Tiềm Năng, Lợi Thế Riêng Của Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch

40


phát triển du lịch của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó. Theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Đối với một đất nước phải nhập khẩu khối lượng lớn hàng hoá để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thì việc cung ứng vật tư hàng hoá sẽ rất khó khăn.

Nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế cần đánh giá thực tế tình hình kinh tế dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản như tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, cán cân thanh toán quốc tế, kim ngạch xuất, nhập khẩu và tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Nhân tố này tác động tới sự phát triển du lịch trên nhiều góc độ khác nhau. Cách mạng khoa học kỹ thuật là một trong những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch. Ngày nay, nhờ ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, lao động chân tay có xu hướng ngày càng giảm, lao động trí óc tăng lên, từ đó làm cho con người nảy sinh nhu cầu du lịch để nghỉ ngơi, giải trí nhằm tái tạo sức lao động. Dưới góc độ khác, thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ đã đem lại tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, là tiền đề tăng thu nhập cho người lao động và xã hội, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch và hoàn thiện hơn cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch: Đó là nhu cầu về phục hồi sức khoẻ và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần của con người. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh tế - xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Nhu cầu du lịch có tính chất quyết định cấu trúc, tốc độ và trình độ phát triển của ngành du lịch.

Dân cư và lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, đồng thời cũng chính là nguồn lao động và nguồn khách của ngành du lịch.

2.2.3.2. Tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương trong phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên: Gồm các yếu tố, thành phần, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người.

Là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên. Do vậy, mỗi một quốc gia, vùng có điều kiện tự nhiên cụ thể sẽ tạo nên nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên khác nhau mang tính đặc thù. Một số yếu tố cơ bản tạo thành nguồn TNDL tự nhiên, đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Khí hậu: Là yếu tố có tác động liên quan trực tiếp tới trạng thái tâm lý, thể lực của con người, khí hậu càng ôn hòa thì chất lượng của khu vực dành cho hoạt động

41

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 7


du lịch càng tốt hơn. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức và chất lượng các hoạt động, dịch vụ du lịch. Những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưu thích hơn. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá nóng hoặc có độ ẩm cao; Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển du lịch. Khí hậu là một trong những nhân tố tác động làm cho hoạt động du lịch mang tính chất mùa vụ.

Địa hình: Đối với hoạt động du lịch đặc điểm hình thái địa hình có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghỉ dưỡng. Biểu hiện hình thái bên ngoài của tự nhiên được gọi là phong cảnh. Khách du lịch thường thích thú thưởng ngoạn những điểm đến có phong cảnh đẹp hữu tình và đa dạng, phong phú. Các loại hình du lịch ngày càng được khai thác phát triển đa dạng, do vậy địa hình núi, đồi và địa hình ven bờ thường có giá trị cao đối với hoạt động du lịch, phù hợp với du lịch leo núi, thám hiểm, du lịch biển..

Tài nguyên nước: Bao gồm nước mặt như ao, hồ, sông, suối và nguồn nước ngầm. Đây là nhân tố quan trọng có ý nghĩa nhiều mặt đối với hoạt động du lịch. Nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh và dưỡng sinh; Nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch; Nước biển tạo nên sức hấp dẫn đối với loại hình du lịch biển. Ngoài ra, tài nguyên nước còn là môi trường để tổ chức các hoạt động du lịch nước.

Động vật, thực vật: Cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn cùng với sự đa dạng của các loài động vật, thực vật là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan kết hợp với nghiên cứu khoa học. Một số quốc gia còn cho phép du lịch gắn với hoạt động săn bắn.

Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên được hình thành do con người sáng tạo ra, có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn tích tụ và thể hiện những giá trị văn hoá tiêu biểu, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm tài nguyên vật thể và phi vật thể.

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm: Di sản văn hoá vật thể, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các cổ vật và bảo vật quốc gia, các công trình nghệ thuật kiến trúc.

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: Bao gồm các lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá ứng xử, phong tục tập quán, thơ ca và văn học, văn hoá các tộc người, các hoạt động văn hoá, thể thao có tính sự kiện.

Ngành du lịch có tính định hướng quản lý và khai thác tài nguyên rõ rệt. Tính chất và mức độ giá trị của Tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia có ý nghĩa

42


quan trọng đối với việc xác định quy mô, tính chất, sức hấp dẫn của hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là căn cứ quan trọng để ngành du lịch xác định quy hoạch,

định hướng phát triển vùng du lịch, sản phẩm du lịch.

Nhân tố cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với du lịch. Xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển du lịch. Hạ tầng viễn thông, điện nước có vai trò quan trọng đối với khách du lịch, vì nó đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của du khách.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Các yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch, đó là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, lao động trong du lịch. Bằng sức lao động của mình con người sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Tính hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo nên sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Một quốc gia muốn phát triển du lịch thì cần có cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Vì vậy, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của mỗi đất nước.

Nguồn nhân lực du lịch

Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động. Đối với ngành du lịch, do đặc thù của sản phẩm dịch vụ du lịch không tồn tại dưới dạng vật thể và quá trình tạo ra sản phẩm cũng đồng thời là quá trình tiêu dùng sản phẩm. Do vậy, chất lượng sản phẩm du lịch phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch và hiệu quả kinh doanh du lịch. Các nước có ngành du lịch phát triển thường có nguồn nhân lực chất lượng cao.

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững

2.3.1.1.Kinh nghiệm của chính quyền tỉnh Vân Nam trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh

Vân Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm

43


80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển du lịch ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu du lịch nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho du lịch của tỉnh phát triển một cách đa dạng. Với sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho du lịch ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu du lịch ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch du lịch có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực: xây dựng, kiến trúc, du lịch, lữ hành, văn hoá, môi trường... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển du lịch là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch.

Ở các địa điểm du lịch thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách du lịch phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu du lịch, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cơ sở sản xuất thủ công... chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2.3.1.2. Vai trò của chính quyền tỉnh Chon Buri – Thái lan trong phát triển du lịch bền vững ở Pattaya

Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn 400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm

44


1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giữa việc phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan khu du lịch.

2.3.1.3. Vai trò của chính quyền Khu tự trị Canary trong phát triển du lịch khu vực quần đảo Canary (Tây Ban Nha) theo hướng bền vững

Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, cách Tây Ban Nha lục địa khoảng 1.500 km, nổi tiếng là trung tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhiều cảnh quan đẹp, phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen thuộc của du khách Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lý do chữa bệnh. Từ năm 1900 với 8.000 du khách thì đến năm 1975 thì quần đảo Canary đã đón được 2 triệu khách và con số đó tiếp tục tăng nhanh, vào năm 1990 là 7,4 triệu khách và 13 triệu khách vào năm 1999. Ngành du lịch dịch vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế. Điều đó cho thấy, nền kinh tế ở đây phụ thuộc vào du lịch quá nhiều.

Sự phát triển nhanh cua du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch. Quá trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc của các nhân tố khác, tắc nghẽn giao thông.... Sự gia tăng xây dựng không có quy hoạch hợp lý ở Canary đã tạo ra áp lực về đất đai. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt của người nước ngoài vào nơi đây đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và cư dân địa phương đang dần dần trở thành những người thiểu số.

Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong quá phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn rác thải, ô nhiễm không khí do quá nhiều các phương tiện chuyên trở. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm trọng. Quả thật Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần phải giải quyết. Muốn phát triển du lịch một cách

45


lâu dài ở đây thì các nhà chức trách và các ban ngành phải cùng tham gia giải quyết.

2.3.1.4. Hàn Quốc: Nâng cao sự hợp tác giữa chính quyền thành phố và cộng

đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững

Phương thức được hỗ trợ từ Trung ương cho một dự án phát triển du lịch được khởi đầu khi các chính quyền ở địa phương xây dựng dự án với dự toán ngân sách cụ thể, sau đó đề xuất lên trung ương.

Sau khi các dự án được lựa chọn và phê chuẩn, trung ương sẽ quyết định mức

độ hỗ trợ về tài chính.

Các chức năng hoạt động của chính quyền địa phương có liên quan đến phát triển du lịch bền vững bao gồm: khuyến khích sự nhận thức và hợp tác từ cộng đồng người dân, thực hiện các mối quan hệ cộng đồng, thiết lập hệ thống cộng tác với chính phủ trung ương và đảm bảo ngân sách hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau.

2.3.2. Kinh nghiệm trong nước về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững

2.3.2.1. Vai trò của Chính quyền Tỉnh Tiên Giang trong phát triển du lịch cộng đồng

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng.

Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương.

2.3.2.2. Kinh nghiệm của chính quyền tỉnh Quảng Bình trong phát triển du lịch ở

Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng bền vững

Với lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền

46


thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh

Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số điểm du lịch trên có thể rút ra một số bài học sau:

- Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ quốc gia cho đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch. Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách; triển khai những nghiên cứu nhằm hổ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. Trong quá trình hoạt động, các khu du lịch cũng cần có những nghiên cứu đánh giá các tác động đến môi trường của hoạt động du lịch và đưa ra những giải pháp để cải thiện nó.

- Tiêu chuẩn du lịch bền vững cần hướng tới các mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Để phát triển du lịch bền vững, cần quan tâm tới nhiều khía cạnh, trong đó việc xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên một cách hợp lí là một yếu tố đáng được quan tâm hàng đầu.

- Hoạt động du lịch bền vững cần chú ý tới khả năng tải của khu du lịch. Bất kì khu du lịch nào cũng vậy, số lượng người cực đại mà khu du lịch cho phép là có hạn, nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng đến không chỉ khu du lịch mà còn cả cộng đồng địa phương. Do vậy, để tránh tình trạng khai thác du lịch một cách kiệt quệ, và giảm thiểu sự quá tải của khu du lịch, chúng ta cũng cần nghiên cứu một cách kĩ càng chu kì vòng đời của khu du lịch, từ đó có những dự báo kịp thời.

- Đối với du khách, cần cung cấp thông tin cho khách du lịch về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa. Và cần có những tiêu chí nhằm đánh giá sự hài

47


lòng của du khách để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.

- Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực. Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như một vấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt động du lịch. Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan khu du lịch. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du lịch bền vững.

- Đối với cộng đồng, để đạt được mục tiêu của phát triển du lịch bền vững, cần phải nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch. Đảm bảo sự tham gia và giám sát của cộng đồng trong quá trình du lịch vì cư dân địa phương hiểu hơn ai hết về môi trường nơi họ sinh sống. Do đó, xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí