Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 2


thời trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của các tổ chức, đơn vị nhà nước, trong đó có Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (sau đây viết tắt là: LVH-DLCDTVN).

Ban Quản lý LVH-DLCDTVN được thành lập theo Quyết định số 142/1999/QĐ-TTg,ngày 16 tháng 6 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Quản lý LVH-DLCDTVN là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để thực hiện chức năng quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức, quản lý các hoạt động của LVH-DLCDTVN theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Quy mô của Ban Quản lý LVH-DLCDTVN tương đương với tổng cục. Đây là một quy mô tương đối lớn cùng với chức năng nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi Ban Quản lý LVH-DLCDTVN cần có một đội ngũ công chức, viên chức thực sự có đức, có tài, đủ sức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó khâu tuyển dụng được đặc biệt quan tâm.

Từ khi pháp lệnh công chức sửa đổi năm 2003 ra đời đến nay, mặc dù Ban Quản lý LVH-DLCDTVN cũng đã tổ chức được 3 kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức nhưng đến nay, số lượng Công chức, viên chức biên chế tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc cũng như mục tiêu chung của Ban Quản lý.

Từ thực trạng đó cùng với sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP

ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị

sự nghiệp công lập, thì vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Ban Quản lý LVH- DLCDTVN là làm sao để tuyển dụng được một đội ngũ viên chức đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đây vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài để Ban Quản lý LVH-DLCDTVN thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình và từng bước đưa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc


9 tự chủ về mọi mặt, thực hiện đúng yêu cầu chung của Chính phủ. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Việc tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước và các vấn đề xung quanh hoạt động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu công tác tuyển dụng đối với đối tượng công chức, viên chức nói chung hoặc đi sâu nghiên cứu riêng về hoạt động tuyển dụng đối với từng đối tượng công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập hay cụ thể các đối tượng đó trong một tổ chức đơn vị nhất định.

Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN - 2

Đối tượng Công chức là bộ phận nhân sự ra đời đầu tiên trong bộ máy nhà nước và được nhiều tác giả, giáo sư, chuyên gia nghiên cứu về mọi khía cạnh. Như với mảng tuyển dụng công chức thì có rất nhiều những công trình nghiên cứu điển hình là:

Tác giả Đào Thị Thanh Thủy (2010), “Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế tuyển dụng công chức theo mô hình công vụ việc làm ở nước ta”, với nội dung Xây dựng hệ thống bản mô tả công việc phù hợp với từng vị trí của từng cơ quan, tổ chức; Đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển công chức, đổi mới cơ bản chế độ tiền lương đối với công chức theo từng vị trí việc làm;

Tác giả Hoàng Quốc Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức-Viên chức, Bộ Nội vụ (2010), Bài viết “Một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”, đăng trên websites Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam với nội dung giới thiệu một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;


TS. Ngô Thành Can (2010), “Tuyển chọn, bồi dưỡng người tài năng cho công vụ”, Tạp chí tổ chức nhà nước, số 11, trong đó đề cập đến sự cần thiết và các giải pháp để tuyển chọn và bồi dưỡng người có tài năng trong công vụ,

ThS. Lê Cẩm Hà (2010) “Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước”,Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Số 9, trong đó đề cập đến nội dung một số khâu trong công tác tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước bao gồm: Xác định nhu cầu, xác định tiêu chuẩn, người cần tuyển, thu hút ứng viên trong quá trình tuyển dụng và lựa chọn;

Tác giả Trần Văn Quảng nguyên vụ trưởng vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Tư pháp (2011), “Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài”, Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 1/2011, với nội dung để nâng cao nhận thức cua các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách phát triển, thu hút nhân tài, gắn chính sách này là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua và nâng cao hiệu quả thực thi của chính sách này trong thời gian tới. Bài viết đưa ra một số kiến nghị bổ sung nội dung vào các văn kiện trình Đại hội Đảng XI;

TS. Ngô Thành Can, “Công chức và đào tạo công chức ở nước Cộng hòa Pháp”, trong bài viết tác giả có đưa ra cái nhìn toàn vẹn về vấn đề công chức và một số nội dung về tuyển dụng công chức ở nước Công hòa Pháp.

Đối với đối tượng Viên chức, tuy trước đây phần lớn đều được gộp chung nghiên cứu cùng với đối tượng công chức nhưng từ khi được tách ra đứng một mình độc lập thì cũng đã được các nhà nghiên cứu kịp thời quan tâm với những công trình hay những bài viết liên quan như:

GS. TS. Phạm Hồng Thái - Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội / Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 1/2009, “Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức” với việc phân tích những đặc điểm cụ thể trong các văn bản Pháp


luật cũng như tình hình thực tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập để đưa ra những kiến nghị điều chỉnh pháp luật trong vấn đề viên chức,

Đồng chí Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, “Một số suy nghĩ về việc xây dựng Luật Viên chức”, Tác giả chỉ ra những bất hợp lý trong Luật Viên chức và đề xuất ý kiến sửa đổi.

Văn Thị Hoàn (2013), “Đổi mới thủ tục hành chính trong tuyển dụng viên chức”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, trong đó đề cập đến những thủ tục hành chính hiện hành trong công tác tuyển dụng viên chức, thực trạng và sự cần thiết phải đổi mới công tác tuyển dụng. Cùng với đó, tác giả nêu ra một số giải pháp nhằm đổi mới công tác tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, đối với nhóm đối tượng là viên chức, các công trình, bài viết tập trung nghiên cứu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, quản lý đối tượng viên chức; những bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh về viên chức; các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Một số tác giả lại đi sâu nghiên cứu về thực trạng viên chức đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoặc trong lĩnh vực hoạt động của mình. Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về viên chức tại nhiều khía cạnh theo sự thay đổi của pháp luật. Riêng đối với vấn đề nghiên cứu tuyển dụng viên chức ở Ban Quản lý LVH-DLCDTVN hầu như chưa được đề cập đến. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu đã hoàn thiện của các tác giả về tuyển dụng đội ngũ viên chức nói chung, Nội dung Luận văn này đi sâu nghiên cứu về hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN với hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong hoạt động tuyển dụng viên chức của các tổ chức công lập nói chung và hoạt động tuyển dụng viên chức cho riêng Ban Quản lý LVH-DLCDTVN


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN đáp ứng yêu cầu của thực tế đặt ra cũng như sự phát triển bền vững trong tương lai.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:để đạt được mục đích trên, luân văn cần phải làm rõ một số vấn đề:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, khái niệm và điều kiện để tuyển dụng lao động nói chung và tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng; nghiên cứu tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

+ Tìm hiểu kinh nghiệm tuyển dụng của một số nước trên thế giới và của đơn vị ngoài công lập ở Việt Nam để đưa ra nhận định làm tiền đề cho các giải pháp.

+ Phân tích thực trạng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH- DLCDTVN.

+ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lương tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn hướng tới là những vấn đề có liên quan đến tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN trên phương diện lý luận và thực tiễn.


- Phạm vi nghiên cứu: luận văn đi sâu nghiên cứu công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN từ khi có luật viên chức năm 2010 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu


Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích - tổng hợp trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới tuyển dụng viên chức, cơ chế quản lý, sử dụng viên chức của Ban Quản lý LVH- DLCDTVN và tác động của cơ chế, pháp luật tới thực tiễn. Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu sự khác biệt giữa tuyển dụng viên chức với các đối tượng khác, khác biệt giữa tuyển dụng viên chức ở nước ta với một số nước trên thế giới. Phương pháp thống kê cũng được sử dụng để tìm hiểu số lượng viên chức được tuyển dụng tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

6. Những đóng góp mới của luận văn


- Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tuyển dụng viên chức phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

- Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm đề tài tham khảo cho việc tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý LVH-DLCDTVN và các đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn dự kiến sẽ gồm có 3 chương.


Chương 1:Cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức


Chương 2:Thực trạng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Chương 3:Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

1.1. Những vấn đề chung về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1.1. Khái niệm

Điều 9 khoản 1 Luật Viên chức đã quy định như sau: “Đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức là do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.

Hiện nay với chủ chương xã hội hóa dịch vụ công ngày một mạnh mẽ thì đặc điểm cung ứng các dịch vụ công không còn là sự độc quyền để phân biệt giữa các đơn vị sự nghiệp công lập với các doanh nghiệp ngoài công lập nữa. Có chăng đặc điểm đặc trưng nhất của các đơn vị sự nghiệp công lập là được thành lập bởi các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và chịu sự chi phối về tổ chức hoạt động, tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận cấu thành nên cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung ứng các sản phẩm dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ cung ứng một loại dịch vụ công, mặc dù cũng có một số đơn vị sự nghiệp cung ứng nhiều hơn một loại hình dịch vụ công nhưng nhiệm vụ chính vẫn là tập trung vào một loại hình chủ yếu nhất. Ví dụ: Trường Cán bộ quản lý Văn hóa, Thể thao, Du lịch với nhiệm vụ chính của trường là bồi dưỡng cán bộ của ngành về kiến thức, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ… ngoài ra thì cũng có chức năng liên kết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023