chuyên chế, hệ thống vương quyền hiện tồn của Vương quốc Phổ, và thực tế cũng chính là ngu ồn gốc sâu xa của những tham vọng mang tính th ế kỷ và mục tiêu mang tính th ời đại của một trong hai anh cả của thế giới nói tiếng Đức trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX.
Cùng lúc đó, giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ cũng thường tỏ ra rất đáng tin cậy trong hầu như tất cả các vấn đề mang tính giai cấp của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức trong mối quan hệ với các vương triều phong kiến đương quyền của LB Đức 1815-1866. Thực tế lịch sử của quá trình chấm dứt tình tr ạng chia cắt của thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ XIX đã chứng minh rằng trong gần như bất cứ hoàn cảnh mang tính quy ết định nào của thời cuộc, giới quý tộc phong kiến của Vương quốc Phổ cũng thường đặt các lợi ích mang tính vương triều của họ lên trên hết, nhưng các lợi ích mang tính vương triều của Vương quốc Phổ lại thường gắn liền đến mức không thể tách rời với các lợi ích cốt lõi mang tính s ống còn của hệ thống các vương triều phong kiến đương quyền khác của thế giới nói tiếng Đức lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) lại là một vấn đề mang tính vương triều của nhà Hohenzollern cũng như một tiến trình mang tính giai c ấp của chỉ riêng giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ hơn là một vấn đề mang tính giai c ấp của toàn thể giới quý tộc phong kiến đương quyền của thế giới nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX.
Điều này được thể hiện hết sức rõ ràng trong gần như xuyên suốt quá trình đảm nhận vai trò lãnh đạo quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) của giới quý tộc phong kiến Junker. Một trong những ví d ụ tiêu biểu nhất cho quá trình l ịch sử này được thể hiện qua các quyết định cuối cùng của Hội nghị Viên năm 1815 với sự ra đời của LB Đức 1815-1866. Một trong những nguyên tắc tồn tại và cơ chế hoạt động quan trọng nhất của LB Đức 1815-1866 là một khi một trong các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 ở vào trình tr ạng nguy hiểm hoặc bị đe dọa bởi các thế lực đối lập đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài, tất cả các vương triều phong kiến đương quyền còn lại của thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u có nhiệm vụ phải giúp đỡ đồng minh bị tấn công bằng tất cả các tiềm lực thực tế sẵn có [164, tr. 3].
Trong gần như tất cả các trường hợp có tính ch ất quyết định nhất, giới quý tộc phong kiến của Phổ chính là m ột trong những nguồn cung cấp lực lượng thường trực và tham gia nhiệt tình nh ất vào sứ mệnh bảo vệ hoà bình và gi ữ gìn an ninh cho tất cả các nhà nước thành viên còn lại của LB Đức 1815-1866 cùng với Á o. Thực tiễn này đã góp phần tạo dựng cho giới quý tộc phong kiến đương quyền của Phổ cái vị thế của một anh cả và uy danh của một nhà lãnh đạo trong thực tế hơn là chỉ dựa gần như duy nhất vào quyền lực phong tặng theo chế độ đẳng cấp cũng như các hoạt động quân sự mang tính đàn áp và răn đe truyền thống của Đế chế Á o.
Bên cạnh đó, cũng cần phải thừa nhận một thực tế rằng giới quý tộc phong kiến đương quyền của Phổ giữa thế kỷ XIX cũng chính là một trong những lực lượng xã hội và thế lực chính tr ị có tính t ổ chức tương đối cao trong so sánh với giới quý tộc phong kiến của thế giới nói tiếng Đức nói riêng cũng như của châu  u đương thời nói chung. Ngoài một hệ thống các hiệp hội xã hội và câu lạc bộ chính trị mang tính giai c ấp dùng cho các sinh hoạt tập thể thường niên như Hiệp hội quý tộc, Hiệp hội vua chúa và tổ quốc, Quốc hội quý tộc, giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ còn tập trung xung quanh một số tờ báo chủ yếu nhắm đến các đối tượng độc giả thường xuyên là các thành viên c ủa giới thượng lưu có tư tưởng bảo thủ theo chế độ đẳng cấp như Báo Thánh giá trong vai trò của một diễn đàn và trung tâm sinh hoạt tinh thần cho những người cùng chí hướng và đẳng cấp. Tất cả các phương thức tổ chức cộng đồng này của giới quý tộc phong kiến Phổ đều nhắm đến mục tiêu củng cố và phát triển hơn nữa các mối liên minh, liên hệ, và liên kết mang tính giai c ấp giữa các vương triều phong kiến đương quyền của thế giới nói tiếng Đức ở Trung Âu để vừa bảo vệ hệ thống các đặc quyền đặc lợi mang tính vương triều trong mối quan hệ với các giai tầng phi quý tộc khác vừa xây dựng các liên minh thống trị xuyên quốc gia nhà nước giữa các thế lực cầm quyền đương thời.
Tóm lại, trong khi Otto von Bismarck và nhà Hohenzollern là nh ững nhân tố không thể thiếu trong quá trình t hống nhất nước Đức (1848-1871), thì giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ là một trong những lực lượng chính trị quan trọng nhất và thế lực xã hội có bản sắc nhất của thế giới nói tiếng Đức giữa
thế kỷ XIX. Trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ vừa đóng vai trò của một lực lượng chính trị lãnh đạo vừa làm nhiệm vụ anh cả của giới quý tộc phong kiến đang nắm quyền thống trị trong các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866. Mặc dù trong các vấn đề quốc tế, giới quý tộc phong kiến của Vương quốc Phổ thường đặt lợi ích c ủa cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức lên hàng đầu, nhưng trong các vấn đề dân tộc nội bộ họ lại chọn phương án bảo vệ các lợi ích c ốt lõi của Vương quốc Phổ. Tương tự như vậy, trong các vấn đề mang tính giai c ấp, nhà Hohenzollern với tư cách là đại diện tối cao cho hệ thống quyền lực hiện tồn của giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ thường lấy lý do bảo vệ các đặc quyền đặc lợi của giới quý tộc phong kiến của thế giới nói tiếng Đức trong mối quan hệ với các thế lực phi quý tộc, nhưng thực tế cho thấy bản chất của quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo con đường của Phổ không cho phép các vương triều phong kiến đương quyền trong các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 có thể giữ nguyên được hệ thống quyền lực hiện có của mình. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) mặc dù có thể được xem là một vấn đề vừa mang tính giai c ấp và dân tộc vừa có tính qu ốc tế và thời đại, nhưng trong thực tế về mặt bản chất là một vấn đề vương quyền mang tính vương triều của giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ được thể hiện qua đại diện quyền lực tối cao của họ chính là nhà Hohenzollern. Gi ới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ chính vì th ế đóng một vai trò không chỉ then chốt, mà còn có tính ch ất quyết định đối với quá trình ch ấm dứt tình tr ạng chia cắt của thế giới nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX nói chung cũng như tương lai và số mệnh của các vương triều phong kiến đương quyền cùng giai cấp trong LB Đức 1815-1866 nói riêng.
4.2.2. Cuộc cách mạng từ trên xuống thông qua các cuộc chiến tranh với bên ngoài
Bên cạnh vai trò của Bismarck, nhà Hohenzollern, và tầng lớp Junker, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) còn có một đặc điểm hết sức riêng biệt nữa là diễn ra như một cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống thông qua các cuộc chiến tranh với bên ngoài. Đây là một mặt của hai vấn đề không những thống nhất chặt
chẽ mà còn liên quan với nhau một cách biện chứng. Thứ nhất là một cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống và thứ hai là được thực hiện thông qua các cuộc chiến tranh với bên ngoài chứ không phải là cuộc nội chiến với các lực lượng giai cấp nội bộ khác trong phạm vi một quốc gia dân tộc. Mục này chính vì th ế tập trung làm rõ sự khác biệt của quá trình ch ấm dứt tình tr ạng chia cắt yếu đuối cũng như chia rẽ lệ thuộc của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ XIX theo con đường của Vương quốc Phổ bằng hai phương thức nói trên để làm rõ bản chất cũng như thấy được đặc điểm riêng biệt và vai trò đặc biệt của quá trình thu non song về một mối của nhà Hohenzollern trong những năm 1848-1871.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Thắng Lợi Của Quá Trình Thống Nhất Nước Đức (1848-
- Một Số Nhận Xét Về Vai Trò Của Vương Quốc Phổ Trong Quá Trình Thống Nhất Nước Đức (1848-1871)
- Đặc Điểm Của Quá Trình Thống Nhất Nước Đức (1848-1871)
- Đối Với Nước Đức Tổng Thể Như Một Dân Tộc
- Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 18
- Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 19
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Cách mạng tư sản là một khái niệm thường được dùng để chỉ các biến động xã hội ở các nước công nghiệp tư bản nổi trội thời cận đại được diễn ra theo phương thức của các cuộc cách mạng xã hội nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giới tư sản hoặc ít nh ất cũng có khuynh hướng tư sản nhằm không chỉ thay thế phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu, mà còn thiết lập nên các phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mở đường cho sự phát triển của giai cấp tư sản trong các xã hội đó cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Nếu xét trên phương diện này, lịch sử tiến hóa của nhân loại thời cận đại đã từng chứng kiến rất nhiều các biến động chính tr ị và xã hội có thể được xem như là các cuộc cách mạng tư sản bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, tất cả các cuộc cách mạng tư sản đều diễn ra nhằm giải quyết hai vấn đề cơ bản nhất của thời đại là vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Mặc dù vậy, có một điểm cần hết sức lưu ý là nhiệm vụ dân tộc thành lập một quốc gia nhà nước mới theo mô hình c ủa giai cấp tư sản khác với hình th ức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản có thể thông qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hoặc cũng có thể các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc như ở Hà Lan thế kỷ XVI và ở Mỹ cuối thế kỷ XVIII. Cùng lúc đó, nhiệm vụ giai cấp của các cuộc cách mạng tư sản này không nhất thiết lúc nào cũng bắt buộc phải diễn ra trong mối quan hệ với các lực lượng xã hội đối kháng và đối lập trong các cuộc nội chiến trong phạm vi biên giới của một quốc gia dân tộc. Ví d ụ như quá trình thống nhất nước Đức và Ý trong những năm 1848-1871 hay Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản và Thái Lan cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX không phải lúc nào cũng phải đối diện với các mâu thuẫn giai cấp quá gay gắt đến mức bùng phát các cuộc cách mạng tư sản triệt để như ở Pháp cuối thế kỷ XVIII và trong một chừng mực nhất định nào đó là ở Nga vào tháng Hai năm 1917.
Có một đặc điểm chung hết sức quan trọng của tất cả các cuộc cách mạng tư sản nêu trên là mâu thu ẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản dân tộc với các thế lực phi tư sản mà đặc biệt là giới quý tộc phong kiến thống trị bảo thủ và lạc hậu đã phát triển đến mức không thể dung hòa. Trong bối cảnh đó, giới tư sản đang lên đại diện cho một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn gần như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động trong các giai tầng lao khổ bị trị lật đỗ trật tự hiện tồn của của một thiểu số giới quý tộc phong kiến cổ hũ đã trở thành lực cản trên con đường tiến lên hiện đại của các xã hội đã tích lũy đầy đủ các tiền đề cần thiết để bước vào một giai đoạn phát triển mới theo mô hình kinh t ế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Điều đó có nghĩa là thông thường giới tư sản phải là lực lượng tiên phong và dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc cũng như giải phóng các giai tầng đau khổ bị trị bên dưới khỏi ách thống trị của các thế lực quý tộc phong kiến lạc hậu cầm quyền bên trên. Đó trong thực tế là xu hướng phát triển của các cuộc cách mạng tư sản thường được gọi là từ dưới lên. Từ dưới lên ở đây là mặc dù nằm dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản để đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền và sau khi hoàn thành sẽ phát triển theo mô hình tư bản chủ nghĩa trong bối cảnh giới tư sản đã trở thành giai cấp lãnh đạo, nhưng vào thời điểm diễn ra các cuộc cách mạng, giới tư sản vẫn đang đóng vai trò đại diện cho một phương thức sản xuất mới bên phía các giai t ầng lao khổ bị trị. Tuy nhiên, quy luật này diễn ra không đều trên phạm vi toàn thế giới và do đó cũng không thể chính xác hoàn toàn đối với tất cả các trường hợp cụ thể trong lịch sử nhân loại thời cận đại. Một trong những ví d ụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này chính là quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của Vương quốc Phổ.
Đáng lẽ ra giai cấp tư sản Đức phải là lực lượng đầu tàu dẫn dắt quá trình tiến lên hiện đại của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ
XIX theo con đường phải đi và mô hình phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, giới tư sản Đức thời cận đại không những ra đời muộn mà còn thiếu thống nhất nghiêm trọng như chính tình trạng chia cắt của đất nước này lúc bấy giờ. Chính vì th ế, giới tư sản Đức giữa thế kỷ XIX không những không thể đảm đương sứ mệnh và hoàn thành nhi ệm vụ đưa dân tộc Đức phát triển theo mô hình bình thường mà hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác đã trải qua thời cận đại, mà còn phải tự nguyện rời bỏ sân khấu chính tr ị nước Đức từ sau thất bại của cuộc Cách mạng 1848-1849 để nhường chỗ cho các lực lượng xứng đáng hơn.
Thất bại của giai cấp tư sản trong cuộc Cách mạng 1848-1871 không chỉ đã chuyển giao vai trò lãnh đạo quá trình l ập quốc của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức thời cận đại sang cho giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ, mà còn là một bước ngoặt hệ trọng trong quá trình ti ến lên hiện đại của người Đức bằng con đường đặc biệt (Sonderweg). Điều đó có nghĩa là giới quý tộc phong kiến đương quyền trong các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 nói chung và tầng lớp Junker trứ danh của Vương quốc Phổ nói riêng từ sau cuộc Cách mạng 1848-1849 không chỉ đã vượt qua các thách thức mang tính giai c ấp trên con đường đấu tranh giành quyền lãnh đạo quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), mà còn chứng minh rằng trong bối cảnh lịch sử của nước Đức giữa thế kỷ XIX thực ra không có lực lượng chính tr ị và xã hội nào cả bên trong lẫn bên ngoài có đủ khả năng hội tụ tất cả các điều kiện và tiền đề cần thiết cũng như xứng đáng hơn chính bản thân họ để có thể hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối theo hướng có lợi nhất cho toàn thể cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u lúc bấy giờ với tư cách là một quốc gia dân tộc thống nhất.
Quá trình ch ấm dứt tình tr ạng chia cắt yếu đuối và chia rẽ lệ thuộc của các nhà nước nói tiếng Đức ở Trung  u trong những năm 1848-1871 chính vì th ế đáng lẽ ra là một cuộc cách mạng giữa giai cấp tư sản dân tộc đang lên với giới quý tộc phong kiến đương quyền, nhưng thực ra chỉ là câu chuyện nội bộ của tầng lớp Junker hùng mạnh của Vương quốc Phổ dưới sự lãnh đạo của Otto von Bismarck từ năm 1862. Giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ không chỉ dùng vũ lực để đánh bại các đối thủ mang tính giai c ấp khác trong cuộc Cách mạng
1848-1871, mà còn loại dần ảnh hưởng của các thế lực ngoại bang đang cạnh tranh trực tiếp phạm vi ảnh hưởng cũng như quyền kiểm soát thế giới nói tiếng Đức với nhà Hohenzollern của Vương quốc Phổ lúc bấy giờ thông qua ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng trong những năm 1864-1871. Quá trình thu giang sơn về một mối bằng sắt và máu theo con đường của Vương quốc Phổ như trên thường được gọi là một cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống. Từ trên xuống ở đây là vì nó được tiến hành bằng vũ lực dưới sự lãnh đạo của giới quý tộc phong kiến đương quyền thống trị chứ không phải bằng bạo lực cách mạng của các giai tầng lao khổ bị trị dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.
Mặc dù vậy, cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống này không phải diễn ra thông qua các cuộc đấu tranh giai cấp nội bộ quyết liệt đến mức có thể giải quyết được toàn bộ vấn đề nước Đức thế kỷ XIX như quy luật phát triển chung của nhân loại. Thay vào đó, cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống này lại được tiến hành chủ yếu và về cơ bản được hoàn thành thông qua các cuộc chiến tranh với các nhà nước láng giềng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Otto von Bismarck với tư cách là một trong những đại diện ưu tú và tiêu biểu nhất cho giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ phần nào đã được tư sản hóa. Con đường quân sự của giới quý tộc phong kiến đương quyền Junker của Phổ được thể hiện qua ba cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864, Á o năm 1866, và Pháp trong những năm 1870-1871. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chính vì th ế thường được gọi là một cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống thông qua các cuộc chiến tranh với bên ngoài. Đó trong thực tế cũng chính là m ột trong những khác biệt cơ bản nhất của quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo con đường của Vương quốc Phổ trong so sánh với quá trình th ống nhất nước Ý [78, tr. 165] trong gần như cùng kỳ thời gian cũng như các cuộc cách mạng tư sản khác thời cận đại.
Tóm lại, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) không chỉ là một cuộc cách mạng tư sản từ trên xuống thông qua các cuộc chiến tranh với bên ngoài, mà trong thực tế còn là một quá trình m ở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như quyền lực của Vương quốc Phổ ra gần như toàn bộ cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u. Tuy nhiên, không một nhà nước Đức nào đương thời lại có một quá trình
mở rộng các nhân tố tự nhiên của mình m ột cách nhanh chóng và vững chắc như vương triều Phổ. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chính vì th ế thực chất là quá trình Phổ hoá nước Đức bằng con đường chiến tranh quân sự của giới quý tộc trứ danh Junker thông qua việc giải quyết mâu thuẫn với bên ngoài thay vì xung đột và nội chiến với các lực lượng nội bộ bên trong. Điều này làm cho quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX có nhiều điểm tương đồng với quá trình thống nhất nước Ý cùng thời gian hơn so với các cuộc cách mạng tư sản khác thời cận đại, nơi yếu tố dân tộc và giai cấp thường chiếm ưu thế chủ đạo.
4.3. Tác động của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871)
Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX không chỉ mang lại cơ hội cho nhiều thành phần tham gia, mà còn có thể tạo nên nhiều thách thức đối với các bên có liên quan. Mục này xem xét các tác động và ảnh hưởng của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đối với tất cả các bên liên quan trên t ất cả các phương diện cả tích c ực lẫn tiêu cực. Đặc biệt là các tác động của quá trình này đối với tương lai của nước Đức trong các giai đoạn sau.
4.3.1. Đối với các bộ phận cấu thành nước Đức
Nước Đức từ thuở sơ khai cho đến bây giờ mang nhiều đặc điểm tự trị địa phương hơn trung ương tập quyền trên phương diện tổ chức cộng đồng. Tuy nhiên, cũng tương tự như các cộng đồng khác trên thế giới, nước Đức giữa thế kỷ XIX được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản gồm: về phương diện tổ chức hành chính là các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866, về phương diện nhân chủng là cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở nước Đức, về phương diện xã hội là tập hợp của các giai cấp đang tạo nên cấu trúc xã hội của nước này.
Các nhà nước trong LB Đức 1815-1866: thay vì m ỗi nước có một hệ thống chính tr ị, kinh tế, và văn hoá riêng, giờ đây tất cả đều được thống nhất lại thành một hệ thống chung. Điều đó có nghĩa là các nhà nước nói tiếng Đức không cần phải duy trì m ột hệ thống chính quy ền riêng như trước. Sự ra đời của một nước Đức thống nhất năm 1871 đã loại trừ các nhân tố trên đồng thời giải phóng chức năng phòng vệ nội bộ của các nhà nước thành viên. Cùng lúc đó, các nhà nước nói tiếng Đức độc lập trước đây trở thành các cấu trúc bình đẳng trong một thể chế chung.