Thực Tiễn Thực Hiện Vai Trò Của Tòa Án Trong Giai Đoạn Xét Xử Vụ Án

2.2. Thực tiễn thực hiện vai trò của Tòa án trong giai đoạn xét xử vụ án

Cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế là các vụ án phát sinh từ HĐTD ngày càng có chiều hướng gia tăng, chính vì vậy cần phải áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án này. Một trong những giai đoạn giải quyết đó thì giai đoạn xét xử là giai đoạn rất quan trọng trong thủ tục giải quyết một vụ án dân sự nói chung và tranh chấp HĐTD nói riêng. Giải quyết đúng pháp luật là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Trong hoạt động tư pháp thì Tòa án giữ vai trò trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử các vụ án nói chung và sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật nói riêng. Trong những năm qua việc xét xử của Tòa án đã góp phần giải quyết được những tranh chấp về các lĩnh vực dân sự tránh được những tranh chấp nghiêm trọng xảy ra và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án. Bên cạnh những mặt đạt được trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì còn một số hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình xét xử dẫn đến tình trạng một số án dân sự sơ thẩm không thi hành được trên thực tế, tồn đọng án chưa xử, một số vụ còn dây dưa kéo dài,... làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự.

Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng. Tại phiên toà, hội đồng xét xử không chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến trình bày của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của người tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên toà, hội đồng xét xử mới nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tại một số Tòa án cho thấy một số những

vướng mắc trong quá trình xét xử tại phiên tòa gây khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án cũng như gây bất lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cụ thể:

Thứ nhất, trong vụ tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn thường là các Ngân hàng, bị đơn là các cá nhân, tổ chức vi phạm nội dung HĐTD, trây ì, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng do đó sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà không đạt kết quả. Để đảm bảo quyền lợi của mình các Ngân hàng thường tiến hành khởi kiện đòi nợ theo HĐTD. Khi Tòa án đứng ra giải quyết thì một số đương sự tỏ ra không chịu hợp tác với Tòa án để giải quyết. Cụ thể là khi phiên tòa xét xử được mở thì mặc dù bị đơn đã có đơn triệu tập hợp lệ nhưng vẫn cố tình vắng mặt, Tòa án buộc phải hoãn phiên tòa. Đến lần thứ hai, đã có giấy triệu tập nhưng đương sự đó vẫn vắng mặt gây khó khăn cho Tòa án. Mặc dù đã có quy định tại Điều 200 BLTTDS về việc Tòa án có thẩm quyền xét xử vắng mặt trong trường hợp triệu tập hai lần mà bị đơn vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng nhưng trong một số trường hợp Tòa án vẫn phải hoãn để xem xét việc bị đơn có nhận được giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án hay không, do đó mà Tòa án buộc phải hoãn phiên tòa không chỉ làm ảnh hưởng tới quá trình xét xử của Tòa án mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của đương sự trong trường hợp này. Về phía TCTD cho vay và khách hàng đi vay, việc theo đuổi một vụ tranh chấp không đơn giản và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như hao tốn thời gian, tiền bạc và công sức của cả đôi bên. Với TCTD, không thu hồi được nợ là một trong những vấn đề khó khăn, khi nguồn vốn đó là nguồn vốn huy động của bên thứ ba và hàng tháng vẫn phải trả lãi tiền gửi đều đặn. Ngoài việc theo đuổi vụ việc với thời gian kéo dài, chậm thu hồi nợ, uy tín của TCTD với khách hàng cũng có thể bị ảnh hưởng, gây tác động xấu đến hoạt động cho vay của TCTD và thu nhập cũng giảm sút. Với chủ thể vay vốn

đặc biệt là những tổ chức, cá nhân kinh doanh, phải gác lại công việc để tham gia tố tụng; các thương nhân có thể mất hợp đồng hoặc bị cắt giảm, ngừng những hợp đồng đang thực hiện do bị TCTD khởi kiện yêu cầu thanh toán nợ.

Thứ hai, việc quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa còn chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính dân chủ và bảo vệ các quyền của đương sự trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa, làm đương sự ỷ lại phụ thuộc vào Tòa án, hạn chế tính tích cực, chủ động của đương sự trong tố tụng, vai trò của luật sư tại phiên tòa bị mờ nhạt, toàn bộ trách nhiệm chứng minh được đặt lên vai Hội đồng xét xử đặt biệt là chủ tọa phiên tòa, còn các bên đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, những người tham gia tố tụng khác chỉ tham gia vào quá trình chứng minh ở mức độ hạn chế. Và khi phải đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm chứng minh ở phiên tòa thì Hội đồng xét xử không có điều kiện tập trung vào xem xét, đánh giá các chứng cứ, hướng quá trình tranh tụng giữa các bên đương sự vào việc làm sáng tỏ các yêu cầu, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp giữa các đương sự.

Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, thủ tục tranh luận ở nhiều phiên tòa được tiến hành một cách hình thức, có nhiều trường hợp chủ tọa phiên tòa để cho đương sự tranh luận trong quá trình thẩm vấn. Tòa xét hỏi trước khi xét xử, việc xét xử có chủ định, bàn bạc từ trước. Vì vậy phiên tòa không khách quan, không có việc tranh tụng thực tế. Bên cạnh đó, Tòa án chưa thực sự tôn trọng, chưa tạo điều kiện thuận lợi để luật sư đọc hồ sơ vụ kiện; việc triệu tập phiên tòa quá gấp làm luật sư không kịp bố trí thời gian để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa và cũng không ít trường hợp Hội đồng xét xử chưa tôn trọng, lắng nghe ý kiến của luật sư, cá biệt còn tư tưởng coi thường vai trò của luật sư tại phiên tòa, làm phiên tòa thiếu dân chủ.

Thứ ba, công tác thụ lý và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm còn chậm, nhiều bản án sơ thẩm còn được giải quyết chưa thỏa đáng, việc phát hiện những sai sót của bản án phúc thẩm còn chưa tiến hành kịp thời để đưa ra những giải pháp khắc phục lượng án phúc thẩm bị xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vụ án thụ lý giải quyết. Việc tố tụng chậm, thủ tục phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới các bên trong HĐTD. Đối với bên cho vay, việc giải quyết tranh chấp HĐTD kéo dài, bên cho vay không thu hồi được vốn, ảnh hưởng tới hoạt động của tổ chức đó. Còn bên đi vay, tranh chấp kéo dài có thể làm cho việc ký kết HĐTD tại các TCTD khác để mở rộng nguồn vốn kinh doanh gặp khó khăn. Ngoài ra, thủ tục tố tụng còn phiền hà, tạo tâm lý e ngại cho các bên khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án.

Thứ tư, yếu tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bản án là nhân tố con người mà đặc biệt là đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân – những người tham gia hoạt động xét xử tại phiên tòa. Một bản án dù được nghị án thông qua trên cơ sở những quy định của pháp luật nhưng suy cho cùng những quy định đó được hiểu và áp dụng thông qua lăng kính chủ quan của con người – những thành viên trong Hội đồng xét xử. Theo đó, có nhiều tranh chấp xảy ra, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến cách tính lãi suất nợ quá hạn trong HĐTD mà nhiều bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị vì lí do này. Trên thực tế, cơ quan tài phán không hoàn toàn nhất quán trong quá trình giải quyết. Việc áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành hay quy định của BLDS cũng chứng tỏ không ít sự lúng túng của cơ quan có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Một số vụ việc cụ thể như sau có thể chứng minh rằng việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều bất cập khiến quyền lợi của các bên tranh chấp bị ảnh hưởng.

Trường hợp của NHTMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) kiện bà

Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 7

Phan Ngọc H được TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử tại Bản án sơ thẩm số 06/2009/KDTM-ST ngày 28/9/2009 như sau:

Ngày 04/7/2008, Vietbank và bà Phan Ngọc H ký HĐTD số 686 ngày 04/7/2008 ký Hợp đồng sửa đổi, bổ sung số 01/HĐSĐ

- Số tiền vay 250.000.000 đồng.

- Thời hạn vay là 12 tháng từ ngày 27/11/2007 đến 27/11/2008.

- Lãi suất vay được tính từ ngày 27/11/2007 đến 04/7/2008 là 1,05%/tháng từ ngày 04/7/2008 trở đi là 1,75%/tháng. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Ngày 28/12/2008, bà H kí cam kết sẽ trả đủ số tiền vốn vay 250.000.000 đồng và tiền lãi cho ngân hàng sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ

Bản án sơ thẩm số 06/2009/KDTM-ST ngày 28/9/2009 căn cứ vào khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 và Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 và Quyết định số 2538/QĐ-NHNN ngày 31/10/2007 về lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, vậy lãi suất cho vay tối đa là 12,375%/năm (bằng 1,03%/tháng). Ngân hàng thỏa thuận cho phía bị đơn vay mức lãi suất là 1,05%/tháng là cao hơn mức trần lãi suất cho vay. Do đó, Tòa án điều chỉnh tính lãi trong hạn từ ngày 27/11/2007 đến 04/7/2008 là: 250.000.000 x 7 tháng 7 ngày x 1,03%/tháng = 18.625.833 đồng. Song, vấn đề đặt ra là từ tháng 6/2002 đến ngày 19/5/2008 NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, từ ngày 19/5/2008 trở về sau mới áp dụng mức trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản; vụ việc ở trên HĐTD kí ngày 26/11/2007 là trước ngày 19/5/2008, thỏa thuận lãi suất 1,05%/tháng kéo dài đến ngày 04/7/2008. Như vậy, trong khoảng thời gian từ ngày 19/5/2008 đến 04/7/2008 lãi suất cho vay mới cao hơn 150% lãi suất cơ bản là 1,03%/tháng, nhưng tòa sơ thẩm lại xử tính lãi suất cho vay trong hạn là 1,03%/tháng cho cả thời gian trước ngày 19/5/2008, bên nguyên đơn không kháng cáo phần này nên tòa phúc thẩm không xem xét đến. Có thể thấy rằng đây là một sai sót

của TAND tỉnh Sóc Trăng khi áp dụng hồi tố quy định hiện hành tại thời điểm xét xử cho cả thỏa thuận trước đó vốn được điều chỉnh bằng quy định khác của pháp luật và hoàn toàn hợp pháp.

Trở lại với vụ việc VietBank và bà Phan Ngọc H, về lãi suất nợ quá hạn, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên từ 28/11/2008 đến 28/9/2009 áp dụng Quyết định số 2024/QĐ-NHNN ngày 26/8/2009 lãi suất cơ bản là 7%/năm, lãi suất quá hạn là 10,5%/năm, bằng 0,875%/tháng. Do đó lãi quá hạn là 250.000.000 x 11 tháng x 0,875% = 24.062.500 đồng. Tương tự, bản án số 07/2009/DS-ST ngày 06/10/2009 giữa VietBank với bà A. và ông T, TAND tỉnh Sóc Trăng cũng tuyên áp dụng lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố vào thời điểm xét xử sơ thẩm là 7%/năm (theo Quyết định số 2232/QĐ-NHNN ngày 24/9/2009).

Ở cả hai vụ việc này, VietBank đều kháng cáo về việc áp dụng lãi suất nợ quá hạn. VietBank cho rằng theo Khoản 2 Điều 11 của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, lãi suất quá hạn phải được xác định bằng 150% lãi suất trong hạn trong hợp đồng là 150% x 1,75%/tháng. Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM xét xử phúc thẩm cho rằng việc áp dụng quy định của BLDS 2005 là hợp pháp và không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Khác với hai vụ việc trên, trong vụ “Ly hôn và tranh chấp tài sản” sau đây, Bản án sơ thẩm số 61/2009/HNST ngày 31/12/2009 của TAND quận 10 lại đưa ra cách giải quyết ngược lại, cụ thể như sau:

Ông Trịnh Xuân B. và bà Lê Thị Thanh N. kí với NHTMCP Á Châu (sau đây gọi là ACB) hai HĐTD.

- Hợp đồng thứ nhất PHT.CN.01080907 ngày 10/9/2007 và HĐTD trung, dài hạn số 29900799 ngày 10/9/2007, nợ vốn 1.744.447.000 đồng nợ gốc và lãi 146.533.546 đồng.

- Hợp đồng thứ hai PHT.CN.01171107 ngày 19/11/2007 và HĐTD trung, dài hạn số 32276929 ngày 20/11/2007, tổng số tiền 633.326.000 đồng nợ vốn và 34.075.314 đồng nợ lãi.

Bản án sơ thẩm số 61/2009/HNST tuyên tiền lãi của ACB sẽ được tính tiếp tục kể từ ngày 01/01/2010 với mức lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN trên tổng số dư nợ gốc thực tế cho đến khi trả hết nợ gốc căn cứ vào BLDS 2005. Sau đó ACB kháng cáo cho rằng ông B, bà N phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn từ 01/01/2010 đến ngày trả dứt nợ. Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM chấp nhận kháng cáo của ACB.

Có thể thấy rằng cùng một tình tiết và cùng Tòa phúc thẩm TANDTC nhưng cách thức giải quyết vụ việc lại khác nhau, tương ứng với hai cách tính lãi suất quá hạn. Cách thứ nhất theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 thì lãi suất quá hạn được tính không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Trong khi đó cách tính thứ hai căn cứ vào pháp luật chuyên ngành là Khoản 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN lãi suất quá hạn không vượt quá 150% lãi suất trong hạn. Khi áp dụng quy định về lãi suất nợ quá hạn của BLDS, người bị thiệt hại sẽ là TCTD, vì lãi suất cho vay trong hạn luôn cao hơn so với lãi suất cơ bản của NHNN quy định.

Bên cạnh những nhược điểm còn tồn tại, qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐTD tại Tòa án thời gian qua đã được những kết quả nhất định, khẳng định vai trò quan trọng của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD:

Một là, việc giải quyết tranh chấp HĐTD đã được thống nhất theo một thủ tục tố tụng chung là thủ tục tố tụng dân sự. Điều này đã khắc phục được hạn chế trước đây trong giải quyết tranh chấp HĐTD. Trước khi có BLTTDS, Tòa án phải mất nhiều thời gian để xác định tranh chấp HĐTD cần được giải quyết là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh tế để áp dụng quy định của

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hay kinh tế. Hiện nay, vấn đề này không còn tồn tại nữa. Điều này đã tiết kiệm thời gian cho các cơ quan tư pháp và cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hai là, TAND các cấp đã không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết vụ án, công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp.

Ba là, tình trạng sai phạm của các cán bộ ngành Tòa án đã bước đầu được khắc phục để xử lý và tiến hành bồi thường cho các đối tượng bị xử oan sai, đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2.3. Thực tiễn thực hiện vai trò của Tòa án trong giai đoạn thi hành án

Thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy, án tuyên không rõ, khó thi hành là một trong những nguyên nhân làm cho án dân sự tồn đọng, kéo dài không thi hành được, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án, gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến khiếu nại trong thi hành án. Để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan Thi hành án khi gặp những trường hợp này, pháp luật quy định cơ quan Thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bằng văn bản gửi Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự.

Quy định là vậy nhưng thực tế khi cơ quan Thi hành án dân sự có văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Có những trường hợp văn bản của Tòa án trả lời chung chung, không đúng nội dung văn bản của cơ quan Thi hành án dân sự yêu cầu hoặc không trả lời đã gây khó khăn cho việc tổ chức thi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023