Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật Và Pháp Lý Để Phát Triển Tmđt


HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Hạn chế về kỹ thuật

Hn chế vthương mi

1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất

lượng, an toàn và độ tin cậy

1. An ninh và riêng tư là hai cản trở về

tâm lý đối với người tham gia TMĐT

2. Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người

dùng, nhất là trong Thương mại điện tử

2. Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp

3. Các công cxây dng phn mm vn

trong giai đon đang phát trin

3. Nhiu vn đề vlut, chính sách, thuế

chưa được làm râ

4. Khó khăn khi kết hợp các phần mềm

TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống

4. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển

5. Cần có các máy chủ thương mại điện

tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư

5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả

của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện

6. Chi phí truy cp Internet vn còn cao

6. Chuyn đổi thói quen tiêu dùng t

thc đến o cn thi gian

7. Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn

7. Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời

gian


8. Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và

có lãi)


9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do

đặc thù của TMĐT


10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó

khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn - 5


Bảng 2: Hạn chế của Thương mại điện tử

3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT


Để TMĐT có đủ điều kiện phát triển đòi hỏi phải có những hạ tầng cơ sở thiết yếu cho nó hoạt động. Đó chính là những yêu cầu chủ yếu cho TMĐT hoạt động, điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam-một quốc gia đang trong giai đoạn đầu tiên của việc ứng dụng và phát triển TMĐT.

Có thể nhận thấy một số yêu cầu chủ yếu sau:


3.1. Về nhận thức


Thương mại trong khái niệm “TMĐT” động chạm tới mọi con người, từ người tiêu thụ tới người sản xuất, phân phối, tới các cơ quan chính phủ, tới cả các nhà công nghệ

TMĐT tất yếu làm nẩy sinh hai đòi hỏi: một là, mọi người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng, hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển ra để phục vụ cho kinh tế số hoá nói chung và TMĐT nói riêng (nay đó ở mức đổi mới hàng tháng), cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị động lệ thuộc hoàn toàn vào nước khác.

3.2. Về hạ tầng công nghệ


Báo cáo của Hội thảo Canada về các yếu tố cho Thương mại điện tử trong đó nhấn mạnh đế hạ tầng công nghệ thông tin.

Do đó để đáp ứng và phát triển TMĐT thì hạ tầng công nghệ phải được đảm bao gồm: công nghệ thông tin; công nghệ viễn thông; công nghệ Internet; công nghệ điện tử; công nghệ điện lực; nhân lực được đào tạo và tổ chức hệ thống đào tạo; tiêu chuẩn công nghệ.

- Công nghệ thông tin: TMĐT là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá, của công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ thông tin là điều kiện kiên quyết đảm bảo thông tin, nó bao gồm công cụ (phần cứng và phần mềm), và các dịch vụ thích hợp để áp dụng và phát triển TMĐT nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.

- Công nghệ viễn thông: Cùng với hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng cơ sở công nghệ viễn thông là điều kiện thiết yếu để áp dụng và phát triển TMĐT. Để có một hạ tầng cơ sở công nghệ viễn thông tốt (công nghệ cao và dung lượng lớn), và được phép hình thành hệ thống các mạng viễn thông quốc gia, kết nối trực tuyến với quốc tế, và có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tin

học tiên tiến với giá cước rẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho phát triển TMĐT nói riêng.

- Công nghệ Internet: Song song với hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng công nghệ viễn thông thì hạ tầng công nghệ Internet là một trong ba yếu tố cần thiết để áp dụng và phát triển TMĐT. Hạ tầng công nghệ Internet cung cấp thông tin phong phú, đa dạng, nhanh chóng sẽ là điều kiện thúc đẩy lao động sáng tạo, tạo cơ hội thành công trong cạnh tranh và đưa lại hiệu quả tốt cho các hoạt động hợp tác trao đổi.

- Tiêu chuẩn công nghệ: TMĐT muốn áp dụng và phát triển được cần tuân thủ nhiều chuẩn công nghệ quốc gia và quốc tế cho: thương mại, thanh toán, vận chuyển, hải quan, tài chính v.v. Những hệ thống công nghệ đơn lẻ sẽ không thể trao đổi được với nhau trên phạm vi quốc gia hoặc toàn cầu nếu không tuân thủ những tiêu chuẩn về mặt công nghệ.

- Công nghệ điện tử: Hạ tầng công nghệ công nghiệp điện tử là những điều kiện quan trọng và cấn thiết để chủ động chế tạo ra các thiết bị điện tử-tin học-viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng cho nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở đó sẽ có thể xây dựng được các công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều loại thiết bị hiện đại và thích hợp do trong nước chế tạo được dựng trong TMĐT, tránh lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

- Hạ tầng cơ sở điện lực: Công nghệ thông tin và TMĐT chỉ có thể và hoạt động đáng tin cậy trên nền của một hạ tầng cơ sở điện lực vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, giá cả hợp lý và rộng khắp trên phạm vi cả nước (đây là điều đặc biệt khó khăn đối với các nước đang phát triển)

- Nguồn nhân lực công nghệ: TMĐT liên quan tới mọi con người: từ người tiêu thụ tới người sản xuất và phân phối, từ các cơ quan chính phủ đến các doanh nghiệp và khách hàng. Mọi con người trong hệ thống đó đều cần phải có sự hiểu biết, nhận thức, lòng tin, sự cam kết và tính trách nhiệm

Áp dụng TMĐT đòi hỏi mỗi người tham gia phải có khả năng trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, phải có những hiểu biết cần thiết về kinh tế, thương mại, luật pháp quốc tế, công nghệ thông tin, và ngoại ngữ do vậy nhất thiết phải xây dựng được một đội ngũ chuyên gia giỏi, thường xuyên tiếp cận nhanh chóng và có hiệu quả những công nghệ mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển.

3.3. Về thanh toán điện tử


Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại điện tử của Bộ thương mại, “Thanh toán điện tử (Electronic Payment) theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) thay vì cho việc trao tay tiền mặt.” Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong Thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên Internet.

- Các hình thức thanh toán điện tử trong TMĐT: Hình thức thanh toán điện tử trong TMĐT được thể hiện thông qua: trực tiếp bằng máy tính cá nhân thông qua mạng Internet; mobile phone; ATM; Điểm chấp nhận các loại thẻ thanh toán tại các trung tâm thương mại và nhà cung ứng dịch vụ; telephone banking; Thanh toán qua các mạng “giá trị gia tăng” ví dụ như: hệ thống SWIFT (Society for world wide Interbank and Finace Telecommunication); Mạng viễn thông liên ngân hàng toàn cầu/CHIP (Clearing House for Interbank Payment); Trung tâm thanh toán bù trừ liên ngân hàng.

- Các phương tiện sử dụng trong thanh toán điện tử: Các phương tiện được sử dụng để thanh toán điện tử trong TMĐT: Thẻ tín dụng quốc tế; Thẻ thanh toán/thẻ ghi nợ; Ví tiền điện tử; Séc điện tử; Tiền mặt Cyber (Cyber cash); Các chứng từ điện tử, ví dụ như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử v.v.

- Cơ sở pháp lý cho thanh toán: Luật chứng cứ với các hồ sơ chứng từ điện tử là một vấn đề mấu chốt trong việc thực hiện thanh toán hay giao dịch. Nên các quốc gia ứng dụng thanh toán điện tử hay giao dịch thông qua mạng cần nhìn nhận nó

để tiến hành sửa đổi các đạo luật nhằm thống nhất với đạo luật điện tử. Ngoài những điều luật ban hành về chứng từ/hồ sơ điện tử và chữ ký điện tử, chính phủ cần làm rõ các điều luật thị trường đặc biệt đối với những khuôn khổ pháp lý và thương mại cho loại hình hoạt động này.

- Cùng với chứng từ, hồ sơ điện tử thì chữ ký điện tử là phần không thể tách rời trong hệ thống thanh toán điện tử. Nhiều chính phủ đề nghị, để chữ ký điện tử có thể tin cậy được thì vấn đề sử dụng công nghệ đáng tin cậy là cần thiết để khởi tạo chữ ký điện tử (công nghệ chữ ký điện tử), ngoài ra cần phải có sự kết hợp với các tổ chức chứng nhận đáng tin cậy do chính phủ chỉ định (CA) hoặc một số tổ chức của chính phủ chịu trách nhiệm về hạ tầng cơ sở công nghệ có quyền kiểm tra chéo.

- Cơ sở hạ tầng an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử: Để giải quyết mối quan hệ giữa nhà kinh doanh-khách hàng, người với người (theo hình thức cũ chủ yếu vẫn là séc), thì hiện nay để áp dụng TMĐT thì vấn đề đảm bảo bí mật riêng tư cho từng tổ chức, từng cá nhân là điều đặc biệt cần lưu tâm vì như vậy khách hàng mới có thể yên tâm tham gia hình thái hoạt động mới này).

3.4. Hạ tầng cơ sở pháp lý


3.4.1.Xây dựng các cơ sở pháp lý cho Hợp đồng điện tử được thực hiện trong thực tế

Hợp đồng điện tử là nhân tố quan trọng trong hệ thống pháp luật về TMĐT và nó có ảnh hưởng đến các vấn đề pháp lý khác của TMĐT. Chỉ khi nào xây dựng được nền tảng pháp lý cho Hợp đồng điện tử được triển khai và đi vào đời sống thì mới thực sự tạo điều kiện thúc đẩy TMĐT phát triển. Đây được coi là nhân tố then chốt cho bất cứ một hệ thống pháp lý của bất cứ một quốc gia nào về TMĐT. Để xây dựng cơ sở pháp lý cho Hợp đồng điện tử chúng ta phải làm sáng tỏ một loạt các vấn đề như: chữ ký điện tử, văn bản điện tử, giao dịch điện tử, thời điểm giao kết hợp đồng, vấn đề chủ thể tham gia hợp đồng, thanh toán trong

hợp đồng, cơ chế giải quyết tranh chấp v.v. Làm sáng tỏ các vấn đề trên chúng ta đó có một bộ khung cơ bản và được coi là nền tảng để triển khai TMĐT.

3.4.2.Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng


Trong giao dịch TMĐT, người mua hàng có nguy cơ gặp rủi ro rất cao do thông tin về phẩm chất hàng hoá và các thông tin về chất lượng hàng hoá chưa phải là hàng hoá thực tế. Vì trong TMĐT, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hoá, nói giản dị là người mua không có điều kiện “nếm thử” hay “dùng thử” hàng trước khi mua; chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Vì thế, đang xuất hiện nhu cầu phải có một trung gian bảo đảm chất lượng (quality guarantor) mà hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém; đây là một khía cạnh cơ chế đáng quan tâm của TMĐT mà đang được chú ý ngày càng nhiều trước thực tế các rủi ro ngày càng gia tăng, nhằm vào quyền lợi của người tiêu thụ. Cơ chế bảo đảm chất lượng đặc biệt có ý nghĩa với các nước đang phát triển, nơi mà dân chúng cho tới nay vẫn có tập quán tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá để kiểm tra (nhìn, sờ, nếm, ngửi v.v.), để thử trước khi mua hàng.

3.4.3.Bảo vệ sở hữu trí tuệ


Giá trị sản phẩm cao ở khía cạnh “chất xám” (tài sản cơ bản của từng đất nước, từng tổ chức, và từng con người) đó và đang chuyển thành “tài sản chất xám” là chủ yếu; thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản sẽ có ý nghĩa là bảo vệ thông tin. Vì lẽ đó, nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên Web (các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các cơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng v.v)

Bảo vệ sở hữu trí tuệ cho các thông tin trên mạng và các dung liệu truyền gửi qua mạng chính là bảo vệ các giá trị thông tin của nó. Vấn đề này liên quan tới các quyền:

- Quyền tác giả và các quyền có liên quan


- Nhãn hiệu hàng hoá

- Chỉ dẫn địa lý

- Sáng chế

- Bí mật thương mại

- Vấn đề thực thi (tính chất đặc thù của Internet cũng làm phát sinh một số vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên Internet, chẳng hạn như: bằng chứng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; xác định thẩm quyền của các cơ quan xét xử; xác định luật áp dụng để xử lý các vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trách nhiệm của các bên trung gian trong giao dịch TMĐT; xác định thiệt hại và mức độ bồi thường)

3.4.4.Bảo vệ bí mật cá nhân, an ninh và an toàn trên mạng

- An toàn thông tin trong hệ thống TMĐT: các chuyên gia đánh giá nguy cơ tiềm tàng nguy hiểm nhất đối với mạng máy tính mở là đạo tặc tin học, xuất hiện từ phía bọn tội phạm và giới tình báo. Bởi vậy, vấn đề bảo mật/an toàn thông tin trong hệ thống TMĐT phải là cả một kế hoạch tổng thể của Chính phủ, không đơn thuần chỉ có lĩnh vực sử dụng mật mã.

- Bảo mật thông tin cho các chủ thể tham gia TMĐT: các nguy cơ tiềm ẩn nêu trên cho chúng ta thấy rằng vấn đề bảo mật thông tin của các chủ thể tham gia TMĐT là rất quan trọng trong việc hoạch định các phương án bảo mật thông tin trong hệ thống TMĐT. Do đó, các chủ thể để xây dựng các phương án bảo mật thông tin tiết kiệm và hiệu quả. Không thể có một phương án chung cho mọi đối tượng.

3.4.5.Giải quyết tranh chấp

Trong các quan hệ giao dịch TMĐT, khả năng xẩy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra các thủ tục và cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại truyền thống có thể áp dụng hữu hiệu cho các tranh chấp trong giao dịch TMĐT hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không thể được, vì với những thuận lợi do phương tiện điện tử mang lại trong giao dịch thương mại thì các tranh chấp sẽ có nguy cơ xẩy ra nhiều hơn và chịu quyền tài phán của nhiều hệ thống luật khác nhau, các tranh chấp xẩy ra mang tính không biên giới, đa dạng về chủ thể

tham gia cũng như hình thức giao dịch. Đồng thời, vấn đề thi hành các phán quyết và quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp được thực hiện thế nào? Đây là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với giao dịch TMĐT.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thị trường ngày càng được mở rộng cùng sự hội nhập, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, nhu cầu về tiêu thụ hàng hoá trên thế giới ngày càng tăng là một thế mạnh của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, tuy nhiên chúng ta chưa có các công cụ và các kênh thực sự hiệu quả nhằm giới thiệu, quảng bá, phân phối hàng hoá của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; năng lực tài chính còn yếu do việc tổ chức quảng bá sản phẩm, hàng hoá ở nước ngoài, đặc biệt tại các quốc gia phát triển là rất tốn kém; các tổ chức đại diện thương mại phục vụ hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm Việt Nam tại nước ngoài còn ít, hoạt động rời rạc và thiếu tính hệ thống; khả năng tiếp cận nguồn thông tin còn yếu do chưa tận dụng được các lợi thế của công nghệ thông tin.

Do vậy, việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết phần lớn các khó khăn của doanh nghiệp về marketing, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để đẩy mạnh hợp tác thương mại, mua bán hàng hoá.

TMĐT sẽ là một cầu nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập quan hệ đối tác và thử nghiệm tiến hành các giao dịch trực tuyến. Trung tâm giao dịch TMĐT sẽ trở thành đầu mối về hàng hoá của Việt Nam buôn bán với thế giới, sẽ là cửa ngõ thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tìm mua các sản phẩm trọng điểm bởi sự tập trung với số lượng lớn các doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam cũng như của nước ngoài và thông qua đó giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tiếp cận và thực hiện thành công TMĐT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/01/2023