ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ THỊ LAN
BảO Vệ QUYềN CủA NGƯờI KHUYếT TậT TRONG PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM - THựC TRạNG Và GIảI PHáP
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2
- Các Quyền Cơ Bản Của Người Khuyết Tật Trong Pháp Luật Quốc Tế
- Sự Cần Thiết Phải Bảo Vệ Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Pháp Luật Lao Động
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ THỊ LAN
BảO Vệ QUYềN CủA NGƯờI KHUYếT TậT TRONG PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM - THựC TRạNG Và GIảI PHáP
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ HOÀI THU
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hà Thị Lan
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 6
1.1. Nhận thức chung về quyền của người khuyết tật6
1.1.1. Quan niệm về quyền của người khuyết tật 6
1.1.2. Vị trí, vai trò quyền của người khuyết tật 12
1.1.3. Các quyền cơ bản của người khuyết tật trong pháp luật quốc tế 14
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp
luật lao động19
1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người khuyết tật 19
1.2.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền của người khuyết tật 21
1.2.3. Các biện pháp bảo vệ quyền của người khuyết tật 27
1.2.4. Ý nghĩa bảo vệ quyền của người khuyết tật 30
1.3. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động của
một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 34
1.3.1. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Mỹ 35
1.3.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Australia 37
1.3.3. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Trung Quốc 38
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 42
2.1. Quá trình phát triển của chế định bảo vệ quyền của người khuyết
tật trong pháp luật lao động Việt Nam 42
2.1.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật lao động 43
2.1.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật lao động đến nay 46
2.2. Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong các quy định của pháp
luật lao động Việt Nam hiện hành 51
2.2.1. Bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật 51
2.2.2. Bảo vệ đời sống của người khuyết tật 57
2.2.3. Bảo vệ quyền nhân thân của người khuyết tật 60
2.2.4. Quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật 65
2.3. Thực tiễn bảo vệ quyền của người khuyết tật 66
2.3.1. Thành quả đạt được 66
2.3.2. Hạn chế 69
2.3.3. Nguyên nhân 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 76
3.1. Yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao hiệu quả pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật 76
3.1.1. Về mặt khách quan 76
3.1.2. Về mặt chủ quan 77
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền của người khuyết tật 78
3.3. Một số kiến nghị cụ thể 80
3.3.1. Về các quy định của pháp luật lao động 80
3.3.2. Về tổ chức thực hiện 97
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ: Bộ luật lao động
ILO: Tổ chức lao động quốc tế
NKT: Người khuyết tật
NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UN: Liên hợp quốc
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân [72, Điều 2, Khoản 1, 2]. Điều đó có nghĩa rằng, việc đảm bảo sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và thực hiện các quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tất cả mọi tầng lớp dân cư trong xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện một nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần trong một thời gian dài khiến họ không thế thực hiện được các quyền của mình một cách đầy đủ như những người bình thường khác. Đây được xem là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương và phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Do vậy, họ luôn cần nhận được sự quan tâm trợ giúp của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội.
Trước đây, vấn đề người khuyết tật chỉ được tiếp cận dưới góc độ phúc lợi xã hội, người khuyết tật chỉ được xem là những đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ hay “ban ơn” từ phía cộng đồng. Do vậy, tất cả các hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật đều được xem là hoạt động nhân đạo. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, bằng sự nỗ lực của người khuyết tật cùng với các tổ chức của họ đã dần thay đổi quan niệm và nhận thức của xã hội về người khuyết tật. Theo đó, vấn đề người khuyết tật được xem xét dưới góc độ quyền con người, dựa trên quan điểm tất cả mọi người đều có quyền được sống và được thụ hưởng những quyền cơ bản như nhau, người khuyết tật ngày càng được coi trọng vì họ hoàn toàn có khả năng học tập, lao động sản xuất và cống hiến cho xã hội [91]. Điều này đã được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như: Tuyên ngôn toàn thế giới của Liên hợp quốc về Quyền con người năm 1948, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật… tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm các quyền bình đẳng của người khuyết tật như mọi cá nhân khác trong xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu về nguồn nhân lực trong đó có vấn đề bảo vệ quyền của người lao động nói chung và người khuyết tật nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. Dạy nghề, tạo điều kiện việc làm và bảo đảm các quyền của người khuyết tật trong quá trình tham gia lao động là một trong những chính sách quan trọng mà Đảng và Nhà nước luôn chú ý. Bộ luật lao động 2012 dành chương XI để quy định về một số loại lao động đặc biệt, trong đó người lao động khuyết tật được quy định tại mục 4; Luật người khuyết tật 2010 dành Chương V để quy định về việc làm cho người khuyết tật; Chương VII Luật dạy nghề 2006 quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật… Các quy định này là sự kế thừa và phát huy các quy định về quyền của người khuyết tật trong các văn bản pháp luật trước đó, về cơ bản đã tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia vào các quan hệ lao động một cách công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên các quyền của người khuyết tật vẫn chưa được quy định đầy đủ và chi tiết trong pháp luật lao động cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh đó các chính sách và pháp luật chưa được thi hành có hiệu quả trên thực tế, người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm và đảm bảo thu nhập. Tình trạng sử dụng người khuyết tật vào làm việc bị vi phạm các quyền về nhân thân, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… còn xảy ra khá phổ biến. Hơn nữa công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng như tuyên truyền, giáo dục ý thức của cộng đồng về vấn đề người khuyết tật còn buông lỏng và chưa triệt để. Vì những lý do đó, tôi lựa chọn để tài “Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động về bảo vệ quyền của người khuyết tật ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của quyền của người khuyết tật như vấn đề dạy nghề, việc làm, vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động… Tuy nhiên,