Phát Hiện Vấn Đề Liên Quan Đến Sử Dụng Thuốc Trước Can Thiệp


CHƯƠNG2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Để thực hiện được3 mục tiêu đề ra, đề tài bao gồm các phần sau:

2.1Phát hiện vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trước can thiệp

2.1.1 Phát hiện vấn đề trong quá trình phân tích bệnh án

2.1.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành khảo sát sơ bộsố lượng bệnh án của từng loại bệnh từ 21/02/2014 tới 01/3/2014, chúng tôi đã xác định được 2 đối tượng bệnh nhânchiếm tỷ lệ lớn nhất trong kết quả khảo sát là: Bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang(PTNSMX) và bệnh nhân phẫu thuật cắt amiđan (PT cắt A).Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tàiđược chọn là: Đối tượng bao gồm bệnh án của bệnh nhân có chỉ định PTNSMX, bệnh nhân có chỉ định PT cắt A.

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

Bệnh nhân trong giai đoạn điều trị nội khoa và/hoặcđiều trị hậu phẫu.

- Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân đồng thời có bệnh lý khác ở tai, mũi, họng.

Với tiêu chuẩn trên, chúng tôi thu được 32 bệnh án của bệnh nhân có chỉ định PTNSMX và 31 bệnh án của bệnh nhân có chỉ định PT cắt A.

2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu

- Mô tả tiến cứu.

- Đánh giá dựa trên tiêu chuẩn tổng hợp thông tin trong các tài liệu tham

khảo.

2.1.1.3. Các tiêu chí nghiên cứu

- Đặc điểm bệnh án nghiên cứu bao gồm:

Thông tin cân nặng.


Thông tin khai thác tiền sử dị ứng.

Thông tin khai thác tiền sử dùng thuốc.

Tiêu chí phân loại người bệnh: có thông tin/không có thông tin.

Chức năng thận của người bệnh: bình thường/ suy thận độ I/suy thận độ II/suy thận độ III/ suy thận độ IV.

Thuốc, nhóm thuốc và tần suất sử dụng.

-Đánh giá sử dụng thuốc về:

+ Lựa chọn thuốc.

+ Liều dùng, cách dùng.

-Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc.

2.1.1.4. Các tiêu chí để đánh giá sử dụng thuốc

* Các tài liệu sử dụng để đánh giá sử dụng thuốc là những tài liệu cập nhật nhất hiện có tại bệnh viện trong từng lĩnh vực:

+ Hướng dẫn điều trị và thực hành lâm sàng cho bệnh lý viêm mũi xoang của: Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Mỹ 2012, Canada 2011, và Viện phẫu thuật đầu cổ tai họng Hoa Kỳ 2007; Antibiotic guidelines 2nd, Pharmacotherapy 8, Tai Mũi Họng (dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa) – Bộ Y tế 2012.

+ Hướng dẫn quản lý và chỉ định cắt amiđan của Scotland 2010, Viện phẫu thuật và đầu cổ tai họng Hoa Kỳ 2011, Bộ Y tế Malaysia 2003, Hiệp hội vi sinh vật lâm sàng – các bệnh truyền nhiễm châu Âu 2012, Pharmacotherapy 8, Tai Mũi Họng (dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa) – Bộ Y tế (2012).

+ Các tài liệu tham khảo chung về thuốc: Dược thư quốc gia 2002, tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc phát minh (nếu không có, sử dụng tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc generic đang có ở bệnh viện), AHFS trực tuyến, Martidale 36, Dược thư Anh 66, và Meyler’s Side Effects of Drugs 15th Edition.


+ Các sách chuyên khảo về thuốc: Handbook on Injectable Drugs; Stockley’s drug interactions và Drug interaction facts 2012.

*Cách đánh giá sử dụng thuốc

- Đánh giá về lựa chọn thuốc:

+ Bệnh án có tiêu chí lựa chọn thuốc phù hợp khi thuốc lựa chọn được đề cập đến ở 1 trong các tài liệu hướng dẫn điều trị nêu trên.

+ Các lựa chọn thuốc không phù hợp được xác định là vấn đề liên quan đến lựa chọn thuốc. Mỗi lượt lựa chọn thuốc đều được đánh giá về tính phù hợp và một bệnh án có thể có nhiều vấn đề liên quan đến lựa chọn thuốc.

- Đánh giá về liều dùng, cách dùng:

+ Các bệnh án được coi là có liều dùng, cách dùng phù hợp khi liều dùng, cách dùng được đề cập đến ở 1 trong các tài liệu tham khảo về thuốc nêu trên.

+ Các bệnh án có liều dùng, cách dùng không phù hợp được xác định là có vấn đề liên quan đến liều dùng và cách dùng của thuốc. Mỗi lượt thay đổi liều dùng, cách dùng đều được đánh giá về tính phù hợp và một bệnh án có thể có nhiều vấn đề liên quan đến liều dùng, cách dùng của thuốc.

*Cách phân nhóm các vấn đề liên quan đến thuốc

Các vấn đề được phát hiện và phân nhóm theo mẫu ―Phát hiện vấn đề liên quan đến thuốc‖ (Phụ lục 1). Mẫu này được xây dựng dựa trên thực tế các vấn đề có thể phát hiện tại khoa lâm sàng và 2 tài liệu tham khảo là: Bảng phân nhóm các vấn đề liên quan đến thuốc của Úc 2011 (trình bày tại phần 1.2.2) và mẫu Tóm tắt các vấn đề can thiệp đã thực hiện được ban hành kèm thông tư 31/2012/TT-BYT- Hướng dẫn hoạt động thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện [1].


2.1.2 Phát hiện vấn đề trong quá trình trực tiếp đi buồng bệnh

2.1.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Mũi Xoang của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương trong tháng 03/2014.

2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Quan sát trực tiếp và mô tả tiến cứu.

- Đánh giá dựa trên tiêu chuẩn tổng hợp thông tin trong các tài liệu tham khảo được liệt kê ở phần 2.1.1.2.

2.1.2.3. Tiêu chí nghiên cứu

- Số thuốc tiêm cho 1 bệnh nhân.

- Thể tích dung môi pha thuốc tiêm.

- Thời gian tiêm thuốc cho 1 bệnh nhân (tính là thời gian từ khi cắm bơm tiêm đến khi rút bơm tiêm).

2.1.2.4 Phương pháp đánh giá kỹ thuật đưa thuốc

Đánh giá kỹ thuật đưa thuốc là một phần trong đánh giá sử dụng thuốc nên phương pháp tiến hành giống như phương pháp đánh giá sử dụng thuốc được trình bày trong phần 2.1.1.2, tuy nhiên, tài liệu tham khảo chính để sử dụng cho tiêu chí đánh giá này là:

- Các tài liệu tham khảo chung về thuốc: Dược thư quốc gia 2002, tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc phát minh (nếu không có, sử dụng tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc generic đang có ở bệnh viện), AHFS trực tuyến, Martidale 36, Dược thư Anh 66, và Meyler’s Side Effects of Drugs 15th Edition.

- Chuyên luận riêng về thuốc tiêm: Handbook on Injectable Drugs.


2.2Can thiệp của dược sỹ lâm sàng

2.2.1 Đối tượng can thiệp

Các bác sĩ điều trị và bác sĩ nội trú làm việc tại Khoa Mũi Xoang Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương.

2.2.2 Phương pháp can thiệp

2.2.2.1 Quy trình can thiệp

- Tổ chức thảo luận để lựa chọn những DRP cần can thiệp và các biện pháp can thiệp.

- Tiến hành can thiệp theo những biện pháp đã được thảo luận và nhất trí. Có 2 hình thức can thiệp được lựa chọn sau khi thảo luận bao gồm:

Tập huấn về DRPs đã phát hiện được từ phần khảo sát.

Xây dựng và phổ biến hướng dẫn điều trị (HDĐT) áp dụng tại khoa lâm sàng.

- Quy trình xây dựng và phổ biến HDĐT:

+ Tiến hành xây dựng HDĐT cùng với một bác sỹ được trưởng Khoa Mũi Xoang phân công.

+ Trong quá trình xây dựng HDĐT, tiến hành lấy ý kiến của các bác sỹ điều trị trong khoa.

+ Tổ chức thảo luận thông qua HDĐT tại khoa.

+ Khảo sátđể đánh giá định tính và định lượng mức độ đồng thuận của các bác sỹ với nội dung của HDĐT đã xây dựng dựa trên kết quả khảo sát bằng bộ câu hỏi do nhóm nghiên cứu thiết kế.

2.2.2.2 Nội dung can thiệp

- Các vấn đề liên quan đến thuốc đã phát hiện được trong bước phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc và thống nhất cần can thiệp.

- Thời gian áp dụng các biện pháp can thiệp: Từ 15/5/2014 đến 31/7/2014.


2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động dược lâm sàng

2.3.1Đánh giá lại qua DRPs phát hiện sau can thiệp

2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Toàn bộ bệnh án củabệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang trong thời gian từ 01/8/2014 đến 15/8/2014.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh trên 18 tuổi.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh có bệnh lý khác ở tai, mũi, họng.

2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu:Mô tả tiến cứu bệnh án.

- Tiêu chí nghiên cứu:Các tiêu chí nghiên cứu dựa trên cơ sở các vấn đề liên quan đến thuốc đã phát hiện được từ phần phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc trước can thiệp, cũng bao gồm 2 tiêu chí chính như sau:

+ Đánh giá sử dụng thuốc về:

Lựa chọn thuốc.

Liều dùng, cách dùng.

+ Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc

- Phương pháp nghiên cứu tiến hành tương tự như phần xác định vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trước can thiệp được trình bày trong phần 2.1.1.

2.3.2 Đánh giá qua phỏng vấn bác sỹ

2.3.2.1. Tiêu chí đánh giá

Mức độ ủng hộ về hoạt động dược lâm sàng đã triển khai.

2.3.2.2. Đối tượng phỏng vấn

Toàn bộ các bác sỹ điều trị chính và bác sỹ điều trị nội trú của Khoa Mũi Xoang đã tham gia đầy đủ các buổi can thiệp đã thực hiện trước đó;


2.3.2.3. Nội dung phỏng vấn

Phỏng vấn về hoạt động dược lâm sàng đã triển khai theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.

2.4Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học với sự trợ giúp của phần mềm SPlus 8.0 và Excel 2007.

Thống kê mô tả được biểu diễn dưới dạng:

+ Các giá trị tỷ lệ %.

+ Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (X ± SD).

+ Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình giữa 2 nhóm: t-test.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.1 Phát hiện vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trước can thiệp

3.1.1 Khảo sát bệnh án và phát hiện DRPs

Khảo sát63 bệnh án của các bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Mũi Xoang Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, trong đó 32 bệnh ánvới chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang và 31 bệnh án với chỉ định phẫu thuật cắtamiđan,chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.1.1.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi, giới tính, phân nhóm bệnhcủa bệnh nhân


Đặc điểm

Số BN PTNSMX (%)

(n=32)

Số BN PT cắt A(%)

(n=31)

Tổng số

(%)(n = 63)

Giới tính

Nam

22 (68,8 %)

14 (45,2%)

36 (57,1%)

Nữ

10 (31,3 %)

17 (54,8%)

27 (42,9%)


Độ tuổi

02 – 18 tuổi

1 (3,1 %)

17 (54,8%)

18 (28,6%)

19 – 40 tuổi

13 (40,6%)

14 (45,2%)

27 (42,9%)

41- 60 tuổi

14 (43,8%)

0 (0%)

14 (22.2%)

> 60 tuổi

4 (12,5%)

0 (0%)

4 (6,3%)

Tuổi TB ± SD tuổi

41,2 ± 14,8

17,4 ± 13,4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - 5

Bệnh nhânnam phẫu thuật nội soi mũi xoang trong mẫu nghiên cứu chiếm tới 68,8%. Nhóm bệnh nhân nam cũng chiếm tỷ lệ cao hơn trong toàn mẫu nghiên cứu (57,1%).

Về phân nhóm bệnh nhân theo độ tuổi: Nhóm bệnh nhânphẫu thuật nội soi mũi xoang có độ tuổi từ 19 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 12/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí