1.4.2. Yếu tố chủ quan
- Mục tiêu phát triển của tổ chức: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hướng đến vấn đề tuyển dụng viên chức. tổ chức phát triển theo hướng nào thì sẽ có mô hình công việc theo hướng đó. Quy mô phát triển hay thu hẹp của đơn vị là căn cứ để có hay không việc tuyển dụng thêm người vào tổ chức.
- Vị thế và uy tín của tổ chức: Việc cung ứng các dịch vụ công ra đời từ rất sớm, được nhà nước đầu tư toàn bộ về vốn, cơ sở vất chất và con người để đảm bảo chất lượng cũng như thương hiệu cho cung ứng dịch vụ công trong xã hội. Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình thì đòi hỏi nguồn nhân lực làm việc phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo có hệ thống và có tính chuyên nghiệp. Trong thời kỳ bao cấp, việc gần như độc quyền về cung ứng dịch vụ công đã giúp cho nhà nước tuyển chọn được một đội ngũ viên chức hùng hậu đáp ứng yêu cầu và tạo nên thương hiệu cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Với bề dầy về lịch sử, uy tín và chất lượng, các đơn vị sự nghiệp công lập đã và đang có những sức hút đáng kể đối với lực lượng lao động chất xám hiện nay.
- Khả năng tài chính: đi đôi với chỉ tiêu biên chế thì khả năng tài chính của đơn vị để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho việc tuyển dụng và sử dụng viên chức. Việc đưa ra các chính sách đãi ngộ, chế độ tiền lương hấp dẫn để thu hút tuyển chọn lao động là một chiến lược mà phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính của mỗi đơn vị.
- Nhu cầu nhân sự: yếu tố này đề cập trực tiếp đến việc đánh giá nhu cầu lao động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc dà soát công việc, đối tượng lao động, cân nhắc bổ sung lao động phù hợp để ra được sô lượng nhân sự thật sự cần thiết cho các vị trí thiếu trong tổ chức sẽ đưa ra được những con số cụ thể cho nhu cầu tuyển dụng.
- Vai trò, tính chất và đặc điểm của công việc: Sự hấp dẫn của khu vực công đến từ nhiều lý do khác. Khu vực công đáp ứng những nhu cầu của đời sống xã hội đặt ra tạo ra nhiều lợi thế, dễ huy động sự tham gia của người lao động. Con người sẽ cảm thấy hứng phấn với việc tham gia hoặc đóng góp trực tiếp cho những vấn đề “lớn lao” của đất nước như sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo an ninh quốc gia, chứ không chỉ thuần túy tạo ra những sản phẩm đời thường nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
- Tính ổn định: trừ một số tổ chức có phần nào đó gắn với yếu tố cạnh tranh, thì khu vực công luôn nằm trong trạng thái ổn định một cách tương đối so với khu vực tư nhân. Sự ổn định này thể hiện ở các đặc điểm như nhiệm vụ, công việc được giao; tỉ lệ nhân viên làm việc suốt đời trong các tổ chức công là khá lớn. Tuy nhiên, xú hướng thiên về tính ổn định có phần bảo thủ cứng nhắc về vấn đề nhân sự đối với các tổ chức công gây ra những hạn chế trong quá trình tìm kiếm nguồn lực cho công tác tuyển dụng. Chủ yếu vẫn mang tính cục bộ, sử dụng nguồn nhân lực nội tại đối với một bộ phận các đơn vị sự nghiệp làm hạn chế khả năng tìm kiếm những ứng cử viên tốt nhất cho vị trí cần tuyển.
- Quan điểm và tư tưởng của nhà quản lý: Nếu tư tưởng tiến bộ, nắm bắt được nhu cầu cũng như tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự cần tuyển thì việc tuyển dụng sẽ đạt hiệu quả. Ngược lại, nếu tư duy cục bộ, thiếu công bằng trong công tác tuyển dụng sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tuyển dụng thất bại.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về viên chức và vấn đề tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Việc làm rõ đối tượng viên chức thực chất là lao động tri thức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước với những đặc điểm rõ ràng, phân biệt với đối tượng Công chức để từ đó nêu bật các đặc điểm của viên chức. Trong chương này, luận văn cũng nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về tuyển dụng viên chức như: các điều kiện, quy trình cách thức tổ chức cũng như là hình thức thi tuyển, xét tuyển đối với đối tượng tham gia ứng tuyển viên chức được quy định theo Pháp luật. Hơn thế nữa luận văn còn phân tích các nguồn lực tham gia tuyển dụng cũng như các phương thức để làm sao thu hút được người phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức. Cùng với đó, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệp tuyển dụng của một số nước trên thế giới và khu vực ngoài công lập ở Việt Nam để làm tiền đề định hướng cho các chương tiếp theo của luận văn. Từ những cơ sở lý luận đã phân tích đó, luân văn nghiên cứu tình hình thực tế tuyển dụng viên chức ở Việt Nam để đánh giá mức độ hoàn thành, ưu điểm và hạn chế trong khâu tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Với những kết quả nghiên cứu trên, ở Chương tiếp theo, Luân văn sẽ tìm hiểu về thực trạng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN để đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI
BAN QUẢN LÝ LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Làng Văn hóa
– Du lịch các dân tộc Việt Nam
2.1.1. Mô hình tổ chức của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Ngày 03/10/1999 dự án LVH-DLCDTVN chính thức được đưa vào khởi công với mục đích xây dựng quần thể tái hiện các cấu trúc làng, bản của các dân tộc Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Ngày 16/6/1999 Ban Quản lý LVH-DLCDTVN được Chính phủ thành lập theo Quyết định số 142/1999/QĐ-CP theo đó, Ban Quản lý LVH- DLCDTVN trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức, quản lý các hoạt động của LVH-DLCDTVN theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ban Quản lý LVH-DLCDTVN (tổ chức tương đương Tổng cục) có tư cách pháp nhân, sử dụng con dầu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng; là đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc Trung ương (Đơn vị dự toán cấp I), được quyết định thu, chi ngân sách thuộc các lĩnh vực đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3, Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý LVH- DLCDTVN bao gồm 9 tổ chức đơn vị bao gồm:
LÃNH ĐẠO BAN
Các đơn vị quản lý Nhà nước
Tạp chí | Trung tâm | Văn phòng | Ban Tổ | Ban Kế | Ban Nghiệ | Đối ngoạ | ||||||
Làng | Thôn | chức | hoạch | p vụ | i Xúc | |||||||
Việt | g tin dữ | cán bộ | Tài chính | Văn hóa | tiến Đầu | |||||||
liệu | dân | tư | ||||||||||
tộc |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Và Thủ Tục Để Tuyển Dụng Viên Chức
- Kinh Nghiệm Tuyển Dụng Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Của Khu Vực Ngoài Công Lập Ở Việt Nam
- Kinh Nghiệm Tuyển Dụng Nhân Sự Khu Vực Ngoài Công Lập Ở Việt Nam
- Thống Kê Nhân Sự Thuộc Trung Tâm Thông Tin Dữ Liệu
- Tuyển Dụng Viên Chức Tại Ban Quản Lý Làng Văn Hóa – Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam
- Hạn Chế Trong Công Tác Tuyển Dụng Và Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Đó
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Ban Quy hoạch Kiến trúc | Ban Đầu tư Xây dựng | Ban Đầu tư xây dựng | Ban Đầu tư Xây dựng Hạ | |||
Môi trường | 307 | 195 | tầng kỹ | |||
thuật |
Các đơn vị sự nghiệp
BQL
Khu các Làng dân
tộc
Các Ban đầu tư xây dựng
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý LVH-DLCDTVN
(Nguồn: Tác giả)
46
Như vậy, Ban Quản lý LVH-DLCDTVN có tất cả 6 tổ chức quản lý nhà nước và 6 đơn vị sự nghiệp công lập được công nhận. Trong đó Biên chế thuộc bộ máy quản lý hành chính của Ban Quản lý LVH-DLCDTVN do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao trong tổng biên chế hành chính của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn biên chế sự nghiệp của Ban Quản lý LVH-DLCDTVN do Trưởng ban Ban Quản lý LVH-DLCDTVN quyết định. Đây là một yếu tố đặc thù riêng mà không phải tổ chức nào cũng có.
Khoản 6, Điều 19, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý LVH-DLCDTVN ban hành theo Quyết định số 4488/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định Trưởng ban Ban Quản lý LVH-DLCDTVN được “tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, quyết đinh tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển ngạch công chức, viên chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống”
Việc được quyết định chỉ tiêu biên chế sự nghiệp là một thuận lợi lớn giúp cho Ban Quản lý LVH-DLCDTVN có thể chủ động trong việc xây dựng đội ngũ viên chức phù hợp với điều kiện và yêu cầu công việc để ra.
2.1.2. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Theo quyết định tổng thể về cơ cấu bộ máy của Ban Quản lý LVH- DLCDTVN thì có tất cả 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc bao gồm:
2.1.2.1. Ban Quản lý Khu các làng dân tộc
Ban Quản lý Khu các làng dân tộc là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN được được thành lập theo Quyết định số 145/2009/QĐ - LVH ngày 23/7/2009 của Trưởng Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ được giao theo Quyết
định số 192/QĐ - LVHDL ngày 12/9/2014 của Trưởng ban Ban Quản lý LVH-DLCDTVN như sau:
- Ban Quản lý Khu các làng dân tộc là đơn vị có thu trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN, có chức năng quản lý khai thác, kinh doanh và sử dụng các công trình, dự án thuộc Khu các làng dân tộc, tổ chức gìn giữ, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát triển du lịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của Pháp luật.
- Ban Quản lý Khu các làng dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu; có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng; trụ sở đặt tại Đồng Mô, Sơn tây, Hà Nội.
- Ban Quản lý Khu các làng dân tộc là đơn vị xương sống có chức năng quản lý trực tiếp đối với các hoạt động tại Khu các làng dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Bên cạnh việc tổ chức gìn giữ, bảo tồn, phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tại Khu các Làng dân tộc thì đơn vị còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch trên nền các giá trị văn hóa đó để làm sao vừa giữ được đặc trưng của LVH- DLCDTVN là phổ biến các giá trị văn hóa dân tộc đến với khách du lịch trong và ngoài nước lại vừa có lợi nhuận về mặt kinh tế để dần từng bước đưa Ban Quản lý Khu các làng dân tộc là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động.
- Cơ cấu tổ chức bao gồm:
+ Phòng Hành chính - Tổ chức
+ Phòng tài vụ - Kế toán
+ Phòng Nghiệp vụ - Tổ chức sự kiện
+ Trung tâm Dịch vụ Văn hóa - Du lịch
+ Phòng Bảo vệ
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Giám đốc Ban Quản lý Khu các làng dân tộc trình Trưởng ban thành lập các phòng chuyên môn nghiệp vụ khác trực thuộc Ban Quản lý Khu các làng dân tộc theo quy định của Pháp luật.
Bảng 2.1. Thống kê nhân sự thuộc Ban Quản lý Khu các làng dân
tộc
Biên chế được giao | Hiện có | Tổng | |||||||
Công chức | Viên chức | HĐ 68 | Công chức | Viên chức | HĐ 86 | HĐ khác | Biên chế được giao | Hiện có | |
Ban Quản lý KCLDT | 1 | 50 | 71 | 1 | 15 | 38 | 41 | 122 | 95 |
(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Quản lý LVH-DLCDTVN)
Đây là đơn vị chiếm số lượng biên chế lớn nhất trong các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN nhưng thực tế số lượng lao động đang làm việc tại đơn vị không đủ số lượng biên chế được giao trong khi đó trình độ chuyên môn lại không đồng đều với 3 thạc sĩ, 32 cử nhân, còn lại 69 người có trình độ từ cao đẳng trở xuống. Chỉ có 21,1% nhân lực có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý Khu các làng dân tộc. Với chức năng nhiệm vụ nặng nề được giao thì với tình hình biên chế vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc như hiện này rất cần phải tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm túc có đầu tư đội ngũ nhân lực để đáp ứng được trọng trách mà Nhà nước giao phó.
2.1.2.2. Trung tâm Thông tin - Dữ liệu