Hình 1.1: Mô hình chuỗi giá trị theo Porter
(Nguồn: Ban nghiên cứu hành động chính sách (2007), Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội)
Mô hình chuỗi giá trị của Porter chia hai mảng hoạt động: hoạt động bổ trợ và hoạt động chính. Các hoạt động chính: bao gồm đầu vào, sản xuất, đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng.
Đầu vào: Những hoạt động liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp,...
Sản xuất: là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn thành.
Đầu ra: gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua.
Marketing và bán hàng: là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và định giá.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 1
- Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 2
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Ý Nghĩa Của Việc Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Trong Ngành Du Lịch
- Những Kinh Nghiệm Của Nước Ngoài Và Bài Học Cho Du Lịch Việt Nam
- Tiềm Năng, Các Nguồn Lực Và Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Dịch vụ khách hàng (dịch vụ sau bán hàng): liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm.
Các hoạt động hỗ trợ: bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty.
Thu mua: liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, máy móc,…
Phát triển công nghệ: liên quan tới các bí quyết, quy trình, thủ tục, công nghệ được sử dụng.
Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho người lao động trong công ty.
Cơ sở hạ tầng công ty: bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ luật pháp, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất,…
- Theo Kaplinsky R. và Morris M. (2001), khái niệm chuỗi giá trị là nói đến tất cả những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
Hình 1.2: Mối liên hệ trong chuỗi giá trị giản đơn
(Nguồn: Kaplinsky R. và Morris M. (2001), Chuỗi giá trị du lịch)
- Phương pháp liên kết chuỗi giá trị (ValueLinks) (2007). Phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) cho rằng chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Hình 1.3: Phân đoạn chuỗi giá trị (các chức năng)
(Nguồn: GTZ (2007), The Methodology of Value Chain Promotion)
Hình 1.4: Sơ đồ chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ
(Nguồn: GTZ (2007), The Methodology of Value Chain Promotion)
1.2.2. Chuỗi giá trị du lịch
Trong tài liệu Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án MP4, GTZ: Value links mannual: The methodology of Value chain promotion cho rằng: Trong ngành du lịch, cần phối hợp nhiều dịch vụ để cung cấp cho khách
hàng. Các sản phẩm du lịch thường là một chuỗi các dịch vụ được trình bày trong hình dưới. Chuỗi giá trị trên thực tế là một cuộc hành trình trong đó người đi du lịch chuyển động trong một loạt các dịch vụ được kết nối với nhau. Hệ thống này chỉ vận hành khi tất cả các dịch vụ nếu đã sẵn sàng, vào những thời điểm và với chất lượng phù hợp. Ở đây, các dịch vụ được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp đơn lẻ nên đòi hỏi phải có một nhà cung cấp dịch vụ có chức năng điều phối – hãng du lịch hay nhà vận hành tour du lịch.
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất so với chuỗi giá trị của sản phẩm hữu hình là: chính khách hàng - người du lịch – được “chế biến” chứ không phải là hàng hoá. Đối với mỗi dịch vụ khách du lịch tiêu thụ trong hành trình của mình thì cần có một nhà cung cấp dịch vụ thứ cấp. Ví dụ như các trường quản lý khách sạn, dịch vụ giải trí, dịch vụ bảo dưỡng,…Như vậy, việc lập bản đồ toàn bộ chuỗi (Ví dụ như du lịch sinh thái tại một vùng núi cụ thể nào đó) có thể trở nên rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu như tất cả mọi yếu tố đều chưa sẵn sàng thì sẽ không có được sức hút trong dịch vụ này. Ít nhất là một bản đồ chuỗi giá trị du lịch cũng có thể được dùng như một bản danh sách những mục cần kiểm tra.
Hãng du lịch
Công ty xe bus
Khách sạn
Nhà vận hành, nhóm văn hóa
Công ty xe bus
Nhà vận hành tour du lịch
Nhà vận hành tour (chương trình) du lịch
Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị trong ngành du lịch theo cách tiếp cận của GTZ
(Nguồn: GTZ (2007), Value Links Mannual: The Methodology of Value Chain Promotion)
Trong báo cáo đề tài: “Phát triển chuỗi giá trị du lịch bền vững cho tỉnh Đắk Lắk (2007)” được soạn bởi Nguyễn Đức Hoa Cương cho rằng: Du lịch là một sản phẩm phức hợp bao gồm sự cung cấp của rất nhiều công ty du lịch cũng như các tổ chức chính phủ, lợi nhuận và phi lợi nhuận. Cùng với nhau họ tạo thành các chuỗi du lịch - một chuỗi các hoạt động tuần tự, diễn viên, phim và các vật liệu cần thiết để sản xuất một chuyến đi nghỉ.
1.2.3. Phân biệt chuỗi giá trị du lịch với chuỗi cung ứng
Về cơ bản chúng giống nhau vì cả hai bao gồm mạng lưới như nhau của các thành viên, những người có mối liên hệ với các thành viên khác để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Nếu chúng ta so sánh định nghĩa của mỗi chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị chúng ta nhận thấy sự giống và khác nhau của chúng. Chuỗi cung ứng như hàm ý của nó, tập trung vào hiệu quả và chi phí cung ứng. Chuỗi cung ứng được hiểu là việc mang nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và hoàn thiện sản phẩm tới người tiêu dùng một cách suôn sẻ và tiết kiệm. Mục tiêu đầu tiên của chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực bao gồm: việc phân bổ công suất, tài nguyên và lao động. Một chuỗi cung ứng cố gắng tìm kiếm để làm cho phù hợp nhu cầu với khả năng cung ứng của tài nguyên khoáng sản. Khía cạnh khác của việc đánh giá một cách lạc quan chuỗi cung ứng bao gồm việc giữ liên lạc với nhà cung cấp để loại trừ những yếu tố làm đình trệ khâu sản xuất; chiến lược nguồn lực để tạo nên một sự thăng bằng giữa chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển thấp nhất; phương tiện kỹ thuật “Just in time” để đánh giá một cách lạc quan dòng chảy sản xuất; duy trì sự phối hợp đúng đắn giữa vị trí công ty và kho hàng để phục vụ thị trường tiêu dùng, và sử dụng vị trí/sự chỉ định vị trí, phân tích đường vận chuyển, chương trình động lực và dĩ nhiên, sự lạc quan vận chuyển truyền thống để tối đa hiệu quả của việc phân phối.
Ngược lại, chuỗi giá trị bố trí sự tập trung của nó vào tổng giá trị cho người tiêu dùng. Vì thế, mục tiêu của một chuỗi giá trị là tối đa giá trị tại chi phí thấp nhất có thể cho người tiêu dùng. Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa một chuỗi cung ứng và một chuỗi giá trị là một sự thay đổi cơ bản trong sự tập trung từ việc cung cấp dựa vào người tiêu dùng.
Do đó chiến lược giảm giá và cắt giảm chi phí không đủ để đảm đảm cho lợi thế thị trường có thể chống đỡ được trong thời gian dài, nó cần thiết cho công ty để cung cấp giá trị, cái mà sẽ biện minh cho giá cả sản phẩm. Vì vậy, bản thân chuỗi cung ứng đã tiến triển để làm cho khớp nguồn cung và giá trị. Dấu hiệu có thể được chú ý trong định nghĩa một chuỗi cung ứng từ the Global Supply Chain Forum (1998): “Sự hợp lại thành một hệ thống nhất của quá trình kinh tế cơ bản từ người sử dụng cuối cùng cho đến người cung ứng đầu tiên cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thông tin, những thứ làm tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng khác”. Quan điểm một chuỗi cung ứng phải làm tăng thêm giá trị cho khách hàng đang làm giảm đi sự khác biệt tương phản giữa một chuỗi cung ứng và một chuỗi giá trị.
1.3. Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị du lịch
1.3.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị bắt đầu với quá trình lập sơ đồ chuỗi giá trị. Lập sơ đồ một chuỗi có nghĩa là tạo ra một hình ảnh của các kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cũng như các tác nhân khác. để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản chất của nó. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính: -
Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và quy trình trong một chuỗi giá trị.
- Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị.
- Cung cấp cho các bên liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là không để nhầm lẫn giữa lập sơ đồ chuỗi giá trị với phân tích chuỗi giá trị. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là để cung cấp một bức tranh toàn cảnh của chuỗi giá trị phải được nghiên cứu. Sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để minh họa (hoặc có thể đơn giản hóa) sự phức tạp của chuỗi giá trị trong thế giới thực. Phân tích chuỗi giá trị là xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững. Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị không phải là một công việc nhanh chóng. Thay vào đó, nó được thực hành và phát triển trong suốt quá trình phân tích chuỗi giá trị "Việc thực hiện lập sơ đồ chuỗi giá trị có thể bao gồm nhiều quy trình cốt lõi của chuỗi giá trị. Vì vậy, dựa trên nguồn lực có sẵn, phạm vi và mục tiêu của phân tích chuỗi giá trị và nhiệm vụ của tổ chức để lựa chọn các quy trình cốt lõi được lập rất quan trọng. Nguyên tắc là phân biệt được quá trình chuyển đổi sản phẩm trong nhiều giai đoạn để trở thành sản phẩm cuối cùng cho khách hàng cuối cùng là gì? Điều quan trọng là hạn chế việc phân tích chuỗi giá trị cho một số lượng nhất định các quy trình cốt lõi. Nếu không, nó sẽ quá phức tạp và làm tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực. để lập được sơ đồ chuỗi giá trị, nghiên cứu cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Nhận diện các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị: Bước đầu tiên là tìm ra các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị. Cần xác định và phân biệt được các quy trình chính mà nguyên liệu thô luân chuyển qua trước khi đến giai
đoạn tiêu dùng cuối cùng. Các quy trình cốt lõi này sẽ khác nhau và tùy thuộc vào tính chất của chuỗi mà ta lập sơ đồ.
- Xác định những tác nhân trực tiếp tham gia vào quy trình: cần xác định xem các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị là những đối tượng nào và chúng làm những công việc cụ thể gì. để phân biệt giữa các tác nhân tham gia là tùy vào mức độ phức tạp mà việc lập sơ đồ muốn đạt được. Sự khác biệt đơn giản nhất là để phân loại các tác nhân theo nghề nghiệp chính của họ. Ví dụ, người thu gom là những người thực hiện thu gom, trong khi sản xuất là những người tham gia trong sản xuất. Đây là phân loại đơn giản nhưng không cung cấp nhiều thông tin. Các tiêu chí phân loại khác có thể là: hình thức sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, hộ gia đình,...), quy mô (lớn, vừa hoặc nhỏ, quy mô quốc gia hoặc quốc tế,…), phân loại theo địa điểm (xã, huyện, tỉnh, quốc gia,…).
- Lập sơ đồ dòng sản phẩm: Sau khi các quy trình cốt lõi, các tác nhân và các hoạt động cụ thể trong chuỗi giá trị đã được vạch ra, dòng sản phẩm sẽ được xác định. Các dòng sản phẩm sẽ cho biết quá trình trở thành sản phẩm cuối cùng: sự chuyển đổi của các sản phẩm từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng sẵn sàng để bán cho khách hàng cuối cùng.
- Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm: Khối lượng của sản phẩm khi xác định sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về quy mô của các kênh khác nhau trong chuỗi giá trị.
- Theo mô hình phân tích chuỗi giá trị, ngoài các tác nhân nội bộ trực tiếp tham gia vào các quá trình cốt lõi, vẫn có tồn tại những tác nhân bên ngoài cung cấp dịch vụ. Mặc dù các tác nhân bên ngoài cung cấp dịch vụ gián tiếp tham gia nhưng có ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi trong một cách này hay cách khác. Do đó, cần được phân tích đầy đủ. Một rủi ro tiềm ẩn của việc phân tích chuỗi giá trị là các môi trường xung quanh không được xem xét