Chỉ Tiêu Khí Hậu Sinh Học Đối Với Con Người


trình địa chất, các vận động địa chất trong các thời kì lịch sử của trái đát trong quá khứ và hiện tại. Đối với hoạt động du lịch, việc nghiên cứu phát hiện những đặc điểm giá trị lịch sử phát triển địa chất, các quá trình địa chất của các lãnh thổ du lịch có ý nghĩa phục vụ như: phục vụ cho việc bố trí, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch có hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của các địa chấn, tôn vinh giá trị của các điểm đến.

+ Khi nghiên cứu địa hình bao gồm: hình thái, độ cao thấp, độ dốc, hướng của địa hình, các địa hình tạo nên cảnh quan đẹp.

Đối với hoạt động du lịch đặc điểm hình thái địa hình nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình ngoạn mục là những yếu tố hấp dẫn du khách. Dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn cho việc phát triển các hoạt động du lịch đó là: Kiểu địa hình karst và kiểu địa hình ven bờ, bãi biển và đảo.

+ Khí hậu: là một loại tài nguyên sớm được khai thác để quy hoạch phát triển du lịch. Từ cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam ở những nơi có khí hậu trong lành mát mẻ như: Sapa, Đà Lạt, Bà Nà, Tam Đảo...

Bảng 1.1 : Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người


Hạng

Ý nghĩa

Nhiệt độ TB năm (0C)

Nhiệt độ TB tháng (0C)

Biên độ nhiệt của nhiệt độ TB năm

Lượng mưa năm (mm)

1

Thích nghi

18 – 24

24 - 27

< 60

1250 - 1990

2

Khá thích nghi

24 – 27

27 - 29

60 - 80

1990 - 2550

3

Nóng

27 – 29

29 - 32

80 - 140

> 2550

4

Rất nóng

29 – 32

32 - 35

140 - 190

< 1250

5

Không thích nghi

> 32

> 35

> 190

< 650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 5

Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, năm 1999.[36]


Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe của con người, phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng, thể thao,...rất được chú trọng quan tâm. Vì vậy các yếu tố khí hậu ở những nơi trong từng thời gian nhất định có thể tạo ra những điều kiện hấp dẫn du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nhiều loại hình du lịch.

Nhiều nhà khí hậu trên thế gới đã xây dựng các chỉ tiêu sinh khí hậu để xác định các chỉ tiêu tiêu khí hậu thích nghi với con người, các nhà du lịch và quản lí kinh doanh du lịch thường vận dụng các chỉ tiêu này để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, mức độ phù hợp với sức khỏe của con người của khí hậu trong hoạt động du lịch.

+ Tài nguyên nước: Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện để phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các tài nguyên nước đã được khai thác và là tài nguyên du lịch bao gồm:

Nước mặt: Sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các vùng nước ven biển được coi là yếu tố quan trọng để lựa chọn xây dựng các điểm du lịch, tạo ra các danh lam thắng cảnh. Các thác nước, các vùng nước ven biển cũng là nơi có các phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách, có thể khai thác rất tốt cho các hoạt động du lịch, ngoài ra các điểm nước khoáng, suối nước nóng cũng là nguồn tài nguyên quý để khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh.

Cho đến nay trên thế giới chưa có quy định thống nhất giới hạn dưới của các nguyên tố độ khoáng hóa, thành phần...để phân biệt nước khoáng với nước bình thường, nhưng ở nhiều nước các nhà nghiên cứu, các cơ quan môi trường đã xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu để xếp nước khoáng thiên nhiên vào nước khoáng.

+ Tài nguyên sinh vật: Bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo.

Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng các loại tài nguyên khác tạo nên phong cảnh đẹp hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn gen, hạn chế thiên tai. Ngoài ra tài nguyên sinh vật còn là nguồn cung cấp nhiều loại


dược liệu cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng, các loại hình du lịch sinh thái.

Tài nguyên sinh vật luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại tương hỗ giữa các loài và với các thành phần tự nhiên khác trên cùng một không gian địa lý. Do vậy, việc khai thác tài nguyên sinh vật cho mục đích phát triển du lịch phải đi đôi với việc nghiên cứu, bảo tồn theo quan diểm phát triển du lịch sinh thái bền vững.[12]

b. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Vì vậy, tài nguyên du lịch nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.

Tài nguyên du lịch nhân văn mang những đặc điểm chung như có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các điều kiện kinh tế -xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật phát triển văn hóa-xã hội. Vì vậy mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường có tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo để hấp dẫn du khách riêng. Du khách đi du lịch là để trải nghiệm, tìm hiểu, hưởng thụ các giá trị văn hóa, giá trị về tự nhiên nên nên trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào mục đích du lịch phải bảo vệ được tính độc đáo, đặc sắc và đa dạng của loại tài nguyên này trở thành một bí quyết hấp dẫn du khách và phát triển du lịch bền vững.

- Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa được con người tạo ra trong suốt quá trình phát triển ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Cho đến nay, dựa vào đặc tính vật chất có hình thể, có thể nhìn được hoặc sờ thấy đượchoặc không có hình thể hay sự tồn tại hình thể không liên tục, nhưng nhìn chung có thể phân thành hai loại chính là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.


- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hóa thế giới vật thể, Các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng cấp quốc gia và địa phương, các cổ vật và bảo vật quốc gia, các công trình đương đại. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể thực chất là những di sản văn hóa hấp dẫn có thể bảo tồn khai thác vào mục đích du lịch, mang lại hiệu quả về kinh tế-xã hội và môi trường.

Theo luật di sản văn hóa năm 2003: “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử-văn hóa, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.[50]

- Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường.

Theo luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2003: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử-văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng văn gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian”.[12]

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các dạng tài nguyên sau: Di sản văn hóa thế giới truyền miệng và phi vật thể, các lễ hội truyền thống, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hóa các tộc người, các phát minh, sáng kiến khoa học, các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế-xã hội có tính sự kiện.

1.1.5.2. Cơ sở hạ tầng‌

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch.

- Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu.

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ


thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển.

Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch. Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.

- Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.

- Các công trình cung cấp điện, nước

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

1.1.5.3. Các nhân tố nhân văn khác‌


- Dân cư và lao động: Là lực lượng sản xuất quan trọng trong xã hội, cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghĩ ngơi và du lịch. Dân số càng đông lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng nhiều.

Việc nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư cũng góp phần phần tích định hướng chiến lược, tạo ra các hình thức phát triển du lịch phù hợp với đặc trưng của dân cư phục vụ được đa dạng thành phần xã hội trong dân cư.

Các đặc điểm nghề nghiệp, kết cấu dân cư theo nghề nghiệp và theo giới, theo độ tuổi cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của hoạt động du lịch. Ngoài ra sự tập trung dân cư vào các thành phố, các khu dân cư, khu thương mại, sự gia tăng dân số, tuổi thọ của dân cư...cũng có liên quan chặt chẽ, mật thiết đối với sự phát triển du lịch.

- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Có tầm quan trọng hàng đầu và nhân tố dẫn tới sự xuất hiện của các nhu cầu trong du lịch, nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế khác càng phát triển thì con người ngày càng có nhiều nhu cầu nghỉ ngơi du lịch.

- Điều kiện sống: Là nhân tố quan trọng phát triển du lịch, việc hình thành và phát triển du lịch nhờ vào việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, điều kiện phát triển nhu cầu ngày càng cao.

Du lịch chỉ có thể phát triển khi đời sống vật chất và tinh thần của con người được cải thiện, then chốt là mức thu nhập thực tế của họ, mức thu nhập càng cao thì hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.

- Thời gian rỗi: Thời gian nhàn rỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc khi đó thường diễn ra các hoạt động nhằm phục hồi và phát triển thể lực, trí lực và tinh thần của con người. Nguồn quan trọng nhất làm tăng thời gian nhàn rỗi là giảm thời gian làm việc tại các công sở. Thời gian nhàn rỗi là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch ngắn ngày hay du lịch cuối tuần.

- Nhân tố chính trị: Là điều kiện đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hay kìm hảm sự phát triển du lịch. Du lịch chỉ có thể tồ tại và phát triển trong


điều kiện an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia. Do vậy, hòa bình được coi là đòn bẩy của hoạt động du lịch vì con nhười luôn muốn sống trong hòa bình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau.

1.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.1. Vài nét về du lịch Việt Nam‌

1.2.1.1. Vài nét về tiềm năng du lịch của Việt Nam‌

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, đảo, nước khoáng, lớp phủ thực vật, giới động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình...) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hoá của các dân tộc...), là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau.

Tài nguyên du lịch nước ta phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch. Mặt khác, chúng lại gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại, thăm viếng, ăn ở của khách. Nhiều lãnh thổ du lịch của Việt Nam, nếu được qui hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận (Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ, Hoà Bình...), vùng biển Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh - Hải Phòng), vùng Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Huế - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long... [8]


Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động có kỹ thuật, thông minh, bước đầu đã tiếp cận và làm quen với các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Việc phát triển du lịch, trong tương lai sẽ tạo nhiều việc làm (trực tiếp và gián tiếp) cho đất nước.

* Khái quát một số danh thắng

Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ. Cà Mau và biển Kiên Giang

Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng.

Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.

* Các di tích lịch sử văn hóa

Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.

Di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ra quyết định xếp hạng gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí