sánh trong hệ thống phân công lao động quốc tế. Nói cách khác, nhà nước phải đóng vai trò định hướng chiến lược và có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để gia tăng xuất khẩu.
g. Về chính sách đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trong CNH, HĐH, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương xứng, bao gồm hạ tầng giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hạ tầng thông tin - viễn thông... Thực tiễn ở nhiều nước đang phát triển cho thấy, do kinh tế chậm phát triển và tiềm lực có hạn nên cơ sở hạ tầng thường yếu kém, chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Do vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yêu cầu cấp thiết, không chỉ là tiền đề bảo đảm cho sự phát triển kinh tế mà bản thân nó còn trực tiếp đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng nhanh theo hướng hiện đại, góp phần cải tạo cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong thực tế, tư nhân thường không thể và/hoặc không muốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng do đặc điểm của hoạt động này là đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Do vậy, chỉ có nhà nước mới có thể có đủ khả năng để xây dựng và cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế. Nếu nhà nước không đảm nhận việc xây dựng cơ sở hạ tầng thì không một lực lượng kinh tế - xã hội nào có thể đảm nhận một cách có hiệu quả. Điều đó thể hiện sự nỗ lực của nhà nước đầu tư phục vụ cho CNH, HĐH.
Bên cạnh việc trực tiếp đầu tư, nhà nước cần khai thông tiềm năng của khu vực tư nhân, không phải với tư cách là một nguồn thay thế, mà là một nguồn bổ sung cho nhà nước trong việc xây dựng và cung ứng kết cấu hạ tầng. Một mặt, tư nhân có thể tham gia trực tiếp vào dịch vụ cung ứng kết cấu hạ tầng. Mặt khác, khu vực tư nhân có thể đóng góp gián tiếp thông qua việc đóng thuế và chính phủ sẽ dành một tỷ lệ lớn hơn trong ngân sách để đầu tư vào kết cấu hạ
tầng. Nói tóm lại, ngoài sự đầu tư trực tiếp từ ngân sách, nhà nước cần có chính sách huy động các nguồn vốn khác của tư nhân và của nước ngoài vào lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở.
Với nhiều nước đang phát triển trong điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì việc nhà nước phải lựa chọn các hạng mục đầu tư trọng điểm trong toàn bộ danh mục đầu tư là một tất yếu. Nguyên tắc lựa chọn xây dựng và phát triển các hạng mục cơ sở hạ tầng cần phải có tác dụng kích cầu nội địa và kích thích phát triển kinh tế ở mức tối đa. Với quan điểm đó, việc xây dựng hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin - viễn thông và cơ sở hạ tầng đô thị có thể được coi là những trọng điểm đầu tư bởi điều này có thể đem lại tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan nhờ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và việc thúc đẩy đô thị hoá sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thu hút thêm lao động dư thừa từ nông nghiệp chuyển sang. Đồng thời, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ CNH, HĐH của nhà nước cần gắn với quá trình đô thị hoá và góp phần thu hút đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa nhằm giảm dần sự cách biệt giữa các vùng kinh tế, giữa các địa phương rừng núi và đồng bằng.
Tóm lại, cả lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế ở các nước đang phát triển là một quá trình khó khăn, phức tạp với nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết và nhà nước phải là tác nhân quan trọng, nhiều khi có tính chất quyết định đến sự thành công trong CNH, HĐH. Nhà nước không chỉ đóng vai trò định hướng mà còn can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp tạo môi trường với những điều kiện thuận lợi và có các chính sách nhằm huy động và phân bổ sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà nước cần chủ động thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH với tư cách là nhà đầu tư, nhà kế hoạch và người đổi mới. Sự can thiệp có hiệu quả của nhà nước vào các hoạt động kinh tế sẽ góp phần quan trọng rút ngắn tiến trình CNH, HĐH.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 5
- Nhà Nước Xác Định Và Điều Chỉnh Chiến Lược Cnh, Hđh
- Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 7
- Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 9
- Các Chính Sách, Giải Pháp Trong Cnh, Hđh
- Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Tóm tắt chương 1
Chương 1, luận án đã hệ thống hoá làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CNH, HĐH, về vai trò của CNH, HĐH và tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đối với các nước đang phát triển; Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế, mục tiêu của CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế để thấy được sự cần thiết về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH ở các nước đang phát triển ngày nay. Trên cơ sở khái quát những lý thuyết về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, luận án đã luận giải làm rõ vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế ở các nước đang phát triển, thể hiện ở hai nội dung chủ yếu là vai trò xác định chiến lược và ban hành các chính sách, đặc biệt là các chính sách phát huy động lực của kinh tế thị trường; chính sách điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế gắn với phát huy lợi thế so sánh, chính sách huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực; chính sách khuyến khích xuất khẩu; chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thúc đẩy CNH, HĐH nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
Chương 2
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN
(THỜI KỲ 1961 – 2003) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 1949 - 1960
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Đài Loan nằm ở khu vực Đông Bắc Á, phía Đông Nam Trung Quốc, có tổng diện tích khoảng 36.006 km2 bao gồm đảo Đài Loan và nhiều đảo lớn nhỏ khác như đảo Lan, đảo Quy Sơn, đảo Điếu Ngư... và quần đảo Bành Hổ. Đảo Đài Loan có diện tích 35.879,3 km2, chiếm 99% lãnh thổ. Những dãy núi chạy từ Bắc đến Nam đã chia đảo Đài Loan thành hai miền đồng bằng phía Tây và phía Đông. Diện tích đất đai có khả năng trồng trọt chiếm khoảng 29% tổng diện tích được phân bố ở nhiều khu vực: đồng bằng Gia Nam, đồng bằng Bình Đông ở phía Nam và đồng bằng Nghi Lan ở phía Bắc. Hệ thống sông ngòi của Đài Loan gồm có gần 50 con sông, nhưng đa phần đều ngắn và dốc, độ chênh lệch so với mặt biển khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho Đài Loan có thể xây dựng các công trình thuỷ điện.
Lãnh thổ Đài Loan được bao quanh là biển. Điều kiện tự nhiên với một đảo chính và nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hổ, quần đảo Điếu Ngư đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các hải cảng lớn như cảng Cơ Long, cảng Cao Hùng và cảng An Bình.
Về thổ nhưỡng, vùng núi Đài Loan phân bố rộng, vùng gò đồi chủ yếu là thổ nhưỡng màu vàng và đỏ, vùng đất thấp ven biển chủ yếu là đất bồi có độ phì nhiêu tương đối cao và đất phèn. Đất nông nghiệp ở Đài Loan tương đối ít với khoảng 1,7 triệu ha. Đất canh tác bình quân đầu người ở Đài Loan được xếp vào
loại thấp nhất trong khu vực. Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng đã tạo điều kiện cho các loại sinh vật, thảm thực vật phát triển dồi dào, nhiều chủng loại. Đài Loan nghèo về khoáng sản, theo số liệu thăm dò, hiện Đài Loan đã phát hiện được khoảng 200 loại khoáng sản, tuy nhiên những khoáng sản quan trọng như than đá, hơi đốt, đôlomit chỉ có trữ lượng nhỏ.
Về dân số, năm 1952 dân số Đài Loan là 8.128 nghìn người với lực lượng lao động là 3,063 triệu người. Đến năm 2003 dân số của Đài Loan là 22,535 triệu người với thu nhập quốc dân bình quân đầu người đạt 13.157 USD. Trong đó lực lượng lao động có khoảng trên 10 triệu người [90, tr. 15-17]. Dân cư sống trên đảo Đài Loan đại bộ phận là người Hán di cư từ Đại lục. Thổ dân Đài Loan có hai tộc người là người Cao Sơn và người Bình Phố chiếm khoảng 2% dân số. Do đất chật, người đông nên Đài Loan là một trong những khu vực có mật độ dân cư
thuộc loại cao trên thế giới. Theo số liệu thống kê, năm 2003 mật độ dân cư ở Đài Loan là 625,86 người/km2 [90, tr. 23]. Sự phân bố dân cư ở Đài Loan không đều. Theo đà phát triển kinh tế, người dân có xu hướng di cư đến sống ở miền Tây, nơi có đồng bằng trù phú, có những thành phố lớn. Một số khu vực có mật độ dân cư lớn như thành phố Đài Bắc có mật độ dân cư lên đến 10 nghìn người/km2, thành phố Cao Hùng là trên 9 nghìn người/km2... Tuy nhiên, một số khu vực khác như huyện Hoa Liên, huyện Đài Đông chỉ có khoảng trên 70 người/km2 [90, tr. 23].
Nhìn chung, về điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu Đài Loan có nhiều mặt không thuận lợi. Nhưng với vị trí biển đảo, Đài Loan là nơi có thể trở thành trung tâm thu hút các hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
Năm 1895, triều đình nhà Thanh đã phải ký hiệp ước Mã Quan, theo đó Trung Quốc phải nhường Đài Loan, Bành Hồ và các đảo phụ cận khác cho Nhật
Bản và sau đó Nhật Bản đã thiết lập sự thống trị Tổng đốc độc tài, mọi quyền hành từ lập pháp, hành chính, quân sự nằm trong tay một người và thi hành chính sách đồng hoá.
Về kinh tế, Nhật Bản đã thực thi chính sách “công nghiệp Nhật Bản, nông nghiệp Đài Loan” với mục đích biến Đài Loan thành khu vực chuyên cung cấp lúa gạo và là nơi tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản. Với công nghiệp, Nhật Bản chú ý đến những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản trong đó đặc biệt là ngành sản xuất đường. Năm 1927, Đài Loan đã có tới 45 nhà máy sản xuất đường chiếm tới 98% tổng sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, ở Đài Loan còn có một số cơ sở công nghiệp thuộc các lĩnh vực khác như các nhà máy xay xát gạo, chế biến sợi, xi măng, phân bón, giấy, hoá chất... Hệ thống giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, bến cảng... cũng được xây dựng tạo điều kiện cho việc lưu chuyển hàng hoá như tuyến đường sắt nối liền Bắc Nam, các tuyến đường sắt dọc miền Đông, hệ thống đường bộ nối liền các thành phố, huyện xã. Việc nâng cấp cảng Cơ Long cho phép tàu trọng tải 10 vạn tấn có thể ra vào. Cảng Cao Hùng cũng được xây dựng và nâng cấp.
Thực tế, chính sách khái thác thuộc địa của Nhật Bản đã phần nào có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế Đài Loan đi lên. Tuy nhiên, thời kỳ 1937 - 1945, các nguồn lực cơ bản của Đài Loan bị Nhật huy động để biến Đài Loan thành căn cứ công nghiệp quốc phòng phục vụ mục đích chiến tranh của Nhật Bản. Do vậy, công nghiệp và nông nghiệp của Đài Loan bị tổn thất nghiêm trọng, sức sản xuất ngày càng thấp kém. Nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng trong khi lao động dư thừa. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Đài Loan được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản nhưng những mâu thuẫn mới giữa những người gốc Đài Loan với chính quyền và quân đội tới từ Đại lục nảy sinh và trở nên gay gắt. Người dân nổi dậy chống chính quyền và nhanh chóng bị đàn áp. Kinh tế Đài Loan lại rơi vào trạng thái suy sụp, hỗn loạn. Dân số tăng nhanh trong khi sản xuất nông nghiệp bị suy giảm đã dẫn đến sự thiếu
hụt nghiêm trọng về lương thực. Sản xuất nông nghiệp năm 1948 chỉ bằng 59% so với năm 1941, không đủ cung cấp cho dân trên đảo. Hàng tiêu dùng ngày càng khan hiếm, giá cả tăng vọt.
Năm 1949, khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Đại lục hoàn toàn bị cắt đứt. Đài Loan đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Về quan hệ đối ngoại, trong những năm 1950 và 1960, Đài Loan nhận được sự ủng hộ về chính trị tương đối rộng rãi của Mỹ và các nước tư bản khác. Nhiều nước đã công nhận chính thể Quốc dân đảng và thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Đài Loan cũng từng là thành viên chính thức của Liên hợp quốc nhưng đến những năm 1970, Đài Loan đã mất chân trong Liên hợp quốc và điều đó cũng đã gây rất nhiều khó khăn trong quan hệ quốc tế của Đài Loan. Nước CHND Trung Hoa tuyên bố Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, nhiều nước đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Tuy vậy, Đài Loan đã thực hiện “đường lối ngoại giao thực dụng”, thông qua hoạt động kinh tế, thương mại, văn hoá để tranh thủ sự ủng hộ của các nước.
Trong quan hệ quốc tế, Đài Loan ở vị trí địa - chính trị khá đặc biệt, nơi đối đầu giữa hai hệ thống xã hội trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Do vậy, Đài Loan đã nhận được nguồn viện trợ và đầu tư lớn từ Mỹ, Nhật và các nước Tây Âu. Cũng thời gian này, trong dòng người di cư ồ ạt từ Đại lục có những nhà tư bản có vốn, có chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Đài Loan.
Sau khi tách khỏi Đại lục (1949), kinh tế Đài Loan vốn lạc hậu lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế mất cân đối, lạm phát lên tới 1189% vào năm 1949 [63, tr. 36]. Đời sống của nhân dân rất khó khăn. Sức ép về việc làm cũng ngày càng tăng do hậu quả của làn sóng di dân vào Đài Loan. Hoàn cảnh đó đã buộc Đài Loan phải nhanh chóng tiến hành khôi phục kinh tế (1949-1952) với nội dung cơ bản là hạn chế, ngăn chặn sự hỗn loạn kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định xã hội.
Để kiềm chế lạm phát, Đài Loan đã thực hiện những giải pháp cụ thể như cải cách hệ thống tiền tệ thông qua việc phát hành đồng tiền mới, bán vàng để tạo lập niềm tin của dân chúng vào đồng tiền mới, tăng lãi suất tín dụng lên 7%/tháng v.v... Nhờ đó, tỷ lệ lạm phát năm 1950 giảm xuống còn 84%, năm 1951 còn 53% [63, tr. 37]. Trong nông nghiệp và nông thôn, Đài Loan đã ban hành chính sách cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1949. Việc cải biến chế độ sở hữu ruộng đất đã góp phần giải quyết cơ bản mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Trong công nghiệp, nhà nước đã bán cho tư nhân 461 xí nghiệp vừa và nhỏ tiếp quản của tư bản nước ngoài [66, tr. 101]. Nhờ áp dụng hàng loạt các biện pháp tích cực trên, đến cuối năm 1952, nền kinh tế Đài Loan đã được khôi phục, đạt mức cao nhất trước chiến tranh. Tình hình kinh tế đã cơ bản ổn định tạo điều kiện cho Đài Loan bước vào công nghiệp hoá.
2.1.3. Khái quát tình hình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (giai đoạn 1953 - 1960)
Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, với điểm xuất phát là một nền kinh tế cơ bản vẫn dựa trên nền nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé, phần lớn hàng tiêu dùng công nghiệp vẫn phải nhập khẩu, nhà nước Đài Loan đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nội dung cơ bản của chiến lược này là tận dụng những nguồn lực sẵn có trong nước, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào để xây dựng một số ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm đang phải nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, tạo thêm việc làm, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
Từ năm 1953, Đài Loan đã đề ra các kế hoạch 4 năm phát triển kinh tế: 1953-1956, 1957-1960 và 1961-1964. Nội dung cơ bản của các kế hoạch này là giữ ổn định giá cả hàng hoá, từng bước giảm tỷ lệ lạm phát, cải cách chế độ quản lý ngoại tệ để ổn định kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân... Nhà nước Đài Loan đã thực hiện một số chính sách và giải pháp sau: