Bảo Vệ Và Làm Sâu Sắc Thêm Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Mác

lý bằng các tiếp cận và phương pháp khác nhau của Trần Đức Thảo: từ hiện tượng luận sang chủ nghĩa hiện sinh rồi đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ tiếp cận và phương pháp nghiên cứu siêu hình, thuần túy tự nhiên (lý - hóa) sang tiếp cận con người, xã hội.

Càng đi sâu nghiên cứu hiện tượng học, Trần Đức Thảo càng phát hiện ra những hạn chế của cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đó trong nhận thức thế giới. Trong Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo nhận thấy: “Công lao của hiện tượng học là đã đem nó phục tùng việc mô tả có phương pháp với độ chính xác hiếm thấy, và dẫn tới coi cái cảm tính là cơ sở dựa vào cho mọi ý nghĩa chân lý. Nhưng việc trừu tượng hóa quan điểm của nó đã không cho phép nó nhìn thấy nội dung vật chất của đời sống cảm tính này. Chỉ còn lại vì thế có “cái đã cho cảm tính” thuần túy xem như độc quyền của mọi chuẩn mực chân lý. Cho nên toàn bộ lâu đài của Tạo lập thế giới (Weltkonstitution) sụp đổ trong sự nhận thấy một sự ngẫu nhiên triệt để” [102, tr.242].

Phương pháp tư duy hiện tượng học siêu hình, theo Trần Đức Thảo, chỉ có giá trị trong giới hạn nhất định: “…phép siêu hình chỉ là một phương pháp tư duy sơ bộ. Nó chỉ có giá trị trong một phạm vị cục bộ, hạn chế… Nếu bây giờ lẫn lộn cái xuất phát điểm với cái toàn diện, coi phép siêu hình như có giá trị tuyệt đối…, thì có thể đạt được một số thành công cục bộ, nhưng rất hạn chế, và đến một lúc nào đó không tránh khỏi lúng túng, rồi tìm cách thoát ly bằng một mớ giáo điều chủ quan, duy ý chí. Kết quả là từ chỗ lúng túng đi đến chỗ bế tắc” [118, tr.139]. Theo ông, phương pháp tư duy siêu hình có giá trị nhận thức hữu hạn: “đấy là giá trị của logic hình thức, nó rất cần thiết để phân tích chính xác mỗi sự vật trong bản thân nó, trong một lát thời gian nhất định. Nhưng để phân tích như thế thì phép siêu hình lại buộc phải cô lập hóa sự vật, coi sự vật như đứng trong trạng thái tĩnh, quan niệm sự biến chuyển như một loạt trạng thái tĩnh kế tục nhau từ lát thời gian này đến lát thời gian sau…Và chính như thế là không bao giờ biến chuyển thực sự” [118, tr.132]. Trần Đức Thảo nhận định: “…các phân tích hiện tượng học cụ thể chỉ có thể thấy hết được ý nghĩa của chúng và được phát triển đầy đủ trong phạm vi của chủ nghĩa duy vật biện chứng” [102, tr.17].

Nghiên cứu triết học Mác, Trần Đức Thảo bắt gặp một cách tiếp cận mới về thế giới, xã hội, con người. Ông nhận ra một điều có tính quyết định bước chuyên triết học của ông, đó là thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác đã thực sự là phương pháp luận cho việc tiếp cận thế giới nói chung,

xã hội và con người nói riêng. Ông thừa nhận, “trước đó tôi chỉ loay hoay với những khái niệm trừu tượng thì nay đi vào nghiên cứu tổng thể thực tiễn vận động lịch sử, từ tự nhiên lý - hóa đến cuộc sống, đến xã hội và ý thức” [118, tr.16].

Đoạn tuyệt cách tư duy và phương pháp hiện tượng học, Trần Đức Thảo đã sử dụng thế giới quan và phương pháp luận mácxít trong tiếp cận và nghiên cứu các vấn đề xã hội và con người, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mà ông cho là đúng đắn và có kết quả khả quan. Nhiều tác phẩm được Trần Đức Thảo công bố đã chứng minh thế giới quan và phương tiếp cận nghiên cứu đó của ông: Sự phát sinh con người đầu tiên; Nguồn gốc con người, Hành động giải thích chính là hình thức nguyên thủy của xác thực cảm tính; Từ động tác định hướng đến hình ảnh điển hình; Tìm về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức; Vấn đề con người và lý luận không có con người; v.v..

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Trần Đức Thảo tiến hành một cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đó là tiếp cận và phương pháp liên ngành của nhiều khoa học: nhân học tiền sử, khảo cổ học, dân tộc học, tâm lý học, v.v.. Có thể nói, đây là cách tiếp cận nghiên cứu độc đáo và hiệu quả của Trần Đức Thảo; nó kết hợp và tổng hợp cùng một lúc nhiều phương pháp, giúp cho việc đi sâu khám phá hiệu quả nội dung vấn đề con người. Và trong thực tế, Trần Đức Thảo đã là một trong những người đầu tiên thực hiện và thu được kết quả đáng ghi nhận. Các nghiên cứu về cội nguồn và sự hình thành con người cũng như sự hình thành các tố chất người đầu tiên, về quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức, cũng như những yếu tố tâm lý và nhân cách, v.v.. thể hiện sự kết hợp và tổng hợp phương pháp của nhiều khoa học trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng. Trần Đức Thảo đã dựa trên triết học về con người của chủ nghĩa Mác, kết hợp các phương pháp đã nêu, đặc biệt là tâm lý học trẻ em và ký hiệu học, đã luận chứng, làm rõ nhiều nội dung mới của vấn đề con người.

Những đoạn trích dẫn từ Về vấn đề xây dựng khoa Tâm lý học Mác - Lênin là một trong những dữ kiện điển hình chứng minh liên tục trong đề tài và phương pháp suy luận của Trần Đức Thảo theo tinh thần phác họa trong Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm dung hòa và phối hợp những thành quả khoa học của hiện tượng học và duy vật sử quan [Xem 122, tr.298].

Trần Đức Thảo nghiên cứu và tìm hiểu về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác và cách tiếp cận liên ngành khoa học. Những nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Là Pensee (Tư tưởng) từ

1966 - 1970. Năm 1973 tập hợp những bài nghiên cứu của ông về ý thức được Editions Sociales (Nxb. Xã hội) in dưới tiêu đề: Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức. Sau đó cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng ở Châu Âu và ở Mỹ từ 1981. Đây là cuốn sách được giới học giả quốc tế đánh giá cao không chỉ vì giá trị học thuật, mà còn vì cách tiếp cận vấn đề khoa học của tác giả. Mặc dù chưa thật nhuần nhuyễn, nhưng Trần Đức Thảo đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác cùng với phương pháp luận liên ngành khoa học (liên ngành lý thuyết và liên ngành phương pháp) [Xem 24, tr.303].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức thể hiện sự độc đáo trong sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành nhiều khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn. Cũng bằng lý thuyết và phương pháp của nhiều ngành khoa học như: nhân học tiền sử, dân tộc học, tâm lý học, phân tâm học… ông đã phân tích và chủ giải, làm rõ nguồn gốc của ý thức trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bằng phương pháp nghiên cứu liên kết các khoa học nêu trên, Trần Đức Thảo đã thiết lập các mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quá trình phát triển các tố chất người – con người tự nhiên, con người xã hội. Cùng với phương pháp nghiên cứu đó, Trần Đức Thảo đã sử dụng một năng lực tư biện cao, ở đó đã phát triển cách tiếp cận nghiên cứu của C.Mác về nguồn gốc, bản chất của ý thức. Trần Đức Thảo có thể được coi là một trong những học giả vận dụng hiệu quả phương pháp liên ngành trong nghiên cứu triết học ở thế kỷ XX tại Việt Nam. Đồng thời cũng có thể coi ông là người đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội Việt Nam. Ở Pháp, Trần Đức Thảo có cơ hội cập nhật thông tin, trao đổi học thuật với nhiều học giả nổi tiếng thế giới, với nhiều trường phái triết học, nhiều cách tiếp cận khoa học cả tự nhiên và xã hội, nhân văn. Ông đã thành công trong việc chứng minh luận điểm của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc của ý thức và lao động xã hội. Những nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng: nghiên cứu liên ngành khoa học là một xu thế tất yếu của nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói riêng [Xem 24, tr.305-306].

Đặt vấn đề có con người nói chung và nghiên cứu để thấu hiểu, làm sáng rõ cái gọi là con người nói chung, Trần Đức Thảo đã đứng vững trên thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích về lịch sử giống loài, lịch sử loài người, về mối quan hệ biện chứng giữa cộng đồng và cá nhân trong trường kỳ lịch sử, từ đo để nhận thức được bản chất con người [Xem 83, tr.320]. Thế giới quan,

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 16

phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu con người của ông không chỉ đơn giản là minh họa chủ nghĩa Mác bằng những luận điểm khoa học của C.Mác, mà chính là sử dụng phương pháp luận của C.Mác để chứng minh những giá trị khoa học và thực tiễn của học thuyết Mác.

Tiếp cận và nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo không chỉ là phương pháp duy vật biện chứng. Cách tiếp cận độc đáo của ông ở đây còn là coi con người như một đối tượng đa phức, tổng hợp: sinh học - xã hội - tâm lý. Trong Sự hình thành con người, những dòng kết tác phẩm viết: “Tuy nhiên, không thể chối cãi rằng, con người có một thể xác, khiến cho bản thân nó vẫn là một động vật, mặc dù nó đã đạt tới bản chất con người từ 3 triệu năm, và mỗi cá nhân của con người cực kỳ khôn ngoan hiện tại được hình thành vào lúc 15 tháng tuổi. Kết quả dẫn đến là bản chất động vật hiện diện ở con người như là bản chất đứng ở hàng thứ tư, tức là tầng dưới cùng của bản chất toàn bộ của con người, khi nó đã bắt đầu là một con vật trước khi trở thành con người” [110, tr.134]. Theo học giả Phan Ngọc, Trần Đức Thảo: “…muốn dùng chủ nghĩa Mác để trả lời chính vấn đề hóc búa nhất của triết học là nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ… Tuy C.Mác và V.I.Lênin có đưa ra những nhận xét hết sức quan trọng về cách tiếp cận, nhưng đó mới là nhận xét mà chưa phải là một nghiên cứu xong xuôi như hai người đã làm với chính trị và kinh tế học. Cách làm của Trần Đức Thảo không phải là minh họa chủ nghĩa Mác bằng những luận điểm, tuy là rất đúng của C.Mác, mà chính là sử dụng phương pháp luận của C.Mác, cụ thể là trong bộ Tư bản để chứng minh giá trị của chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay trên chính những thành tựu khoa học của thế kỷ XX về khảo cổ học, nhân chủng học, tâm lý trẻ em, ngôn ngữ học, nhằm chứng minh chính quan điểm duy vật biện chứng cung cấp cách lý giải đúng đắn nhất cho phép ta tiếp cận vấn đề ngôn ngữ và ý thức con người một cách khoa học” [Dẫn theo 91, tr.381]. Giáo sư Michel Espagne, giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia, đại học sư phạm Paris, Pháp đã viết: “…Trần Đức Thảo đã tự xác lập cho mình một hệ hình ngôn ngữ triết học đặc thù” [24, tr.171]. Điều đó cho thấy ở Trần Đức Thảo một quan niệm mới, một cách tiếp cận mới và do đó, một loại sản phẩm triết học mới. Theo Espagne, “từ cái nhìn của chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo xem

cuộc sống chính là vật liệu có thể kết hợp với các ý tưởng đưa đến sự tiến hóa của loài người” [24, tr.172]. Ông viết tiếp: “Những mô tả của Trần Đức Thảo về nhân chủng học nguyên thủy, giờ đây … được xem xét dưới lăng kính phân tâm học, như một mô hình giải thích sự phát triển của ý thức. Mặc dầu Husserl không được đề cập nhiều, nhưng bất chấp những cách đọc mới, lợi ích mới (phân tâm học và cấu trúc luận, tâm lý học Liên Xô), thì hiện tượng học và duy vật biện chứng vẫn được xem như một nguyên tắc hướng dẫn quá trình nghiên cứu của Trần Đức Thảo về sau” [24, tr.172-173].

4.1.2. Bảo vệ và làm sâu sắc thêm vấn đề con người trong triết học Mác

4.1.2.1. Bảo vệ quan điểm của vấn đề con người trong triết học Mác

Những năm 1947 - 1948, khi giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm phố D’Ulm, trường Cao đẳng sư phạm Sèvres, thuyết trình về hiện tượng học Husserl, I.Kant, Hêghen, Trần Đức Thảo đã công bố bài nghiên cứu trên tạp chí Siêu hình học và Đạo lý học (Revue de Métaphysique et de Morale) về quan điểm mácxít về lịch sử, tán thành những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là lần đầu tiên, tạp chí khoa học cổ điển nổi tiếng ấy có một tiếng nói hướng về học thuyết Mác [Xem 118, tr.9-10].

Viết bài bình luận cho Les Temps Modernes về I.Kant và Hêghen (tư tưởng được thể hiện trong hiện tượng học về tinh thần), Trần Đức Thảo đi đến kết luận là duy nhất chỉ có Phép biện chứng duy vật lịch sử mới cho phép hiểu được đúng nội dung thực chất và nhờ đó hiểu được đúng ý nghĩa chính thống của tư tưởng Hêghen: Trần Đức Thảo phản bác nội dung diễn giải Hêghen theo quan điểm hiện sinh chủ nghĩa của Alexandre Kojève, đồng thời thể hiện sự giải phóng tư tưởng của Trần Đức Thảo khỏi quan điểm duy tâm của Husserl, chuyển sang chủ nghĩa duy vật biện chứng [Xem 118, tr.10].

Luận đàm với Jean Paul Sartre về triết học Mác, thực chất Trần Đức Thảo đấu tranh bảo vệ triết học Mác. Jean Paul Sartre chỉ công nhận giá trị của chủ nghĩa Mác về mặt chính trị và xã hội. Sartre cho rằng, về triết học, triết học Mác là không đáng kể, vì C.Mác không giải quyết vấn đề ý thức. Ông đặt câu hỏi vì sao lại có thể có một ý thức căn bản khác vật chất? Và Sartre chỉ ra vùng ảnh hưởng: “Chủ nghĩa Mác chuyên lo các vấn đề chính trị, xã hội trong phạm vi nào đó, còn duy nhất chỉ có chủ nghĩa hiện sinh là có giá trị về triết học [Xem 118, tr.11]. Tranh luận với Sartre, Trần Đức Thảo đã chứng minh ngược lại rằng, phải coi trọng chủ nghĩa Mác cả về mặt triết học. Đây cũng là động lực để Trần Đức Thảo tiếp tục nghiên cứu

toàn diện triết học Mác từ những vấn đề cơ bản là quan hệ giữa ý thức và vật chất, để đi đến xem xét thực chất cái sinh thức nguyên thủy. Dù cuộc luận đàm chưa ngã ngũ, nhưng Trần Đức Thảo đã bảo vệ thuyết phục những luận cứ khoa học triết học về chủ nghĩa Mác. Lập luận bảo vệ triết học Mác và chủ nghĩa Mác của Trần Đức Thảo đã tác động mạnh tới tư tưởng của Jean Paul Sartre: Từ năm 1952, Sartre tích cực ủng hộ phong trào hòa bình thế giới, hợp tác với những người cộng sản.

Phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác đã làm cơ sở cho Trần Đức Thảo đi sâu được vào bản chất thế giới, trong đó có bản chất xã hội và con người. Loạt tác phẩm: Sự vận động của tín hiệu như là hình thức nguyên thủy của xác thực cảm quan; Từ động tác định hướng đến hình ảnh điển hình; Sự vận động của tín hiệu như là cấu trúc của xác thực cảm quan; Sự ra đời của con người đầu tiên; Nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức, v.v.. đã bảo vệ chủ nghĩa Mác về vấn đề con người với những lập luận hệ thống và sâu sắc. Đặc biệt, Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người là công trình tổng hợp của nhiều kết quả nghiên cứu về con người và xã hội trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Trần Đức Thảo. Nó phản bác sự xuyên tạc và bảo vệ những quan điểm cốt lõi của triết học Mác về vấn đề con người.

Phái Althusser (được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ XX ở Pháp) tuyên bố: Chủ nghĩa Mác là: “Một thứ chủ nghĩa lý luận không có con người” (Le Marxisme est un antihumanisme teorique), mà Althusser giải thích là, trong lý luận mácxít không có con người (theo nghĩa cơ bản chung của loài người). Phái này cho rằng, chỉ có giai cấp và con người giai cấp chứ không có con người với tư cách con người theo nghĩa cơ bản chung của loài người, tức là ngoài tính chất sinh vật thì không thể xác định một tính chất xã hội cơ bản chung cho cả loài người. Theo họ, con người là một huyền thoại của hệ tư tưởng tư sản (Xem thêm ở chương 3).

Bảo vệ triết học Mác, Trần Đức Thảo viết: “Như thế là họ mặc nhiên bỏ rơi học thuyết Mác - Lênin về sự thống nhất biện chứng lịch sử loài người từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy lên chủ nghĩa cộng sản văn minh thông qua đấu tranh giai cấp về vai trò tạo tác của quần chúng nhân dân thể hiện sự phát triển chung của loài người về mọi mặt sản xuất, quan hệ xã hội (C.Mác, Thư gửi Annenkov, 28 - 12 - 1846: Lịch sử loài người lại càng là lịch sử của loài người, vì sức sản xuất của những con người và do đấy thì những quan hệ xã hội của họ đã lớn lên), tư tưởng, đạo lý (Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh); triết học, về những quy tắc cơ bản, đơn giản của sự chung sống giữa người với người (V.I.Lênin, Nhà nước và Cách mạng); về sự tha hóa của con người

trong những chế độ bóc lột, vì công bằng, chính nghĩa (Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh); về sự biện chứng của sức sản xuất và quan hệ sản xuất bao hàm vai trò con người, tức là vai trò của cái “bản năng cách mạng” (Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh) trong đấu tranh giai cấp” [Xem 118, tr.34]. Với toàn bộ những kết quả đã công bố của mình về vấn đề con người, Trần Đức Thảo đã bảo vệ một cách thuyết phục rằng, triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đặc biệt quan tâm tới vấn đề con người, mục đích tối thượng của nó cũng là con người.

Vì bác bỏ cái cơ bản chung của con người với tư cách loài, bác bỏ sự khác biệt căn bản của con người với tư cách con người so với con vật, nên phái Althusser khẳng định rằng, cái cơ bản chung (của con người) chỉ có thể có trong con người với tư cách con vật: đấy là những quy luật sinh vật học. Tức là theo họ, thì con người về bản chất là “con người sinh học” chứ không phải là con người xã hội như C.Mác đã chỉ ra trong Luận cương thứ VI về Phoiơbắc: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Phê phán quan điểm trên, Trần Đức thảo đã chứng minh quá trình con vật tiến hóa thành con người, sự hình thành những tố chất người đầu tiên, nhất là sự hình thành ngôn ngữ và ý thức thông qua và bằng hoạt động sản xuất và các quan hệ xã hội, rằng những gì thuộc bản chất con người chung đều được hình thành và phát triển từ môi trường sống của con người, quan trọng nhất là hoạt động xã hội. Phái Althusser dường như đã vứt bỏ tư tưởng cốt lõi của triết học Mác về bản chất con người - “tổng hòa những quan hệ xã hội” với lập luận rằng, “quan hệ xã hội mỗi lúc một khác, làm sao có thể quy định bản chất con người. Bản chất của một cái gì thì phải giữ nguyên suốt thời gian tồn tại của cái ấy. Bản chất con người thì phải giữ nguyên suốt thời gian tồn tại của loài người. Tức là nó phải được quy định theo một cái gì không thay đổi trong lịch sử loài người. Và cái không thay đổi trong lịch sử loài người, theo họ, chỉ là những quy luật sinh vật học. Quan hệ xã hội luôn thay đổi, nên chúng không thể là bản chất, đó chỉ là các hiện tượng, tức là quan hệ xã hội, chỉ là cái thứ yếu trong bản chất con người.

Phản bác cách hiểu quá đơn giản trên của phái Althusser, Trần Đức Thảo lập luận rằng, “Toàn diện những quan hệ xã hội” thì luôn luôn thay đổi, phát triển trong lịch sử. Nhưng nó vẫn giữ một nền tảng chung. Cái nền tảng chung ấy đã được tạo nên trong quá trình hình thành con người, từ Người Khéo đến Người Khôn, và sau đấy, nó lại được tái lập trong mỗi người ở tuổi nhi đồng do quá trình giáo dục nhi đồng tự nhiên theo những quy luật tất yếu, xuất phát từ sự hình thành con người

trong lao động sản xuất và quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy. Cái nền tảng chung như thế là một hệ thống có 3 cơ cấu gồm: 1. Sức lao động đơn giản, trong ấy, những quy luật sinh vật học của cơ thể được sáp nhập vào một biện chứng căn bản mới, đặc thù của con người, là sự biện chứng của lao động sản xuất nguyên thủy, tức là lao động đơn giản; 2. Tiếng nói, trong ấy những quy luật sinh vật học của bộ óc và của những khí quan biểu thị được sáp nhập vào trong một biện chứng căn bản mới, là sự biện chứng của những ý nghĩa, phản ánh sự biện chứng của lao động hợp tác và quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy; 3. Ý thức (hay tâm thần) là cái tiếng nói bên trong, tức là cái sản phẩm sinh ra từ lao động hợp tác và quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy thông qua tiếng nói bên ngoài [Xem 118, tr.36].

Bởi mục đích của triết học Mác là tìm ra quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm công cụ cho việc xóa bỏ chế độ xã hội bóc lột, C.Mác chưa có điều kiện nghiên cứu những vấn đề con người cụ thể. C.Mác chỉ mới nêu lên những quan điểm có tính nguyên lý về bản chất con người, về quá trình hình thành và phát triển con người. Với những nghiên cứu và kết luận về 3 nhân tố cơ bản làm nên bản chất con người - từ nhân tố sinh học đến nhân tố xã hội thông qua lao động sản xuất, về quan hệ xã hội mà hình thành cái tâm thần, ngôn ngữ, ý thức, v.v.. Trần Đức Thảo đã bảo vệ một cách thuyết phục kết luận của C.Mác: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.

Phê phán quan điểm phiến diện về con người của hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh, tính phi hiện thực, xa rời điều kiện xã hội của con người nhân vị, Trần Đức Thảo đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, triết học Mác về con người bao hàm nội dung tổng quát, đó là con người toàn diện, con người trong hiện sinh thực tại, hiện sinh vật chất của nó: “Hiện sinh thực tại là hiện sinh vật chất” [Dẫn theo 126, tr.94]. Vận dụng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo đã nghiên cứu thành công về cái hiện tại sống động của cuộc sống con người trong nghiên cứu vấn đề con người. Trong tác phẩm Sự hình thành con người, Trần Đức Thảo đã lý giải một vấn đề phức tạp về cái hiện tại sống của hệ thống con người trong sự sinh thành phổ biến của nó, trên cơ sở đó, xác định có căn cứ bản chất xã hội của con người. Ông kết luận, lịch sử của mỗi cá nhân con người, giống như khi nó được tạo lập từ tuổi ấu thơ đầu tiên bởi sự lặp lại sáng tạo của số phận nhân loại. Với cách giải quyết vấn đề của mình, ông đã phân tích đời sống xã hội của con người ở nhiều khía cạnh, đa chiều, đa phương diện, mang tính tiến bộ. Điều này đã khắc phục tính phiến diện, siêu hình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022