Đối Với Nước Đức Tổng Thể Như Một Dân Tộc

Việc giao thông, buôn bán, và trao đổi giữa các vùng miền giờ đây là chuyện nội bộ của một dân tộc và không còn là vấn đề quốc tế của các nhà nước khác nhau. Ngược lại, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đồng nghĩa với sự biến mất của chủ quyền, độc lập, và sự cát cứ của phần lớn các vương triều phong kiến cũng như quá trình Ph ổ hoá các nhà nước thành viên của nước Đức thứ ba trong LB Đức 1815- 1866.

Cộng đồng các dân tộc trong Đế chế Đức 1871-1918: quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX có những tác động nhiều chiều đối với cộng đồng các dân tộc trong Đế chế Đức 1871-1918, nhưng cái ý tưởng về sự bình đẳng của con người cũng như của tất cả các dân tộc trên thế giới đối với người Đức giữa thế kỷ XIX vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ. Người Do Thái, chính vì v ậy, cần phải làm một cuộc cách mạng chính tr ị theo tinh thần và niềm tin của họ [170]. Sự ra đời của Đế chế Đức năm 1871 đã mở ra một chương mới trong lịch sử cộng đồng các dân tộc ở Đức. Mặc dù về mặt lý thuyết các quyền cơ bản của người Do Thái đã

được pháp luật bảo hộ, nhưng thống nhất dân tộc Đức dưới sự lãnh đạo của Phổ, nước Đức được thống nhất nhưng không có tự do.8 Bên cạnh đó, vẫn còn một khoảng cách nhất định trong trình độ phát triển giữa các dân tộc.

Các giai cấp cơ bản trong xã hội: các giai cấp xã hội khác nhau chịu những ảnh hưởng và tác động khác nhau bởi quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), nhưng trong số các giai cấp còn tồn tại trong xã hội Đức đương thời, quý tộc Phổ là tầng lớp được hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Giới quý tộc phong kiến Phổ không chỉ không biến mất, mà còn phát triển hùng mạnh hơn sau khi nước Đức được thống nhất năm 1871. Quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX trên phương diện này chẳng qua cũng chỉ là quá trình lên cầm quyền của quý tộc Phổ từ chỗ chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phổ đã mở rộng ra toàn bộ Đế chế Đức thứ hai. Cùng lúc đó, việc giải phóng giai cấp mình đồng nghĩa với giải phóng toàn nhân loại hoàn toàn thất bại đối với giới tư sản Đức sau Cách mạng 1848-1849 trong quá trình làm nên con đường đặc

8 Nguyên văn tiếng Đức: „Eine preußisch-deutsche Einheit ohne Freiheit,“ trong: Keil, Wilhelm (1948), Lehren der Geschichte, trong: Keil, Wilhelm (Hrsg.), Deutschland 1848-1948, Im Verlag „Volkswille“ Max Denker Stuttgart, S. 16.

biệt của người Đức [76, tr. 42-48]. Tuy nhiên, giai cấp tư sản Đức cũng được hưởng lợi nhiều từ quá trình th ống nhất thị trường, hệ thống đo lường, và giao thông vận tải. Trong khi đó, chịu hậu quả nặng nề nhất của quá trình th ống nhất nước Đức(1848-1871) chính là các t ầng lớp lao động bình dân. Ngoài điều kiện lao động khắc nghiệt, cuộc chiến văn hoá của Bismarck năm 1878 cũng đã gây ra cho họ nhiều tổn thất. Vì th ế, mặc dù tỷ lệ các cuộc biểu tình thường giống nhau hoặc cao hơn ở Pháp so với ở Đức, nhưng con đường đặc biệt của người Đức đã tạo ra sự khác biệt trong phong trào lao động tập trung của nước Đức [163, tr. 29]. Sau khi đạo luật chống chủ nghĩa xã hội đáo hạn năm 1890 ở Đức và số lượng thành viên của công đoàn tăng lên nhanh chóng đã mang lại cho công đoàn nhiều quyền lực hơn và họ bắt đầu xây dựng các chương trình và đường lối hoạt động một cách độc lập hớn với các đảng phái chính tr ị [163, tr. 33]. Tuy nhiên, cuộc sống cùng cực trong điều kiện vật chất khó khăn đã làm cho họ trở thành các lực lượng cách mạng đông đảo và hùng hậu nhất sau khi nước Đức được thống nhất năm 1871.

Như vậy, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) vừa có các tác động tiêu cực vừa có các tác động tích c ực đối với các bộ phận cấu thành nước Đức. Trong khi phần lớn các vương triều phong kiến đương quyền phải biến mất để nhường chỗ cho một chính th ể thống nhất, người Đức cũng không cần phải duy trì một bộ máy chính quy ền cồng kềnh nhiều tầng nấc không cần thiết. Việc biến mất của các nhà nước riêng lẻ cũng đồng thời tạo điều kiện cho việc hình thành m ột thị trường dân tộc thống nhất. Tuy nhiên, quá trình th ống nhất theo cách của Phổ không tạo điều kiện cho việc giải phóng các giai tầng lao khổ cũng như các dân tộc yếu thế. Trong bối cảnh chung đó, giới quý tộc phong kiến Phổ được hưởng lợi nhiều nhất với tư cách là một giai cấp lãnh đạo trong quá trình th ống nhất những năm (1848-1871) và cầm quyền sau khi thống nhất những năm 1871-1918.

4.3.2. Đối với nước Đức tổng thể như một dân tộc

Lịch sử nước Đức là lịch sử của một quốc gia năng động và có những ảnh hưởng sâu sắc đối với thế giới. Đó là lịch sử của các cuộc đấu tranh quyền lực, đấu tranh tư tưởng, và diễn biến phức tạp, nhưng không có thế kỷ nào có thể giúp định nghĩa nước Đức một cách rõ ràng hơn thế kỷ XIX. Thế kỷ XIX chứng kiến người

Đức kháng chiến chống cả Napoléon Bonaparte lẫn Luis Napoléon, thành lập bốn nhà nước liên bang, trải nghiệm các cuộc cách mạng giai cấp, tiến hành các cuộc chiến tranh thống nhất đất nước với các quốc gia láng giềng, và trở thành một nhà nước thống nhất năm 1871. Quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) với tư cách là một nhà nước dân tộc về cơ bản là một hành động chính tr ị được tiến hành bằng các cuộc chiến tranh [161, tr. 1-2]. Yếu tố chiến tranh đó đã tác động đến tổng thể nước Đức về sau trên cả hai phương diện tích c ực và tiêu cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quá trình th ống nhất những năm 1848-1871 đã mang lại cho nước Đức những cơ hội đặc biệt để bước vào một giai đoạn vàng son trong quá trình ti ến lên hiện đại. Với sự chia rẽ và mâu thuẫn giữa các nhà nước thành viên, nước Đức trước khi thống nhất trở thành miếng mồi cho các cường quốc châu  u. Tuy nhiên, quá trình th ống nhất giữa thế kỷ XIX đã biến nước Đức từ chỗ là những cá thể yếu đuối trở thành một trong những thế lực hàng đầu châu  u và có quyền tự quyết gần như tất cả các vấn đề của riêng mình. T ừ chỗ chỉ là một tập hợp của các nhà nước đi tìm s ự che chở và bảo vệ từ bên ngoài, nước Đức trở thành một trong những nhân tố có khả năng vẽ lại bản đồ châu Âu theo hướng có lợi nhất cho mình có th ể.

Nền kinh tế của nước Đức theo đó cũng tăng trưởng nhanh và bền vững. Từ chỗ chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát tri ển so với Anh và Pháp, đến đầu thế kỷ XX, Đức đã vượt qua cả Anh và Pháp để vươn lên đứng đầu châu  u và thứ hai thế giới. Nước Đức dẫn đầu thế giới hoặc có thế mạnh đặc biệt trên một số lĩnh vực như đường sắt, công nghiệp hoá chất, và công nghiệp chế tạo vũ khí… Ảnh hưởng, vai trò, và vị trí c ủa nước Đức không còn bó hẹp trong phạm vi của châu  u như trước mà đã lan toả ra khắp thế giới. Quá trình phát tri ển của nước Đức sau khi đã được thống nhất trở thành một trong những mô hình lý tưởng đối với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế và quân sự hùng hậu không tương xứng với quyền lợi thuộc địa đã đưa nước Đức đến với các liên minh quân s ự để chuẩn bị phân chia lại thị trường thế giới. Chính các tham v ọng quyền lực và thuộc địa không đáy đó đã đưa nước Đức đến với các thảm kịch trong thế kỷ XX.

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 17

Mặc dù vậy, xét một cách tổng thể không có một bên hoặc lực lượng liên quan nào có thể hưởng lợi nhiều hơn chính tổng thể quốc gia dân tộc Đức từ quá

trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Một nước Đức thống nhất đã cho phép họ phát huy tối đa mọi nguồn lực có thể để phát triển đất nước. Thành quả tốt đẹp nhất chính là v ị thế cường quốc thế giới của nước Đức đầu thế kỷ XX. Đó có thể xem là một trong những giai đoạn phát triển vàng son nhất của thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u trong suốt tiến trình l ịch sử tiến lên hiện đại của họ.

Rất nhiều yếu tố chính tr ị của nước Đức sau năm 1866 tỏ ra dân chủ hơn hẳn ở các nước châu  u khác cùng thời. Bên cạnh đó, nước Đức có tốc độ đô thị hoá chóng mặt trong thời kỳ trước và sau Bismarck, nhưng tốc độ phát triển của các thành phố đối ngược với tốc độ thu hẹp của các vùng nông thôn. Khoảng 2 phần 3 dân số của nước Đức vẫn sống trong các cộng đồng nông thôn năm 1871. Gần một nửa dân số của Đức vẫn sống ở vùng thôn quê năm 1895. Các lâu đài cổ kính c ủa vua chúa không còn có khả năng ngự trị các nhà xuất bản và tạp chí n ữa mà thay vào đó là sự mở rộng của các thành phố như Berlin, Frankfurt am Main, Köln, Leipzig, Hamburg, và Stuttgart [113, tr. 30]. Ảnh hưởng của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đối với nước Đức như một tổng thể quốc gia dân tộc chính vì th ế mang nhiều yếu tố tích c ực hơn tiêu cực.

Tuy nhiên, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) cũng để lại những hệ quả không hề nhỏ cho toàn thể nước Đức với tư cách là một quốc gia nhà nước. Ở Phổ, không có gì thay đổi đáng kể từ những năm 1850 cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đế chế Bismarck được cai trị bởi Phổ và chính Ph ổ cũng vẫn được cai trị bởi Bismarck thông qua một Nghị viện Junker [116, tr. 17]. Điều đó dẫn đến một tình tr ạng là trong những năm 1830-1860, hàng triệu người Đức di cư đến Mỹ gồm nông dân, tỵ nạn chính tr ị, tỵ nạn tôn giáo, quân nhân đào ngũ. Rất nhiều nông dân đến nước Mỹ vì nh ững mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp, cải cách nông nghiệp, quá tải dân số, mất mùa, thiếu đất ở Đức. Cùng với nông dân là chủ tiệm buôn, thợ thủ công, và thợ cả cũng chọn phương án di cư đến Mỹ thay vì ph ải tiêu tốn cuộc đời chỉ vì cu ộc chiến sinh tồn khắc nghiệt ở Đức giữa thế kỷ XIX. Căng thẳng chính tr ị cũng đóng một vai trò quan trọng trong các làn sóng di cư của người Đức những năm 1830. Một nguyên nhân nữa khiến người Đức đến Mỹ là để tìm kiếm tự do mà nước Đức giữa thế kỷ XIX vẫn chưa thể có được. Cuộc Cách mạng

1848-1849 cũng góp phần làm cho số người Đức tha hương đến Mỹ nhiều chưa từng có. Nhóm bốn mươi tám đến Mỹ chủ yếu là những người hoạt động trên các lĩnh vực báo chí, y h ọc, âm nhạc, và giáo dục [161, tr. 18-35].

Tóm lại, nước Đức tổng thể như một dân tộc được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Từ chỗ là những nhà nước nhỏ lẻ và lệ thuộc vào bên ngoài v ề an ninh và quốc phòng, nước Đức sau khi được thống nhất năm 1871 đã trở thành một thế lực mới ở châu  u. Tuy nhiên, sự lớn mạnh vượt bậc của nước Đức đã đặt thế giới vào một tình th ế rất căng thẳng bởi các tham vọng đế quốc của giới cầm quyền nước này. Chính các tham v ọng thuộc địa đã đưa nước Đức trở thành một kẻ hung hăng và hiếu chiến bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX và kéo dài cho đến tận lúc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945. Cùng với các nguy cơ chiến tranh đối với bên ngoài, nội bộ nước Đức cũng xuất hiện nhiều vấn đề từ sự lớn mạnh của mình v ới tư cách một dân tộc thống nhất. Cả hai yếu tố đó đã đặt nước Đức trước một bước ngoặt định mệnh trên con đường trở thành một đế quốc hiếu chiến. Chính vì th ế, cái trật tự cũ của Vương quốc Phổ về lâu dài đã lên kế hoạch cho sự phá sản của cả dân tộc [119, tr. 123].

4.3.3. Đối với quốc tế

Tác động của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX đối với quốc tế không chỉ dừng lại ở các vấn đề dân tộc và giai cấp, mà còn đối với các phong trào chính tr ị và quá trình xã h ội. Mục này chỉ xem xét một số ảnh hưởng và tác động có tính ch ất điển hình nhất.

Đối với các nước láng giềng châu  u: toàn bộ châu  u nói chung và các nước láng giềng nói riêng đều chịu những ảnh hưởng và tác động nhất định trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Á o và Pháp là hai nước tỏ ra thiếu thiện chí nh ất đối với quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Một nước Đức thống nhất đồng nghĩa với việc cả Á o lẫn Pháp không thể trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của người Đức như vốn có và đó sẽ là một tổn thất đối với cả hai cường quốc châu  u đương thời. Chiến thắng của Phổ không chỉ loại bỏ cả Á o lẫn Pháp ra khỏi các vấn đề của người Đức, mà còn đưa nước Đức bước vào một giai đoạn mới. Trong khi cả Nga lẫn Anh đều giữ một thái độ trung lập trong những

thời điểm quyết định, tất cả các nhà nước tầm trung còn lại đều bị tác động ở những mức độ nhất định. Quá trình th ống nhất của Ý cũng được hưởng lợi từ cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, trong khi Hà Lan, Đan Mạch, và Bỉ đều mất một số vùng lãnh thổ có đường biên giới giáp với nước Đức. Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, chính vì th ế, mang lại nhiều lợi ích cho chính nước Đức hơn là cho toàn thể châu Âu cũng như các nước láng giềng cụ thể. Cùng lúc đó, tác động tiêu cực nhất của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đối với các nước láng giềng châu  u chính là các nguy cơ tiềm ẩn đối với hoà bình và an ninh c ủa lục địa già từ phía th ế lực mới nổi.

Đối với các nước đế quốc cạnh tranh trực tiếp: ngoài Anh, Pháp, Nga, Á o ở châu  u, chỉ có thể kể thêm Mỹ và Nhật Bản. Sự trổi dậy của người Đức nhìn chung là một mối lo đối với lợi ích c ủa các cường quốc thế giới hơn là một tin vui. Đối với các nước đế quốc cạnh tranh trực tiếp các lợi ích căn bản trên trường quốc tế, quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX đúng là một thách thức thực sự. Trong thực tế, đó cũng chính là những đối thủ của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Cả Áo và Pháp đều là những đối thủ không đội trời chung với Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) vì th ế không chỉ được đánh đổi bằng lợi ích và v ị thế của Pháp và Á o ở Trung  u nói riêng và châu  u nói chung, mà còn b ằng một tương lai bất định và nguy cơ đối đầu tiềm ẩn. Nước Pháp chính là nơi chịu trận nhiều nhất từ các tham vọng vô bờ bến của chủ nghĩa đế quốc Đức cả trong quá trình l ẫn sau ngày thống nhất năm 1871. Cả Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, Chiến tranh thế giới thứ nhất, và Chiến tranh thế giới thứ hai đều xoay quanh các mâu thuẫn giữa hai nước này. Lo ngại của các nước này không phải không có cơ sở, nhưng tác động của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) đối với các cường quốc khác chỉ dừng lại ở mức độ xung đột thuộc địa ở các khu vực trung gian.

Đối với các dân tộc thuộc địa và phong trào giải phóng dân tộc: quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) không chỉ làm cho các nhà nước độc lập biến mất, mà còn biến nước Đức trở thành một trong những cường quốc công nghiệp hùng mạnh nhất châu  u. Sức mạnh vượt trội của người Đức trong so sánh với các

đế quốc truyền thống đã biến nước Đức trở thành một trong những nơi khởi nguồn cho các tư tưởng và trào lưu chính trị mang tính dân t ộc chủ nghĩa cực đoan trên thế giới. Sự lớn mạnh của nước Đức sau năm 1871 đã đưa họ gia nhập hàng ngũ các cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đó cũng là lúc mà giới lãnh đạo nước Đức nghĩ về một vị thế quốc tế tương xứng với thực lực vốn có của mình . Từ đó, nước Đức bước vào quá trình tì m kiếm thuộc địa. Quá trình tranh giành thu ộc địa sau khi thống nhất đã biến nước Đức trở thành đối thủ của cả các nước tư bản phát triển đương thời lẫn nhân dân các dân t ộc bị áp bức bóc lột. Tuy nhiên, mô hình phát triển mà nước Đức đã trải qua phần nhiều chỉ thực sự phù hợp với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương lúc bấy giờ, nhưng rất khó có chỗ đứng trong các dân tộc có trình độ phát triển thấp hơn nhiều. Nhật Bản đã đi theo mô hình của Đức và ít nhi ều đã thành công trong công cuộc cải cách Minh Trị năm 1868. Các nước bị Đức biến thành thuộc địa không những không thể đi theo mô hình c ủa Đức, mà còn xem Đức là một trong những nhân tố kìm hãm s ự phát triển tự nhiên vốn có của họ. Điều đó có nghĩa là nước Đức chia sẻ nhiều đặc điểm chung trên con đường tiến lên hiện đại của các dân tộc trong quá trình tìm ki ếm các phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp. Tuy nhiên, nước Đức lại đứng ở phía bên kia chi ến tuyến của phong trào giải phóng dân tộc với tư cách là một đế quốc thuộc địa. Trên phương diện này, cho đến ít nh ất năm 1945, nước Đức là đối thủ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong khi lại khởi đầu cho một trào lưu dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ nhất thế giới từ lúc hình thành cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai năm 1945. Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, chính vì th ế, là một bất lợi đối với các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới hơn là thuận lợi.

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: từ năm 1848 đến năm 1871 là quá trình phong trào c ộng sản và công nhân quốc tế đi từ khởi đầu lý luận của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ngày 21 tháng 2 năm 1848 [124, tr. 3-23] đến mô hình nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản trong thực tế, Công xã Paris năm 1871. Đó cũng là quá trình vấn đề thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX được bắt đầu với cuộc Cách mạng 1848-1849 và kết thúc với thắng lợi của người Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Mặc dù lịch sử phong trào cộng sản và công

nhân quốc tế cũng như quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX có thể bắt đầu sớm hơn, nhưng những năm 1848-1871 là giai đoạn bản lề trong quá trình phát triển của cả hai tiến trình. C ả hai khởi đầu gần như cùng một lúc và kết thúc giai đoạn nền móng gần như đồng thời. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mang tính lịch sử giữa sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và quá trình hình thành và phát tri ển của một quốc gia nhà nước tiêu biểu cho thế giới tư bản. Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra mắt công chúng lần đầu tiên ở Luân Đôn như là cột mốc mở đầu cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó cũng là lúc các nỗ lực thống nhất nước Đức được bắt đầu trong thực tiễn bằng cuộc Cách mạng 1848-1849. Các nỗ lực thống nhất nước Đức trong hai thập kỷ tiếp theo cũng tương ứng với quá trình tìm tòi và th ử nghiệm các hình th ức tổ chức hoạt động thực tiễn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cuối cùng, Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 là cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên sản sinh ra một mô hình nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản trong thực tế, trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất sản sinh ra một nước xã hội chủ nghĩa và Chiến tranh thế giới thứ hai sản sinh ra một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đồng thời cũng sản sinh ra một trong những quốc gia nhà nước phức tạp nhất châu  u và thế giới đương đại, quốc gia nhà nước thống nhất đầu tiên của những người nói tiếng Đức ở Trung  u theo thể chế dân chủ tư sản của hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.

Đối với cách mạng công nghiệp và quá trình hi ện đại hoá các dân tộc: khi quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) đang khởi động thì nước Anh về cơ bản đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá các khâu sản xuất của mình để vươn lên trở thành công xưởng của thế giới. Cùng lúc đó, cách mạng công nghiệp của Pháp cũng đã đạt được những thành tựu hết sức cơ bản mở đường cho Pháp vươn ra phạm vi thế giới trên lĩnh vực thuộc địa. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) cũng diễn ra lúc mà cách mạng công nghiệp đang bắt đầu xuất phát ở nước này và trong thực tế cả hai quá trình này có nh ững ảnh hưởng và tác động lẫn nhau mang tính tương hỗ. Trong so sánh với Anh và Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Đức muộn hơn, nhưng diễn ra song song với quá trình th ống nhất thay vì ch ỉ

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí