Điều Kiện Và Thủ Tục Để Tuyển Dụng Viên Chức


lượng đội ngũ nhân viên về mọi mặt. Nhà tuyển dụng cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều người tham gia thi tuyển vào một vị trí. Để làm được việc đó thì cần phải tổ chức một hội đồng thi tuyển có thành phần phù hợp với việc tuyển chọn từng vị trí nhất định, có quy chế làm việc chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực và có quyền độc lập khi đánh giá. Ý kiến của Hội đồng phải được tôn trọng.

Kết hợp thi tuyển chuyên môn, sát hạch năng lực với việc đánh giá các phẩm chất đạo đức của người lao động. Sau khi có sự thống nhất giữa kết quả thi tuyển về chuyên môn với việc đánh giá về phẩm chất đạo đức mới ra quyết định tuyển dụng hay bổ nhiệm.

- Nguyên tắc cuối cùng là tuyển dụng phải có điều kiện, tiêu chuẩn rõ ràng: Nguyên tắc này nhằm tránh việc tùy tiện, chủ quan, cảm tính trong quá trình nhận xét, đánh giá và quyết định tuyển dụng lao động. Cùng với những thông tin tuyển dụng rõ ràng, chế độ thưởng phạt nghiêm minh cũng cần phải được công bố hết sức cụ thể trước khi tuyển dụng.

Từ những nguyên tắc tuyển dụng cơ bản trên, mỗi tổ chức, đơn vị trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đưa ra các tiêu chí cụ thể để tuyển dụng cho đơn vị mình nhưng không xa rời nguyên tắc để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả cho công tác tuyển dụng của mình.

b) Các nguyên tắc tuyển dụng viên chức

Từ những nguyên tắc chung trong tuyển dụng lao động thì Nhà nước cũng xác định cho việc tuyển dụng viên chức những nguyên tắc cụ thể như sau:

1. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật: Đây là nguyên tắc tiên quyết cần phải đảm bảo trong bất cứ một hoạt động nào của nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực tuyển dụng. Phải có sự công khai, minh bạch, khách quan thì việc tuyển dụng mới thực sự thành công và


đạt được mục đích ban đầu là tuyển dụng được những người tài, xứng đáng cả về tri thức lẫn đạo đức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2. Bảo đảm tính cạnh tranh: vì xét cho cùng việc cạnh tranh trong thi tuyển hay xét tuyển của các ứng viên đều là để tìm ra được những ứng viên ưu tú, xuất sắc đúng với mục đích của nhà tuyển dụng đề ra.

3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm: Với nguyên tắc này có thể hiểu là với việc xác định vị trí việc làm cụ thể để đưa ra các điều kiện tuyển được đúng người, không phải là người thật cao siêu về năng lực, hay thật đẹp về ngoại hình mà là người thực sự phù hợp với yêu cầu công việc.

Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 4

4. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bằng việc chủ tịch hội đồng tuyển dụng phải là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ.

5. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số

1.2.2.2. Điều kiện và thủ tục để tuyển dụng viên chức

Tương tự như tất cả những nhà tuyển dụng khác, để được đăng ký vào vị trí công việc nhất định, người ứng viên phải có đủ những điều kiện bắt buộc do Pháp luật yêu cầu cũng như điều kiện từ nhà tuyển dụng đề ra. Các đơn vị sự nghiệp công lập cũng không nằm ngoài quy luật đó, việc tuyển dụng trong các đơn vị sự nghiệp hay nói cách khác việc tuyển dụng viên chức cũng phải tuân theo những yêu cầu cụ thể được quy định theo Luân Viên chức 2010, Nghị định 29/2012?NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành nêu rõ như sau:


- Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp.

- Đơn vị sự nghiệp công lập được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng các quy định này không được trái với quy định của pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt trước khi thực hiện.

- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

- Có đơn đăng ký dự tuyển;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

- Những người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý


hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Việc tuyển dụng phải tuân theo những bước đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho việc tuyển dụng diễn ra một cách công khai, minh bạch, đúng pháp luật để được hiệu quả cao nhất.

Trước khi bắt đầu tuyển dụng, mỗi đơn vị sự nghiệp công lập cần phải nghiên cứu đầy đủ, chi tiết những điều kiện phù hợp cho mỗi vị trí công việc cần tuyển sao cho không trái với Luật mà vẫn tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên phù hợp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên nguyên tắc các thủ tục phải thật chặt chẽ, công khai và minh bạch.

Thủ tục tuyển dụng viên chức về cơ bản tương đối đơn giản hơn so với tuyển dụng công chức bởi được lựa chọn giữa hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Phương thức xét tuyển viên chức tạo ra sự thống thoáng cho cả nhà tuyển dụng lẫn người dự tuyển. Và việc xét tuyển cũng đơn giản hơn so với xét tuyển công chức, với các đơn vị sự nghiệp chỉ cần xét tuyển bằng cấp, bảng điểm học tập, kết quả phỏng vấn để đưa ra quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên lại khá phức tạp, kém linh hoạt hơn so với các đơn vị, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các nhà tuyển dụng ngoài khu vực nhà nước có thể tự đặt ra tiêu chuẩn, và điều kiện cho những vị trí công việc mình cần sau đó xét tuyển, thi tuyển hay phỏng vấn tuyển dụng theo cách đơn giản, đỡ tốn kém mà đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc so sánh chỉ là để đánh giá mức độ khác nhau, khó - dễ của các cách thức tuyển dụng chứ không phải để từ đó áp dụng các hình thức với nhau vì đối với các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập, việc thay nhà nước phục vụ những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, xã hội thì việc lựa chọn, tuyển chọn với những thủ tục và hình thức tuyển dụng kỹ càng lực lượng viên chức là điều thật sự cần thiết. Đội ngũ Viên chức cần phải thật


chuyên nghiệp thậm chí như những chuyên gia trong lĩnh vực của mình thì mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của xã hội.

1.2.2.3. Nguồn tuyển dụng

Theo giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân [19, tr 99-100] thì nguồn lực cho tuyển dụng được phân làm 2 loại đó là:

a) Các nguồn nhân lực từ bên trong tổ chức công

- Nguồn lực từ bên trong tổ chức công là những người đang làm việc cho tổ chức công đó, khi tổ chức công có nhu cầu tuyển dụng viên chức cho một số chức danh công việc còn trống thì các đối tượng này tự nguyện tham gia ứng cử.

- Phương pháp tuyển dụng từ bên trong tổ chức: Tùy theo chức danh công việc cần tuyển, quy chế tuyển dụng và phân cấp quản lý, người đứng đầu tổ chức công thực hiện hướng dẫn của lãnh đạo cấp trên có thể lựa chọn một trong hai phương pháp tuyển dụng nhân lực phù hợp là: tuyển dụng theo kiểu hệ thống đóng và tuyển dụng theo kiểu hệ thống mở (thông báo công khai)

b) Các nguồn lực từ bên ngoài tổ chức công

Nguồn lực từ bên ngoài tổ chức công là đa dạng và phong phú trên thị trường, có thể là người chưa từng làm việc, hoặc có thể có việc làm nhưng dự tuyển với mong muốn các có cơ hội việc làm tốt hôn và phù hợp với khả năng hơn.


công:

- Phương pháp tuyển dụng đối với các đối tượng bên ngoài tổ chức


+ Thông qua quảng cáo tuyển dụng nhân viên.(thông qua các phương

tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh; các báo, tạp chí; bảng thông báo, yết thị trước cơ quan, tổ chức công.


+ Thông qua các trung tâm tư vấn, dịch vụ tuyển dụng việc làm.

+ Tuyển mộ thông qua những người đang làm việc tại tổ chức công, hoặc thông qua giới thiệu của chính quyền địa phương.

+ Kết hợp với các trường đại học để tìm kiếm ứng viên…

1.2.2.4. Quy trình tuyển dụng viên chức

Hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thường tuân theo quy trình cụ thể như sau:

Bước 1. xác định nhu cầu tuyển dụng: căn cứ vào nhu cầu công việc trên thực tế, tình hình tài chính và chỉ tiêu biên chế được giao, đơn vị xác định nhu cầu lao động cần tuyển. Trên cơ sở đó xây dựng bản mô tả chi tiết vị trí công việc và đưa ra các yêu cầu, điều kiện đối với người thực hiện công việc làm căn cứ tuyển dụng.

- Phê duyệt chỉ tiêu biên chế: sau khi xây dựng được chỉ tiêu cho từng vị trí việc làm thì đơn vị trình cấp trên phê duyệt chỉ tiêu biên chế trước khi xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển dụng.

Bước 2. Thành lập hội đồng tuyển dụng:

+ Thứ nhất: Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Các ủy viên khác là những người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng.


Thứ hai: Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

- Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;

- Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng.

Bước 3. Hội đồng tuyển dụng xây dựng yêu cầu với vị trí tuyển dụng và kế hoạch tuyển dụng.

Bước 4. Thông báo tuyển dụng:

Sau khi kế hoạch tổ chức tuyển dụng được phê duyệt thì Hội đồng tuyển dụng ra thông báo tuyển dụng. Đây thực chất là bước để thu hút đối tượng tuyển dụng vì vậy sau khi xác định nguồn tuyển dụng thì nội dung thông báo cũng như hình thức thông báo phải đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, rõ ràng, phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật để tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn có thể tham gia đăng kí.

Công việc của nhà tuyển dụng là nghiên cứu thị trường, đối tượng tuyển dụng để đưa ra các chính sách và sử dụng phương pháp tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của tổ chức.

Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.


Bước 5. Nhận hồ sơ và sàng lọc hồ sơ: Đây có thể xem là vòng sơ tuyển trong quá trình tuyển dụng. Việc sàng lọc hồ sơ, lựa chọn trong các ứng viên tham dự những người có trình độ, năng lực và quá trình rèn luyên phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển để lập danh sách chính thức tham gia dự tuyển. Danh sách phải được lập trước ngày diễn ra tổ chức tuyển dụng chậm nhất là 10 ngày.

Bước 6. Đối với việc thi tuyển Hội đồng Tuyển dụng thành lập Ban Ra đề, Ban Coi thi, Ban Thanh tra, Ban Chấm thi.

Đối với việc xét tuyển Hội đồng tuyển dụng thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Bước 7. Tổ chức tuyển dụng với các hình thức thi tuyển và xét tuyển.

Bước 8. Tổ chức chấm thi: chậm nhất sau 20 kể từ ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ban Chấm thi phải hoàn thiện công việc của mình.

Bước 9. Thông báo kế quả: Đơn vị tuyển dụng phải thông báo kết quả tuyển dụng chậm nhất sau 10 ngày nhận được báo cáo kết quả tuyển dụng.

Bước 10. Phúc tra, phúc khảo: Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả tuyển dụng, người dự tuyển có thể gửi đơn phúc khảo bài thi và đơn vị tổ chức phải tổ chức chấm phúc khảo sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp đơn phúc khảo.

Bước 11. Công nhận kết quả và ký hợp đồng tuyển dụng với viên chức: Sau khi có kết quả tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan tuyển dụng phê duyệt và gửi thông báo kết quả trúng bằng văn bản đến người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo cần ghi rõ nội dung yêu cầu và thời gian ký hợp đồng với người trúng tuyển. Ngoài ra phải niêm yết điểm thi, kết quả thi cũng như công bố điều kiện được trúng tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ứng viên tiện theo dõi và biết về kết quả thi tuyển của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023