Doanh Thu Thu Được Từ Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu

Tóm lại, các website của doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Điều đó đòi hỏi phải có sự thay đổi nhiều cả về nội dung lẫn hình thức để có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

2.3. Các tính năng cơ bản của cổng TMĐT

Bản chất của mô hình cổng thông tin là một phần mềm ứng dụng chạy trên nền web.Các tính năng này là được sử dụng như một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin điện tử tích hợp với một Website hoặc một ứng dụng chạy trên nền tảng Web. Các tính năng đó bao gồm:

- Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization):

Cho phép cung cấp các thông tin khác nhau cho từng đối tượng sử dụng, dựa trên hoạt động thu thập thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được yêu cầu.

- Tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin (Content aggregation):

Nội dung thông tin được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context), trong quá trình cá nhân hoá thông tin.

- Xuất bản thông tin (Content syndication):

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp.

- Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support):

Chức năng này cho phép cùng một nội dung thông tin sẽ được hiển thị trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax

- Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On):

Đây là một tính năng rất quan trọng cho phép các chức năng khác của cổng có thể thu thập thông tin về người dùng mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu.

- Quản trị portal (Portal administration):

Tính năng này cho phép xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối.

- Quản trị người dùng (Portal user management):

Cung cấp các khả năng quản trị người sử dụng, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một cổng thương mại điện tử hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng.

2.4. Đánh giá hoạt động của cổng TMĐT


Việc đánh giá hiệu quả ứng dụng website nhằm xúc tiến xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam thể hiện qua một số tiêu chí sau:

* Nội dung truyền tải trong một website.


Theo kết quả điều tra năm 2003 của VCCI phối hợp với Bộ Thương mại về thực trạng ứng dụng website trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu của 100 doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ, kết quả thu được như sau:

- Sử dụng website nhằm giới thiệu về công ty: 70 doanh nghiệp.


- Sử dụng website nhằm giới thiệu sản phẩm: 70 doanh nghiệp.


- Chấp nhận đơn đặt hàng trực tuyến: 33 doanh nghiệp.


- Đã ký hợp đồng qua mạng với khách hàng: 9 doanh nghiệp.


- Đã thực hiện thanh toán qua mạng: 7 doanh nghiệp.


- Có dịch vụ đảm bảo an toàn trong thanh toán trực tuyến: 11 doanh nghiệp.

- Có cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ chứng thực: 7 doanh nghiệp.


- Có sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp cho thương mại điện tử (quản trị khách hàng, quản trị hàng tồn kho, quản trị nguồn nhân lực, kế toán,...): 13 doanh nghiệp.

Như vậy, thực tế một website của các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ mới chỉ mang tính chất giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp (70% các doanh nghiệp được khảo sát sử dụng website với mục đích này). Còn các hoạt động như xử lý đơn đặt hàng trực tuyến, ký hợp đồng qua mạng, thực hiện thanh toán qua mạng và dịch vụ đảm bảo an toàn trong thanh toán trực tuyến chưa phát triển. Điều này chính là những hạn chế cản trở đặt hàng từ khách hàng nước ngoài cũng như hạn chế việc ứng dụng website trong hoạt động xỳc tiến xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ.

Qua tiêu chí đánh giá trên ta có thể thấy, website của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn cũng giống như hầu hết các website của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ khác. Bởi vì website chỉ chỉ mang tính chất giới thiệu về sản phẩm và doanh nghiệp. Còn các hoạt động như xử lý đơn đặt hàng trực tuyến, ký hợp đồng qua mạng, thực hiện thanh toán qua mạng và dịch vụ đảm bảo an toàn trong thanh toán trực tuyến chưa phát triển. Điều này cũng làm hạn chế khả năng đặt hàng của khách hàng nước ngoài đối với công ty.


3. Tác động của cổng TMĐT tới công ty


3.1. Doanh thu thu được từ hoạt động xúc tiến xuất khẩu


Để tính toán mức doanh thu thu được từ bán sản phẩm, ta thường dùng công thức sau:

Doanh thu = Số lượng sản phẩm bán được x Giá thành một đơn vị sản

phẩm


sau:


Trong đó giá thành của một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố


- Chi phí sản xuất;


- Chi phí đóng gói, hoàn thiện sản phẩm;


- Chi phí vận chuyển;

- Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo, đối với các sản phẩm xuất khẩu thì đó chính là chi phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu;

- Các chi phí khác.


Như vậy, doanh thu phục thuộc vào hai yếu tố là số lượng sản phẩm và chi phí. Trong điều kiện các chi phí khác không thay đổi thì sự khác biệt trong chi phí quảng cáo (chi phí xúc tiến xuất khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu) là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm.

So với các phương thức xúc tiến thông thường khác thì chi phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử rẻ hơn rất nhiều. Nhân tố này sẽ quyết định tới việc hạ giá thành cho sản phẩm xuất khẩu. Mức giá cả hạ cũng tiếp tục khiến cho số lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn. Như vậy, doanh thu thu được cũng sẽ tăng lên.

Về mặt lý thuyết thì như vậy, còn trên thực tế nghiên cứu: Theo cuộc khảo sát về mức độ hiệu quả của việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn có thể thấy việc ứng dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đạt doanh thu cao hơn so với các phương thức xúc tiến thông thường (thể hiện qua doanh thu xuất khẩu tăng theo từng năm ở bảng 2)

3.2. Về khả năng cung cấp thông tin.


Đối với các website của doanh nghiệp, không có giới hạn về lượng thông tin được trưng bày, điều này có lợi hơn nhiều là thuê quảng cáo tại các showroom, trên các phương tiện truyền hình hoặc qua báo chí. Ngoài ra, quảng cáo trên Web doanh nghiệp sẽ có được nhiều trang quảng cáo hơn: số văn bản/tài liệu sẽ nhiều hơn, hình ảnh phong phú, sinh động hơn. Nhờ vào một số thành phần được kết nối trong trang Web như ActiveX, Java, các ngôn ngữ Script, doanh nghiệp có thể chuyển tới cho những người sử dụng cả âm thanh, hình ảnh, những đoạn phim ...

Loại thông tin người xem tìm kiếm về nhà cung cấp trên internet:

Bảng 3: Thông tin người sử dụng quan tâm trong trang web


Tìm hiểu khả năng của doanh nghiệp

79%

Thu thập thông tin chi tiết về sản phẩm

74%

Xem toàn bộ dòng sản phẩm của nhà cung cấp

71%

Nâng cao hiểu biết cơ bản về sản phẩm

71%

Yêu cầu tài liệu sản phẩm

62%

Thu thập thông tin giá cả

42%

Xác định sự sẵn có của hàng hóa

36%

Thu thập thông tin về dịch vụ

26%

Liên lạc với nhân viên kỹ thuật, bán hàng

21%

Đặt hàng

6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn - 9

Nguồn: CARR Reports No. 863.2, For Work Research


Như vậy ta thấy người sử dụng internet quan tâm rất nhiều đến thông tin: họ truy cập một trang web của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm các thông tin cần thiết về doanh nghiệp đó: khả năng cung cấp, danh mục hàng hóa, …. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp khi xây dựng và triển khai cho mình một trang web và bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh trên internet của mình.

Qua đây ta có thể thấy rằng những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cung cấp mà doanh nghiệp cần đưa lên trang web của mình có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ giúp người xem có được hiểu biết về sản phẩm, mà nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ với người sử dụng, và đó có thể chính là khách hàng của doanh nghiệp.

3.3. Về lợi thế cạnh tranh.


Ngày nay, cạnh tranh trong kinh doanh rất mãnh liệt. Do đó, doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển, ngoài việc có sản phẩm/dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh, thái độ chất lượng phục vụ khách hàng và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty là những điều rất quan trọng.

Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, website giúp cho doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn, ngoài ra nó còn thể hiện sự năng động, bắt kịp thời đại, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp khi có website để những ai quan tâm có thể dễ dàng thăm viếng truy cập thông tin.

4. Thuận lợi và khó khăn khi công ty ứng dụng mô hình cổng TMĐT


4.1. Thuận lợi


- Thứ nhất, hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và Truyền thông, Internet đã ở giai đoạn phát triển bùng nổ trên thế giới. Vì vậy, phần trăm các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh ngày càng tăng. Cụ thể:

+ Phần trăm số doanh nghiệp kinh doanh qua mạng intranet: Nga: 41, 6%; Singapore: 32,1 %;

+ Phần trăm số doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua mạng internet: Argentina: 14,6%; Nga: 9%; Thỏi Lan: 9,9%

+ Phần trăm số doanh nghiệp đặt hàng qua mạng internet: Nga: 10%; Singapore: 30%; Thỏi Lan: 10%

(Soure: National Statistical Offices)


Do đó, cơ hội để Công ty giao kết và tìm kiếm khách hàng trực tuyến là rất cao.

- Thứ hai, do sự khuyến khích và hỗ trợ từ hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ, và từ phía bộ thương mại với mục đích tăng thị phần hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ trên thế giới

- Thứ 3, nhờ có sự mạnh dạn dám nghĩ dám làm và đồng lòng nhất trí của ban lãnh đạo công ty. Vì vậy mà trang web của công ty đã ra đời.

4.2. Khó khăn


4.2.1. Về phía Nhà nước.

* Nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu.


- Phần lớn doanh nghiệp mới nghe nói tới TMĐT nhưng chưa biết tới lợi ích, các điều kiện tham gia TMĐT.

- Tuyệt đại đa số dân chúng chưa biết tới khái niệm TMĐT.


- Các cơ quan nhà nước mọi ngành, mọi cấp chưa biết tới khái niệm TMĐT.


- Mới có rất ít lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ quản lý có kiến thức ban đầu về TMĐT.

- Một số trường đại học bắt đầu quan tâm tới đào tạo về TMĐT nhưng đội ngũ giảng viên hầu như chưa hình thành.

- Số công chức nhà nước biết tới TMĐT rất ít, được đào tạo manh mún từ năm 2000 nhờ sự hỗ trợ của một số dự án song phương và đa phương.

- Chưa hình thành nguồn nhân lực đáp ứng việc ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ về TMĐT, kỹ năng kinh doanh TMĐT, giải quyết tranh chấp trong TMĐT.

* Môi trường pháp lý và chính sách chưa hoàn chỉnh đồng bộ


+ Khung pháp lý.


- Đã có Nghị định Chữ ký số và chứng thực điện tử nhưng chưa có hiệu lực thực hiện

- Cần nhiều văn bản pháp quy khác, nhưng tới 2006 vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để xây dựng và ban hành.

+ Chiến lược, chính sách.


- Một số tư tưởng chỉ đạo lớn về TMĐT vẫn mơ hồ: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 của Đại hội Đảng IX, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị.

- Chưa có chiến lược phát triển TMĐT dài hạn.


- Chưa có chính sách, giải pháp cụ thể nào được ban hành.


+ Vấn đề thực thi các qui định pháp luật.

- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử và một số luật khác: có thể mất vài năm mới ban hành đủ.

- Quá trình thực thi luật kém.


* Môi trường ứng dụng TMĐT chưa thuận lợi


- Hạ tầng mạng viễn thông, đặc biệt là mạng Internet còn yếu.


- Máy tính các loại còn thiếu.


- Chưa có nhiều các phần mềm ứng dụng TMĐT, đặc biệt là trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

- Vấn đề an toàn và bảo mật trên mạng cũng còn yếu kém.


4.2.2. Về phía doanh nghiệp


* Hạ tầng cơ sở cho công nghệ thông tin còn thấp.


- Đã có máy tính để sử dụng và kết nối internet nhưng vẫn thông qua mạng dial – up, chưa kết nối được ADSL do Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn ở trên địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây mà khu vực này hiện tại chưa kéo được cáp ADSL vì vậy chỉ có thể nối mạng internet thông qua mạng dial-up vì vậy tốc độ truy cập rất chậm

- Chưa có mạng nội bộ LAN. Do công ty nối mạng internet thông qua mạng dial

–up (chưa kết nối được ADSL) vì vậy việc kết nối mạng nối bộ LAN là khó thực hiện.

*Chưa đào tạo được nguồn nhân lực tốt làm cơ sở cho việc ứng dụng thương mại điện tử.

- Chưa có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử. Hiện nay, trong Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn chỉ có 2 nhân viên chuyên trách về cổng thương mại điện tử. Nhưng 2 nhân viên này của công ty vốn là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, không được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Họ chỉ được đào tạo qua một lớp ngắn hạn về công nghệ

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 03/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí