Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 9

trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Có thể nói rằng chế định chứng minh và chứng cứ của BLTTDS không chỉ thay đổi về lượng mà còn đã biến đổi cả về chất so với pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Đó là đã quy định và cụ thể hoá nguyên tắc cơ bản trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về các đương sự. Tuy vậy, một mặt do chế định này vẫn còn tồn tại những khoảng trống, mặt khác do trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người còn hạn chế nên thực tế chưa phát huy được hết tác dụng của các quy định mới này. BLTTDS hiện hành quy định, nếu xét thấy chứng cứ chưa đầy đủ để giải quyết vụ án thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thu thập được chứng cứ thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Như vậy, trong mọi trường hợp Toà án chỉ được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ khi và chỉ khi đương sự có yêu cầu. Đây là quy định một mặt gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực công việc cho Toà án, mặt khác đó cũng là cơ chế bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng Toà án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành những quy định mới này đã gặp không ít khó khăn cho cả đương sự lẫn Toà án. Trong số các nguồn chứa đựng các chứng cứ thì các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nhưng trong nhiều trường hợp các đương sự lại không có các chứng cứ đó mà lại đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý. Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, của BLTTDS quy định:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án. Trong

trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ [14, Điều 7].

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 85 và khoản 1 Điều 94 của BLTTDS cũng đã quy định: “Chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì mới có quyền yêu cầu Toà án thu thập” [14]. Trên cơ sở các quy định này, tại khoản 5 Mục I Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn cụ thể là:

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ [8].

Thực tế khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ là việc không đơn giản. Trong rất nhiều vụ án mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Toà án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do và việc từ chối đó cũng chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không

thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Toà án thu thập. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này cần có chế tài cụ thể để xử lý các tổ chức, cá nhân không hợp tác trong việc cung cấp, chứng cứ phục vụ công tác xét xử của Tòa án.

Một vấn đề nữa là Điều 79 BLTTDS đã quy định: Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cho sự phản đối yêu cầu của người khác là thuộc về đương sự. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ. BLTTDS quy định cụ thể thêm là: “Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó” [14, Điều 84]. Như vậy, BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và hậu quả của việc không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ nhưng lại không quy định về thời hạn mà đương sự phải thực hiện việc giao nộp chứng cứ. Do đó, có nhiều đương sự sau khi khởi kiện đã không tự giác thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà án hoặc cố tình trì hoãn việc giao nộp chứng cứ làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Thậm chí có chứng cứ nhưng chỉ chờ đến khi xét xử phúc thẩm mới chịu nộp, hậu quả dẫn đến việc cấp phúc thẩm huỷ hoặc sửa án sơ thẩm là khó tránh khỏi. Vấn đề này thực tế đã gây không ít phiền phức cho Toà án và cũng là một khoảng trống cần phải được lấp đầy.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Hoạt động xét xử của Tòa án là nơi thể hiện rõ nét nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp, nơi thể hiện rõ nhất bản chất nhân dân, tính công bằng, công lý và dân chủ trong hoạt động tư pháp trong

đó thẩm phán có vai trò trung tâm, là thành phần chính tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động xét xử không chỉ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các thẩm phán mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán. Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng, vì thế số lượng, chất lượng của đội ngũ thẩm phán là yếu tố mang tính chất quyết định đến hiệu quả quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Luật tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 quy định điều kiện, tiêu chuẩn thẩm phán, cũng như quyền hạn, nghĩa vụ của họ khi tiến hành tố tụng… đã góp phần nâng cao một bước chất lượng của đội ngũ thẩm phán trong những năm vừa qua. Thẩm phán là một chức danh tư pháp quan trọng không thể thiếu trong tổ chức Tòa án nói riêng và trong bộ máy Nhà nước nói chung. Ở nước ta, từ năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đã ghi nhận Thẩm phán là một chức danh mà trước đó chỉ được coi là một chức vụ. Quy định này đánh dấu một bước ngoặt về nhận thức để xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động xét xử. Chỉ khi nào thực sự coi Thẩm phán là một nghề, có vị trí, chức danh trong xã hội thì họ mới có cơ sở và điều kiện pháp lý để làm việc và yên tâm cống hiến, phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Hoạt động xét xử của Thẩm phán là chuyên nghiệp, do đó Thẩm phán phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, cẩn thận để tìm được người đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức có thể đảm đương tốt vai trò của người Thẩm phán. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã lựa chọn cách thức bổ nhiệm để tuyển chọn Thẩm phán và cũng đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể trong việc tuyển chọn thẩm phán. Về cơ bản những quy định này bước đầu đã tạo ra những cơ

Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 9

sở pháp lý để hình thành đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp cho hoạt động xét xử. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tính chuyên nghiệp của thẩm phán trên tất cả các lĩnh vực như: cơ chế bảo đảm, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng xét xử… để có thể xây dựng đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp. Cũng cần xem xét, nghiên cứu về chế độ Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời để họ có thể yên tâm làm công việc đầy khó khăn đã lựa chọn. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của thẩm phán và xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng mang tính tiên quyết để nâng cao địa vị của thẩm phán trong hoạt động tư pháp và đối với xã hội góp phần nâng hiệu quả của hoạt động xét xử.

Số lượng và chất lượng thẩm phán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xét xử cũng như địa vị của thẩm phán. Theo thống kê của TAND tối cao thì số lượng thẩm phán của TAND các cấp, đặc biệt là khối TAND cấp huyện còn thiếu, chưa đủ chỉ tiêu đươc giao. Do thiếu thẩm phán nên nhiều Tòa án đang bị quá tải về công việc dẫn đến số lượng các vụ án tồn đọng nhiều vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Điển hình như các TAND trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ riêng án liên quan đến giải quyết tranh chấp HĐTD, một thẩm phán được giao giải quyết trung bình trên 10 vụ/tháng. Sự quá tải này có thể sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có về nghiệp vụ, đặc biệt là gây ra những khó khăn nhất định đối với công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ của ngành do việc nhiều, người ít nên nhiều nơi không thể cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, quy hoạch. Đây chính là mâu thuẫn, thách thức lớn nhất đặt ra với ngành Tòa án khi xử lý, giải quyết vấn đề về số lượng thẩm phán của Tòa án các cấp.

Về chất lượng đội ngũ thẩm phán: Hiện nay đa số thẩm phán TAND các cấp đã được bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ 2 nhiều trường hợp được bổ nhiệm

tiếp nhiệm kỳ thứ 3 cho nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được còn tồn tại những mặt hạn chế như một số thẩm phán còn hạn chế về năng lực, trách nhiệm xét xử không cao. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi ngành Tòa án cần có chiến lược quy hoạch đào tạo nguồn thẩm phán. Quy hoạch thẩm phán vừa là căn cứ để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán vừa là cơ sở để tiến hành chuẩn bị tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán. Đối với các thẩm phán trước khi bổ nhiệm mới đều phải được học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ thẩm phán thì việc tăng cường công tác giám sát của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, của nhân dân đối với hoạt động xét xử của thẩm phán là việc làm cần thiết. Đây cũng là hoạt động phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác giám sát, động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị việc khắc phục, sửa chữa.

Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp. Trong một nền tư pháp của nhân dân thì nhân dân phải được tiếp cận thông tin về hoạt động xét xử và giám sát hành vi của các thẩm phán. Các tổ chức chính trị, xã hội có thể đóng vai trò giám sát tư pháp để làm tăng trách nhiệm của các thẩm phán. Từng bước thực hiện công khai hóa bản án của Tòa án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc thuần phong mỹ tục. Công bố bản án là việc chuyển tải toàn văn các quyết định và bản án của Tòa án tới công chúng một cách công khai. Mục đích của việc công bố phán quyết của Tòa án là nhằm làm cho công chúng thấy rõ quan điểm của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để xét xử và giám sát chất lượng của thẩm phán khi tuyên bản án

đó. Việc công bố là một hình thức công khai, minh bạch hóa chính sách và pháp luật, việc làm này được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng, đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, trong đó người dân thực sự được làm chủ xã hội thông qua việc được biết, được bàn, được kiểm tra việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp, của Tòa án. Cũng chính vì thế mà bản thân các thẩm phán phải nâng cao năng lực chuyên môn để làm sao tuyên bản án được chính xác, đúng đường lối chính sách, đúng pháp luật được xã hội thừa nhận.

3.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng ngân hàng

Nếu việc tăng cường kiến thức pháp luật cũng như kiến thức kinh tế đối với Thẩm phán và hội thẩm nhân dân là để tranh chấp HĐTD được giải quyết bằng một bản án, quyết định đúng đắn nhất thì việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như hiểu biết pháp luật đối với cán bộ tín dụng lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hay lý tưởng hơn, là phòng ngừa trước và góp phần hạn chế tối thiểu số lượng tranh chấp phát sinh.

Phải thừa nhận rằng, chất lượng tín dụng phụ thuộc hầu như toàn bộ vào yếu tố con người – các tổ chức tín dụng phải thực sự lưu tâm đến điều này để kế hoạch tuyển dụng và đào tạo sao cho lực lượng cán bộ của mình luôn là người nhạy bén, có năng lực chuyên môn, có kiến thức về thị trường tài chính, đầu tư cũng như về pháp luật… Bên cạnh đó, mỗi tổ chức tín dụng thiết lập cho mình một quy trình cho vay chặt chẽ và hiệu quả. Chất lượng cán bộ tín dụng được nâng cao thì tự khắc các tranh chấp về HĐTD sẽ được hạn chế và dễ dàng giải quyết hơn. Xét cho cùng, sức hút lâu dài của một tổ chức không phải được tạo nên từ sự cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường bằng mọi giá, như: Bỏ qua các quy trình tín dụng, lảng tránh các hàng rào kiểm tra thông tin sai lệch, hay thậm chí hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách quan mà chỉ có thể được xây dựng từ chính uy tín của tổ chức tín dụng.

3.2.3. Nâng cao ý thức pháp luật của các doanh nghiệp và người dân

Một trong những trở ngại lớn trong việc giải quyết các vụ án hiện nay là ý thức chấp hành pháp luật của một số cá nhân, cơ quan, tổ chức rất hạn chế. Điều này thể hiện ở các hành vi cản trở các hoạt động tố tụng của Tòa án. Hành vi cản trở không chỉ do những người tham gia tố tụng thực hiện nhằm đạt được lợi thế cho mình trong việc giải quyết vụ án, mà ngay cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng tham gia, gây khó khăn cho Tòa án. Biểu hiện phổ biến và rõ nét nhất là các hành vi: người tham gia tố tụng cố tình không nhận, không chấp hành theo giấy triệu tập của Tòa án, tự ý bỏ về giữa chừng làm cho việc giải quyết phải hoãn nhiều lần. Hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật; mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép để ngăn cản người làm chứng hoặc để họ khai báo gian dối; không chịu ký vào các biên bản làm việc của Tòa án. Các cá nhân, tổ chức cố ý tẩu tán, hủy hoại hoặc không cung cấp các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết các vụ án hành chính, các vụ, việc dân sự mà Tòa án yêu cầu cung cấp hoặc có quyết định thu thập chứng cứ. Các cơ quan chuyên môn không cử cán bộ tham gia Hội đồng định giá tài sản theo yêu cầu của Tòa án; đương sự cản trở hoạt động định giá tài sản, hoạt động xem xét tại chỗ. Hành vi cố ý không thực hiện, thực hiện không đúng việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng theo yêu cầu của Tòa án. Hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa, phiên hòa giải, xúc phạm lẫn nhau giữa các đương sự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ Tòa án; đương sự, người nhà của đương sự cố tình xuyên tạc, tố cáo cán bộ Tòa án sai sự thật... Như vậy, mỗi hoạt động tố tụng đều có thể xảy ra các hành vi cản trở tương ứng. Tất các các hành vi cản trở hoạt động tố tụng, dù ở mức độ nào đều có ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án. Bộ luật Tố tụng dân sự đã dành chương XXXII để quy định về việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Tuy

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí