Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL trường THCS về khái niệm ứng dụng

CNTT trong quản lí hoạt động dạy học 41

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL trường THCS về vai trò ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học 43

Bảng 2.3. Thực trạng CSVC phục vụ hoạt động dạy và học ở một số trường THCS TP Thái Nguyên 44

Bảng 2.4. Trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV ở một số trường THCS trên địa bàn TPTN 45

Bảng 2.5. Tần suất ứng dụng CNTT trong quản lí các hoạt động ở nhà trường của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên 46

Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên, nhân viên về tần suất ứng dụng CNTT trong quản lí các hoạt động ở nhà trường của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên 47

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

lí hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN 49

Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên và nhân viên về thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học của

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 2

CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN 51

Bảng 2.9. Thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN 54

Bảng 2.10. Đánh giá của GV và NV về thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN 56

Bảng 2.11. Thực trạng ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá hoạt động

dạy học của CBQL trường THCS TP Thái Nguyên 59

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở một số trường THCS TP Thái Nguyên 61

Bảng 2.13. Đánh giá của GV và NV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việ ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL 62

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp... 80

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. So sánh thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc lập kế hoạch hoạt động dạy học của CBQL theo đánh giá của CBQL - GV, NV 53

Biểu đồ 2.2. So sánh thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL theo đánh giá của

CBQL - GV, NV 58

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục - đào tạo là yếu tố then chốt trong việc tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đồng thời có vai trò quyết định đến việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, giáo dục và đào tạo cũng cần khai thác triệt để những ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới, là một trong những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Điều này đã được Nhà nước xác định rõ ràng trong Luật Công nghệ cao năm 2008 và được ưu tiên phát triển. Nghị định 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 đã xác định quan điểm phát triển ngành công nghệ mũi nhọn theo hướng tiếp thu những thành tựu của công nghệ ngoài nước, đồng thời phát triển công nghệ trong nước, ứng dụng vào quản lý các ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ… Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh, sâu sắc, toàn diện. Thiết bị của ngành công nghệ thông tin càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các ngành khoa học. Những kiến thức về tin học nay đã trở thành kiến thức phổ dụng, kỹ năng về tin học hiện nay được coi như những kỹ năng thoong thường được sử dụng trong cuộc sống hang ngày như đọc, nói, viết. Cơ sở hạ tầng về truyền thông càng ngày càng phát triển mạnh, rộng rãi, tốc độ truyền tin ngày càng cao. Hiện nay, thông tin được phổ biến rộng rãi, nhanh chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau, các phương tiện truyền thông được sử dụng một cách dễ dàng, đơn giản và phổ thông.

Nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng và nhà nước ta đã có các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và trong điều hành quản lý giáo dục (Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công

nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân trên website của đơn vị mình; Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 - 2010, Bộ GDĐT hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2009-2010.

Nội dung các văn bản trên đã nêu rõ: Thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nối thông tin và điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở GDĐT, các phòng GDĐT và các trường học, giữa các Sở GDĐT và Bộ GDĐT; Các trường cần công bố công khai các thủ tục hành chính trên website để giáo viên, học sinh và phụ huynh sử dụng; Đẩy mạnh việc triển khai tin học hoá quản lý trong trường học, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn và giảng dạy qua mạng với ba hình thức: Qua truyền hình, qua web và qua đàm thoại. Mở rộng áp dụng hình thức này cho công tác đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tập huấn thanh tra viên, tuyển sinh... để tiết kiệm thời gian, kinh phí, công sức đi lại. Để nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo Nhà trường, cần thiết phải sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực CNTT của trường để điều hành tác nghiệp và đưa truyền thông tin.

Trong những năm gần đây quy mô các trường THCS trong TP. Thái Nguyên tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ

giáo viên không ổn định, nhiều giáo viên mới ra trường chiếm tỷ lệ cao, chất lượng giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn của xã hội. Việc ứng dụng CNTT vào đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giáo dục trong các nhà trường THCS trên địa bàn Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, bất cập... từ thực tế này đòi hỏi phải đổi mới công tác quản lý giáo dục, đặc biệt đẩy mạnh theo hướng ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lí góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí hoạt động dạy học và giáo dục của các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyênđể nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS

3.2. Đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên;

3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS của Hiệu trưởng các trường Nha Trang, THCS Tân Thịnh, THCS Gia Sàng, THCS Quang Trung, THCS Nguyễn Du

Đề tài tập trung nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên là cán bộ quản lí cấp tổ bộ môn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

6. Giả thuyết khoa học

Đứng trước xu thế đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục của các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên đã được thực hiện. Tuy nhiên thực tế hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động này chưa cao. Nếu đề xuất được hệ thống biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lí nhà trường nói chung và quản lí hoạt động dạy học nói riêng.

7. Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả đã thu thập các công trình nghiên cứu về vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục, quản lí hoạt động dạy học. Tiến hành phân tích các nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiêm cứu.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau

+ Phương pháp điều tra: Tác giả sử dụng bộ công cụ để khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học đối với BGH và GV của 1 số trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên.

+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ quản lí hoạt động dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học của GV và quản lí hoạt động dạy học của Hiệu trưởng.

+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 1 số đồng chí CBQL trường THCS để có thêm thông tin hỗ trợ phân tích thực trạng

+ Phương pháp quan sát việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học của CBQL và GV.

- Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phân tích xử lí các số liệu và tính toán, thống kê liên quan đến số liệu bằng Excel.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở

Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Chương 3. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Ngoài ra còn có phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Xu hướng ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục và dạy học đã trở thành một xu thế toàn cầu. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến các ứng dụng này trong thực tiễn hoạt động dạy học và công tác quản lí ở các cơ sở giáo dục. Không chỉ các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ mà ngay cả các nước châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản đã xác định và đưa ứng dụng CNTT vào chính sách giáo dục quốc gia, bước đầu đã thực hiện những chương trình mới và bắt đầu tái đào tạo giáo viên để họ biết cách khai thác ứng dụng CNTT vào nghiên cứu và giảng dạy.

Ở Anh quốc các trường phổ thông trung bình được đầu tư 198 máy tính PC và 53 máy tính xách tay, các phần mềm dạy học / đơn vị trường. Tỷ lệ nối mạng ở trường trung học cơ sở là 99,8%. CNTT được ứng dụng trong tất cả các môn học; máy chiếu, mạng internet có ở mọi phòng học.

Ở Australia vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi được trình bày trong tài liệu "Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin", tài liệu này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tế thông tin, đó là:

+ Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và viễn thông, và những học sinh này cũng ý thức được tác động của những ngành công nghệ này lên xã hội.

+ Tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT và viễn thông vào trong hệ thống của họ, để cải thiện khả năng học tập của học sinh, để đem lại nhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm tăng hiệu quả của việc thực tập kinh doanh của họ". [7]

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí