này chỉ còn là đam mê triết học. Một triết gia có nguồn gốc tây học, say mê triết học phương Tây, nhưng khi đã nhận thức được đúng bản chất khoa học và mục đích nhân văn cách mạng của triết học - triết học là phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội, Trần Đức Thảo hiến dâng tất cả sức lực và trí tuệ, tài năng cho cách mạng, dân tộc và con người Việt Nam, thậm chí khi ông sống trong tình trạng bi đát.
Rõ ràng, từ nhận thức tới hành động, triết học Trần Đức Thảo đều lấy con người làm trung tâm nghiên cứu. Triết học của ông đặt vấn đề con người vào vị trí trung tâm. Trước tiên, ông nghiên cứu và công bố những công trình về các khía cạnh của vấn đề con người, trước hết là những vấn đề căn cốt nhất như: Hành động giải thích chính là hình thức nguyên thủy của xác thực cảm tính (1966); Từ cử chỉ của ngón tay tới hình tượng điển hình (gồm 3 phần) (1969 - 1970); Sự hình thành con người (tập hợp những nghiên cứu trước đó). Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (1988) - công trình thể hiện gần như toàn bộ nội dung vấn đề con người của ông theo một logic tương đối hệ thống - từ nguồn cội con người, quá trình chuyển hóa từ con vật đến con người, đến sự hình thành những tố chất người đầu tiên, rồi đến sự hình thành ngôn ngữ và ý thức, những phẩm chất đạo đức, nhân cách con người, vấn đề con người với tư cách loài và con người cá nhân, vấn đề giai cấp và con người giai cấp; sự tha hóa con người trong xã hội và vấn đề giải tha hóa con người, xây dựng và phát triển con người. Trên cơ sở triết học Mác, ông đã luận giải rõ cơ sở khoa học về bản chất giai cấp, con người nhân cách và con người lệ thuộc điều kiện giai cấp. Từ đó, ông đưa ra quan điểm về cuộc đấu tranh lý luận và thực tiễn cho sự giải tha hóa con người, sự phát triển các phẩm chất và các tiềm năng vốn có của con người.
Vấn đề con người luôn gắn liền với sứ mệnh triết học. Những tư tưởng, quan điểm cơ bản về vấn đề con người đã được triết Mác - Lênin giải quyết. Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu triết học, khoa học và nghệ thuật cho đến thời hiện đại, không ít quan điểm tách rời khoa học với vấn đề con người, nghiên cứu khoa học vì khoa học thuần túy, sáng tạo nghệ thuật vị nghệ thuật. Đối với Trần Đức Thảo, thời điểm những năm 60 – 80 thế kỷ trước, khi đời sống chính trị - xã hội phức tạp, đặc biệt là tình hình chính trị đối với bản thân ông, sự lựa chọn vấn đề con người và thực hiện nó với thành quả đáng ghi nhận cần được đánh giá cao. Hành trình triết học của ông
với bao trăn trở, tìm kiếm, thử nghiệm, “dấn thân” (Theo Nguyễn Đình Chú [8]), và cuối cùng là một loạt tác phẩm chứa đựng giá trị khoa học và giá trị nhân văn cao, nó khẳng định vị trí hàng đầu, vị trí cuối cùng của mọi khoa học, trong đó có triết học - là vấn đề con người. Đây là ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng của vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo.
Đánh giá cao hành trình triết học Trần Đức Thảo, trong bài “Triết gia Trần Đức Thảo - niềm tự hào lớn của chúng ta”, học giả Nguyễn Đình Chú viết: “Có thể định danh như thế của triết học Trần Đức Thảo trên hành trình triết học của mình. Bởi lẽ, cảm hứng chủ đạo dọc suốt đại lộ triết học của triết gia vẫn lấy con người…, là trung tâm cốt lõi cho công cụ khám phá, phát hiện trong tâm thế “nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” [8, tr.27] (mỗi ngày thêm đổi mới).
4.1.1.2. Tính độc đáo trong cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu vấn đề con người
Từ xa xưa, các triết gia như Socrates, Bielinsky đã nhận định rằng, con người là bí ẩn không cùng. Việc tìm hiểu về con người cũng đã được đặt ra và quan tâm ngay từ xa xưa trong lịch sử khoa học. Nhưng, như Lev Davidovich Trotsky đã nhận thức rất sâu sắc rằng, ngay cả khi tất cả các vấn đề khoa học đã được giải đáp thì bí ẩn con người vẫn chưa được đụng đến. Chính bí ẩn đó mà nghiên cứu vấn đề con người đã được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách khác nhau: các tiếp cận duy tâm, duy vật, duy vật chất phác, duy vật siêu hình, máy móc. Cách tiếp cận biện chứng cũng đã xuất hiện từ thời cổ đại với quan điểm về dòng chảy của Heraclitus - không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông! Tuy nhiên, đó mới chỉ là cái nhìn biện chứng, nó chưa kết hợp nhuần nhuyễn với phép duy vật. Chỉ đến triết học C.Mác, cách tiếp cận duy vật biện chứng về thế giới nói chung, xã hội và con người nói riêng mới được xác định vững chắc.
Khi đánh giá cách tiếp cận nghiên cứu của Trần Đức Thảo, GS. Nguyễn Đình Chú viết rằng: “Chính ông đã gieo vào mình một ám ảnh suốt đời phải đeo đẳng và phấn đấu là sự thèm khát suy nghĩ, thèm khát một năng lực tư duy trừu tượng khoa học, dù ít dù nhiều, cái mà ông đã có” [8, tr.31]. Với hướng nghiên cứu đó, Trần Đức Thảo đã dâng hiến tất cả cho suy tư, tìm kiếm và khám phá. Ông đã thực sự trở thành một triết gia suốt đời đi tìm chân lý. Đây có thể nói là điểm xuất phát và cũng là cơ sở của sự hình thành cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu triết học nói chung, nghiên cứu về vấn đề con người nói riêng có ý nghĩa đặc sắc của triết gia Trần Đức Thảo. Điều đó thể hiện trong suốt hành trình tìm kiếm chân