Đánh Giá Cấu Trúc Của Hợp Đồng Tín Dụng Đã Hoàn Chỉnh Chưa?


Chương III: Giải pháp kiến nghị hạn chế, xử lý nợ khó đòi


3.1 Giải pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi.


3.1.1 Phân tích đánh giá khách hàng.


Tức là trả lời câu hỏi: khách hàng có đáng tin cậy không? Công việc này được tiến hành trước khi cho khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tìm hiều khách hàng trên các khía cạnh: tính cách, năng lực, tài sản thế chấp, các điều kiện và sự kiểm soát.....

Về tính cách. Được thể hiện trên các mặt: quá trình thanh toán của khách hàng trước đây, xem xét các khoản nợ khác của khách hàng, đánh giá tư cách khách hàng xem có thực hiện mục đích vay vốn như đơn xin vay hay không khi được vay vốn. Các quan hệ xã hội của khách hàng, uy tín của khách hàng với các bạn hàng.

Năng lực kinh doanh. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn khách hàng có đủ năng lực vay vốn và có đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn. Điều này, được thể hiện trên các khía cạnh: xu hướng phát triển ngành nghề khách hàng kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

doanh, Cơ cấu bộ máy tổ chức , khả năng, trình độ năng lực quản lý điều hành của chủ đơn vị kinh doanh; tình hình sản xuất kinh doanh, xu hướng phát triển, uy tín, lợi thế khách hàng kinh doanh trên thị trường; Tình hình sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện tại và triển vọng trong thời gian tới; những khó khăn, tồn tại khách hàng gặp phải và những biện pháp khắc phục.

Tình hình tài chính của khách hàng. Phân tích hoạt động tài chính, quản lý kiểm soát chi phí và khả năng sinh lời của khách hàng. Phân tích đánh giá dòng tiền mặt của khách hàng thể hiện ở lợi nhuận dòng thu được và các chi phí không bằng tiền mặt như khấu hao. Khách hàng kiểm soát được dòng tiền mặt của mình thì mới có khả năng thanh toán, kiểm soát chi phí, thể hiện trong sản xuất kinh doanh là chấ lượng, kinh nghiệm quản lý, sử dụng vừa phải hay quá nhiều tín dụng thương mại. Để từ đó biết được khả năng huy động vốn, sử dụng vốn hiệu quả cũng như sự đảm bảo trang trải các khoản nợ của khách hàng bằng vốn chủ sở hữu.

Biện pháp hạn chế và xử lý nợ khó đòi tại Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Hà nội - 7

Cán bộ tín dụng cần đánh giá những tồn tại về tài chính của khách hàng đến thời điểm thẩm định, khả năng và biện pháp khắc phục, triển vọng tài chính của khách hàng. Ai cũng muốn quan hệ kinh tế với những đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng thanh toán các khoản nợ. Vì vậy mà ai cũng muốn thể hiện mình có khả năng tài chính, năng lực kinh doanh. Khi đến đề nghị vay vốn Ngân hàng họ tìm đủ mọi lý lẽ để thuyết phục rằng có khả năng trả nợ Ngân hàng. Chính vì thế mà việc phát hiện những khó khăn yếu kém của người vay vốn là hết sức khó khăn. Cần lượng hoá được các chỉ số tài chính cần thiết để đánh giá như chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số khả năng sinh lời, các tỷ lệ đòn bẩy tài chính, các chỉ số hoạt động... và so sánh với các mức trung bình ngành.

Các điều kiện môi trường. Môi trường cạnh tranh đối với sản phẩm của khách hàng, thị phần của khách hàng trên thị trường, các yếu tố về môi trường lao động, môi trường pháp lý tác động đến khách hàng. Sự nhạy cảm của khách hàng đối với sự thay đổi của chu kỳ kinh doanh, triển vọng kinh doanh của khách hàng trong thời gian tới.

3.1.2 Thẩm địmh dự án vay vốn.

Đây là yếu tố quyết định đến việc Ngân hàng có cấp tín dụng cho khách hàng hay không. Bởi lẽ về mặt lý thuyết Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi khách hàng kinh doanh có lãi. Từ trước tới nay chúng ta thường quan niện rằng khi khách hàng vay vốn thì điều quan trọng nhất khi quyết định cho vay là khách hàng phải có đảm bảo là tài sản thế chấp, đó chỉ là biện pháp an toàn cần thiết cho Ngân hàng mà thôi. Xét về lâu dài, hoạt động Ngân hàng phát triển phụ thuộc vào nền kinh tế đất nước, khu vực Ngân hàng kinh doanh, thu nhập của Ngân hàng có được là nhờ vào những dự án kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, các giao dịch kinh tế trong khu vực. Do đó sự hiệu quả của dự án kinh doanh của khách hàng mới là điều quan trọng nhất quyết định việc Ngân hàng có cập tín dụng hay không. Bởi vậy việc thẩm định dự án kinh doanh của khách hàng là hết sức quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Trước hết cần xem xét lĩnh vực ngành nghề kinh doanh xin vay vốn. Luôn phải tự đặt ra câu hỏi sản phẩm dịch vụ của khách hàng có được thị trường chấp nhận hay không? Sản phẩm đưa ra có ưu thế gì so với các đối thủ cạnh tranh?

Các yếu tố về môi trường tác động khi dự án được thực hiện. Luật pháp có những cản trở gì? Các biện pháp ưu đãi khuyến khích của các cấp chính quyền đối với lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Sản phẩm của khách hàng phục vụ cho tầng lớp dân cư nào, thuộc ngành nghề gì, lĩnh vực kinh doanh nào, thuộc nhành nghề gì?

Vị thế khách hàng. Luôn phải đặt ra câu hỏi khách hàng thực hiện dự án có tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác hay không, khách hàng có những lợi thế gì, trình độ quản lý năng lực kinh doanh, nguồn lao động, công nghệ .....của khách hàng có phù hợp và được tính toán một cách sát thực hay không? Những khó khăn trở ngại khách hàng gặp phải khi dự án được thực hiện. Sự thay đổi dự tính của môi trường tác động đến khách hàng.

Về dự án kinh doanh. Các tính toán về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách hàng tính toán có phù hợp hay không? Chi phí khách hàng tính toán có thấp hơn so với chi phí thực tế sẽ diễm ra hay không (khấu hao, nguyên vật liệu, giá nhân công, quản lý, các khoản thuế, chi phí tiêu thụ sản phẩm dịch vụ....), các chi phí đã được

tính toán đủ chưa, kỹ thuật công nghệ của dự án có khả năng đem lại hiệu quả ra sao, liệu khách hàng có quá lạc quan về thị trường tiêu thụ, doanh thu hay không?

Mặt khác cần phân tích độ nhạy cảm để xác định khả năng rủi ro có thể xảy ra khi dự án được thực hiện. Các khía cạnh cần phân tích: phân tích sự thay đổi về giá, các yếu tố đầu vào, dự trữ ảnh hưởng đến doanh thu chi phí lợi nhuận dự tính của khách hàng như thế nào? Qua đó ảnh hưởng tới dòng tiền dự tính của khách hàng, khả năng trả nợ, kế hoạch trả nợ có phù hợp không?

3.1.3 Phân tích tình hình bảo đảm tiền vay


Khi khoản vay được thực hiện có bảo đảm sẽ tạo tâm lý an tâm hơn cho Ngân hàng vì nếu người vay không trả được nợ thì Ngân hàng vẫn có thể thu hồi được khoản nợ đó. Hơn nữa đối với người vay họ có ý thức thực hiện kinh doanh an toàn hơn nếu không họ sẽ mất tài sản có giá trị đã thế chấp cho Ngân hàng.

Việc lựa chọn hình thức bảo đảm nào khi quyết định cho vay phụ thuộc vào việc phân tích khách hàng và phân tích dự án kinh doanh. Với những khách hàng mà Ngân hàng nắm được ít thông tin, năng lực tài chính hạn chế, chưa có độ tin tưởng cao đối với Ngân hàng, dự án kinh doanh xác suật xảy ra rủi ro cao thì tài sản thế chấp của khách hàng là nguồn bảo đảm cho nguồn vay là cần thiết. Với những dự án kinh doanh khả thi, kinh doanh chắc chắn đem lại hiệu quả (tính toán) khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng được (Ngân hàng kiểm soát được các hoạt động tài chính của khách hàng, là khách hàng có tiềm lực tài chính, đạo đức ý thức trả nợ tốt.....) thì có thể không cần phải có hình thức bảo đảm.

Khi lựa chọn hình thức bảo đảm cần xem xét các nội dung thẩm định bảo đảm tiền vay sau:

- Biện pháp bảo đảm tiền vay, tính hợp pháp hợp lệ của biện pháp bảo đảm, thủ tục bảo đảm tièn vay.

- Số lượng, chất lượng, nguồn hình thành, tình trạng, mã ký hiệu của tài sản.


- Giá trị của tài sản vay, mức cho vay so với giá trị tài sản.


- Khả năng bị hao mòn, hư hỏng, giảm giá trị của tài sản trong thời gian bảo đảm tiền vay.

- Các vấn đề khác.


Đối với dự án vay vốn đòi hỏi cần thiết phải có tài sản thế chấp thì cần lựa chọn tài sản thế chấp thích hợp. Đối với những tài sản thế chấp có giá trị lâu dài (không bị mất giá trị theo thời gian) hoặc ít mất giá rị sử dụng (như đất đai, nhà cửa, giấy tờ có giá....) khi cho vay nên áp dụng cho vay "để đương" thì người cho vay phải làm giấy tờ chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Ngân hàng. Với điều kiện người vay không trả được nợ mặc nhiên tài sản thuộc sở hữu của Ngân hàng mà không cần phát mãi tài sản thu hồi. Biện pháp cho vay " để đương" áp dụng cho tài sản có giá trị ngang bằng với tiền vay, cộng tiền lãi như: trái phiếu, các máy móc thiết bị rễ tiêu thụ trên thị trường, áp dụng biện phát này tránh được thủ tục phiền hà khi phát mãi tài sản thế chấp và tránh được liên đới trách nhiệm với hành vi của con nợ có hành vi gây trách nhiệm hình sự hoặc dân sự.

3.1.4 Đánh giá cấu trúc của hợp đồng tín dụng đã hoàn chỉnh chưa?


Một hợp đồng tín dụng được cấu trúc hợp lý phải bảo vệ được Ngân hàng và những người mà Ngân hàng đại diện (những người gửi tiền và cổ đông), hạn chế những hoạt động có thể đe doạ tới khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Quá trình thu hồi vốn, cho vay bao gồm thời điểm và địa điểm phải được xác định rõ trong hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng có bảo đảm sẽ có mục tiêu tả các tài sản được dùng làm thế chấp cùng với sự giải thích rõ ràng về vấn đề khi nào Ngân hàng có thể sở hữu tài sản đó để có thể bù đắp phần vốn cho vay không thu hồi được.

Trong hợp đồng tín dụng cần đưa ra các điều khoản hạn chế hay bắt buộc khách hàng phải thực hiện để tránh những rủi ro trong kinh doanh của khách hàng và Ngân hàng có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của khách hàng. Như yêu cầu định kỳ khách hàng phải cung cấp các thông tin tài chính, những thay đổi nhân sự quan trọng, phải bảo đảm tính thanh khoản, yêu cầu khách hàng mở tài khoản và giao dịch tại Ngân hàng ...Không cho khách hàng thực hiện các hoạt động nào đó nếu như không có sự chấp thuận của Ngân hàng như vay mới, bán tài sản thế chấp, chia lãi quá cao cho những người góp vốn..

Ngân hàng cần yêu cầu và nêu trong hợp đồng tín dụng những cam kết cung cấp thông tin hoàn toàn chính xác cho Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào chịu trách nhiệm hoàn trả khoản vay, những điều khoản bắt buộc khi một trong hai bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

3.1.5 Kiểm soát hoạt động tín dụng.


Sau khi giải ngân khoản vay Ngân hàng có nên lãng quyên khoản vay không và chờ đến kỳ hạn trả nợ khách hàng đến Ngân hàng trả tiền gốc và lãi như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Rõ ràng đó là điều hết sức ngốc nghếch. Rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch luôn có khả năng xảy ra đối với Ngân hàng. Khách hàng có thể cố tình không thực hiện như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký kết hay do những rủi ro trong kinh doanh mà không thể thực hiện được các điều kiện này. Do đó, rủi ro không thu hồi vốn của Ngân hàng luôn tiềm ẩn.Chính vì thế mà việc kiểm soát tín dụng là hết sức cần thiết. Việc kiểm soát tín dụng giúp các nhà kinh doanh phát hiện ra những khoản cho vay có vấn đề tiềm ẩn rủi ro, mặt khác còn xác định vấn đề cán bộ tín dụng có tuân thủ quy trình tín dụng Ngân hàng hay không. Từ đó Ngân hàng đánh giá được rủi ro tiềm tàng trong những khoản vay và có những biện pháp phòng ngừa xử lý thích hợp.

Ngân hàng có thể sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát các khoản cho vay của mình. Một số biện pháp nên được áp dụng bao gồm:

- Thực hiện kiểm tra định kỳ tất cả các loại hình cho vay; có thể là 15, 30, 60 ngày. Ngân hàng cũng nên tiến kiểm tra bất thường. Thời điểm và cường độ kiểm tra phụ thuộc vào sự đánh giá khả năng có thể xảy ra.

- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả các đặc tính quan trọng nhất của khoản vay, bao gồm:

+ Đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán.

+ Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp.

+ Xem xét đầy đủ khía cạnh của hợp đồng tín dụng để đảm bảo rằng Ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trường hợp người vay không có khả năng thanh toán nợ.

+ Đánh giá thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và những thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của người vay.

+ Đánh giá liệu khoản vay có phù hợp với chính sách cho vay của Ngân hàng và có tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý không?

- Tiến hành theo dõi thường xuyên hơn đối với những khoản vay có vấn đề.


- Đánh giá sự tác động của những thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nước, những thay đổi của thị trường, luật pháp.... ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng vay vốn.

3.1.6 Những đấu hiệu cho thấy những khoản cho vay có vấn đề tiềm ẩn rủi ro có thể dẫn tới nợ khó đòi.

- Kỳ hạn của khoản vay bị thay đổi liên tục.


- Tỷ lệ (đòn bẩy) nợ trên vốn cổ phần tăng.


- Thất lạc các tài liệu


- Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn.


- Không có báo cáo hay dự đoán về dòng tiền, trì hoãn trong việc cung cấp các thông tin cho Ngân hàng.

- Độ lệch giữa doanh thu dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay.

- Khách hàng hoạt dộng thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện trên các chỉ số ROA, ROE, EBIT.

- Những thay đổi bất thường, ngoài dự kiến và không được giải thích trong số dư tiền gửi của khách hàng.

- Sự gia tăng của tài sản tồn kho, các khoản chịu chưa thu tiền, tài khoản ở ngân hàng luôn rét quá số dư.

- Các dấu hiệu khác.


3.1.7 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.


Về mặt lý thuyết rủi ro tiềm ẩn ngay sau khi khoản tín dụng được cấp cho khách hàng. Tuỳ thuộc vào khoản vay mà Ngân hàng có trích lập quỹ dự phòng rủi ro hay không và ở mức độ nào. Điều đó được quyết định bởi khả năng thu hồi nợ từng khoản vay. Tuy nhiên nếu trích dự phòng rủi ro quá cao thì Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh hạn chế, khó khăn trong việc mở rộng quy mô tín dụng nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Việc trích lập dự phòng rủi ro cần thực hiện theo nguyên tắc:" Chi phí dự phòng rủi ro phải có nguồn tài chính bù đắp, tức là chi phí này được bù đắp từ nguồn thu hoạt động tín dụng và nằm trong khoản chênh lệch lãi suất mà Ngân hàng có thể khai thác được."

Trong thực tế một số khoản nợ khó đòi của Ngân hàng đã hoàn toàn không có khả năng thu hồi. Người vay vốn đã không có khả năng thanh toán. Về mặt thực tế đơn vị vay vốn đã phá sản, ngừng hoạt động nhưng vẫn chưa có quyết định của toà án, cơ quan có thẩm quyền. Do đó Ngân hàng không thể khoanh nợ hay xoá nợ. Điều này dẫn đến khoản nợ khó đòi của Ngân hàng cao. Cho nên gây khó khăn trong việc tăng quy mô vốn Ngân hàng. Cho nên cần thiết phải ban hành các văn bản pháp lý cần thiết để tránh sự thua thiệt cho Ngân hàng.

3.1.8 Nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của các bộ Ngân hàng.


Cán bộ Ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng không chỉ có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mình mà còn phải có trách nhiệm bảo vệ Ngân hàng (những cổ đông của Ngân hàng, những người gửi tiền). Ngân hàng cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng hơn nữa. Khuyến khích ngợi khen về tinh thần trách nhiệm và khuyến khích bằng vật chất. Nên lấy hiệu quả thực hiện công việc làm thước đo cơ bản để phân chia quyền lợi giữa các cán bộ nhân viên. Không chỉ đề cao trách nhiệm mà cần trao thêm quyền lợi cho họ, thấy được mức độ quan trọng của từng người trong công việc. Quyền lợi luôn đi liền với trách nhiệm, họ phải chịu trách nhiệm trước những quyết định, khả năng hoàn thành công việc của mình.

Sự phối hợp chia sẻ kinh nghiệm gữa những cán bộ Ngân hàng với nhau là hết sức quan trọng. Hiện nay Ngân hàng đẫ thành lập phòng xử lý rủi ro, họ là những

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí