hành án, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến án dân sự ngày càng tồn đọng. Đơn cử như Bản án số 03/2013/DSST ngày 29/7/2013 của TAND huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, tuyên buộc vợ chồng ông C và bà K phải trả cho Ngân hàng TMCPĐA, Phòng giao dịch tại Kon Tum, số tiền 334.600.000 đồng. Nếu chậm trả số tiền này, ông C và bà K còn phải trả tiền lãi phát sinh, với hai cách tính lãi khác nhau:
- Số tiền lãi phát sinh kể từ ngày xét xử là ngày 29/7/2013 cho đến khi thi hành án xong theo hợp đồng vay vốn số N 1135/1, ngày 07/10/2011 giữa Ngân hàng với vợ chồng ông C.
- Số tiền lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán kể từ ngày Bản án có hiệu lực và người được thi hành án có đơn yêu cầu cho đến khi thi hành xong.
Khi đưa Bản án ra thi hành, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa thầy gặp vướng mắc là không biết tính lãi suất theo cách nào, nên đã có Công văn số 01/NV-THA ngày 08/10/2013, yêu cầu Tòa án đã ra bản án giải thích những điểm chưa rõ. Trả lời cơ quan Thi hành án dân sự, tại Công văn số 90/CV-TA ngày 14/10/2013 TAND huyện Sa Thầy, khẳng định: "TAND huyện Sa Thầy không dùng Công văn này (Công văn của cơ quan Thi hành án dân sự) để nhằm giải thích cho Bản án đã tuyên. Việc xét xử của TAND huyện Sa Thầy là hoàn toàn đúng với qui định của pháp luật, không có gì khó khăn cho việc thi hành án".
Ở đây, Tòa án huyện Sa Thầy đã không thực hiện trách nhiệm giải thích bản án theo qui định tại Bộ luật Tố tụng dân sự:
Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án và cơ quan Thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản
Toà án đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án phải có văn bản giải thích và gửi cho người có yêu cầu, Viện Kiểm sát cùng cấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án [14, Điều 382, Khoản 1].
Luật Thi hành án dân sự, Khoản 1 Điều 179 cũng qui định trách nhiệm của Tòa án khi ra bản án: "Bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế" [16]; Điều luật này cũng qui định trách nhiệm của Tòa án:
Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan Thi hành án dân sự. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu [16, Khoản 2].
Như vậy, pháp luật đã qui định rõ trách nhiệm của Tòa án khi ra bản án phải đảm bảo bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế. Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Toà án và cơ quan Thi hành án phát hiện phần quyết định của Bản án, quyết định của Toà án có những điểm chưa rõ gây khó khăn cho việc thi hành án hoặc phát hiện lỗi chính tả, số liệu sai sót do nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì có quyền yêu cầu bằng văn bản gửi Toà án đã ra Bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Toà án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong văn bản yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Tòa Án Trong Giai Đoạn Xét Xử Vụ Án
- Thực Tiễn Thực Hiện Vai Trò Của Tòa Án Trong Giai Đoạn Thụ Lý Vụ Án Và Chuẩn Bị Xét Xử
- Thực Tiễn Thực Hiện Vai Trò Của Tòa Án Trong Giai Đoạn Xét Xử Vụ Án
- Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 9
- Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Thực tiễn thi hành án dân sự cho thấy, án tuyên không rõ, khó thi hành là
một trong những nguyên nhân làm cho án dân sự tồn đọng, kéo dài không thi hành được, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án, gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến khiếu nại trong thi hành án. Theo dự thảo báo cáo về định hướng xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) của Tổ biên tập Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự thì một trong những hạn chế, khó khăn, vướng mắc của Luật Thi hành án dân sự hiện hành, đó là:
Hoạt động thi hành án dân sự chưa được thống nhất xác định là hoạt động tư pháp. Vì vậy, gây khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, có sự cắt khúc, tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động thi hành án dân sự. Sự thiếu đồng bộ trong phối hợp giữa cơ quan xét xử và cơ quan Thi hành án dân sự dẫn đến thi hành án chậm, tồn đọng, nhiều vụ việc gây khiếu kiện, bức xúc, kéo dài do chưa qui định cụ thể để Tòa án kịp thời giải thích, đính chính và xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định có vi phạm [16].
Trong giai đoạn xét xử tại Tòa án, để có một bản án có khả năng thực thi thì nhất thiết các quy định của pháp luật phải thống nhất, được hiểu một cách nhất quán tránh tình trạng các Tòa rất lúng túng trong áp dụng những quy định trong các luật liên quan. Những quy định trong các bộ luật, luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho từng lĩnh vực chuyên ngành đó. Vì thế, để thống nhất cách hiểu và các cơ quan tư pháp nhất quán trong quá trình áp dụng giải quyết tranh chấp thì các văn bản pháp luật phải rõ ràng, minh bạch hoặc phải được kịp thời hướng dẫn.
Kết luận chương 2
Thực trạng giải quyết tranh chấp về HĐTD tại Tòa án với vai trò quan trọng của Tòa án được luận văn nghiên cứu ở các giai đoạn: (1) Thực tiễn tham gia của Tòa án trong giai đoạn thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử; (2) Thực tiễn tham gia của Tòa án trong giai đoạn xét xử vụ án; (3) Thực tiễn tham gia của Tòa án trong giai đoạn thi hành án. Trong mỗi giai đoạn này, luận văn đã để cập đến thực trạng thực hiện vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD, trên cơ sở đó cũng nêu những ưu điểm và những mặt hạn chế của Tòa án trong việc thực hiện vai trò của minh. Để minh họa cho các ưu điểm và hạn chế này, tác giả đã trình bày và phân tích một số vụ việc cụ thể, đồng thời đưa ra một số bản án tiêu biểu trong đó tranh chấp và vướng mắc ở nhiều khía cạnh.
Những thực trạng được trình bày tại Chương 2 tuy không hoàn toàn đầy đủ nhưng tác giả đã cố gắng thể hiện tương đối các khía cạnh thực tế trong việc thực hiện vai trò của Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao vai trò của Tòa án tại Chương 3 của luận văn.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về áp dụng thủ tục rút gọn đối với giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Theo quy định của BLTTDS hiện hành, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp phát sinh từ HĐTD còn mất rất nhiều thời gian. Theo Điều 167 BLTTDS về thủ tục nhận đơn khởi kiện: Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: (1) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; (2) Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác; (3) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Theo Điều 179 BLTTDS về thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với vụ án giải quyết tranh chấp HĐTD thời gian chuẩn bị xét xử là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá một tháng. Nếu Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Trường hợp bản án của Tòa cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn hai tháng kể từ khi thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành thì tổng thời gian tối đa cho việc xét xử từ giai đoạn sơ thẩm đến giai đoạn phúc thẩm kể từ ngày có thông báo về việc thụ lý vụ án là mười tháng, chưa kể một khoảng thời gian không nhỏ để tiến hành thi hành án. Điều này làm cho các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác cho vay không thu hồi được nợ, ảnh hưởng tới hoạt động của bên cho vay. Đối với những tranh chấp HĐTD mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ, lai lịch cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nếu nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ tranh chấp không có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì Tòa án có thể khẳng định được tính xác thực và độ tin cậy của các thông tin trong các văn bản đó. Do vậy, Tòa án không phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mà vẫn có thể giải quyết được đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả.
Thủ tục rút gọn là thủ tục được hình thành trên cơ sở đơn giản hóa thủ tục tố tụng thông thường nhằm giải quyết một số loại vụ việc cụ thể nhanh gọn, hiệu quả và có những đặc điểm cơ bản như: Được áp dụng để xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật có chứng cứ đầy đủ, mức hình phạt thấp, bị cáo có căn cước, lai lịch rõ ràng; được áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có giá trị tranh chấp không lớn, những vụ việc dân sự đơn giản,
bất đồng giữa các bên không nghiêm trọng; Thủ tục giải quyết đơn giản, thời hạn giải quyết được rút ngắn thường được giải quyết bằng một Thẩm phán; quyết định của Tòa án có quốc gia quy định có hiệu lực thi hành ngay, có quốc gia cho phép kháng cáo lên Tòa án cấp trên; Chi phí tố tụng thấp hơn nhiều so với chi phí tố tụng thông thường. Hiện nay, trên thế giới, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, nhiều nước như Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc... đã xây dựng thủ tục tố tụng rút gọn để áp dụng xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, khắc phục nhanh chóng những vấn đề nảy sinh trong xã hội, tiết kiệm thời gian, vật chất cho Tòa án và các đương sự, không làm trầm trọng thêm những vụ việc có thể giải quyết nhanh, theo trình tự đơn giản, góp phần ổn định xã hội. Nhìn chung, xuất phát từ các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống pháp luật... cách thức tổ chức các cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết các vụ việc theo thủ tục rút gọn ở mỗi nước có sự khác nhau với những tên gọi khác nhau. Ở nước ta, thủ tục rút gọn có thể được quy định theo mô hình sau:
Có cơ chế để cán bộ Tòa án có cơ sở để ban hành quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với những tranh chấp được áp dụng thủ tục này.
Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với những tranh chấp HĐTD áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn chuẩn bị xét xử là không quá 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án.
Về thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
Về phiên tòa sơ thẩm: Thành phần tham gia xét xử đối với thủ tục rút gọn chỉ cần một thẩm phán mà không thành lập Hội đồng xét xử, không cần phải trải qua tuần tự tất cả các bước như đối với phiên tòa thông thường.
Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp HĐTD đang còn là vấn đề mới
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Mặc dù vậy, việc thừa nhận và áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó quy định TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo quy định của Hiến pháp mới, nhiều nội dung quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND đã được bổ sung, sửa đổi. Trong đó, nguyên tắc việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia và nguyên tắc Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số đều quy định ngoại lệ đối với trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn tại khoản 1 và khoản 4 Điều 103 [18]. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức TAND và các Luật tố tụng cũng đã được đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đây là những điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, đề xuất thành lập Tòa giản lược trong hệ thống TAND và áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết một số loại vụ việc cụ thể theo tinh thần cải cách tư pháp. Việc thành lập Tòa giản lược trong TAND và áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết một số loại vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tòa án trong bối cảnh chúng ta đang tích cực triển khai các chủ trương, định hướng, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp và triển khai thi hành Hiến pháp mới là hết sức cần thiết.
3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về chứng minh và chứng cứ
Chứng minh và chứng cứ là yếu tố xương sống của pháp luật tố tụng nói chung trong đó có pháp luật tố tụng dân sự. Mọi hoạt động tố tụng đều tập