Đề Xuất Mô Hình Hợp Tác Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Cho Làng Nghề Bát Tràng

Nghiên cứu thị trường qua mạng như hiện nay tạo điều kiện dễ dàng hơn so với trước đây trong việc nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội, nhu cầu, tiềm năng thị trường của bất kỳ nước nào. Với sức mạnh của internet, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được cơ hội kinh doanh, xuất nhập khẩu theo từng ngành, từng sản phẩm và từng nước; xác định được các nhà nhập khẩu nước ngoài của các mặt hàng chuyên dùng, tìm ra các nguồn thông tin về thị trường và tiếp thị trong TMĐT.

Chiến lược tiến hành TMĐT cũng cần phải dựa trên sự nghiên cứu và phân tích thị trường một cách cặn kẽ. Quá trình nghiên cứu cần đảm bảo trả lời được sản phẩm của công ty có thể bán trên mạng Internet được không, trên thị trường nào, liệu hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của sản phẩm sẽ thu hút được khách hàng tại một số thị trường đặc biệt, liệu nó có thể thoả mãn yêu cầu của các nhóm khách hàng tiềm năng hay không. Ví dụ như cụ thể về thị trường gốm sứ, những số liệu điều tra cho thấy: trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 về gốm sứ xây dựng có những sự tăng trưởng mạnh, đơn cử với sản phẩm gạch ốp lát tráng men nếu như năm 2006 là 170 triệu m2/năm thì trong năm 2007 đạt khoảng 200 triệu m2/năm; về gốm sứ mỹ nghệ thì theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch của cả nước lại giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 175,7 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên không phải kim ngạch xuất khẩu đều giảm trong mọi thị trường. Ở thị trường Đài Loan kim ngạch giảm khoảng 12,6%, nhưng ở thị trường Nhật lại tăng 21,7% so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2007. Thị trường gốm sứ mỹ nghệ cũng mở rộng thêm ở các nước như Ba Lan, Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Canada, Đan Mạch…Hay như trên thị trường Mỹ, từ tháng 4 năm 2008, gốm sứ mỹ nghệ tuy giảm nhưng mặt hàng gốm sứ gia dụng lại có chiều hướng tăng mạnh trở lại. Ở Pháp, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 triệu đô la Mỹ, tăng 12,4%, trong đó mặt hàng đồ chơi bằng gốm tăng

rất mạnh 1,2 triệu, trong khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 4 chỉ đạt 100 nghìn USD.

Những số liệu trên cho thấy trong ngành gốm sứ các doanh nghiệp phân khúc ra rất nhiều thị trường khác nhau. Do đó đòi hỏi về nghiên cứu và phân tích thị trường kĩ lưỡng để đưa ra giải pháp kinh doanh đúng đắn, tối đa hóa lợi nhuận là vô cùng thực tế và cần thiết.

c. Phân tích luồng xuất khẩu


Đối với các doanh nghiệp Bát Tràng với vai trò là nhà xuất khẩu, để có thể tập trung chiến lược tiếp thị trên mạng và thành công ở một thị trường nào đó thì cần phải xác định được sản phẩm của mình có tính cạnh tranh hay không. Doanh nghiệp cần phải nhạy bén hơn nữa trước các nguồn thông tin về cơ hội để cạnh tranh trên từng thị trường. Một cách tốt nhưng lại khá tốn kém là trực tiếp nói chuyện với khách hàng, các đại lý, các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường gốm sứ, đặc biệt khi công ty bán sản phẩm của mình qua hệ thống này. Ngoài ra thư điện tử cũng là một công cụ giao tiếp có ích, có thể trợ giúp phần nào để giảm chi phí, nhưng cần phải gửi đúng cho người cần gởi và phải gửi thường xuyên, liên tục để có thể nhận được sự hồi âm cần thiết và chính xác.

d. Xác định giá xuất khẩu hợp lý


Tính toán giá thành sản phẩm rất quan trọng đối với doanh nghiệp để dự trù tài chính. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, giá thành đơn vị cần phải tìm hiểu và tính đến một số chi phí khác thường phát sinh ở nước ngoài. Mỗi một chi tiết của kế hoạch TMĐT cần phải được tính đến trong dự trù tài chính và đưa vào kế hoạch về ngân sách của doanh nghiệp tối thiểu trong ba năm. Một số chi tiết sau đây cần phải xem xét khi tính giá để tiến hành TMĐT trên thị trường quốc tế: thiết kế trang web, cập nhật trang web, theo dõi trang web,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

xử lý đơn đặt hàng qua trang Web, tiếp thị trên mạng, phần trăm tăng giá, dịch vụ sau bán hàng, chi phí đổi hàng hoá hư hỏng…

e. Tăng cường marketing diện rộng

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng - 9


Khi tham gia vào TMĐT, việc chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh trong và ngoài nước là vô cùng cần thiết. Các công ty thường không thành công trong việc bán hàng qua mạng vì không biết các cơ hội tiếp thị với chi phí rất thấp hoặc miễn phí đã có sẵn cho họ. Ngoài những kỹ thuật tiếp thị qua mạng thông thường, các cơ hội tiếp thị truyền thống có thể được cung cấp qua các catalogue sản phẩm, các chương trình người mua hàng quốc tế, các dịch vụ đại lý/người phân phối, triển lãm catalogue và các hiệp hội mậu dịch. Các doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua phương thức kết hợp trang web của họ với phương thức kinh doanh truyền thống bằng cách giới thiệu website của trên các tờ rơi quảng cáo truyền thống, trên báo chí và những tài liệu kinh doanh khác. Ngoài ra có nhiều phương thức để tận dụng những cơ hội này một cách tốt hơn như giới thiệu địa chỉ website (URL) của bạn trên tất cả các tài liệu có liên quan: đồ dùng văn phòng, card giao dịch, quảng cáo trên báo chí, tờ rơi quảng cáo, các tài liệu in của công ty, sách hướng dẫn, các danh sách thư mục hay những trang vàng…

2. Giải pháp cho Hiệp hội gốm sứ

Là cầu nối giữa các doanh nghiệp, hiệp hội gốm sứ Bát Tràng có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hợp tác của các doanh nghiệp với nhau nhờ đó góp phần nâng cao thương hiệu chung cho làng nghề. Trong công cuộc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh, hiệp hội cần thể hiện vai trò tích cực của mình qua những đóng góp như:

Thứ nhất: Phối hợp cùng với nhà nước trong việc nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần đứng ra vận động các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động ứng dụng TMĐT trong kinh doanh, chỉ ra

những lợi ích mà hoạt động này đem lại nhằm tạo niềm tin cho các chủ doanh nghiệp. Tiếp theo, Hiệp hội cần chủ động mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mại, mời các chuyên gia có uy tín rong lĩnh vực về giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm.

Thứ hai: Các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng có đặc thù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất và kinh doanh dưới dạng hộ gia đình. Do đó sản phẩm làm ra tuy cùng một loại nhưng chất lượng và giá cả lại khác nhau, số lượng thì rất hạn chế. Một thực tế đáng buồn xảy ra là có rất nhiều đơn đặt hàng lớn của khách nước ngoài bị bỏ qua do các doanh nghiệp không thể sản xuất được số lượng hàng lớn như vậy, còn nếu gom hàng của nhiều doanh nghiệp lại thì không thống nhất về chất lượng. Vì vậy song song với việc nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cần quan tâm đến việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau, thống nhất về sản phẩm, kiểu dáng, chất lượng để có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn- một điều tất yếu có thể xảy ra khi tham gia TMĐT.

Thứ ba: Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng, quản lý và duy trì website của mình. Có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng trong hoạt động ứng dụng TMĐT là ở bước xây dựng website như đã phân tích ở trên. Vì vậy Hiệp hội có thể phát huy vai trò của mình bằng cách tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm nhằm truyền đạt kiến thức cũng như giúp các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý và duy trì website. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng website của mình đồng thời thu được lợi ích từ việc ứng dụng TMĐT. Ngoài ra Hiệp hội cũng có thể tổ chức các cuộc thi về website và ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao trình độ cho các doanh nghiệp.


Trong kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 của Bộ Thương Mại, hai mặt hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ được coi là hai mặt hàng tiềm năng của nước ta. Do đó việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cũng nằm trong chiến lược phát triển TMĐT của quốc gia. Nhà nước cần đề ra những biện pháp và chính sách phù hợp nhất nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Bát Tràng ứng dụng TMĐT một cách có hiệu quả. Theo ý kiến của cá nhân tác giả, nhà nước cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:

Thứ nhất là về vấn đề hệ thống pháp luật TMĐT: hiện tại nước ta mới chỉ có một bộ luật giao dịch TMĐT, ngoài ra chưa có các văn bản dưới luật để hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia ứng dụng TMĐT. Vì vậy nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về TMĐT, ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến luật tới các doanh nghiệp; xây dựng một bộ máy quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.

Thứ hai: Hoàn thiện mạng lưới hạ tầng viễn thông, internet, nhất là ở các tỉnh nơi tập trung nhiều làng nghề. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong làng nghề có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ như điện thoại, fax và truy cập internet để hướng tới việc dễ dàng tiếp cận với thương mại điện tử. Do hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc sản phẩm làng nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong công nghiệp và nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền một cách bền vững, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp ở đây khi học có những đầu tư ứng dụng thương mại điện tử.

Thứ ba: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và chi tiết về từng sản phẩm của các làng nghề truyền thông cả nước; xây dựng sàn giao dịch điện tử về

các sản phẩm làng nghề với sự tham gia phối hợp của các ngân hàng. Ngoài giới thiệu về sản phẩm của từng ngành nghề, sàn giao dịch này phục vụ thuận lợi cho các giao dịch mua và bán

Thứ tư: Nhà nước hỗ trợ để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không làm được website thì vẫn có thể tham gia thương mại điện tử bằng cách thiết lập một gian hàng trên chợ “ảo”, việc duy trì gian hàng này hoàn toàn miễn phí. Tại đây, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều có thể tham gia thương mại điện tử tìm kiếm đối tác, sản phẩm, giá cả và phương thức giao dịch chỉ sau một vài cú click chuột.

Thứ năm: Thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm làng nghề ra thị trường quốc tế, nâng cao thương hiệu cho sản phẩm.

Thứ sáu: Nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp, xây dựng cho người dân thói quen mua hang qua mạng. Có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp Bát Tràng trong việc ứng dụng TMĐT là sự thiếu hiểu biết về TMĐT của các chủ doanh nghiệp. Hầu hết họ chỉ biết bỏ tiền ra thuê xây dựng website nhưng không biết cách duy trì và quản lý website của mình. Và hậu quả tất yếu xảy ra là câc website nhanh chóng bị đóng cửa do chi phí duy trì quá tốn kém và không mang lại hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây là nhà nước cần phải có dự án cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức TMĐT cho các doanh nghiệp Bát Tràng chẳng hạn như: mở các lớp đào tạo tại địa phương và mời các chuyên gia về giảng dạy…


4. Đề xuất mô hình hợp tác ứng dụng Thương mại điện tử cho làng nghề Bát Tràng

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Bát Tràng đã nhận thức được sự cần thiết của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng

đã có những đầu tư cho việc xây dựng website của công ty mình. Tuy nhiên sau khi sự đầu tư này không mang lại hiệu quả, kỳ vọng của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng về lợi ích của TMĐT hầu như đã không còn. Vì thế khó có thể thuyết phục những doanh nghiệp này bỏ vốn đầu tư một lần nữa và ngay cả khi họ chấp nhận đầu tư, thì cũng khó mang lại hiểu quả bởi hiểu biết hạn chế về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Về phía Nhà nước và địa phương, cũng đã có đầu tư và dự án cụ thể để hỗ trợ những doanh nghiệp nhưng hiệu quả thậm chí còn thấp hơn hoạt động tự phát của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng, ngoài sự nỗ lực của 2 bên là các doanh nghiệp gốm sứ và nhà nước, địa phương thì còn cần có sự tham gia của một bên thứ 3, một doanh nghiệp kinh doanh TMĐT.

Ứng dụng thương mại điện tử phải trải qua nhiều giai đoạn, nâng cao dần hiệu quả và trình độ, nhận thức của doanh nghiệp. Quá trình đó đòi hỏi phải có sự tham gia của một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Thế nhưng thật khó để dung hòa lợi ích của các bên, khi mà doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng không còn mặn mà với đầu tư cho TMĐT còn doanh nghiệp TMĐT không tìm thấy lợi ích khi đầu tư vào mặt hàng này. Vai trò của nhà nước làm cầu nối giữa các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng và doanh nghiệp TMĐT chính là yếu tố quyết định, nhất là là việc đầu tư trong giai đoạn ban đầu.

Tác giả xin đề xuất kiến nghị một mô hình ứng dụng TMĐT cho làng nghề Bát Tràng, trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng, nhà nước và một doanh nghiệp TMĐT tư nhân.

4.1. Giai đoạn 1: Xây dựng website mới, hiệu quả nhằm quảng bá thương hiệu gốm sứ Bát Tràng

Nhà nước cần cấp vốn ngân sách hoặc nguồn vốn viện trợ, phối hợp với địa phương, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng hợp tác để đầu tư cho doanh nghiệp TMĐT xây dựng một website chung quảng bá cho làng nghề Bát Tràng và các sản phẩm gốm sứ. Mục đích của website này là quảng bá thương hiệu “Gốm sứ Bát Tràng”, nhất là tại thị trường nước ngoài. Nội dung của website giới thiệu về làng nghề Bát Tràng, gallery ảnh các sản phẩm của làng nghề (chưa mang mục đích thương mại), giới thiệu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bát Tràng. Mô hình này tương tự như một số website: www.hoianhandicraft.com (Xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An),... Do đặc thù của sản phẩm thủ công mỹ nghệ nên website được thiết kế phải có tính thẩm mỹ cao, gallery trưng bày ảnh các sản phẩm phái có hình ảnh chất lượng, mang tính nghệ thuật và đa dạng. Đây là điều mà những website trước đây về gốm sứ Bát Tràng chưa làm được. Hơn nữa, website này phải đảm bảo tốc độ truy cập cao bởi số lượng ảnh được dùng rất lớn, tên miền quốc tế, đa ngôn ngữ để dễ dàng quảng bá ra thị trường nước ngoài. Chi phí thiết kế một website như thế là quá lớn đối với các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng. Do đó Nhà nước cần hỗ trợ vốn, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng phối hợp cung cấp thông tin và doanh nghiệp TMĐT thực hiện.

Xây dựng và duy trì tốt hoạt động của website là chưa đủ, việc quảng bá website cũng đóng vai trò quan trọng để tạo ra hiệu quả. Chỉ khi có nhiều người biết đến website, nhất là tại thị trường nước ngoài, thì đầu tư mới mang lại hiệu quả và thương hiệu gốm sứ Bát Tràng mới đến được với khách hàng. Chính vì không biết cách quảng bá mà website của những doanh nghiệp Bát Tràng trước đây sau khi lập ra được một thời gian thì bị bỏ không, không có người truy cập cũng như không có đơn đặt hàng nào. Muốn quảng cáo ra thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2022