Nhà tranh cửa liếp phong quang chán, Phải trái đều không, tự tại tâm.
Dòng thơ văn yêu nước cũng giữ vị trí quan trọng trong thơ văn Lý – Trần, phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc ngoại xâm, lòng trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc.
Văn học thời Lý đã mở đầu cho những truyền thống lớn của dòng văn học viết, như truyền thống chống ngoại xâm và trong việc kiến thiết xây dựng đất nước. Bài thơ “Quốc Tộ”mà thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã trả lời Lê Hoàn về vận nước năm 981:
“Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.” [4, tr.204]
Đáp Quốc vương quốc lộ chi vấn – Đỗ Pháp Thuận
Dịch thơ:
Ngôi nước như mấy quấn, Trời Nam mở thái bình.
Có thể bạn quan tâm!
- Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 2
- Một Số Vấn Đề Về Thơ Văn Lý - Trần
- Vài Nét Về Thơ Văn Thời Lý - Trần
- Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 6
- Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 7
- Ý Nghĩa Triết Lý Nhân Sinh Trong Thơ Văn Lý – Trần
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Vô vi trên điện gác, Chốn chốn tắt đao binh
Trả lời nhà vua về ngôi nước – Đoàn Thăng dịch
Đây không chỉ là bài từ sắc sảo về đường lối chính trị tiêu biểu cho nội dung yêu nước mà còn về ngôn ngữ văn bản. Đây được xem là một trong những văn bản mở đầu cho văn học viết Việt Nam tính từ khi giành được độc lập tự chủ.
Các tác phẩm khác như, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lý Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng
hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu... tiêu biểu cho nội dung yêu nước.
Bài thơ Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” [4, tr.322] Dịch thơ:
Núi sông Nam Việt vua Nam ở, Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Hay bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão: “Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.” [5, tr.562]
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Văn học Lý – Trần đã phản ánh đặc trưng thời đại, theo Nguyễn Công Lý, nổi bật lên với ba đặc điểm cơ bản: “Một là văn học Lý – Trần
hình thành trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng có thể nói là nặng nề bởi nhiều yếu tố ngoại lai, đặc biệt là yếu tố Hán nhưng vẫn cố gắng vận động để phát triển theo hướng dân tộc hóa. Hai là, văn học Lý – Trần đã vận động và phát triển trên cơ sở ý thức dân tộc kết hợp cảm hứng thời đại, mở ra một dòng văn học yêu nước trong văn chương Việt Nam. Ba là, văn học Lý – Trần đã hình thành những giá trị nhân bản trong đó lòng nhân ái, nhân đạo đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn chương”. Tinh thần nhân bản này không chỉ là tình thương con người mà còn là sự khám phá các giá trị của con người trong mối quan hệ với vũ trụ, tự nhiên, gia đình, xã hội. Chính vì vậy luận văn này đi sâu nghiên cứu phân tích giá trị triết lý nhân sinh của thơ văn Lý – Trần ở hai cấp độ: Thứ nhất, triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; Thứ hai, triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người.
Tiểu kết chương 1
Thời đại Lý – Trần trong lịch sử dân tộc Việt Nam là mốc son chói lọi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của một quốc gia phong kiến độc lập. Lý – Trần cho thấy một tổng quan xuyên suốt trên nhiều phương diện từ xã hội đến tư tưởng. Từ những mặt quen thuộc như kinh tế, chính trị, xã hội, tác giả cũng muốn điểm qua các vấn đề khác như tư tưởng, văn hóa và mấy suy nghĩ về văn chương thời đại. Đó là hào khí sôi sục lòng yêu nước, là lòng vị tha nhân bản sâu sắc.
Văn học Lý – Trần đã phản ánh những đặc trưng cơ bản của thời đại. Văn học Lý – Trần là thời kỳ văn học chính thức mở đầu, có nhiệm vụ khai phá, mở đường cho văn học Việt Nam sau khi giành lại độc lập (năm 938). Thơ văn Lý – Trần đã hình thành những giá trị nhân bản trong đó lòng nhân ái, nhân đạo đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn chương.Tinh thần nhân bản này không chỉ là tình thương con người mà còn
là sự khám phá các giá trị của con người trong mối quan hệ với vũ trụ, tự nhiên, gia đình, xã hội.
Thơ văn thời Lý – Trần là tấm gương phản chiếu của đời sống kinh tế - xã hội thời Lý – Trần nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy, thông qua sự phản ánh đó chúng ta có thể nắm bắt được những triết lý về đời sống của con người ở thời đại này. Theo nghĩa đó, chương 1 của luận văn là tiền đề cho sự tiếp tục triển khai ở chương 2.
Chương 2
NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN
Nói đến nhân sinh quan tức là chúng ta nói đến cuộc sống của con người trong xã hội và trong quan hệ của con người với tự nhiên, đến mục đích và lẽ sống của con người. Vì vậy, khi bàn đến tính triết lý nhân sinh chính là bàn những quan điểm, quan niệm cơ bản, đóng vai trò nền tảng chỉ đạo cách ứng xử, suy nghĩ và hành động của con người trong quan hệ với bản thân, với tự nhiên và với xã hội.
2.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Triết học Mác- Lênin khẳng định: “Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức” [3, tr.298]. Thực tế đã cho thấy rằng, con người trong mọi hoạt động nhận thức của mình đều có quan hệ với thế giới tự nhiên, với mục đích cải tạo thế giới tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. Tuy nhiên, việc cải tạo giới tự nhiên không phải là vấn đề đơn giản, đòi hỏi con người phải hiểu được các hiện tượng của tự nhiên, vạch ra được các thuộc tính, nắm được các quy luật vận động và phát triển của nó.
Con người đã tự xem mình là một phần tử của vũ trụ và điều đó được thể hiện qua thơ văn bởi quan niệm thiên nhân tương dữ, thiên nhân hợp nhất. Vì thế, giữa con người với vũ trụ, tự nhiên có sự gắn bó hoà đồng, có mối quan hệ tương giao. Nhờ sự gặp gỡ của Phật, Lão – Trang và tính cánh người Việt, đó là sự gặp gỡ giữa chất phóng khoáng, cởi mở, nhập thế, cùng xuất phát từ tư duy tổng hợp, nhất nguyên, vạn vật nhất thể, tâm pháp nhất như của Phật với chất phiêu diêu, tư tưởng hoà quang đồng trần của Lão – Trang với đức tính dung dị, mềm dẻo, linh hoạt, sống phụ thuộc vào thiên nhiên của người Việt. Chính vì vậy, văn học Lý – Trần, đặc biệt là văn học Phật giáo Lý – Trần đã đem lại
cho người đọc nhiều tác phẩm thể hiện sự gắn bó tương giao ấy, tạo nên hình ảnh con người vũ trụ thật đẹp:
“Phả nại hề thế thái viêm lương Thâm tắc lệ hề thiển tắc yết, Dụng tắc hành hề xả tắc tàng.
Phóng tứ đại hề mạc bả tróc,
Liễu nhất sinh hề hưu bôn mang.” [5, tr.279]
Dịch thơ:
Tạm quen chừ, chông gai bề hoạn! Sâu thì dấn chừ, nông thì vắn xén, Dùng thì làm chừ, bỏ thì ẩn tàng. Buông hình hài chừ, đừng nắm bắt, Tỉnh một đời chừ, chớ chạy quàng.
Cảm nhận được sự hòa hợp giữa con người vơi thiên nhiên,Tuệ Trung thượng sĩ đã đưa ra nguyên tắc sống: “Tùy duyên theo lẽ trời, tùy tục theo lẽ đời, sống hết mình theo trời, theo người và theo tâm” [16, tr.171]. Tùy duyên ở đây là sống hợp với quy luật tự nhiên và cả quy luật xã hội.
Với tinh thần tuân theo quy luật của tự nhiên và xã hội, Tuệ Trung đã đưa ra nguyên tắc sống hòa với đời và không làm trái quy luật của tự nhiên. Một ví dụ về nguyên tắc sống của ông, một hôm trong bữa cơm thân mật với hoàng hậu (em gái ông), thấy ông không kiêng thịt, hoàng hậu lấy làm lạ và hỏi rằng:
“Anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được?”.
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã trả lời: “Phật tự Phật, huynh tự huynh. Huynh dã bất yếu tố Phật.
Phật dã bất yếu tố huynh.
Bất kiến Cổ đức đạo “Văn thù tự Văn thù
Giải thoát tự giải thoát”.” [5, tr.542] Dịch thơ:
Phật là Phật, anh là anh. Anh chắng cần làm Phật
Phật cũng chẳng cần làm anh
Cô chẳng nghe các bậc cổ đức nói; “Văn thù là văn thù
Giải thoát là giải thoát” đó sao?
Trong một bài thơ khác ông đã giải thích hành động của mình: ăn thịt hay ăn cỏ đều là đặc điểm của tự nhiên như mùa xuân đến thì cỏ cây mọc lên. Vì vậy, không thế cho là tội hay phúc trong việc ăn thịt và ăn cỏ. Ông viết:
Dịch thơ:
“Khiết khảo dữ khiết nhục, Chúng sinh các sở thực.
Xuân lai bách thảo sinh,
Hà xứ kiến tội phúc” [5, tr.290]
Ăn thịt và ăn cỏ
Chúng sinh từng loài đó. Xuân về cây cỏ sinh, Họa phúc nào đâu có?
Quan điểm mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới này luôn luôn biến động. Con người là một sinh thể trong thới giới ấy cũng không nằm ngoài quy luật này.
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Dịch thơ:
Vận mộc xuân vinh, thu hựu khó. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.” [4, tr.218]
Thân như bóng chớp, có rồi không Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kia kia ngọn cỏ giọt sương đông.
(Ngô Tất Tố dịch)
Thơ Thiền đời Lý không chỉ thuyết minh cho tư tưởng, giáo lý nhà Phật mà còn thể hiện một thái độ tích cực nhập thế, gắn bó sâu sắc với con người và tạo vật.
Thiền sư Không Lộ, đã thể hiện một các phóng khoáng sự hòa cảm với thiên nhiên của mình:
“Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư.
Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh,
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.” [4, tr.385]
Dịch thơ:
Kiểu đất long xà chọn được nơi, Tình quê lai láng chẳng hề vơi. Có khi xong thẳng lên đầu núi, Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời.
(Kiều Thu Hoạch dịch)
2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người
Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người là những nguyên tắc đạo lý làm người, là thái độ ứng xử tốt đẹp trong các mối quan