Bản Chất, Nội Dung Và Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vai Trò Của Nhà Nước Về An Sinh Xã Hội Đối Với Nông Dân


2.2. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN

2.2.1. Bản chất và tầm quan trọng của vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân

2.2.1.1. Bản chất vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân

Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà nước xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. Bản chất của Nhà nước thể hiện dưới hai đặc tính cơ bản:

Thứ nhất, tính giai cấp của Nhà nước: thể hiện ở chỗ Nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất của Nhà nước chỉ rõ Nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào? Trong xã hội có sự bóc lột (như xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản) Nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trên 3 mặt: kinh tế, chính trị và tư tưởng. Vì vậy, Nhà nước tồn tại với hai tư cách: 1) là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác; và 2) là tổ chức quyền lực công - tức là Nhà nước vừa là người bảo vệ pháp luật vừa là người bảo đảm các quyền của công dân được thực thi.

Thứ hai, tính xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong Nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, Nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Ví dụ: Nhà nước giải quyết các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch họa, về dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác… Bảo đảm trật tự chung - bảo đảm các giá trị chung của xã hội để tồn tại và phát triển.


Như vậy, Nhà nước vừa là một thiết chế xã hội, vừa là một tổ chức xã hội. Là một thiết chế xã hội cho nên Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị. Là một tổ chức xã hội, Nhà nước là bộ máy công quyền của xã hội, được sử dụng để duy trì trật tự xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị và của xã hội. Nhà nước do đó có hai chức năng cơ bản, đối nội và đối ngoại. Nếu như chức năng đối ngoại của Nhà nước là quản lý lãnh thổ quốc gia, thiết lập bang giao với các nước thì chức năng đối nội của Nhà nước lại là quản lý trật tự xã hội, sắp xếp và giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp dân cư, các cộng đồng dân tộc.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, là sự gia tăng về khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hội... Việc thực hiện cung cấp các hàng hóa dịch vụ xã hội cơ bản, tiến hành các chương trình nhằm bảo vệ nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội là những hoạt động cần thiết của Nhà nước nhằm giảm thiểu bất bình bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư, tạo sự phát triển bền vững của đất nước. ASXH về bản chất là một trong những công cụ mà Nhà nước thực hiện nhằm giúp người dân tiến hành phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro có thể người dân và gia đình họ phải đổi mặt trong cuộc sống thường này. Đạt được những mục tiêu này góp phần giúp Nhà nước đặt được những mục tiêu đặt ra trong quá trình thực hiện chức năng đối nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Cho đến nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào nói đến vai trò của Nhà nước về ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước và bản chất của ASXH đối với nông dân, tác giả cho rằng, vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân là việc Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm trợ giúp người nông dân không bị rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng trước những tác động xấu từ môi trường bên ngoài hay bởi chính những biến đổi tiêu cực về tình trạng sức khỏe của những đối tượng này.

Như vậy, nói vai trò của Nhà nước là chỉ bản chất xã hội của Nhà nước. Theo nghĩa đó, vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân thể hiện bản chất xã hội của Nhà nước trong đảm bảo ASXH với đối tượng người dân sống ở khu vực nông thôn, làm việc trong khu vực nông nghiệp.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 7

Không những thế, vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân còn thể hiện trách nhiệm xã hội của Nhà nước trong phân phối và sử dụng sản phẩm quốc dân. Mọi nhà nước đều có ngân sách. Trong nền kinh tế thị trường, NSNN được


hình thành từ nguồn thuế là chủ yếu. Mọi người dân, trong đó có nông dân đều phải có nghĩa vụ đóng thuế cho NSNN. Thu từ NSNN được chi tiêu để đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính của Nhà nước và nhu cầu xã hội, trong đó có ASXH đối với người dân. Việc nhà nước phân bổ chi tiêu NSNN cho ASXH thể hiện quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức an sinh và người dân trong tái phân phối thu nhập quốc dân. Nó thể hiện trách nhiệm xã hội của Nhà nước đối với người dân nói chung, đối với nông dân nói riêng. Việc phân phối này nhằm điều hòa thu nhập, đảm bảo sự công bằng xã hội giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

2.2.1.2. Tầm quan trọng của vai trò nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân

Thứ nhất, giúp Nhà nước thực hiện phòng ngừa rủi ro, ổn định cuộc sống cho nông dân, đối tượng dễ bị rủi ro. Hệ thống ASXH đối với nông dân có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn cho thấy, nông dân là đối tượng dễ bị rủi ro nhất. Một mặt đây là đối tượng có thu nhập thấp, nên trước biến động dù nhỏ của kinh tế nhóm đối tượng này thường dễ bị mất thu nhập. Mặt khác, điều kiện đảm bảo thu nhập của nông dân chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên; mà trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, thì điều kiện đảm bảo thu nhập của nông dân lại thường xuyên bị đe dọa. Thêm nữa, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đối tượng này chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư. Rủi ro đối với nông dân sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống toàn xã hội. Vì thế phát triển hệ thống phòng ngừa rủi ro có ý nghĩa quan trọng cho việc ổn định cuộc sống của người nông dân khi họ đương đầu với những khó khăn về kinh tế. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chi phí cho phòng ngừa rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí để khắc phục rủi ro. Nói cách khác, nếu đem so sách hai loại chi phí này thì chi phí cho các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Như vậy, trong đời sống xã hội có những rủi ro mà người ta biết trước nó chắc chắn sẽ diễn ra như già yếu, không còn khả năng lao động... Để phòng ngừa, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ những rủi ro này Nhà nước nên tạo môi trường thuận lợi để người nông dân có điều kiện đóng góp tham gia từ khi còn trong độ tuổi lao động, đến khi về già họ có khả năng đối phó với rủi ro này nhờ vào lương hưu hoặc tiền bảo hiểm tuổi già...

Thứ hai, giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Phát


triển kinh tế bền vững là khái niệm chỉ sự phát triển kinh tế phải đảm bảo được ba mục tiêu: vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo được bình đẳng, công bằng xã hội, vừa bảo vệ tài nguyên môi trường. Hệ thống ASXH đối với người nông dân sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến giảm thiểu rủi ro, hạn chế tính dễ bị tổn thương và khắc phục hậu quả của rủi ro thông qua các chính sách và chương trình cụ thể nhằm giúp cho người nông dân ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng thông qua “sức bật” của các lưới ASXH hoặc bảo đảm cho họ có mức sống ở mức tối thiểu không bị rơi vào tình cảnh bần cùng hoá. Điều đó cũng có nghĩa là giải quyết quan hệ bình đẳng, công bằng đối với nông dân trong quá trình phát triển.

Thêm nữa, việc thực hiện tốt hệ thống ASXH sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, vì đối với các nhà đầu tư trong hay ngoài nước họ không chỉ chú ý đến các cơ hội kiếm lời về kinh tế mà còn chú ý đặc biệt đến các yếu tố ổn định về mặt xã hội. Một xã hội ổn định giúp các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển lâu dài, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Ngược lại, một xã hội không ổn định sẽ dẫn đến việc đầu tư ngắn hạn, làm ăn theo kiểu “chộp giật” làm cho nền kinh tế tăng trưởng không bền vững. Mặt khác, bản thân sự phát triển hệ thống ASXH hiện đại đối với nông dân cũng là một lĩnh vực dịch vụ “có thu” tạo nguồn tài chính cho phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực BHXHTN, BHYTTN.

Thứ ba, góp phần hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước. ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng là một trong những công cụ quản lý mà chính phủ dùng để điều hành, quản lý và phát triển xã hội. Thông qua hệ thống này chính phủ sẽ tác động đến nông dân, trợ giúp cho họ có cơ hội tiếp cận việc làm, có thu nhập, làm giảm sự bất bình đẳng xã hội, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, từ đó tạo nên sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội. Như vậy, ASXH đối với nông dân được đảm bảo, nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế - xã hội, điều đó đảm bảo cho tính hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước đối với xã hội.

Thực tiễn chứng minh, trong điều kiện đẩy mạnh tốc độ CNH, HĐH, một mặt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, mặt khác số lượng người lao động bị mất đất, chuyển đổi nghề nghiệp tăng lên. Một loạt vấn đề đặt ra về đào tạo


nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập đời sống cho người lao động có đất bị thu hồi đòi hỏi phải có chính sách thị trường lao động đối với đối tượng này. Trong điều kiện đó, việc Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết thu nhập, góp phần tăng cường quản lý kinh tế - xã hội.

2.2.2. Nội dung vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân

Xuất phát từ tính xã hội của Nhà nước, nội dung vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân bao gồm việc tạo lập môi trường thể chế, chính sách, tổ chức quản lý và kiểm tra, giám sát việc thực thi hệ thống ASXH đó đối với nông dân. Từ đó, nội dung vai trò của Nhà nước trong phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân được thể hiện trên ba khía cạnh sau:

2.2.2.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp và thể chế chính sách an sinh xã hội đối với nông dân

Thiết lập hệ thống luật pháp và thể chế chính sách là nội dung quan trọng hàng đầu thể hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân. Bởi lẽ ở mọi nước, hệ thống luật pháp và thể chế chính sách luôn luôn là chức năng của Nhà nước, do nhà nước chứ không phải do một cá nhân nào xây dựng. Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế chính sách an sinh cao hay thấp, thể hiện ở chỗ hệ thống luật pháp và thể chế chính sách đó có đầy đủ, đồng bộ, phù hợp để thu hút rộng rãi người dân tham gia và đảm bảo sự tác động mạnh mẽ đến sự thụ hưởng an sinh của người dân tham gia đến mức như thế nào. Nếu người dân tham gia ngày càng đông, mức độ đáp ứng nhu cầu của người thụ hưởng an sinh càng cao thì vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống luật pháp và các thể chế an sinh càng cao và ngược lại.

Thể chế chính sách là một trong các nhóm thể chế quan trọng, được hình thành xuất phát từ nhu cầu thực tế của các thành viên trong xã hội cần bảo vệ trước các nguy cơ bị rủi ro mà họ không tự bảo vệ được. Lúc đầu sự trợ giúp diễn ra trong phạm vi gia đình, các cá nhân, dòng họ, các tổ chức tôn giáo như nhà chùa, nhà thờ... Nhưng khi nhu cầu bảo vệ của các thành viên trong xã hội ngày một lớn hơn cả về quy mô và tần suất xuất hiện, các gia đình, dòng họ, các tổ chức tôn giáo không thể đáp ứng được những nhu cầu đó ở quy mô lớn và nó đòi hỏi Nhà nước


phải can thiệp bằng các chính sách, chương trình cụ thể, từ đó hình thành hệ thống ASXH nói chung, ASXH đối với nông dân nói riêng.

Môi trường luật pháp và thể chế chính sách ASXH đối với nông dân xác định hình thức tổ chức, đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh với những tiêu chí, điều kiện cụ thể và cơ chế xác định đối tượng theo một quy trình thống nhất; xác định các chính sách, các chế độ đóng, chế độ thụ hưởng và những điều kiện ràng buộc. Thông thường đối tượng hưởng thụ phải có những điều kiện ràng buộc nhất định về trách nhiệm đóng góp, trách nhiệm về cam kết thực hiện. Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra.

Một trong những nội dung của môi trường luật pháp và thể chế chính sách để nông dân tham gia vào ASXH là việc đảm bảo và hỗ trợ tài chính từ NSNN cho ASXH. Bởi lẽ, thực chất ASXH là chương trình đảm bảo thu nhập để phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, nên vấn đề tài chính đảm bảo ASXH là vấn đề then chốt. Ở đây vai trò đảm bảo và hỗ trợ tài chính của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng.

Nhà nước cần phải đảm bảo và hỗ trợ tài chính cho nông dân để họ tham gia vào các chương trình ASXH bởi nhiều lý do: 1) ASXH là một trong các hệ thống chính sách xã hội, mà đối tượng của chính sách xã hội thường là những người yếu thế. Đã là người yếu thế trong xã hội, thì các nhà nước đều phải có biện pháp đảm bảo hoặc hỗ trợ tài chính để họ được hưởng các chính sách xã hội nói chung, chính sách ASXH nói riêng; 2) ASXH là quyền được tham gia an sinh của người dân mà nhà nước phải đảm bảo. Việc thực hiện quyền an sinh phải có nguồn tài chính đảm bảo. Khi một nhóm đối tượng nào đó trong xã hội gặp khó khăn về tài chính thì Nhà nước với bản chất xã hội của mình, sẽ có nhiệm vụ đảm bảo hoặc hỗ trợ cho người dân tham gia; 3) Trong mọi xã hội, nông dân thường là một trong số các nhóm đối tượng yếu thế. Vì vậy, việc Nhà nước đảm bảo hoặc hỗ trợ tài chính để nông dân tham gia ASXH là trách nhiệm của Nhà nước.

Tuy nhiên, do ASXH bao gồm hai bộ phận chủ yếu là ASXH đóng - hưởng và ASXH không đóng góp như đã nói trên nên vai trò của Nhà nước trong đảm bảo tài chính cho ASXH đối với nông dân cũng có mức độ khác nhau. Đối với bộ phận


không đóng góp mà dựa vào NSNN và trợ giúp của cộng đồng, Nhà nước là yếu tố quyết định trong đảm bảo tài chính cho bộ phận này. Sự trợ giúp của cộng đồng chỉ mang ý nghĩa bổ sung, thể hiện tính cộng đồng giúp đỡ nhau trong khi bị rủi ro. Thực tiễn nhiều nước cho thấy, các chương trình trợ cấp trợ giúp cho an sinh từ NSNN thể hiện quan điểm của chính phủ các nước trong đảm bảo ASXH cho người dân.

Khác với TGXH, chương trình ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng lại đòi hỏi sự tham gia chủ động của người dân là chính. Ở đây người lao động phải đóng một phần thu nhập của họ vào quỹ an sinh để đến khi gặp rủi ro trong cuộc sống sẽ được thụ hưởng theo quy định. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Nhà nước không có vai trò gì trong hợp phần này. Kinh nghiệm các nước cho thấy, dù hệ thống an sinh được thiết lập theo kiểu nào thì ít nhiều Nhà nước cũng có sự hỗ trợ cho người dân để thực hiện nghĩa vụ đóng - hưởng.

Tóm lại, vai trò của Nhà nước trong xây dựng môi trường luật pháp và thể chế chính sách về ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng thể hiện ở chỗ: 1) Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp về ASXH đối với nông dân, quy định nông dân sẽ tham gia vào hình thức ASXH nào? 2) Nhà nước xây dựng các thể chế chính sách quy định về điều kiện tham gia, các mức đóng, mức hưởng và các điều kiện ràng buộc đối với người tham gia; 3) Nhà nước cam kết việc đảm bảo hoặc hỗ trợ tài chính cho đối tượng tham gia vào ASXH.

2.2.2.2. Nhà nước phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân với các chính sách kinh tế - xã hội khác

Việc phối hợp chặt chẽ giữa chính sách ASXH đối với nông dân với các chính sách kinh tế - xã hội khác là một trong những nhiệm vụ quan trọng của vai trò nhà nước về ASXH đối với nông dân. Bởi lẽ ASXH là một hệ thống chính sách trong các hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia, do Nhà nước xây dựng lên. Các hệ thống chính sách này vì thế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau thì mới đảm bảo cho nó thực hiện được các mục tiêu của mình.

Chính sách ASXH có mục tiêu là đảm bảo an sinh cho nông dân, sự thành công của nó trước hết là ở chỗ, người dân tham gia ngày càng đông đảo. Do vậy, để thực hiện ASXH đối với nông dân thì điều thiết yếu trước tiên là phải đảm bảo cho những người nông dân có thu nhập và có tích lũy đủ để tham gia BHXHTN và


BHYTTN. Như vậy, họ mới chủ động tham gia vào hệ thống ASXH. Đối với những người không đủ khả năng tham gia vào BHXHTN, BHYTTN thì Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình XĐGN, TGXH và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân nông thôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thu nhập, có tích lũy từng bước vững chắc hòa nhập vào hệ thống BHXHTN và BHYTTN. Vì thế, chính sách ASXH có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội khác như chính sách khuyến khích sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chính sách việc làm, thu nhập, chính sách XĐGN, chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ xã hội cá nhân của người dân nói chung, nông dân nói riêng.

Đối với nông dân, việc nâng cao thu nhập sẽ giúp họ có thể chủ động tham gia ASXH đóng góp và có thể thực hiện các hoạt động TGXH từ cộng đồng. Muốn vậy, Nhà nước cần tăng khả năng tiếp cận tới cơ hội việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có các chính sách như khuyến khích nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến (bông, cà phê, cao su, hạt điều, chè, mía, gỗ, tre, lúa, ngô, khoai, sắn, vừng, đậu, lạc...).

Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức, Nhà nước cần có chính sách phát triển và chuyển giao công nghệ sinh học để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, cây trồng, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích gieo trồng, coi đó là động lực kỹ thuật cơ bản cần được ưu tiên trong những năm tới. Đặc biệt chú ý sử dụng khoa học và kỹ thuật để bảo tồn, nâng cao chất lượng các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống có giá trị kinh tế cao.

Hệ thống giảm nghèo là tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội, của chính những đối tượng thuộc diện đói nghèo nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thêm thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương và từng giai đoạn. Như vậy, XĐGN, một mặt là sự can thiệp của Nhà nước và xã hội, mặt khác là sự tự vận động của chính những đối tượng thuộc diện đói nghèo. Trong đó sự giúp đỡ của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022