Trên đây là quy trình tổ chức tuyển dụng được quy định rất rõ từng bước cụ thể và thời gian để thực hiện các thủ tục đó. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và quy mô của mỗi đơn vị có thể bỏ qua hoặc gộp các bước với nhau sao cho tuyển dụng tiết kiệm chi phí mà đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2.5. Hình thức tuyển dụng viên chức
Việc tổ chức tuyển dụng viên chức có thể được tổ chức dưới 2 hình thức là thi tuyển hoặc xét tuyển. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện người đứng đầu cơ quan tuyển dụng có quyền quyết định hình thức và nội dung thi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
a) Thi tuyển
Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.
Nội dung và hình thức thi:
- Thi kiến thức chung: Thi viết về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng.
- Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thông qua hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm và thi thực hành. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ hoặc thi tin học văn phòng.
Có thể bạn quan tâm!
- Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 2
- Phân Loại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Điều Kiện Và Thủ Tục Để Tuyển Dụng Viên Chức
- Kinh Nghiệm Tuyển Dụng Nhân Sự Khu Vực Ngoài Công Lập Ở Việt Nam
- Các Đơn Vị Sự Nghiệp Trực Thuộc Ban Quản Lý Làng Văn Hóa
- Thống Kê Nhân Sự Thuộc Trung Tâm Thông Tin Dữ Liệu
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
- Thi ngoại ngữ: Thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi ngoại ngữ được thay thế bằng tiếng dân tộc ít người. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc ít người.
- Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Căn cứ vào khả năng, điều kiện cụ thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính.
Miễn thi tin học với tiếng anh với các trường hợp như sau:
- Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
- Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
b) Xét tuyển
xét tuyển thì không tổ chức việc ra đề thi, chấm thi mà thông qua việc xem xét hết quả học tập, kinh nghiệm làm việc; kiểm tra, sát hạch trình độ, khả năng thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Điều 11, Chương II, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 quy định rõ nội dung xét tuyển viên chức:
1. Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển.
2. Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Điều 14 Chương II, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 quy định nội dung xét tuyển đặc cách viên chức với các trường hợp như sau:
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 4 Nghị định này và yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 4 Chương này đối với các trường hợp sau:
a) Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;
b) Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
c) Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách quy định tại Điều này.
1.3. Kinh nghiệm tuyển dụng của một số nước trên thế giới và của khu vực ngoài công lập ở Việt Nam
1.3.1. một số kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở Pháp và Nhật Bản
Ở Việt Nam tuy tuyển dụng viên chức có nhiều điểm khác so với tuyển dụng công chức nhưng đều là tuyển dụng người vào làm việc cho khu vực nhà nước, cùng bị chi phối bởi những hệ thống VBQPPL điều chỉnh chung rườm rà, phức tạp, nhiều tầng bậc và gò bó. Việc tuyển dụng giữa 2 đối tượng này dù được tách biệt trong những đạo luật mới nhưng về cơ bản vẫn có những điểu tương đồng và chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau do qua trình suốt một thời gian dài cùng chung một hệ thống điều chỉnh pháp luật.
Đối với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước có nền tảng giai cấp chính trị lâu đời, việc tuyển dụng người vào làm trong khu vực công cũng có những đặc thù, được nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển chung của đất nước. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về việc tuyển dụng công chức. Qua nghiên cứu việc tổ chức tuyển dụng của một số nước trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm cụ thể trong tuyển dụng công chức như sau:
a) Bộ phận tổ chức tuyển dụng
Vấn đề nhân lực và tuyển dụng nguồn nhân lực đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều được quan tâm và là ưu tiên hàng đầu trong công tác cán bộ đặc biệt là đối với các tổ chức công. Với tầm quan trọng đó, các quốc gia đều thành lập cho minh các đơn vị tuyển dụng riêng biệt từ trung ương đến địa phương với mỗi ban, ngành đều có các đơn vị đứng ra trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng. Công chức ở trung ương thì do các cơ quan trung ương có thẩm quyền tuyển dụng theo nhóm công chức được phân chia cụ thể. Như ở Nhật Bản, công chức được phân thành 2 loại: công chức quốc gia và công
chức địa phương. Kỳ thi tuyển dụng công chức quốc gia là do Cơ quan Nhân sự quốc gia tổ chức thi tuyển, còn công chức địa phương (tuyển chọn tại địa phương) do các địa phương tự tổ chức thi tuyển.
Ở Pháp, việc thi tuyển được tổ chức ở các bộ và địa phương.
Trên nền những nguyên tắc tuyển dụng lao động chung thì nguyên tắc nổi bật trong tuyển dụng công chức của cả hai quốc gia là: Nguyên tắc bình đẳng, công khai và xứng đáng.
b) Điều kiện dự tuyển
Nhìn chung cả hai quốc gia cũng đều đưa ra các điều kiện chung và điều kiện riêng. Tuy nhiên với mỗi nước khác nhau sẽ nghiên cứu và đưa ra những điều kiện riêng phù hợp với các đối tượng tuyển dụng khác nhau.
Ở Pháp, Yêu cầu về bằng cấp hoặc trình độ học vấn rất đa dạng tùy theo vị trí việc làm hay mục tiêu nghề nghiệp nói chung. Thông thường như sau:
học.
- Tuyển dụng Ngạch A yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại
- Tuyển dụng Ngạch B yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp phổ
thông trung học.
- Tuyển dụng Ngạch C yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp. [17]
Ở Nhật kỳ thi tuyển công chức quốc gia sẽ tổ chức để tuyển chọn công chức theo 2 vị trí: vị trí tổng hợp và vị trí phổ thông. Công chức ở vị trí tổng hợp sẽ tham gia vào những công việc chuyên môn đòi hỏi trình độ tri thức cao, kỹ thuật hoặc phải có kinh nghiệm. Công chức ở vị trí phổ thông là công chức làm công việc chủ yếu là xử lý văn phòng hoặc những công việc ít có sự
thay đổi. Thí sinh dự thi công chức ở vị trí tổng hợp là những thí sinh đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học còn với thí sinh dự thi vào vị trí phổ thông có thể đã tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp phổ thông hoặc là người đã có kinh nghiệm
Tuy có sự khác nhau về các điều kiện chung và riêng nhưng nhìn chung các nước tiên tiến đều quan tâm đến việc phân chia cấp độ để đưa ra các điều kiện tuyển dụng phù hợp.
c) Hình thứcvà nội dung tuyển dụng
Có nhiều hình thức thi khác nhau nhưng đối với hai quốc gia này việc lựa chọn hình thức thi lại có những khác nhau cơ bản:
Ở Pháp việc tuyển dụng công chức được thực hiện với 4 hình thức cụ thể là tuyển dụng cạnh tranh, tuyển dụng nội bộ, tuyển dụng theo chế độ hợp đồng, tuyển dụng không qua thi tuyển - tồn tại xuyên suốt hệ thống hành chính nhà nước; từ việc tuyển chọn nhân sự vào một ngành, nghề thuộc một ngạch bậc cho đến việc chuyển ngạch hay bổ sung các vị trí còn trống… [18]
Ở Nhật Bản thì lại duy trì duy nhất một hình thức tuyển dụng công chức đó là thi tuyển.
Đối với hình thức thi tuyển, tương ứng với cách phân chia đối tượng công chức, các quốc gia sẽ tổ chức các kì thi hay những môn thi khác nhau.
Ở Pháp, hàng năm có khoảng 1 triệu người thi vào công chức,. Thi tuyển được tiến hành qua hai giai đoạn: thi viết và thi vấn đáp. Người thi vấn đáp phải trả lời trước Hội đồng có ít nhất ba người và Hội đồng có quyền quyết định tuyển người đạt kết quả tốt. Tương ứng với ba đối tượng thi khác nhau có ba hình thức thi tuyển:
- Cuộc thi cho những sinh viên tốt nghiệp đại học, vào loại A.
- Thi nội bộ trong công vụ cho những công chức muốn được nâng ngạch, như nâng từ B lên A.
- Cuộc thi cho những người làm việc có kinh nghiệm ở khu vực tư nhân, dân biểu.
Ở Nhật, Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức quốc gia phải làm một bài thi trắc nghiệm, một bài thi luận và một cuộc phỏng vấn. Nếu thí sinh nào qua được 3 bài thi này thì Cơ quan Nhân sự quốc gia sẽ gửi danh sách đến các bộ, ngành cần tuyển dụng để các thí sinh tham gia phỏng vấn của các Bộ.
Nội dung thi tuyển phải hợp lý, chú trọng đến kiến thức chuyên ngành và năng lực công tác của thí sinh sau khi trúng tuyển. Kiến thức yêu cầu ứng viên nắm được bao gồm: Kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn.
Kiến thức cơ bản thường là các nội dung liên quan đến Pháp luật, Chính sách, Hiến pháp, Luật Hành chính, Lao động…
Kiến thức chuyên ngành có liên quan đến công việc của vị trí mà thí sinh đăng ký thi tuyển. Ở Pháp, với các môn thi chuyên ngành thường để thí sinh tự trình bầy quan điểm, nhận định của mình về các vấn đề được hỏi hơn là kiểm tra trí nhớ. Các môn thi chủ yếu nhằm đánh giá trình độ năng lực, kiến thức năng khiếu chuyên môn và khả năng ứng xử của thí sinh. Ở Nhật, Đề thi trắc nghiệm là để tìm ra những người có năng lực, trí tuệ và khả năng thích ứng công việc ở hiện tại cũng như trong tương lai vì thế nên đề thi chỉ liên quan đến các kiến thức thông thường, đó là những kiến thức đã được học ở trong trường phổ thông, trường đại học Để đo lường năng lực của con người không chỉ đo lường trí tuệ, đo lường kiến thức mà còn phải đánh giá các khả năng khác như: khả năng lên kế hoạch, khả năng thuyết minh, khả năng tư duy, khả năng lý giải, tích tích cực, tính xã hội, khả năng thích ứng,
năng lực viết luận. Vòng thi phỏng vấn lại được xem là vòng thi không thể thiếu trong kỳ tuyển dụng viên chức, ở vòng này giám thị thường đưa ra các câu hỏi hỏi về những công việc trong quá khứ. Với những câu hỏi như thế này, giám thị sẽ hiểu được tính cách của thí sinh, hiểu được cách giải quyết công việc của thí sinh và nhận biết được tính thích ứng của thí sinh.
d) Công tác tổ chức thi tuyển
Đây là công việc được các nước chuẩn bị khá chu đáo vào cẩn thận dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch.
Ở Pháp việc tuyển dụng công chức phải được thông báo công khai thông qua hình thức áp phích kèm với bản hướng dẫn thi tuyển. Đối với các nguồn tuyển dụng là các sinh viên đại học thì nhà tuyển dụng phải có thông báo đi kèm với giải thích, hoặc kết hợp với tọa đàm để hướng dẫn sinh viên lựa chọn vị trí phù hợp với khả năng và trình độ của mình..
Ở Nhật, Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển công chức cấp quốc gia, Nhật Bản đã lập một kế hoạch cụ thể cho từng công việc như: xây dựng bộ đề thi, kế hoạch tổ chức kỳ thi.
Nhật Bản đã xây dựng quy trình tổ chức kỳ thi tuyển dụng hợp lý. Quy trình được chia thành 2 phần: phần thứ nhất là quy trình chuẩn bị cho kỳ thi, phần thứ 2 là quy trình tổ chức kỳ thi. Trong quy trình chuẩn bị cho kỳ thi, Hội đồng tuyển dụng quyết định các mốc thời gian cụ thể cho lộ trình thực hiện cụ thể như sau: