Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 21

152


động trong vùng bị giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn huyện, tỉnh và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí đào tạo. Kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này được tính vào kinh phí bồi thường của dự án và ngân sách tỉnh cân đối. Về giải quyết việc làm, tất cả các doanh nghiệp đầu tư đều phải cam kết sử dụng đội ngũ lao động tại địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên cho đối tượng bị thu hồi đất phục vụ cho dự án của chính doanh nghiệp.

4.3.5.2. Xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch

Từ năm 2003 đến nay, năm nào tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức các lễ hội, mục đích của tổ chức lễ hội là tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về các thế mạnh của Ninh Bình nhằm thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh nói riêng; trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ du lịch là người được hưởng lợi nhiều nhất. Do vậy, việc tổ chức các lễ hội trong thời gian đến cần phải vận động và quy định các doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp này đóng góp kinh phí, mức đóng góp tùy theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện được vấn đề này sẽ giảm tải cho ngân sách tỉnh và hiệu quả sẽ cao hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình hơn, mặt khác doanh nghiệp thực hiện được công tác quảng cáo nâng cao thương hiệu của mình.

An ninh, trật tự an toàn cho du khách, tạo điểm đến an toàn, thân thiện mến khách là vấn đề hết sức quan trọng. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các cơ sở lưu trú, dịch vụ, các điểm tham quan để tránh nạn cò khách, ép giá, bắt chẹt làm cho du khách mất thiện cảm. Đối với doanh nghiệp phải xác định trách nhiệm của mình đối với toàn cục, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài và lợi ích toàn cục; từ đó có thái độ đúng đắn trong quản lý các hoạt động, góp phần cùng với các cơ quan QLNN của tỉnh phát triển nhanh ngành du lịch.

Ngoài việc hoạt động kinh doanh các dịch vụ thuần túy, các doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan QLNN liên quan tổ chức nhiều loại hình du lịch, nhiều lễ hội văn hóa mang đậm nét truyền thống của các dân tộc gắn với quá trình hình thành và phát triển, các truyền thuyết. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp để thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú.

Tổ chức các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch (lựa chọn các doanh nghiệp có thế mạnh) thành hiệp hội mạnh có tính gắn kết cao. Trên cơ sở đó tỉnh sẽ có một số cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả để làm nòng cốt, làm “đầu tàu” kéo các doanh nghiệp khác và cả hệ thống doanh nghiệp phát triển.

153


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

4.3.5.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá

Tỉnh Ninh Bình phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh có thế mạnh trên các lĩnh vực nói chung và du lịch nói riêng tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch - thương mại và đầu tư tại một số địa phương trong nước cũng như nước ngoài để quảng bá, xúc tiến trên các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Du lịch Ninh Bình là một cực của Trung tâm du lịch Hà Nội - phụ cận, ngoài ra mối quan hệ giữa Du lịch Ninh Bình với du lịch các tỉnh duyên hải Đông Bắc, với các tỉnh miền Trung và miền Nam theo trục quốc lộ 1A... không thể thiếu được

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 21

trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết vùng của du lịch Ninh Bình thì sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái càng có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ... Phải tạo thành “sân chơi chung” cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh duyên hải Đông Bắc, với Hà Nội, với các tỉnh Bắc Trung Bộ... là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình. Để đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến cần thực hiện các nội dung sau:

- Về kinh phí hoạt động, hàng năm ngân sách địa phương bố trí một khoản chi nhất định và từ nguồn quỹ khuyến khích phát triển du lịch, công nghiệp để phục vụ cho công tác quảng bá, xúc tiến; phần còn lại (phần chủ yếu) huy động đóng góp từ nguồn chi quảng cáo, tiếp thị của các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp có sản phẩm tiêu thụ.

- Xác định rõ trách nhiệm, vai trò, nhiệm vụ giữa các cơ quan xúc tiến của Nhà nước, Hiệp hội Du lịch và doanh nghiệp: Nhà nước chỉ hỗ trợ công tác quảng bá xúc tiến hình ảnh chung của du lịch địa phương như một điểm đến trên cơ sở lựa chọn những sản phẩm đặc trưng, có nét riêng biệt, tiêu biểu để làm hình ảnh tuyên truyền, quảng bá chung. Các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng kế hoạch marketing, quảng cáo sản phẩm riêng của mình để thể hiện tính riêng biệt và cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

- Cần mở rộng hơn nữa phạm vi cũng như đa dạng hoá hình thức để xúc tiến du lịch đạt hiệu quả cao hơn như:

+ Nhanh chóng phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Ninh Bình để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người Ninh Bình; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống...

154


và địa chỉ Trung tâm thông tin tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

+ Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Ninh Bình để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này là hết sức bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan nghỉ dưỡng mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác ở địa phương Ninh Bình.

+ Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm lớn, sự kiện du lịch tại nước ngoài

để học hỏi và tranh thủ giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.

+ Xây dựng sologan và biểu tượng du lịch địa phương để quảng bá, giới thiệu trên kênh truyền hình của một số quốc gia được xác định là thị trường trọng điểm.

+ Duy trì và không ngừng mở rộng quy mô việc tổ chức các sự kiện du lịch, sự kiện văn hoá mang tầm quốc gia và địa phương dần tạo thành thương hiệu và nét đặc trưng riêng của địa phương.

+ Xây dựng và triển khai các đề án về xúc tiến du lịch quốc gia và địa phương, trong đó đặc biệt coi trọng việc xác định thị trường để có kế hoạch xúc tiến hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, sở thích.

- Du lịch Ninh Bình cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương mình.

- Trong những điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường phân phối khách như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị du lịch. Điều này cho phép thực hiện có hiệu quả hơn công tác quan trọng này.

4.3.5.4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với du lịch tỉnh Ninh Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trung ương đảng đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm mà thời kỳ hiện nay nhiệm vụ trọng tâm là CNH, HĐH. Để thực hiện được phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn đầu thực hiện CNH, HĐH, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải được tăng cường, nội dung phương thức lãnh đạo đối với hoạt động du lịch phải được đổi mới theo thướng sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của du lịch trước yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện CNH, HĐH của tỉnh.

- Đối với phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với chính quyền

155


trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Cần xây dựng các chương trình chỉ đạo chuyên đề, hết sức coi trọng chỉ đạo xây dựng các tập thể chi bộ đảng trong sạch, vững mạnh và tổng kết các phong trào thi đua để từ đó tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trước yêu cầu mới đặt ra.

- Tăng cường kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên đối với việc thực hiện các nghị quyết của đảng, các quy định của nhà nước, nhất là các quy định về kinh tế, tài chính, việc sử dụng và bảo toàn vốn và tài sản của nhà nước; chống tham ô, lãng phí.

- Củng cố và phát triển cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; tăng cường vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu tranh các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan đơn vị.

- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thực sự là người lãnh đạo và kinh doanh giỏi.

- Tất cả các cấp bộ Đảng phải có kế hoạch tổ chức đội ngũ Đảng viên tiến quân vào sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương, đơn vị mình để trở thành lực lượng tiên phong thực sự.

4.3.5.5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Ninh Bình nói riêng hiện mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm môi trường, cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:

- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường cần có sự lồng ghép về quy hoạch giữa ngành du lịch và các ngành khác có liên quan. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện và có hiệu quả nếu như việc quy hoạch được tiến hành nghiêm túc cũng như việc tổ

156


chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.

Hiện nay, thực tế phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng đã có những tác động đến phát triển du lịch, thể hiện sự chưa đồng bộ trong thực hiện quy họach chung

- Về luật pháp và chính sách: Đây là một giải pháp có tính chiến lược đảm bảo cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải tuân thủ những quy định về môi trường của pháp luật. Luật Môi trường (2005) được ban hành là cơ sở pháp lý cơ bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động quản lý đảm bảo môi trường được cụ thể hóa tại Quyết định 02 về BVMT trong lĩnh vực du lịch và Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an và về sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, để thực thi có hiệu quả các quy định có tính pháp lý trên cần thiết phải xây dựng các quy định cụ thể tại từng địa phương và tại các khu điểm du lịch. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lý.

Quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện tích cực của việc thực hiện giải pháp này. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Về kỹ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố về môi trường, sự cố thiên tai (bão lụt, sụt lở, động đất v.v), cháy rừng, các sự cố về môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời thường sẽ để lại những hậu quả hết sức nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.

- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu nếu không nói là quyết định. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành kinh tế du lịch, đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi việc tổ chức các khoá đào tạo môi trường với sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học và quản lý môi trường, các chuyên gia có

157


kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực môi trường.

Lâu dài, cần tiến tới việc tiêu chuẩn hoá trình độ và hiểu biết các vấn về môi trường đối với cán bộ quản lý các cấp.

- Về tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khoẻ cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo hết sức lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường.

Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, bản làng dân tộc miền núi.

- Về kinh tế: đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch như vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Longv.v... Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực.

4.4. KIẾN NGHỊ

4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh

- UBND tỉnh có những định hướng phân vùng chức năng, quản lý tốt các điểm du lịch, các danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn.

- Huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Chọn lọc và đưa ra các dự án mẫu về du lịch tham quan, du lich nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…

- Quản lý khai thác, sử dụng, bảo về tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi trọng khai thác hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch.

- Trao đổi, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những tư tưởng phát triển chung của Ninh Bình. Xem xét có chính sách khuyến khích nguồn vốn tự tích lũy, cho phép các doanh nghiệp sử dụng doanh thu du lịch tái đầu tư phát triển trong một khoảng thời gian từ 3-5 năm.

- Lồng ghép với các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế hoạch phát triển du lịch nói riêng.

- Các làng Việt cổ, các làng nghề, lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh

158


là những tài nguyên du lịch đặc trưng đặc biệt có giá trị cần được đầu tư khai thác một cách thỏa đáng để tạo sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù có sức cạnh tranh.

4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VH-TT-DL và các huyện, thị

- Xây dựng hệ thống chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp với các điều kiện, đặc thù của địa phương.

- Có kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch đối với các địa phượng phụ cận.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp không chỉ của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành mà còn của cộng đồng người dân.

- Có các biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn.

- UBND các huyện, thị tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch.

159


KẾT LUẬN


1. Trên thế giới hiện nay, ngành du lịch đang giữ vị trị rất quan trọng nền kinh tế. Du lịch đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và là công cụ hữu hiệu để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo cho những vùng xâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh không có sự kiểm soát của du lịch đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Điều đó đã thúc dục những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch tìm kiếm con đường mới cho mình đó chính là phát triển du lịch bền vững.

2. Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ có tài nguyên du lịch phong phú trong đó nổi bật là các các danh lam thắng cảnh, các cảnh quan tự nhiên hữu tình kết hợp với các di tích lịch sử có giá trị và truyền thống văn hóa cao. Với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh vượt trội, chủ trương phát triển du lịch nhanh, bền vững và sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thế giới và Việt Nam. Trong thời gian tới, Chính quyền tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục ban hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân, huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn xã hội để phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.

3. Để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, luận án đã đi sâu nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:

- Hệ thống hoá và đóng góp bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, phát triển du lịch bền vững và vai trò của chính quyền địa phương cấp Tỉnh trong phát triển du lịch bền vững; nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính quyền cấp Tỉnh Ninh Bình trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tỉnh;

- Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2013. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, luận án làm sáng tỏ thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trên quan điểm bền vững và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển Du lịch bền vững

- Từ thực trạng vai trò của Chính quyền Tỉnh Ninh Bình trong phát triển du lịch bền vững, tác giả đưa ra các quan điểm, mục tiêu nhằm nâng cao vai trò của Chính quyền Tỉnh Ninh bình nhằm phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh và đề xuất hệ thống giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao để thực sự đưa du lịch Ninh Bình phát triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023