Hợp Đồng Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Giấy Tờ Có Giá Tại Tổ Chức Tín Dụng ‌

Đối với giấy tờ có giá là chứng chỉ nợ, giá trị các loại chứng chỉ nợ được xác định bằng mệnh giá ghi trên chứng chỉ cộng (+) lãi phát sinh (nếu có) đến thời điểm định giá. Trường hợp chứng chỉ được phát hành theo nguyên tắc khấu trừ thì giá trị chứng chỉ bằng mệnh giá ghi trên chứng chỉ đó trừ (-) số lãi phát sinh (nếu có) có thể nhận được từ thời điểm định giá đến ngày đáo hạn.

Đối với giấy tờ có giá là chứng chỉ vốn, việc định giá căn cứ vào việc chứng chỉ vốn đang được niêm yết hay không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nếu là chứng chỉ vốn đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì giá trị định giá của chứng chỉ vốn được xác định bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong 5 phiên giao dịch gần nhất có giao dịch của chứng chỉ vốn đó nhưng đảm bảo phiên giao dịch gần nhất cách ngày định giá không quá 05 ngày làm việc và mức giá trung bình cộng không vượt quá giá giao dịch trong phiên gần nhất. Nếu là chứng chỉ vốn chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì định giá căn cứ theo mệnh giá và tình hình hoạt động thực tế của tổ chức phát hành chứng chỉ đó [14, Khoản 4.1; Khoản 4.2 Điều 4].

Các TCTD khi xác định được giá trị của GTCG sẽ áp dụng mức cho vay dựa trên giá trị và "uy tín" của GTCG nhận bảo đảm và trong mọi trường hợp số tiền cho vay luôn phải đảm bảo nguyên tắc: khi đến thời điểm thu nợ giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nợ gốc cộng (+) toàn bộ lãi khoản vay phát sinh tức là nghĩa vụ trả nợ cần được bảo đảm luôn nhỏ hơn giá trị tài sản bảo đảm. Tùy thuộc vào việc đánh giá, nhận định mức độ rủi ro về biến động giá trị của GTCG, các TCTD đưa ra cách thức xác định và áp dụng các mức cho vay khác nhau so với giá trị GTCG. Ví dụ, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) áp dụng cách xác định mức cho vay như sau:

Trường hợp khách hàng cầm cố GTCG bằng đồng Việt Nam: tỷ lệ cho vay được tính đảm bảo an toàn cho MB Bank khi lãi suất biến động giảm 50%/năm và áp dụng theo công thức:


M =95%*

Gt


1 + Ls*n/360


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Trường hợp khách hàng cầm cố GTCG bằng ngoại tệ: tỷ lệ cho vay được tính đảm bảo an toàn cho MB Bank khi lãi suất biến động giảm 50%/năm và áp dụng theo công thức:


Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 8


M =90%

Gt*TG


1 + Ls*n/360


Trong đó, M là mức cho vay tối đa, Gt là trị giá GTCG, n là thời hạn cầm cố tính theo ngày, Ls là lãi suất cầm cố, TG là tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản do MB Bank công bố tại thời điểm giải ngân/chiết khấu [13, khoản 6.14 Điều 6].

Trong khi đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) lại cho vay cầm cố GTCG với mức như sau:

Mức tối đa bằng giá gốc cộng lãi trừ đi lãi phải trả trong thời gian vay vốn; tối đa bằng 50% thị giá tại thời điểm cho vay đối với chứng khoán niêm yết; tối đa 50% giá trị cổ phiếu do công ty nhà nước phát hành lần đầu, công ty cổ phần phát hành tăng vốn và không vượt quá 75% giá trị tài sản đảm bảo; bằng chênh lệch giữa giá đấu giá bình quân và giá ưu đãi khi người lao động mua cổ phiếu ưu đãi do công ty nhà nước phát hành lần đầu [6].

Còn Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) lại cho vay "tối đa 90% tổng giá trị của giấy tờ có giá nếu loại tiền cho vay cùng loại tiền trên giấy tờ có giá, tối đa 70% tổng giá trị của giấy tờ có giáG nếu loại tiền cho vay khác loại tiền trên giấy tờ có giá" [7].

Nhìn chung, các TCTD đều cho vay với mức tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị định giá của GTCG để chắc chắn rằng nghĩa vụ trả nợ tiền vay

được bảo đảm toàn bộ. Mức cho vay cao nhất mà PG Bank áp dụng là 100% đối với chứng chỉ nợ do ngân hàng này phát hành, còn các loại GTCG khác mức cho vay cao nhất cũng chỉ lên đến 95% giá tri định giá của GTCG. Ngân hàng Agribank chỉ cho vay ở mức hạn chế là 50% hoặc 75% giá trị định giá của GTCG và Ngân hàng Oceanbank cũng chỉ cho vay ở mức 70 hoặc 90% giá trị định giá của GTCG. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn và phòng ngừa rủi ro do thị giá của GTCG giảm, trong hợp đồng cho vay bảo đảm bằng GTCG, các TCTD còn bổ sung các điều khoản bắt buộc, đó là nếu thị giá GTCG xuống dưới mức cho vay thì bên vay phải bổ sung thêm tài sản bảo đảm khác. Trường hợp không bổ sung thêm tài sản bảo đảm, TCTD sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng vay, bán GTCG và thu hồi nợ trước hạn.

Vì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về phương thức, căn cứ định giá để làm cơ sở cho vay, nên mỗi TCTD đã tự thực hiện định giá GTCG theo cách của riêng TCTD đó. Vì vậy, mặc dù các TCTD luôn có tính toán, dự liệu các biến động về giá trị của GTCG trên thị trường và đưa ra các quy định, hướng dẫn chi tiết để việc định giá được chính xác và sát nhất với thực tế, nhưng, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế thì việc các TCTD căn cứ vào thị giá của GTCG để xác định giá trị GTCG và mức cho vay trong khi thị giá của cổ phiếu có thể biến động thất thường theo quan hệ cung cầu trên thị trường và theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vẫn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về giảm giá GTCG nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của bên vay. Ngoài ra, việc định giá dựa vào các thông tin về tình hình hoạt động và kết quả tài chính của các tổ chức phát hành chưa hoàn toàn minh bạch, có tình trạng "nhiễu thông tin" trên thị trường không chính thức, sẽ làm cho việc xác định giá GTCG trở nên thiếu chính xác.

Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho các TCTD trong việc định giá GTCG, làm cơ sở xác định mức cho vay hợp lý, pháp luật cần có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

2.3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

2.3.1. Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết

Như đã phân tích ở phần đầu bài viết, BLDS năm 2005 đã phân biệt rõ cầm cố tài sản là việc "giao tài sản" (Điều 326), còn thế chấp tài sản là việc "không chuyển giao tài sản" (Điều 342), theo đó thì bất kỳ loại tài sản nào cũng đều có thể dùng để thế chấp và cầm cố tùy vào việc các bên thỏa thuận bên bảo đảm có chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm hay không. Vì vậy, GTCG với tư cách là một loại tài sản cũng sẽ đương nhiên được áp dụng theo nguyên tắc trên, nếu bên bảo đảm chuyển giao GTCG cho bên nhận bảo đảm thì đó là cầm cố, còn nếu không chuyển giao sẽ là thế chấp, các bên có quyền lựa chọn áp dụng một trong hai biện pháp này. Nhưng các văn bản pháp luật về GTCG (Luật CCCCN, Quy chế phát hành GTCG) và Nghị định số 163 lại ấn định GTCG được sử dụng để cầm cố mà không hề đề cập đến biện pháp thế chấp. Trong các văn bản pháp luật này, GTCG (trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, GTCG khác…) đang được xem là đối tượng được dùng để cầm cố. Qua đây cho thấy, các văn bản pháp luật này đã không bám sát quy định tại Điều 326 và 342 của BLDS năm 2005, đồng nghĩa với việc "phá vỡ" nguyên tắc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm mà BLDS năm 2005 đã đặt ra, làm mất đi tính thống nhất của pháp luật.

Chính thực trạng pháp luật này đã dẫn đến thực tế hiện nay là, đối với giao dịch bảo đảm bằng GTCG tại TCTD, các TCTD đều ban hành các văn bản nội bộ về cho vay cầm cố GTCG và hướng dẫn xác lập hợp đồng cầm cố chứ không xác lập hợp đồng thế chấp GTCG. Hợp đồng cầm cố thường được xác lập theo mẫu của TCTD dưới dạng hợp đồng cầm cố riêng biệt hoặc lập chung với hợp đồng vay.

2.3.2. Đối tượng của hợp đồng bảo đảm

Về mặt pháp lý, đối tượng của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG chính là GTCG mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền

vay của bên vay. Giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của tài sản bảo đảm như thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, được phép giao dịch, không bị hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu.

Trên thực tế, khi TCTD xác lập hợp đồng bảo đảm GTCG với bên bảo đảm, đối tượng hợp đồng là GTCG được mô tả rất chi tiết và rõ ràng trong hợp đồng về loại GTCG, số seri, ký hiệu, mệnh giá, loại tiền, lãi suất, kỳ hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán, nơi phát hành. Bên cạnh đó, trong hợp đồng còn quy định toàn bộ số tiền lãi và lợi ích vật chất khác phát sinh từ GTCG cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố. Ngoài ra, TCTD còn yêu cầu bên bảo đảm cam kết rằng GTCG bảo đảm là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, được phép giao dịch, không có tranh chấp, chưa được chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, cho thuê hay dùng làm tài sản bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào khác với nghĩa vụ trả nợ được nêu tại hợp đồng bảo đảm.

2.3.3. Các bên chủ thể của hợp đồng bảo đảm

Trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG, các bên chủ thể gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Vì hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD được xác lập dưới dạng hợp đồng cầm cố, nên các bên chủ thể trong hợp đồng gồm bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Trên thực tế, nếu bên bảo đảm là bên thứ ba (không phải là bên vay vốn) thì các TCTD lại ký hợp đồng có ba bên chủ thể gồm: bên vay, bên cầm cố và bên nhận cầm cố.

Bên nhận cầm cố trong hợp đồng cầm cố chính là TCTD đã cho bên vay vay vốn đứng ra nhận GTCG cầm cố để bảo đảm khả năng thu hồi nợ vay của mình. Đại diện TCTD ký kết hợp đồng bảo đảm là người đại diện theo pháp luật (Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) hoặc là người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Bên cầm cố trong hợp đồng cầm cố là chủ sở hữu hợp pháp GTCG, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng chủ thể pháp luật cấm/hạn chế trở thành bên bảo đảm nghĩa vụ. Đó có thể là cá

nhân (một hoặc nhiều cá nhân) hoặc tổ chức, có thể chính là bên vay vốn hoặc là bên thứ ba có GTCG đem cầm cố. Trường hợp bên cầm cố là tổ chức thì người ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (TCTD yêu cầu người ký hợp đồng cung cấp văn bản ủy quyền hợp pháp).

Trường hợp bên cầm cố là cá nhân trong thời kỳ hôn nhân mà GTCG chỉ đứng tên vợ hoặc chồng và bên cầm cố không chứng minh được GTCG đó thuộc sở hữu của riêng họ, thì nhiều TCTD yêu cầu cả hai người phải cùng ký tên vào hợp đồng cầm cố để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (khoản 3, Điều 28) và BLDS năm 2005 (Điều 223), theo đó việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Trường hợp họ không cùng ký thì phải có ủy quyền bằng văn bản của một trong hai người cho người còn lại ký các hợp đồng này.

Yêu cầu trên đây của TCTD là phù hợp với thực tế vì hoạt động cho vay của các TCTD luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro có thể thấy được trong quan hệ cho vay là bên vay không có khả năng trả nợ tiền vay đúng theo cam kết tại hợp đồng vay vốn, TCTD sẽ "mất vốn" hoặc khó thu hồi vốn nếu như TCTD không xử lý được GTCG để thu hồi nợ khi bên vợ hoặc chồng của bên cầm cố có tranh chấp về quyền sở hữu GTCG với bên cầm cố.

Như vậy, vấn đề xác định ai là bên chủ thể cầm cố tưởng chừng như đơn giản (như đối với GTCG ghi danh đã có ghi tên người sở hữu trên đó) lại trở thành khó khăn, phức tạp (khi "vướng vào" nguyên tắc phân định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân), dẫn đến việc xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng cầm cố GTCG với tư cách của bên cầm cố cũng gặp vướng mắc.

2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm

Quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố, bên nhận cầm cố GTCG được xác lập theo thỏa thuận của hai bên và phải phù hợp với quy định của pháp luật về

GTCG cũng như quy định về giao dịch bảo đảm, cụ thể là quy định về biện pháp cầm cố tài sản.

2.3.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Hợp đồng cầm cố GTCG tại TCTD thường được xác lập theo mẫu của TCTD. Vì vậy, trong hợp đồng cầm cố GTCG, nghĩa vụ của bên cầm cố được ghi nhận rất cụ thể, rất chi tiết. Nghĩa vụ của bên cầm cố gồm những nội dung như: bên cầm cố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu và tính hợp pháp của các GTCG cầm cố; có nghĩa vụ giao bản chính duy nhất GTCG cầm cố và các giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố; không được bán, trao đổi, tặng cho, góp vốn liên doanh hoặc dùng tài sản cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ khác trừ trường hợp được bên nhận cầm cố đồng ý bằng văn bản; có nghĩa vụ phối hợp với bên nhận cầm cố trong việc hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến cầm cố GTCG; phải bổ sung thêm tài sản thế chấp hay cầm cố khác nếu giá trị của GTCG biến động giảm quá mức giới hạn giá trị GTCG nhận cầm cố; chịu mọi chi phí phát sinh về việc xử lý thu hồi nợ của bên nhận cầm cố; có nghĩa vụ phối hợp và hoàn tất thủ tục pháp lý để Bên nhận cầm cố xử lý thu hồi nợ.

Quyền của bên cầm cố lại được ghi nhận "sơ sài", thường chỉ gồm các quyền như bên cầm cố được nhận lại GTCG cầm cố và các giấy tờ liên quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ; được nhận lại số tiền thừa thu được từ việc bên nhận cầm cố xử lý GTCG để thu hồi nợ vay.

2.3.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Ngược lại với các quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố là nghĩa vụ và quyền của bên nhận cầm cố. Bên nhận cầm cố có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản các GTCG và các giấy tờ liên quan đến GTCG do bên cầm cố giao và trả lại bên cầm cố khi bên cầm cố hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nếu để mất, hư hỏng, phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố; trả lại GTCG cầm cố khi bên cầm cố hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Quyền của bên nhận cầm cố được ghi nhận trong hợp đồng cầm cố thường là, bên nhận cầm cố được yêu cầu bên cầm cố bàn giao GTCG cầm cố; quyền yêu cầu bên cầm cố phối hợp thực hiện thủ tục cầm cố; được toàn quyền xử lý GTCG cầm cố hoặc yêu cầu bên cầm cố bổ sung tài sản đảm bảo khác hoặc yêu cầu bên cầm cố trả bớt nợ vay để thu hồi nợ mà không cần có sự đồng ý của bên cầm cố; …

Bên cạnh các quyền, nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận trong hợp đồng, các bên còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Ngoài các quy định chung tại BLDS năm 2005 về quyền và nghĩa vụ của các bên cầm cố thì Nghị định số 163 còn có quy định riêng về quyền của bên nhận cầm cố khi nhận cầm cố GTCG trong việc yêu cầu người phát hành GTCG hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó. Trong trường hợp người phát hành GTCG hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm sút, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.3.5. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Theo quy định tại Điều 405 BLDS năm 2005 thì hợp đồng dân sự được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, nếu pháp luật không có quy định khác hoặc các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì hợp đồng đó sẽ có hiệu lực từ thời điểm được giao kết hợp pháp. Tức là tại thời điểm giao kết, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được phát sinh và các bên có trách nhiệm thực hiện.

Về quy định khác của pháp luật liên quan đến hiệu lực của hợp đồng bảo đảm hiện có các quy định như sau: theo Điều 328 BLDS năm 2005 thì

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí