Thống Kê Nhân Sự Thuộc Trung Tâm Thông Tin Dữ Liệu


Với chức năng nhiệm vụ được quy định kèm theo Quyết định số 194/QĐ-LVHDL ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Trưởng Ban Quản lý LVH- DLCDTVN với nội dung cụ thể như sau:

Trung tâm Thông tin - Dữ liệu là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN, có chức năng thu thập và quản lý thông tin, dữ liệu phục vụ cho các hoạt động của LVH-DLCDTVN.

Trung tâm thông tin - Dữ liệu có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng.

Với vai trò là một trung tâm thông tin và quản lý các dữ liệu liên quan đến LVH-DLCDTVN thì đây cũng là 1 đơn vị quan trọng góp phần lưu giữ, bảo tồn, phát huy, quảng bá, giới thiệu, phổ biến các giá trị văn hóa dân tộc. Cùng với Ban Quản lý Khu các làng dân tộc cũng như với tất cả các đơn vị khác trong Ban Quản lý LVH-DLCDTVN tạo thành một khối thống nhất tổng thể để vận hành LVH-DLCDTVN hoạt động và phát triển theo đúng mục tiêu và ý nghĩa xây dựng của nó.

Cơ cấu bộ máy của Trung tâm Thông tin - Dữ liệu được quy định bao gồm:

- Giám đốc, các Phó giám đốc

- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Phòng Hành chính Tổng hợp;

+ Phòng Cơ sở dữ liệu.

Bảng 2.2. Thống kê nhân sự thuộc Trung tâm Thông tin dữ liệu


Đơn vị

Biên chế được giao

Hiện có

Tổng

Công chức

Viên chức

HĐ 68

Công chức

Viên chức

HĐ 86

khác

Biên chế được giao

Hiện có

Trung tâm

TTDL


10

1


9

1


11

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 8

(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Quản lý LVH-DLCDTVN)


Theo thống kê, số lượng nhân sự tại Trung tâm Thông tin Dữ liệu tương đối ổn định ít biến động do đặc thù công việc. Tuy nhiên so với biên chế được giao thì thực tế vẫn còn thiếu cần thiết phải hoàn thiện sớm bộ máy để đơn vị sớm ổn định.

2.1.2.3. Tap chí Làng Việt

Ngày 22/12/2006 Bộ Thông tin - Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động số 1914/GP-BTTTT cho Tạp chí Làng Việt trực thuộc Ban Quản lý LVH- DLCDTVN bắt đầu từ đây, Tạp chí Làng Việt chính thức đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 193/QĐ-LVHDL ngày 12/9/2014: Tạp chí Làng Việt là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN, có chức năng nghiên cứu thông tin về văn hóa, dân tộc và du lịch; tuyên truyền và phổ biến đường lối; chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cùng với Trung tâm thông tin - Dữ liệu, Tạp chí Làng Việt là đơn vị chính chịu trách nhiệm về hình ảnh và các thông tin liên quan đến các hoạt động LVH-DLCDTVN cũng như các thông tin, hoạt động, các nghiên cứu văn hóa dân tộc nói chung trên các phương tiên thông tin đại chúng, đặc biệt là trên trang Tạp chí Làng Việt cả về mặt báo giấy và báo điện tử. Chịu trách nhiệm tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành tạp chí Làng Việt và các ấn phẩm khác theo Giấy phép hoạt động.

Cơ cấu tổ chức được quy định rõ trong quyết định số 193/QĐ-LVHDL ngày 12/9/2014 của Trưởng ban Ban Quản lý LVH-DLCDTVN bao gồm:

+ Ban Trị sự

+ Ban Biên tập

+ Phòng tạp chí Làng Việt điện tử


Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Tổng Biên tập Tạp chí Làng Việt trình Trưởng ban quyết định thành lập mới các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Tạp chí Làng Việt theo quy định của Pháp luật.

Bảng 2.3. Thống kê nhân sự thuộc Tạp chí Làng Việt


Đơn vị

Biên chế được giao

Hiện có

Tổng

Công

chức

Viên

chức

68

Công

chức

Viên

chức

86

khác

Biên chế

được giao

Hiện

Tạp chí

Làng Việt


10



5


5

10

10

(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Quản lý LVH-DLCDTVN)

Với số lượng nhân sự thực so với số lượng biên chế và khối lương công việc được giao thì nhân sự tại Tạp chí Làng Việt chưa thật sự ổn định. Số lượng biên chế mới chỉ đáp ứng một nửa so với yêu cầu trong khi số lượng hợp đồng cũng chiếm một nửa, số người tham gia lao động hợp đồng này thì không đảm bảo tính ổn định khiến cho công việc chưa có sự chuyên tâm và chưa đem lại hiệu quả công việc cao.

2.1.2.3. Các Ban Đầu tư xây dựng

Căn cứ tình hình thực tế Trưởng Ban Quản lý LVH-DLCDTVN thành lập 3 Ban Đầu tư xây dựng thực hiện chức năng là chủ đầu tư xây dựng đối với các dự án khác nhau tại LVH-DLCDTVN với số lượng biên chế như sau:

Bảng 2.4. Thống kê nhân sự thuộc các Ban Đầu tư và Xây dựng


Đơn vị

Biên chế được giao

Hiện có

Tổng

Công chức

Viên chức

HĐ 68

Công chức

Viên chức

HĐ 86

khác

Biên chế được giao

Hiện có

Ban ĐT và

XD 195


20

1


7

1

9

21

17

Ban ĐT và

XD 307


10

1


4


5

15

14

Ban ĐT và

XD HTKTC

1

11

3

1

1

2

10

11

9

(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Quản lý LVH-DLCDTVN)


Biên chế giao cho các Ban đầu tư xây dựng ban đầu là vậy nhưng trên thực tế với việc đầu tư, xây dựng đang ngày càng hoàn thiện, nhu cầu công việc không quá nhiều để hoàn thiện dự án nên xét nhu cầu thực tế, các Ban Đầu tư xây dựng hiện nay có xu hướng giảm số lượng vị trí viên chức cần tuyển dụng.

2.1.3. Các vị trí viên chức thuộc Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ/LVH ngày 07/10/2010 của Trưởng Ban Quản lý LVH-DLCDTVN về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức, viên chức thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN thì Ban Quản lý LVH-DLCDTVN có các vị trí viên chức sau đây:

- Chuyên viên Lưu trữ: Là công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ, thuộc Văn phòng hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Kế toán viên: Là công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán của Văn phòng hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Chuyên viên công nghệ thông tin: Là viên chức chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn kỹ thuật của các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Phóng viên: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ viết, chụp ảnh, quay phim, và các loại hình báo chí theo yêu cầu của Tổng Biên tập Tạp chí Làng Việt, thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Kiến trúc sư: Là công chức, viên chức chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực kiến


trúc, quy hoạch (báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạc, giám sát thi công…) ở các đơn vị thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Kỹ sư: Là công chức, viên chức chuyên môn kỹ thuật chịu trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ đạo thực hiện các công việc chuyên môn kỹ thuật trong các phòng, Ban Quản lý dự án, đơn vị trực thuộc Ban Quản lý LVH- DLCDTVN.

- Biên tập viên: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ biên tập, nâng cao chất lương, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, các bản thảo (sách, bản in, bài viết…) thuộc Tạp chí Làng Việt, Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Hướng dẫn viên: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn khách tham quan, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tạ Khu các làng dân tộc thuộc Ban Quản lý LVH- DLCDTVN theo chương trình, kế hoạch được phân công.

- Cán sự: Là công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ giúp Lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, Văn phòng) tổ chức thực hiện hoặc theo dõi, đôn đốc việc thi hành các chế độ, điều lệ về quản lý chuyên môn nghiệp vụ.

- Nhân viên Văn thư: Là công chức, viên chức thừa hành nghiệp vụ văn thư thuộc Văn phòng hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH- DLCDTVN; Thực hiện việc sắp xếp, phân phối, chuyển giao và quản lý các văn bản đi và văn bản đến theo quy định của nhà nước và của Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.


- Thủ quỹ: Là công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại Văn phòng hoặc các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN, chịu trách nhiệm đảm bảo thu, chi tiêu tiền mặt qua quỹ đúng chế độ quy định.

2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tuyển dụng nhân sự thường không được điều chỉnh tại một VBQPPL nào cụ thể riêng mà được quy định cùng với hoạt động, quản lý, sử dụng lao động nói chung và viên chức nói riêng. Điều này dễ hiểu vì tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức là nhóm hoạt động mang tính chất tổng thể. Tuyển dụng là tiền đề cho việc sử dụng và quản lý viên chức và ngược lại sử dụng và quản lý tốt mới thu hút được người tham gia tuyển dụng. Nó tạo thành một hoạt động thống nhất mà tuyển dụng là khâu đầu tiên trong tổng thể đó, vì thế bản thân nó cũng không nên tách ra đứng một mình với những quy định bằng văn bản rắc rối mang tính hình thức dễ dẫn đến sự chồng chéo giữa các loại VBQPPL.

Tiền thân của hoạt động tuyển dụng được hình thành từ trong Hiến pháp 1992, đây được xem là tiền đề cho việc ban hành các VBQPPL có liên quan đến nội dung tuyển dụng sau này. Tuy không quy định cụ thể về việc tuyển dụng viên chức nhưng Điều 8 của Hiến pháp quy định trách nhiệm của công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đây có thể được coi như cơ sở để xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được tuyển dụng viên chức.

Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 1998 ra đời trên nền tảng của Hiến pháp 1992 đã xác định cơ bản nội dung tuyển dung, sử dụng và quản lý công


chức. Tuy nhiên tại thời điểm đó đối tượng tham gia công tác nhà nước vẫn chưa được phân chia thành công chức và viên chức mà gọi chung là công chức nên các quy định chỉ dừng lại ở các điều cơ bản mà chưa có những hướng dẫn chi tiết các nội dung. Theo đó, tại Điều 23 có quy định các cơ quan khi tiến hành tuyển dụng phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, vị trí công tác và nhu cầu công việc của đơn vị và việc tuyển dụng đều thông qua hình thức thi tuyển.

Đến năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ Công chức ra đời đã có những quy định riêng cho các đối tượng là viên chức. Một số nội dung cụ thể được quy định như: các đơn vị sự nghiệp công lập khi tiến hành tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và nguồn tài chính của đơn vị; tuyển dụng thông qua 2 hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển và thực hiện chế độ hợp đồng rang buộc đối giữ đơn vị quản lý và Viên chức. Quy định về hợp đồng làm việc giữa Viên chức và các đơn vị sự nghiệp công lập là sự thay đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ giữa nhà quản lý sử dụng với người làm việc. Mặc dù vậy, Pháp lệnh sửa đổi cũng chỉ dừng lại ở việc đưa ra các tiêu chí cơ bản nhất đối với Viên chức.

Cùng với việc ban hành Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ Công chức năm 2003, các cơ quan chức năng cũng ban hành các VBQPPL điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, sử dụng và quản lý Viên chức như:

Nghị định Số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý Cán bộ, Công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.


Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nội dung tuyển dụng, sử dụng và quản lý Cán bộ, Công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung của 2 Nghị định trên đã xây dựng những quy định cụ thể hơn về điều kiện, thủ tục, hình thức tuyển dụng, ưu tiên trong tuyển dụng, hợp đồng làm việc.

Cùng với đó, Bộ Nội vụ ra đời 2 thông tư đó là Thông tư số 10/2004/TT-BNVngày 19/2/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý Cán bộ, Công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 04/2007/TT- BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nội dung tuyển dụng, sử dụng và quản lý Cán bộ, Công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Thông qua các Thông tư hướng dẫn, Bộ Nội vụ làm rõ hơn các quy định về điều kiện đối với một số đối tượng đặc biệt, thủ tục tuyển dụng và hợp đồng làm việc.

Luật Viên chức được Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012, Luật bao gồm 11 chương, 62 Điều, trong đó dành 5 Điều để quy định về vấn đề tuyển dụng Viên chức (từ Điều 20 - Điều 24). Đi kèm với Luật Viên chức là các Nghị đinh, Thông tư ra đời hướng dẫn ngoài việc quy định chi tiết, cụ thể các vấn đề có liên quan đến tuyển dụng tại Luật, các văn bản này còn có nhiệm vụ chỉnh sửa những điều bất hợp lý tại các văn bản trước đó và sắp xếp các nội dung một cách hợp lý

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 11/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí