Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 10

nhiên, các hành vi vi phạm được liệt kê trong chương này cũng chỉ là số ít trong số rất nhiều loại hành vi cản trở hoạt động tố tụng cần phải được xử lý, và chương này cũng chỉ dừng lại ở quy định chung: “thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự do ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”. Chính vì vậy cần quy định hình thức xử phạt rõ ràng, cụ thể và khắc để sớm khắc phục được tình trạng này. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến các doanh nghiệp và người dân cần phải được triển khai mạnh mẽ hơn bằng nhiều hình thức khác song song với việc kiên quyết xử lý tổ chức cá nhân cố tình vi phạm.

KẾT LUẬN


Hệ thống ngân hàng Việt Nam nếu được chấn chỉnh và củng cố sẽ đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Quá trình này cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc giải quyết nhanh gọn, đúng đắn các tranh chấp HĐTD tại Tòa án để khắc phục tình trạng nợ đọng, góp phần thúc đẩy sự luân chuyển nguồn vốn được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ cần hoàn thành không chỉ riêng của ngành ngân hàng mà còn là nhiệm vụ chung của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và của toàn xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD và tìm hiểu việc thực hiện vai trò của Tòa án trong lĩnh vực này trên thực tế, luận văn đã đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD trong thời gian tới. Theo đó, để Tòa án hoàn thành tốt nhất vai trò của mình trong các vụ án dân sự nói chung và án tranh chấp HĐTD nói riêng, cần thiết phải có những quy định để đơn giản thủ tục tố tụng, nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình tham gia tố tụng… Có thể nói, đây là một lĩnh vực tương đối rộng nhưng cũng mang nhiều nét đặc thù, việc đưa ra hệ thống giải pháp toàn diện để chấn chỉnh công tác giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án ở Việt Nam là một điều vô cùng khó khăn, phức tạp. Trong khuôn khổ luận văn này, các kết quả nghiên cứu là những phác thảo cơ bản về vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD và một số định hướng ban đầu về giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng liên quan đến tranh chấp HĐTD và vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD cần phải được nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49 NQ-TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

4. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

5. Nguyễn Cao Cường (2008), Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Thúy Hằng (2003), Giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án ở Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội.

Vai trò của Tòa án trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 10

7. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Giải quyết tranh chấp HĐTD tại Tòa án

– Những vấn đề lý luận và thực tiễn,Đại học Luật Hà Nội.

8. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ- HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và chứng cứ”, Hà Nội.

9. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

10. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2012), Nghị quyết 03/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

11. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

12. Đào Văn Hội (1999), Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Quốc hội (2002), Luật tổ chức tòa án nhân dân, Hà Nội.

14. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, được sửa đổi bổ sung ngày 29/3/2011, Hà Nội.

15. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

16. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

17. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội.

18. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội.

19. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Bản án số 03/2013/DSST ngày 29/7/2013, huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.

20. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Bản án phúc thẩm số 56/2010/KDTM- PT ngày 08/4/2010 về “tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn: NHTMCP Việt Nam Thương Tín và bị đơn: bà Trần Thị Hoàng A. và ông Võ Minh T, thành phố Hồ Chí Minh.

21. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Bản án phúc thẩm số 57/2010/KDTM- PT ngày 08/4/2010 về “tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn: NHTMCP Việt Nam Thương Tín và bị đơn: hộ bà Phan Ngọc H, thành phố Hồ Chí Minh.

22. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo nghiên cứu về hòa giải trong tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Kim Thoa (2008), Tranh chấp HĐTD ngân hàng – nguyên nhân và giải pháp qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án, Đại học Luật Hà Nội.

24. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

25. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNH ngày 31/12/2001, Hà Nội.

26. Nguyễn Kiều Anh Thư (2003), Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng – Thực trạng và giải pháp, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.


Trang Web

27. Báo điện tử http://nguoiduatin.vn.

28. Báo điện tử http://baophapluat.vn.

29. Báo điện tử http://baothanhnien.vn.

30. Báo điện tử http://moj.gov.vn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023