ánh chính xác, trung thực kịp thời và có hệ thống số hiện có và tình hình biến động của tài sản hàng hoá, tiền lương, tiền vốn của công ty. Không những vậy, phòng kế toán còn có trách nhiệm theo dõi, đối chiếu công nợ đối với các đối tác đảm bảo việc thanh toán được cân đối kịp thời. Bên cạnh đó, còn nghiên cứu các đề xuất, các phương án sản xuất kinh doanh dựa vào kết quả kinh doanh của các kỳ. Đồng thời đưa ra các giải pháp kinh doanh có hiệu quả, lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan chức năng.
Phòng thu mua: Có trách nhiệm đi tìm và thực hiện công tác thu mua nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh để phục vụ cho việc sản xuất khi có đơn đặt hàng. Đồng thời, phòng thu mua còn có trách nhiệm tìm kiếm và gom các sản phẩm thủ công chưa qua xử lý kỹ thuật (sấy khô, hay phun sơn) từ những hộ gia đình làm nghề phụ để có thể thực hiện tốt các đơn hàng.
Bộ phận sản xuất: Công ty chỉ có một phân xưởng sản xuất gồm 72 công nhân. Vì vậy, Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn có một quản đốc theo dõi công việc sản xuất hàng ngày của công nhân.
3.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận
Mỗi bộ phận tuy có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thiếu bất cứ một bộ phận nào thì công việc của các bộ phận khác sẽ không hoàn thành. Do đó, để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ và kế hoạch một cách hiệu quả nhất thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.
Phòng kinh doanh sẽ trực tiếp thực hiện các chương trình để nắm bắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm (mẫu mã, thiết kế) trong từng năm. Đồng thời sẽ tiến hành tìm kiếm khách hàng. Khi có đơn đặt hàng, phòng kinh doanh sẽ chuyển các yêu cầu về sản phẩm (mẫu mã, thông số kỹ thuật, số lượng sản phẩm) xuống cho phòng nghiệp vụ. Phòng nghiệp vụ sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn cho Bộ phận sản xuất thực hiện đơn hàng đúng như yêu cầu của khách hàng và đảm bảo đúng tiến độ và thời gian giao hàng như trong hợp đồng.
Bộ phận Kế toán giúp cho các bộ phận khác nắm rõ được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty để có những kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình tài chính của Công ty.
Tóm lại, trong Công ty không thể thiếu được các bộ phận trên. Các bộ phận quan hệ mật thiết với nhau trong công việc của mình, có như vậy Công ty mới ngày càng đứng vững và phát triển hơn nữa.
4. Kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn từ năm 2001 – 2005.
Nhờ sự đoàn kết nhất trí trong chỉ đạo và thực hiện, sự nỗ lực vươn lên muốn khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường. Công ty đó vượt qua mọi khó khăn trở ngại do có những chính sách kịp thời nên kết quả kinh doanh từ năm 2000 đến 2004 đó đạt được những thành quả đáng ghi nhận.
Bảng 1: Doanh thu của công ty qua các năm
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Doanh thu | Số chênh lệch (tăng (+), giảm (-)) | ||
Số tương đối | Số tuyệt đối | ||
2001 | 9,6 | ||
2002 | 14,5 | 150% | 4,9 |
2003 | 20,4 | 140% | 5,9 |
2004 | 18,8 | - 8,51% | -1,6 |
2005 | 20 | 106, 38% | 2,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn - 4
- Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật Và Pháp Lý Để Phát Triển Tmđt
- Khái Quát Chung Về Công Ty Tnhh Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn
- Khả Năng Marketing Trực Tuyến Của Website
- Doanh Thu Thu Được Từ Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu
- Triển Vọng Phát Triển Ngành Thủ Công Mỹ Nghệ Và Ứng Dụng Tmđt Trong Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2001 đến 2005)
Từ bảng trên ta có thể thấy:
Trong năm 2001 do Công ty mới được thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng vì vậy tổng doanh thu của công ty mới đạt ở mức 9,6 tỷ đồng.
Năm 2002, tổng doanh thu của công ty đó đạt mức 14,5 tỷ đồng tăng 150% so với năm 2001 ( tăng so với năm 2001 khoảng 4,9 tỷ đồng).
Năm 2003, tổng doanh thu của công ty đạt mức 20,3 tỷ đồng tăng 140% so với năm 2002 (tăng khoảng 5,9 tỷ đồng so với năm 2002).
Năm 2004, tổng doanh thu của công ty giảm đột ngột từ 20,3 tỷ đồng năm 2003 xuống còn 18,8 tỷ đồng, giảm khoảng 8,51% (tương ứng giảm khoảng 1,6 tỷ đồng).
Năm 2005, tình hình kinh doanh của công ty đã có bước tiến so với năm 2004. Tổng doanh thu của công ty đạt mức 20 tỷ đồng, tăng khoảng 106,38% so với năm 2004 (tăng khoảng 2,8 tỷ đồng).
Công ty đã nộp cho nhà nước gần 3,5 tỷ đồng.
Qua số liệu thống kê doanh thu của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn ta có thể thấy từ năm 2001 đến năm 2003 mức tăng trưởng của công ty đều ở mức tốt tức là năm sau đều tăng trưởng tốt hơn năm trước. Đáng chú ý là năm 2003 mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm. Nhưng đến năm 2004, mức tăng trưởng của công ty đã giảm mạnh do nguyên nhân sau:
+ Do giá nguyên liệu tăng cao, nhưng để đảm bảo khả năng cạnh tranh công ty không thể tăng giá các sản phẩm.
+ Do nguồn cung nguyên liệu thất thường
+ Do tình hình kinh tế thế giới khó khăn (đặc biệt là thị trường chính của công ty như Nhật , Mỹ và Châu Âu)
Đến năm 2005, công ty đã đạt mức tăng trưởng trở lại mà nguyên nhân chính là do tình hình sáng sủa của nền kinh tế thế giới.
Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm
(Đơn vị: đồng)
Doanh thu xuất khẩu | Số chênh lệch (tăng (+), giảm (-)) | ||
Số tương đối | Số tuyệt đối | ||
2001 | 96 triệu | ||
2002 | 145 triệu | 151% | 49 triệu |
2003 | 469 triệu | 323,44% | 324 triệu |
2004 | 784 triệu | 167,11% | 315 triệu |
2005 | 1,9 tỷ | 242,34% | 1,11 tỷ |
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2001 đến 2005)
Qua bảng trên ta có thể thấy:
Tình hình xuất khẩu của công ty ngày càng được cải thiện qua các năm. Doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu càng ngày càng tăng.
Năm 2001, doanh thu xuất khẩu của công ty chỉ là 96 triệu đồng.
Năm 2002, doanh thu xuất khẩu của công ty là 145 triệu đồng tăng 151% so với năm 2001 (tăng khoảng 49 triệu đồng so với năm 2001).
Năm 2003, doanh thu xuất khẩu của công ty đạt mức 469 triệu đồng tăng 323,44% so với năm 2002 (tăng khoảng 324 triệu đồng so với năm 2002).
Năm 2004, doanh thu xuất khẩu của công ty đạt mức 784 triệu đồng tăng 167,11% so với năm 2003 (tăng khoảng 315 triệu đồng so với năm 2003).
Năm 2005, doanh thu xuất khẩu của công ty đạt mức 1,9 tỷ đồng tăng khoảng 242,34% so với năm 2004 (tăng khoảng 1,11 tỷ đồng so với năm 2004).
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN CHÚC SƠN
1. Lý do xây dựng cổng thông tin TMĐT
1.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn 2000 -2006
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đó tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai là rất lớn. Và để thực hiện được điều này hoạt động xúc tiến xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, việc ứng dụng một phương thức xúc tiến xuất khẩu hiện đại như thương mại điện tử là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn thì việc ứng dụng thương mại điện tử trong việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng là rất phù hợp và tiết kiệm chi phí. Phần tiếp sau sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn hiệu quả việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
1.2. Thực trạng ứng dụng các phương thức truyền thống trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại Công ty TNHH mây tre xuất Chúc Sơn
1.2.1. Đối với hoạt động quảng cáo
Do tài chính cũng hạn hẹp, Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn cũng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vừa và nhỏ khác chưa sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền tin và khuyếch trương. Việc sử dụng các hình thức và phương tiện quảng cáo chưa đảm bảo sự thống nhất và hài hoà với các phương thức xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp sử dụng chủ yếu các phương tiện quảng cáo như catalogue, các tệp gấp giới thiệu công ty và sản phẩm. Tuy nhiên các phương tiện này chưa thể hiện được đúng đắn và đầy đủ các địa chỉ đến của các tài liệu quảng cáo, cũng chưa đảm bảo được tiêu chí tiết kiệm chi phí và đạt được các mục tiêu giới thiệu, chào bán sản phẩm cho các khách hàng mục tiêu tiềm năng.
Việc xuất bản các tài liệu xúc tiến xuất khẩu (thư thương mại, catalogue, tập gấp,...) gặp một số hạn chế sau:
+ Thứ nhất, chưa xác định rõ mục tiêu của chương trình xúc tiến xuất khẩu. Việc xác định mục tiêu chưa dựa vào một số yếu tố như lý do xuất khẩu, kế hoạch khối lượng xuất khẩu, sản phẩm, giá cả và phương thức xuất khẩu.
+ Thứ hai, chưa xác định được khách hàng mục tiêu. Đây là một nội dung rất quan trọng đảm bảo cho tài liệu xúc tiến xuất khẩu đáp ứng được những thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp mà nhóm khách hàng chủ yếu quan tâm. Đó thường là các khách hàng trung gian nên yêu cầu thông tin về sản phẩm, giá cả, các điều kiện thương mại khác rất quan trọng. Tuy nhiên Công ty vẫn chưa làm được điều này.
+ Thứ ba, các tài liệu quảng cáo chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản là tài liệu phải ngắn gọn nhưng vẫn bao gồm các thông tin cần thiết, trình bày khúc triết. Tài liệu xúc tiến chưa kích thích khách hàng quan tâm, đọc và có khả năng thuyết phục mua hàng.
1.2.2. Đối với việc tham gia hội chợ thương mại quốc tế
Đối với các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung và Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng, việc tham gia vào các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm tổ chức ở nước ngoài là rất quan trọng. Trong thời gian qua, với thị trường nước ngoài các doanh nghiệp đó chú trọng nhiều tới quảng cáo cho các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của mình, đặc biệt là đó không bỏ lỡ các cơ hội tham gia hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế như hội chợ triển lãm về hàng thủ công mỹ nghệ tại Mỹ, Nhật Bản và Úc. Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ đó bắt đầu chú trọng xây dựng hệ thống những cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình tại nước ngoài để khách hàng có thể tận mắt đánh giá nhận xét các sản phẩm. Một lượng thông tin phản hồi thu được từ hệ thống này tỏ ra rất hữu ích cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, do chi phí tham gia các hội chợ triển lãm tại nước ngoài là rất cao, chi phí vận chuyển hàng hoá tới tham dự các hội chợ này cũng không nhỏ nên chưa phù hợp với tiềm lực tài chính của Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. Bởi vậy, trong một năm, Công ty có rất ít cơ hội tham dự các hội chợ triển lãm này và việc khai thác được hiệu quả từ phương thức xúc tiến này cũng không cao.
1.2.3. Đối với phương thức đi khảo sát, nghiên cứu trực tiếp thị trường nước ngoài.
Đây là phương thức không thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay bởi những hạn chế về tài chính. Bởi thế, tính tới thời điểm này, Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn chưa thể tự tổ chức được một chuyến đi khảo sát thị trường nước ngoài. Chỉ có một số đợt khảo sát do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức cho các doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng cũng chưa nhiều và tính chất của các cuộc khảo sát này cũng chỉ mang tính tham quan, chưa giúp các doanh nghiệp hình thành được nhận thức đầy đủ về thị trường nước ngoài. Không những thế, số lượng các doanh nghiệp
có thể tham gia cũng chỉ hạn chế trong số các doanh nghiệp là thành viên của sàn giao dịch Vnemart
Nhìn chung, nhờ các biện pháp xúc tiến xuất khẩu truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Đã có nhiều công ty đa quốc gia đặt hàng với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khối lượng lớn sản phẩm. Tuy tiếng tăm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa thu hút được nhiều khách hàng đến với các nhãn hiệu “Made in Vietnam” và tạo ấn tượng tốt với khách hàng quốc tế nhưng trong tương lai không xa các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể tạo được thị trường và tự hào rằng sản phẩm của mình được mọi khách hàng quốc tế chấp nhận. Tuy nhiên, với những hạn chế nêu trên thì yêu cầu cần có một phương thức xúc tiến mới, phù hợp hơn với các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn là rất cần thiết. Và đó chính là điều kiện để phương thức xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử ra đời.
2. Giới thiệu về cổng TMĐT www.chucson.com.vn
2.1. Điều kiện để áp dụng mô hình cổng thông tin thương mại điện tử
Cổng thương mại điện tử là một mô hình kinh doanh trực tuyến đòi hỏi các doanh nghiệp khi ứng dụng mụ hình này phải xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu rất lớn cho phép hiển thị trên trang web những thông tin về các danh mục hàng hoá khác nhau, nên cổng thường có cấu trúc rất phức tạp, đòi hỏi công nghệ cao vì vậy khi các công ty quyết định ứng dụng mụ hình này cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
* Điều kiện về vốn:
Để đưa được cổng thông tin TMĐT www.chucson.com.vnđi vào hoạt động công ty phải chuẩn bị được nguồn vốn cần thiết. Công ty dành khoảng 10%
ngân sách công ty vào việc xây dựng và chuẩn bị đưa mô hình vào hoạt động. Cụ thể:
+ Đầu tư nâng cấp trang thiết bị văn phòng: hệ thống máy tính được nối mạng Internet.
+ Đầu tư chi phí để triển khai, xây dựng website (khoảng hơn 10 triệu
đồng)
+ Đầu tư chi phí đào tạo nhân viên để có thể có được đội ngũ nhân viên có
kiến thức về công nghệ thông tin, từ đó phục vụ tốt hơn việc ứng dụng TMĐT trong việc xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
+ Đầu tư chi phí để duy trì hàng tháng hoạt động của website.
+ Đầu tư chi phí để quảng cáo cho website (có thể quảng cáo trên các trang web khác, trên các trang báo điện tử chuyên ngành,...)
* Điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: thương mại điện tử chính là hệ quả của sự phát triển các công nghệ hiện đại đó là công nghệ số hóa và thông tin. Chính vì vậy để có thể phát triển được thương mại điện tử thì trước hết phải có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc.
* Điều kiện về nguồn nhân lực:
Khi mà thương mại điện tử phát triển thì đó cũng là lúc đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một nguồn nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng, các công nghệ mới. Như chúng ta đã biết thì thương mại điện tử được tạo ra từ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại chính vì vậy để ứng dụng một cách có hiệu quả những công nghệ mới ấy các doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ các nhân viên am hiểu trong lĩnh vực này; đồng thời công ty cũng phải có một nhóm các chuyên viên kỹ thuật công nghệ thông tin để đảm bảo rằng hệ thống thương mại điện tử của công ty luôn luôn được cập nhật những công nghệ mới nhất, ngoài ra cũng có khả năng thiết kế phần mềm để quản lý hệ thống đó hoạt động, … Chính điều này cũng đặt ra cho nền giáo dục một thách thức đó là làm