Phân Loại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập


với các đơn vị có chức năng đề đào tạo nguồn nhận lực chung của xã hội, tuy nhiên mục đích, ưu tiên chính vẫn là đào tạo cán bộ trong ngành. Do đó, không phải ai cũng biết đến hoạt động đào tạo liên kết của trường…

1.1.1.2. Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập sinh ra để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước vì thế nhà nước phải có trách nhiệm trong việc cung ứng một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động của nó. Dựa trên mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp để phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Điều 9 Nghị định 43/2006/NĐ-CP chia đơn vị sự nghiệp công lập thành

3 loại:


- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chịu một phần chi phí hoạt động thường

xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

Với mục đích chuyển giao quyền tự chủ nhiều hơn thì luận Viên chức 2010 ra đời chia Đơn vị sự nghiệp công lập thành hai loại là:

Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 3

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn chi phí hoạt động thường xuyên;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn chi phí hoạt động thường xuyên.

Trong xu thế cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh thì việc xã hội hóa dịch vụ công đang được khuyến khích nhằm đưa các loại hình sản phẩm dịch vụ công mà tư nhân có thể làm tốt hơn với mục đích cùng nhau hoàn thiện các sản phẩn, dịch vụ công phục vụ xã hội. Điều này dẫn đến việc các đơn vị sự nghiệp công không còn giữ vai trò độc quyền cung ứng dịch vụ công cho xã hội nữa và điều này làm cho các những quy định của pháp luật có


liên quan đến các đơn vị sự nghiệp công cũng như đối với người lao động tại đây phần nhiều có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội.

1.1.2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.2.1. Người lao động

Người lao động thực chất là người làm công ăn lương. Điều 3 Bộ Luật Lao động quy định: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” .

Người lao động được phân thành 02 đối tượng như sau:

- Lao động phổ thông: là những người lao động chân tay kiếm sống với những công việc không cần nhiều về kiến thức, thường thì lao động phổ thông là những người lao động không có bằng cấp, tối đa có thể là tốt nghiệp PTTH đôi khi chỉ cần thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn như: Thợ xây, Thợ phụ, thợ may… Lao động phổ thông chủ yếu sử dụng sức để hoàn thành công việc.

- Lao động tri thức: là những người sử dụng trí óc để làm ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội. Giá trị của lao động trí óc được đánh giá qua kết quả của quá trình lao động đó trên thực tế. Lao động trí thức bao gồm: Nhân viên (công chức, tư chức..), cán bộ, chuyên gia..

1.1.2.2. Viên chức

Đối tượng viên chức được nói đến ở đây thuộc nhóm đối tượng lao động tri thức, làm việc trong các tổ chức, cơ quan của nhà nước về cung ứng các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội như: Giáo dục, Y tế, văn hóa, giao thông, điện nước, thủ tục hành chính… (gọi chung là các đơn vị sự nghiệp công lập) các ngành, lĩnh vực mà nhà nước trực tiếp thực hiện việc cung ưng các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội của con người và là công cụ quản lý xã hội của nhà nước.


Ở Việt Nam, từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945 tới nay chưa có định nghĩa rõ ràng, nhất quán về 3 phạm trù: cán bộ, công chức và viên chức trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) như Luật, Pháp lệnh, Nghị định… Hiến pháp 1992 và Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 1998 đều sử dụng cụm từ “cán bộ, viên chức” để chỉ chung những người làm trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong đó bao gồm cả đối tượng là “Viên chức”. Năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời, lần đầu tiên “Viên chức” được đứng riêng thành một nhóm phân biệt hẳn so với “Công chức”. Trong Điểm d, Điều 1 Pháp lệnh quy định viên chức là “những người được tuyển dụng, bổ nhiệm và ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”. Theo quy định này thì viên chức là một nhóm nhỏ trong tập hợp lớn là cán bộ, công chức. Đến năm 2008 và 2010 khi hai bộ Luật “Công chức” và “Viên chức” lần lượt ra đời thì hai đối tượng công chức và viên chức mới thực sự độc lập và đứng riêng về mặt pháp lý.

Luật Viên chức 2010 định nghĩa viên chức như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Pháp luật”.

Định nghĩa trên đã thể hiện tương đối rõ ràng những đặc điểm cơ bản của Viên chức như:

Thứ nhất: Là công dân Việt Nam

Thứ hai: Chế độ tuyển dụng là tuyển dụng theo vị trí việc làm Thứ ba: Nơi làm việc là các đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ tư: Thời gian làm việc được tính từ khi được tuyển dụng


Thứ năm: chế độ làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sư nghiệp công lập theo quy định của Pháp luật

Mặc dù vậy, khá niệm “Viên chức” này cũng chưa thực sự thuyết phục đối với những nhà quản lý và những nhà nghiên cứu. Trong bài luận viết về đề tài Cải cách hành chính, “một số suy nghĩ về xây dựng đội ngũ viên chức” của Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan có viết: “Từ trước tới nay ở nước ta, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không khác là bao so với các cơ quan hành chính, quản lý nhà nước. Chỉ gần đây các đơn vị này mới từng bước được tách khỏi hệ thống các cơ quan công quyền nói chung, nhưng ngay trong các đơn vị sự nghiệp công lập cũng còn không ít người vẫn tiếp tục được coi là cán bộ, công chức. Nếu lấy tiêu chí hưởng hay không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì cũng chưa chuẩn xác vì các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn hưởng trợ cấp đáng kể từ ngân sách nhà nước…”[26]. Do còn một số những vướng mắc, bất cập về quy định trong các luật dẫn đến việc ban hành các quy định về tuyển dụng cũng như quản lý, sử dụng viên chức gặp phải một số điều phức tạp không đáng có.

Phân loại Viên chức

Điều 3 Chương I Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2012 phân loại Viên chức như sau:

- Theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:


+ Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức;


+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;


+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;


+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;


+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.


1.2. Tuyển dụng viên chức


1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Tuyển dụng

Hiểu một cách đơn giản thì tuyển dụng là việc tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn các nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Theo giáo trình “Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước” – Học viện Hành chính quốc gia định nghĩa: “Tuyển dụng là tuyển thêm người, hay bổ sung thêm người cho tổ chức, cũng được hiểu như đưa thêm người mới vào làm công việc chính thức cho tổ chức, tức là khâu đầu tiên cho giai đoạn hình thành nguồn nhân lực cho tổ chức”

Với Định nghĩa trên, với bất kì một tổ chức, một cơ quan, đơn vị nào cũng có nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động và mục đích của việc tuyển dụng đó là xác định nhu cầu thực tế, chỉ định các mục tiêu và phân tích công việc bao gồm những yếu tố riêng của tuyển dụng để lựa chọn ra trong tập hợp ứng cử viên một người có đủ kỹ năng, kiến thức và động cơ phù hợp nhất với


những đòi hỏi của vị trí công việc đề ra. Vì lý do đó mà ngày nay trong môi trường kinh tế xã hội cạnh tranh gay gắt thì việc tuyển dụng lao đông được nâng tầm như một chiến lược mũi nhọn quyết định đến sự thành bại của tổ chức.

Một số yêu cầu chung của tuyển dụng:

- Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

- Tuyển chọn người có trình độ chuyên môn phù hợp nhất với yêu cầu công việc.

- Tuyển chọn được người thông minh, sáng tạo, năng động và nhiệt tình với công việc.

1.2.1.2. Khái niệm tuyển dụng Viên chức

Với vai trò như điều kiện tiên quyết trong chu trình tổ chức cán bộ của các tổ chức, đơn vị thì việc tuyển dụng được đội ngũ viên chức xứng đáng, có năng lực chuyên môn và có phẩm chất đạo đức trong sáng là mục tiêu, hay là một chiến lược để nâng cao chất lượng, củng cố vị trí quan trọng trong xã hội đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng và của tất cả các ngành, lĩnh vực mà nhà nước cung ứng dịch vụ nói chung.

Ngay trong định nghĩa Viên chức trong Luật Viên chức 2010 cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc tuyển dụng là khâu đầu tiên để hình thành đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và trong Luật cũng đưa ra một số nội dung cụ thể đối với tuyển dụng viên chức là “việc lựa chọn những người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập” (Khoản 4, Điều 3) theo đó, những yêu cầu cơ bản của việc tuyển dụng viên chức cần phải được đánh giá quá ba tiêu chuẩn: phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và khả năng làm việc.

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập có rất nhiều công việc từ giản đơn đến phức tạp vì vậy việc tuyển dụng lao động cũng được phân loại và tuyển


dụng cho phù hợp với từng loại công việc. Đối với các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ như cung ứng dịch vụ công, vận hành các công việc mang tính chuyên môn thì phải được thực hiện bởi đội ngũ viên chức. Đối với các công việc mang tính chất thừa hành, giúp việc thì thực hiện tuyển dụng theo hợp đồng lao động 68/2000/NĐ-CP, hợp đồng vụ việc hoặc sử dụng dịch vụ cung ứng lao động từ các đơn vị khác.

Ngay khi có sự phân biệt rõ ràng hai đối tượng công chức và viên chức thành những đối tượng độc lập thì bản thân việc tuyển dụng đối với các đối tượng này cũng có sự khác nhau cơ bản. Công chức với vai trò công quyền hoạt động để thực thi công vụ vì vậy tuyển dụng công chức phải tuân theo những quy định chặt chẽ về điều kiện, phương thức. Khi tuyển dụng phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế và tuyển dụng chủ yếu bằng hình thức thi tuyển. Việc xét tuyển cũng có nhưng phải có những điều kiện tương đối khắt khe được quy định cụ thể bởi Chính phủ. Còn đối với tuyển dụng viên chức thì các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị để tuyển dụng viên chức. Việc tuyển dụng viên chức chủ yếu thông qua hình thức thi tuyển và xét tuyển, ràng buộc giữa viên chức và đơn vị sử dụng viên chức bằng các hợp đồng lao động. Tuy nhiên, từ trước tới nay các cuộc thi tuyển đối với viên chức thường gắn liền với tuyển dụng công chức và nội dung tuyển dụng giữa hai đối tượng này không có sự phân biệt nào, ngay cả khi được phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng đó thì việc tuyển dụng viên chức vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những quan điểm tuyển dụng cũ kỹ, chậm đổi mới mang tính hình thức và vẫn phải tuân theo những quy định tương đối chặt chẽ, nhiều thủ tục làm giảm đi tính chủ động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tóm lại, tuyển dụng viên chức là việc lựa chọn những công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực làm công tác chuyên môn


tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển cho những vị trí mà đơn vị có nhu cầu. Đây là công việc mang tính thời điểm nhưng có ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị sử dụng lao động.

1.2.2. Nội dung cơ bản của tuyển dụng viên chức

1.2.2.1. Nguyên tắc tuyển dụng viên chức

a) Những nguyên tắc chung về tuyển dụng người lao động

Tuy việc tuyển dụng nhân sự đối với các đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có những yêu cầu, điều kiện cụ thể khác nhau nhưng tất cả vẫn phải dựa trên một số nguyên tắc chung cơ bản để đảm bảo cho việc tuyển dụng đạt hiệu quả bao gồm 4 nguyên tắc như sau:

- Nguyên tắc thứ nhất, tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn: Nhu cầu này phải được phản ánh trong chiến lược và chính sách lao động của mỗi tổ chức, đơn vị. Tùy theo nhu cầu thực tiễn của vị trí đang thiếu có cần thiết hay bức thiết để đưa ra nhu cầu tuyển dụng.

- Nguyên tắc thứ hai, dân chủ và công bằng: mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình trong các lĩnh vực mà minh đăng kí ứng tuyển. Vì vậy với nhà tuyển dụng, việc công khai các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để tất cả mọi người đều được bình đẳng tham gia ứng cử vào vị trí thích hợp. Kiên quyết khắc phục tình trạng ô dù, ê kíp, bè phái, cục bộ từ phía nhà tuyển dụng. Điều này vô cùng quan trọng vì đây thực sự là vấn nạn trong công tác tuyển dụng lao động ở Việt Nam và nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tuyển dụng cũng như sự phát triển lâu dài của tổ chức.

- Nguyên tắc thứ ba, tuyển dụng tài năng qua thi tuyển: Đây là vấn đề khá quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Việc tuyển dụng qua thi tuyển cần được áp dụng rộng rãi vì mục đích của tuyển dụng là nhằm nâng cao chất

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 11/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí