Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 3

Ở Mỹ trong thông điệp liên bang ngày 25/01/2011, tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh CNTT là một trong ba ưu tiên hàng đầu sẽ giúp Mỹ năng động hoá nền kinh tế, khôi phục sự phát triển vị trí hàng đầu trên thế giới.

Tại Nhật Bản, kế hoạch về một xã hội thông tin, mục tiêu quốc gia tới năm 2000 đã được chính phủ Nhật Bản công bố từ năm 1972.

Ở Singapo: Năm 1981, chính phủ Singapo thông qua đạo luật về tin học quốc gia, duy đinh ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính và hoạt động của chính phủ; Hai là, phối hợp giáo dục và đào tạo tin học; Ba là, phát triển và thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapo.

Ở Hàn Quốc, các hoạt động về chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT được phân biệt: Các dự án có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phương được xem như là dự án chính phủ điện tử được sử dụng ngân sách tập trung. Các dự án ứng dụng CNTT được tiến hành bởi từng Bộ, Ngành, địa phương sử dụng ngân sách chi thường xuyên hoặc "Quỹ Thúc Đẩy" CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính phủ của Tổng thống. Ban thúc đẩy tin học hóa có nhiệm vụ trông coi và khai thông các chính sách, kế hoạch và dự án để tạo điều kiện thúc đẩy Hàn Quốc thành một xã hội thông tin tiên tiến. Ban này có trách nhiệm trông coi các chức năng về tin học hóa, khởi xướng và hiệu đính kế hoạch các chiến lược về tin học hóa và các kế hoạch triển khai liên quan, điều phối việc xây dựng các dự án và các chính sách, xây dựng và sử dụng siêu xa lộ thông tin quốc gia, đưa ra các biện pháp quản lý và vận hành các nguồn tài chính, đánh giá hiệu quả của các chính sách và hoạt động về CNTT. [6]

Các công trình nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực này khá phong phú, đây cũng là nguồn tài nguyên dữ liệu phong phú giúp tác giả có những định hướng khoa học trong nghiên cứu đề tài luận văn của mình.

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch ủy ban, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Phó chủ tịch ủy ban. Tại quyết định số 109/QĐ-TTg, các ủy viên thường trực gồm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ GD&ĐT và 18 ủy viên gồm các lãnh đạo Bộ, cơ quan.

Chỉ thị 58/CT - TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT [24].

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT, ngày 30/7/2001, nêu rõ: Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục và đào tạo, hình thành một mạng giáo dục (EduNet) nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2001-2005. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu học tập các nước về quản lý ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục để áp dụng ở Việt Nam nhưng không nhiều. [25]

Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. [27]

Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 3

Hội thảo về CNTT và tương lai của đất nước, do Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hiệp hội phần mềm Việt nam phối hợp tổ chức cũng đã xác định rõ vị trí của CNTT trong sự phát triển chung

của Việt Nam. Các báo cáo cho thấy việc ứng dụng CNTT trong xã hội lan truyền với tốc độ nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu với hơn 1/4 dân số Việt Nam sử dụng internet, 1/2 hộ gia đình có điện thoại cố định, tuyệt đại đa số cán bộ, công chức cấp trung ương và hơn 2/3 cán bộ công chức cấp tỉnh có máy tính và đa số kết nối internet.

Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT & TT “Các biện pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng CNTT & TT vào đổi mới phương pháp dạy học” Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục đại học tổ chức tháng 12/2006 tại trường ĐHSP Hà Nội.

Hội thảo quốc gia về CNTT và Truyền thông lần thứ IV diễn ra tại thành phố Huế với chủ đề: "CNTT và sự nghiệp giáo dục - y tế" là: làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ứng dụng CNTT nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất cho sự phát triển của giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế của chúng ta.

Năm 2011 là năm khởi động của đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT. Chính phủ, Bô Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện một loạt biện pháp, trong đó áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho chương trình, kế hoạch trọng tâm phát triển CNTT trong năm 2011 và giai đoạn tiếp theo. [26]

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong các đề tài luận văn thạc sĩ về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta, chẳng hạn như: Tác giả Nguyễn Thanh Minh có nghiên cứu: "Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường trung cấp thương mại TW V". (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục-Đại học Vinh, năm 2010). Tác giả Bùi Thị Ngọc Quyên: "Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng" (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2010. Tác giả Phan Văn Vinh: "Biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT và Truyền thông trong hoạt động quản lý của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Bắc Quang, Tỉnh

Hà Giang" (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - Học viện quản lý giáo dục, năm 2011). Tác giả Lê Hồng Sơn (2002): “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam “ (Tạp chí giáo dục số 32). Đề tài KH_CN cấp Bộ: “ Nghiên cứu tổ chức và quản lý việc ứng dụng CNTT - TT trong quản lý trường THCS”(2007) và nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan đến hướng nghiên cứu về ƯDCNTT trong quản lí nhà trường.

Những công trình nghiên cứu trên của các tác giả đều tập trung vào một địa phương với các cơ sở giáo dục nhất định. Nhờ vậy làm rõ được thực trạng và đưa ra được các biện pháp phát huy vai trò của việc ứng dụng CNTT trong quản lí nhà trường sát với tình hình thực tiễn của cơ sở.

Qua những nghiên cứu các tác giả đều khẳng định vai trò của việc ứng dụng CNTT vào quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. Với mong muốn làm rõ thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học cho các trường THCS tại địa bàn TP Thái Nguyên, tác giả đã lựa chọn đây là đề tài nghiên cứu trong luận văn.

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.1. Quản lý giáo dục

* Quản lí giáo dục

Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho mọi người.

Quản lí nhà trường, quản lí giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, vận hành nhà trường, cơ sở giáo dục phù hợp với chức năng, sứ mệnh, tính chất của nhà trường, cơ sở giáo dục.

Quản lí giáo dục được tiếp cận dưới 2 góc độ là góc độ vĩ mô và góc độ vi mô. Ở góc độ vĩ mô, chủ thể quản lí giáo dục là hệ thống các cơ quan quản lí giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng của quản lí là hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lí, mục tiêu của quản lí là nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vì vậy khái niệm quản lí có thể hiểu như sau:

Theo Nguyễn Thị Tính: Quản lí giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển thực hiện mục tiêu của nền giáo dục.[21, tr.23].

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường (mở rộng là quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh”. [9, tr.33].

Tóm lại: Dù có những định nghĩa, nội hàm khái niệm không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều phản ánh lên những nét đặc thù, nét bản chất của hoạt động quản lý giáo dục đó là:

+ Tổ hợp các tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý.

+ Duy trì, điều chỉnh quá trình vận hành của hệ thống hướng tới các mục tiêu đã xác định.

+ Quản lý giáo dục với mục tiêu là đào tạo, rèn luyện nhân cách của thế hệ trẻ - người công dân chân chính cần bám sát các nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng.

Ở góc độ vi mô, chủ thể quản lí giáo dục là chủ thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục) đối tượng của quản lí là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào các quá trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính…v.v).

* Quản lý nhà trường

Trong“quản lý giáo dục”, quản lý nhà trường là khâu cuối cùng và là khâu rất quan trọng, vì suy cho đến cùng quản lý giáo dục là quản lý dạy và học trong nhà trường.

Trường học là hệ thống con của hệ thống giáo dục, đồng thời cũng là hệ thống con của hệ thống xã hội (nằm trong môi trường xã hội và quản lý học sinh với môi trường xã hội, nghĩa là trường học và môi trường xã hội có tác động qua lại với nhau).

Vì vậy, “Quản lý nhà trường” là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành học, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh.

Như vậy, quản lý nhà trường là bao gồm quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội và quản lý chính các hoạt động của nhà trường (quản lý bên trong hệ thống) mà quản lý bên trong nhà trường có thể chia ra:

+ Quản lý hành chính và tài chính.

+ Quản lý hoạt động chuyên môn (hay quản lý quá trình giáo dục, dạy học)

+ Quản lý nhân sự (giáo viên, nhân viên, người học);

+ Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật;

+ Quản lý các quan hệ giáo dục trong Nhà trường, giữa Nhà trường với gia đình người học, với cộng đồng địa phương.

Theo Nguyễn Thị Tính, quản lí nhà trường được hiểu như sau: “Quản lí nhà trường là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam đó là hình thành phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội” [21, tr.23-24].

Nhà trường như một hệ thống xã hội. Một hệ thống xã hội thì thường có ba thành tố chính: Con người, vật chất, tinh thần. Sự liên kết giữa các thành tố này diễn ra trong không gian và thời gian tạo thành các quá trình xã hội, mà trong các nhà trường các quá trình này chính là các quá trình giáo dục đào tạo.

Quá trình giáo dục đào tạo có hiệu quả hay không một mặt nhờ quan hệ giữa các thành tố với nhau, nhưng các thành tố này có liên kết chặt chẽ với nhau hay không còn phụ thuộc vào hoạt động quản lý của người quản lý hay gọi là chủ thể quản lý.

1.2.2. Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một ngành khoa học gồm các biện pháp công nghệ, các phương tiện và công cụ ký thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác sử dụng có hiệu quả tài nguyên thông tin, đáp ứng nhu cầu về thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội.

Công cụ của CNTT là hệ thống máy tính điện tử và hệ thống truyền dẫn thông tin, những công cụ này thực hiện những thao tác xử lý thông tin rất nhanh, chính xác. Các kết quả thu được có độ tin cậy cao. Những quyết định quản lý thực hiện dựa trên thông tin đã được xử lý bằng công nghệ thông tin có tính lôgic, hợp lý, đáp ứng kịp thời nên có hiệu quả cao.

- Công cụ của CNTT là máy móc nên có thể hoạt động liên tục không mệt mỏi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc có thể tiết kiệm được thời gian và công sức con người, đồng thời lưu trữ nhiều và an toàn

- Hiện nay CNTT đang phát triển rộng rãi, mọi người đã quen với máy tính, điện thoại, và nhiều phương tiện truyền thông khác và thông tin đến với con người theo nhiều con đường với nhiều hình thức khác nhau. Con người thu thập, chọn lọc và dễ có được những thông tin đáng tin cậy để sử dụng trong công việc. Vì thế CNTT giúp tư duy của con người thay đổi theo.

Những thao tác thu thập, xử lý thông tin theo cách thức truyền thống không còn phù hợp với công việc hiện nay vì lợi ích CNTT đem lại (thu thập, xử lý thông tin không cần phải đi đến nơi, không phải triệu tập hội họp, không mất thời gian..) do đó công nghệ thông tin làm thay đổi thói quen của con người.

- Công nghệ thông tin làm cho hướng lưu chuyển các luồng thông tin thay đổi cơ bản. Trước đây, thông tin thường đến với các lãnh đạo trước rồi

được chuyển qua nhiều cấp đến nhân viên thực thi, thông tin ngược từ nhân viên chuyển qua nhiều cấp đến lãnh đạo xử lý. Với xu hướng phát triển CNTT, thông tin có thể chuyển theo thẳng từ lãnh đạo đến thẳng nhân viên và từ nhân viên lên thẳng các cấp lãnh đạo mà không cần qua trung gian.

- Nội dung của CNTT đa dạng và phong phú

+ Lĩnh vực công nghệ phần cứng: Đây là lĩnh vực mà CNTT thực hiện những yêu cầu sản xuất các thiết bị phục vụ công việc, tích hợp các thiết bị để thực hiện các công việc.

+ Lĩnh vực ứng dụng CNTT trong truyền thông: Thông tin được xử lý trong một hệ thống, trong một địa điểm cụ thể thì không truyền bá được cho nhiều người dùng. Truyền thông giúp cho thông tin được truyền đến nhiều người, nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, làm thông tin được quảng bá rộng rãi. CNTT thực hiện khâu chuẩn bị để dữ liệu được đóng gói, được chuyển hóa thành tín hiệu phù hợp với yêu cầu của đường truyền dẫn vật lý sẵn có như mạng điện thoại, cáp quang. Lĩnh vực truyề n thông là một cơ sở quan trọng của việc ứng dụng internet để truyền dẫn thông tin.

+ Lĩnh vực phần mềm ứng dụng: Phần mềm là hệ thống chương trình chạy trên máy tính để thực hiện một công việc cụ thể nào đó. Phần mềm rất đa dạng và do các hãng phần mềm thiết kế. Muốn máy tính thực hiện một công việc cụ thể nào đó, thì cần phải cài đặt phần mềm tương ứng lên máy tính đó. Như vậy phần mềm rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào công việc. Từ khi công nghệ thông tin ra đời đã có những chuyển dịch đáng kể về công nghệ. Những dịch chuyển này làm cho việc xử lý thông tin hiệu quả hơn. Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và internet…trong giáo dục hiện nay đã phát triển nhanh chóng góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy học hết sức đa dạng và phong phú.

1.2.3. Hoạt động dạy học

Theo thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Mỗi hoạt động có mục đích, chức năng, nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2023