Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 18

thực sự bùng nổ sau cách mạng xã hội như ở các nước nói trên. Đó là một điều hết sức đặc biệt, vì chính cách m ạng công nghiệp là một động lực góp phần thúc đẩy quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX diễn ra nhanh hơn. Chính quá trình cải tiến công cụ sản xuất và nâng cao năng suất lao động đã đặt ra một nhu cầu cấp thiết là phải có một thị trường thống nhất cũng như sự nhất thể hoá tiền tệ và hệ thống đo lường cho một nền sản xuất mang tính ch ất công nghiệp. Đó cũng là những yếu tố mà giới tư sản công thương nghiệp Đức đang tìm kiếm và nỗ lực thực hiện. Trên phương diện ngược lại, cách mạng công nghiệp mặc dù mới khởi đầu, nhưng đã tạo nên những nền móng cơ bản cho quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Cho dù cách mạng công nghiệp ở Đức, xét về tổng thể, khởi đầu muộn hơn ở Anh và Pháp, nhưng có một số lĩnh vực thường ở vị trí hàng đầu thế giới. Hệ thống đường sắt là một ví d ụ tiêu biểu. Sự tiện lợi trong đi lại cùng với nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng gia tăng đã làm cho quá trình thống nhất nước Đức (1848- 1871) diễn ra không những nhanh hơn, mà còn vững chắc hơn. Điều đó có nghĩa là mặc dù quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX diễn ra gần như cùng lúc với quá trình cách m ạng công nghiệp bắt đầu ở nước này, nhưng chính cách mạng công nghiệp đã tạo ra các tiền đề cần thiết và là động lực cơ bản cho quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Chính các thành tựu của cách mạng công nghiệp cũng góp phần hình thành b ản sắc dân tộc của người Đức, vì đường sắt cũng mang tính dân tộc, còn báo chí và liên l ạc tất nhiên chủ yếu bằng ngôn ngữ dân tộc. Cách mạng công nghiệp là quá trình hi ện đại hoá dân tộc trên phương diện kinh tế và đó cũng là một bộ phận của quá trình hi ện đại hoá các dân tộc trên thế giới.

Tóm lại, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn bất ổn đối với các nước láng giềng cũng như các nước cạnh tranh trực tiếp các lợi ích c ốt lõi của nước Đức trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc cũng như cách mạng công nghiệp và quá trình hi ện đại hóa các dân tộc khác trên thế giới, quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX cũng không mang lại những tín hi ệu thực sự tích cực đáng mong đợi như đối với tổng thể dân tộc Đức. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), vì th ế, mang lại nhiều thuận lợi đối với chính nước Đức như một

tổng thể dân tộc hơn là các nhân tố quốc tế. Nước Đức như một tổng thể dân tộc được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình ch ấm dứt tình tr ạng chia cắt yếu đuối và chia rẽ lệ thuộc của các nhà nước nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX.

Tiểu kết chương 4

Về lý thuyết, đáng lẽ ra vấn đề nước Đức cần phải được giải quyết theo các phương án quốc tế, vì nó được đặt ra trước hết bởi các lực lượng quốc tế. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX khi tất cả các yếu tố quốc tế có liên quan đều rất bận bịu với các vấn đề chiến lược có tính quy ết định hơn đối với dân tộc mình, v ấn đề nước Đức thông thường chỉ trở thành mối quan tâm thứ yếu và trong thực tế không một yếu tố quốc tế nào thực lòng đặt vấn đề nước Đức ra ngoài quỹ đạo lợi ích dân t ộc của chính h ọ. Chính vì th ế, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nhanh chóng trở thành một vấn đề nội bộ mang tính dân t ộc của chính c ộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u. Đó thực chất là một cuộc cạnh tranh quyền lực mang tính s ống còn giữa Áo và Phổ cho một phương thức tổ chức cộng đồng theo hướng có lợi nhất cho các bên tham gia. Lúc đầu Á o tỏ ra có ưu thế hơn nhờ quân đông đất rộng, nhưng Phổ lại thực sự nghiêm túc hơn trong vấn đề nước Đức và mô hình mà Ph ổ theo đuổi cũng phù hợp hơn với xu thế phát triển chung của nhân loại theo hướng hiện đại ít nhất trong thế kỷ XIX. Thực tế đó đã đặt Phổ vào vị trí ứng cử viên nhiều trách nhiệm nhất đối với vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong mối quan hệ và liên hệ mật thiết với các yếu tố mang tính qu ốc tế, giai cấp, và dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX thực tế bắt đầu với sự tham gia của người Pháp sau khi giải thể ĐQTTLM năm 1806 và cũng kết thúc với sự rút lui của người Pháp sau cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871.

C. KẾT LUẬN


Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX diễn ra dưới sự tác động của một loạt các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó Vương quốc Phổ đóng một vai trò chủ đạo cả trong các vấn đề đối nội lẫn đối ngoại để giải quyết vấn đề nước Đức. Trong vấn đề đối nội, Phổ tìm m ọi cách để đưa các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 vào trong một khối thống nhất mang tính b ền chặt và vững chắc hơn. Về đối ngoại, Phổ cũng muốn đưa các cộng đồng nói tiếng Đức trở thành một thế lực hàng đầu của châu  u trên gần như tất cả các phương diện dưới hình th ức tổ chức cộng đồng của một quốc gia nhà nước hiện đại. Hoàn thành sứ mệnh đó cũng chính là hoàn thành vai trò của Phổ với tư cách là cường quốc xứng đáng nhất lãnh đạo quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX.

Vai trò đầu tiên của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) thể hiện ở việc nhà nước này được giao quản lý luôn các vùng đất phía Tây sông Ranh giáp với biên giới của nước Pháp. Hành động này của các cường quốc châu  u tại Hội nghị Viên năm 1815 như ngầm ám chỉ rằng ngoài Vương quốc Phổ ra gần như không còn nhà nước thành viên nào khác của LB Đức 1815- 1866 có đủ khả năng đảm đương sứ mệnh bảo vệ cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung Âu trước sự nhòm ngó của người láng giềng khổng lồ ở phía Tây đã bước vào một giai đoạn phát triển tương đối cao hơn. Với việc tiếp nhận các vùng đất ở Rheinland, Phổ cũng tự gia nhập hàng ngũ các cường quốc hàng đầu châu  u và số hai của thế giới nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX. Mặc dù đó không phải là vị trí lý tưởng cao nhất mà giới cầm quyền ở Vương quốc Phổ đang thực sự mong muốn, nhưng vị thế đó cũng đủ để cho Phổ không chỉ có thể tự lo được các vấn đề riêng tư của chính mình, mà còn có đủ sức để giải quyết các công việc nội bộ của thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u lúc bấy giờ.

Vai trò thứ hai của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX còn được thể hiện trong việc loại bỏ các yếu tố cách mạng mang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

màu sắc giai cấp của giới tư sản cũng như các giai tầng lao khổ bị trị ra khỏi cuộc đấu tranh quyền lực trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Ngay sau khi LB Đức 1815-1866 vừa mới được thành lập, đã có không ít phong trào cách mạng của quần chúng phi quý tộc chống lại trật tự đã được sắp đặt bởi các cường quốc châu  u này và chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích giai cấp hẹp hòi của giới quý tộc phong kiến. Các phong trào đấu tranh này đã gây ra cho chính quyền đương cục của các nhà nước thành viên trong LB Đức 1815-1866 nhiều khó khăn không thể lường trước được và ở một số nơi tình hình có lúc dường như đã nằm ngoài phạm vi và khả năng có thể kiểm soát của chính quy ền nhà nước. Đứng trước tình hình đó, Phổ đã đứng ra cầm đầu và thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của một anh cả trong các cuộc dẹp loạn để duy trì tr ật tự hiện có của giới quý tộc phong kiến đương quyền ở Trung  u. Hành động này của giới quý tộc phong kiến đương quyền của Vương quốc Phổ không chỉ giúp duy trì được cái trật tự đã lỗi thời của giai cấp phong kiến Đức đương thời, mà còn lấy được niềm tin của các vương triều phong kiến khác trong LB Đức 1815-1866 trong cuộc chiến chống lại các giai tầng phi quý tộc.

Biểu hiện cao nhất của xu hướng này chính là vi ệc nhà Hohenzollern của Vương quốc Phổ đã chủ động triệu tập và tiến hành bầu cử một quốc hội quốc gia riêng của chính mình ở Berlin song song tồn tại với QHQGF của giới tư sản như một lời tuyên bố và sự khẳng định rằng ngoài Vương quốc Phổ ra không còn con đường và lựa chọn nào khác cho quá trình giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 18

XIX. Đỉnh điểm của vấn đề này chính là việc vua Phổ Friedrich Wilhelm IV đã thẳng thừng từ chối món quà ngôi vương đến từ QHQGF của giới tư sản ngày 3 tháng 4 năm 1849 cho một nhà nước Đức thống nhất dưới sự bảo trợ của Vương quốc Phổ, nhưng quyền lực thực tế lại nằm trong tay của quốc hội theo thể chế quân chủ lập hiến. Thực tế đó cho thấy rằng cho dù các lực lượng chính tr ị khác có thể có đủ và thậm chí th ừa mục tiêu, mơ ước, và lý tưởng, nhưng không một lực lượng nào đủ khả năng trong thực tế để có thể hoàn thành sứ mệnh thống nhất nước Đức theo một mô hình hi ện đại hơn thể chế hiện tồn. Việc Phổ từ chối ngôi vương của giới tư sản chính vì th ế cũng trở thành một cột mốc đánh dấu sự kết thúc sứ mệnh lịch sử

của QHQGF trong cuộc Cách mạng 1848-1849. Điều này chứng minh thêm một lần nữa chân lý lịch sử rằng gần như không có vấn đề gì l ớn của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ XIX có thể được giải quyết một cách ổn thỏa và triệt để mà không có sự tham gia của Phổ. Một vấn đề hệ trọng như quá trình thống nhất nước Đức lại càng không thể.

Vai trò thứ ba của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chính là vi ệc Phổ đã âm thầm chuẩn bị và nghiêm túc theo đuổi kế hoạch thống nhất nước Đức theo con đường của Phổ trong một thời gian dài cũng như bằng những cách nghiêm túc và kiên quy ết nhất có thể. Người ta có cảm giác lãnh đạo quá trình th ống nhất nước Đức chính là s ứ mệnh của Phổ và Phổ sinh ra là để thực hiện nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ đó được Phổ âm thầm triển khai một cách thống nhất từ người đứng đầu vương triều cho đến giới dân chúng và binh sỹ. Phần lớn họ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng c ủa mình để hoàn thành mục tiêu chung của cả vương quốc đã được đưa ra như những mệnh lệnh không thể khác được. Trên phương diện này, không có lực lượng chính tr ị nào nghiêm túc và có trách nhi ệm với vận mệnh của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ XIX hơn Vương quốc Phổ. Nói cách khác, không có lực lượng chính tr ị nào lúc bấy giờ xứng đáng cả trên phương diện lý thuyết lẫn trong thực tế cũng như có đủ khả năng và tiềm lực để hiện thực hoá kế hoạch trọng đại và nhiệm vụ cao cả đó hơn giới quý tộc phong kiến Phổ do nhà Hohenzollern đứng đầu.

Vai trò thứ tư của Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) được thể hiện trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong các mối quan hệ quốc tế. Mặc dù Áo lúc đó đang tận hưởng một vị thế quốc tế đáng kể hơn so với Phổ trong mối quan hệ với các cường quốc châu  u xét về mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế chỉ có duy nhất Phổ mới nhận được sự tin tưởng toàn diện của các ông chủ châu  u trong vấn đề nước Đức. Đó trong thực tế chính là một trong những điều kiện chính trị quan trọng nhất để nhà Hohenzollern có thể âm thầm triển khai kế hoạch thống nhất nước Đức bằng con đường vũ lực theo cách của riêng mình trong nh ững năm 1848-1871. Vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX chính vì th ế không chỉ đơn thuần là vấn đề ai lãnh đạo quá trình th ống nhất đất nước, mà thực tế là vấn đề thống nhất

bằng cách nào và ai là chủ sở hữu quyền lực của một nước Đức sau khi đã thống nhất. Đó thực chất là một quá trình tranh đua quyền lực giữa các thế lực chính tr ị cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau khi các l ực lượng chính tr ị mang màu sắc giai cấp đã hoàn toàn bị loại bỏ trong cuộc Cách mạng 1848-1849, vấn đề nước Đức chỉ còn là chuyện giữa Vương quốc Phổ với các nhà nước có tham gia tranh giành ảnh hưởng. Đó trong thực tế là vấn đề đối với các nhà nước và lực lượng chính tr ị nhìn chung nằm ngoài khả năng trở thành các thành viên c ủa một nước Đức thống nhất hay nói cách khác là các l ực lượng đang cản trở quá trình th ống nhất nước Đức thành một nhà nước duy nhất nằm dưới sự lãnh đạo của Vương quốc Phổ.

Quá trình này ch ỉ có thể được giải quyết bằng các biện pháp bạo lực quyết liệt nhất có thể thông qua các cuộc chiến tranh biên giới với các nhà nước láng giềng có liên quan trực tiếp. Biên giới phía B ắc đã được giải quyết trong cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864. Tương tự như vậy, cuộc nội chiến của những người Đức anh em giữa Phổ với Áo năm 1866 không chỉ xác định được chủ sở hữu quyền lực duy nhất của thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u, mà còn phá bỏ các cấu trúc quyền lực do Đế chế Á o tạo dựng nên hơn nửa thế kỷ trước và đồng thời tạo điều kiện cho việc thiết lập các cấu trúc quyền lực mới nằm dưới sự lãnh đạo của Vương quốc Phổ. Tuy nhiên, trận chiến có tính ch ất quyết định nhất trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX lại diễn ra với Đế chế Pháp thứ hai của Louis Napoléon Bonaparte trong những năm 1870-1871. Trận chiến này không chỉ đưa toàn bộ thế giới nói tiếng Đức về một mối nằm dưới sự chỉ đạo của duy nhất Phổ, mà còn đưa nước Đức trở thành một thế lực đáng gờm ở châu  u từ đó về sau. Cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đồng thời cũng sản sinh ra một trong những nhà nước đầu tiên của giai cấp vô sản trong thực tế, Công xã Paris năm 1871.

Vai trò cuối cùng của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX chính là mô hình phát tri ển theo hướng hiện đại mà nước này đã triển khai thực hiện thành công trong thực tế trong cuộc cải cách những năm 1807- 1821 không chỉ mang lại cho Phổ một tiềm lực thực tế đáng nể ở châu  u, mà còn trở thành một trong những mẫu hình lý tưởng về những nỗ lực vươn lên không biết mệt mỏi trong những hoàn cảnh tưởng chừng như không còn gì để mất cho nhiều

nhà nước khác noi theo. Các thành tựu trong cuộc cải cách mà Phổ đã tiến hành đầu thế kỷ XIX trên các lĩnh vực kinh tế, hành chính, và giáo d ục đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) theo con đường của Phổ. Chính s ức mạnh kinh tế và trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho Phổ nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu  u nửa cuối thế kỷ XIX. Nền kinh tế đó không chỉ đơn thuần phục vụ cho nhu cầu làm giàu của giới quý tộc đã phần nào được tư sản hóa của Phổ, mà còn tạo điều kiện cho giới tư sản và thương nhân của LB Đức 1815-1866 tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Trong chuỗi dây chuyền của các nỗ lực chung đó, năm 1834 Phổ đã sáng lập ra Liên minh thuế quan Đức do Phổ đứng đầu với sự tham gia tự nguyện của gần như tất cả các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866. Sự thống trị về mặt kinh tế cùng với sức mạnh vượt trội về mặt quân sự đã mang lại cho Phổ những lợi thế không thể so sánh trong quá trình tranh giành v ị trí bá ch ủ thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u và vươn lên trở thành một trong những thế lực hàng đầu châu  u giữa thế kỷ XIX.

Tóm lại, giữa thế kỷ XIX xuất hiện hàng loạt các nhân tố có thể dẫn đến hoàn thành quá trình th ống nhất nước Đức bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất Vương quốc Phổ hội tụ đầy đủ tất cả các nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan để biến vấn đề nước Đức thành vấn đề của riêng Phổ. Đó trong thực tế cũng chính là lúc Phổ đã chứng minh được vai trò không thể thay thế của mình trong quá trình gi ải quyết gần như tất cả các vấn đề hệ trọng của thế giới nói tiếng Đức lúc bấy giờ. Điều đó cho thấy mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức có lúc đến mức tưởng chừng như không thể vượt qua nổi sau thất bại trước Napoléon Bonaparte trong các trận chiến ở Jena và Auerstadt năm 1806, nhưng cuối cùng Phổ cũng đã thành công trong việc xác lập được vị thế độc quyền của mình trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX và biến cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u trở thành một công cụ chính tr ị phục vụ cho các mục tiêu mang tính vương triều của riêng mình. Trên tinh th ần đó, vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là độc nhất vô nhị, nhưng hệ quả của nó để lại theo cách thức này cũng có một không hai.

DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Mậu Hùng (2019), Hệ thống đường sắt ở Đức thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Số 2 (2019), tr. 91-96.

2. Nguyễn Mậu Hùng (2018), Vai trò của vương quốc Phổ trong cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Đức những năm 1848-1849, Tạp chí Nghiên c ứu Châu  u, Số 07 (2018), tr. 55-67.

3. Nguyễn Mậu Hùng (2018), Yếu tố dân tộc và quốc tế trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa h ọc Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, T. 127, Số 6C, tr. 167-176.

4. Nguyễn Mậu Hùng (2018), Cuộc Chiến tranh Á o - Phổ năm 1866 trong quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa h ọc và Công nghệ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Chuyên san Văn - Sử - Triết, T. 12, Số 3 (8-2018), tr. 151-161.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023