Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh‌


1979, bảo tàng được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử TPHCM. Năm 2012, Bảo tàng được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố. Các giá trị du lịch nổi bật gồm:

+ Giá trị lịch sử: Bảo tàng đang lưu giữ trên 30.000 hiện vật có từ thời Tiền sử (cách nay khoảng 500.000 năm) đến thời Nguyễn (1802-1945), cùng với hơn

25.000 sách, báo và tài liệu [7].

+ Giá trị khoa học giáo dục: Các hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng là nguồn tư liệu quý giá về lịch sử vùng đất Nam Bộ nói chung và TPHCM nói riêng.

+ Giá trị kiến trúc, nghệ thuật: Tòa nhà bảo tàng là công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc Đông Dương. Đó là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu và các yếu tố truyền thống phương Đông nhằm phù hợp với yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu Việt Nam. Lối kiến trúc này phổ biến ở Hà Nội và Sài Gòn trong khoảng thời gian từ 1920 đến 1945. Cụ thể, Tòa nhà có kết cấu bê tông cốt thép, chính giữa là một sảnh lớn xây theo hình bát giác (như hình bát quái trong Kinh Dịch). Phần mái lợp ngói âm dương, các đầu đao hình rồng phụng cách điệu, đỉnh nóc là 04 quả cầu với kích thước nhỏ dần đặt chồng lên nhau.

- Bưu điện Trung tâm Thành phố (Bưu điện TPHCM): Bưu điện toạ lạc tại số 02 Công trường Công xã Paris, phường Bến Nghé, quận 1. Đây là trung tâm cung cấp các dịch vụ bưu chính - chuyển phát lớn nhất ở TPHCM (và cả nước). Bưu điện chứa đựng nhiều giá trị du lịch, tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Bưu điện là một trong những minh chứng về sự khởi đầu cai trị của người Pháp ở Việt Nam. Cụ thể, năm 1860, để thiết lập hệ thống thông tin liên lạc ngay sau khi chiếm thành Gia Ðịnh (1859), người Pháp đã cho khởi công xây dựng “Nhà dây thép Sài Gòn” (Bưu điện Sài Gòn). Vì lý do quá tải, năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được xây dựng lại như ngày nay [44].

+ Giá trị kiến trúc, nghệ thuật: Bưu điện được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu (Gothique) kết hợp với các nét trang trí châu Á. Mái vòm được chịu lực bởi các hàng trụ sắt cùng thời với tháp Eiffel (Pháp). Hai bức bản đồ cổ được vẽ trên tường bưu điện có giá trị lịch sử cao. Một bức vẽ Sài Gòn và vùng lân cận năm 1892. Bức còn lại vẽ đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

1936.

+ Giá trị sử dụng: Bưu điện hiện vẫn hoạt động và duy trì chức năng vốn có

Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 10

trên lĩnh vực bưu chính.

- Căn cứ Rừng Sác: Căn cứ tọa lạc tại địa phận xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đây là nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến 1975. Năm 2004, Căn cứ Rừng Sác được xếp hạng DTLS cấp Quốc gia. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Đây là nơi trú ẩn của các chiến sĩ cách mạng trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến 1975. Đặc biệt là sự hiện diện của các chiến sĩ “Đoàn 10 đặc công Rừng Sác” [xem thêm 57, tr.20].

+ Giá trị cảnh quan, khoa học giáo dục: Căn cứ Rừng Sác là một bộ phận của hệ sinh thái rừng Cần Giờ với có sự đa dạng về các loài động, thực vật.

- Chợ Bến Thành: Chợ toạ lạc tại khu vực trung tâm Thành phố (phường Bến Nghé, quận 1). Hiện đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và đời sống văn hóa của người Việt trên đất Nam bộ xưa và nay. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Chợ Bến Thành hiện là một trong hai chợ truyền thống tiêu biểu nhất ở TPHCM. Tuy cùng tên gọi “Chợ Bến Thành” nhưng để chỉ ba chợ được xây dựng ở ba địa điểm khác nhau. Lần đầu tiên (chưa rõ thời gian), Chợ Bến Thành nằm ở bờ sông Bến Nghé (đầu đường Nguyễn Huệ ngày nay). Lần thứ hai, Chợ được xây vào năm 1860, gần rạch Cầu Sấu (ở vị trí Trường Đại học Ngân hàng, trên đường Hàm Nghi ngày nay). Lần thứ ba, Chợ được xây dựng vào năm 1912 ở vị trí hiện tại [39, tr.9-18].

+ Giá trị kiến trúc, nghệ thuật: Chợ Bến Thành ngày nay là sự kết hợp giữa lối kiến trúc phương Tây (xây bằng gạch chịu lực, khung sắt, cột kèo bê tông) với kiến trúc phương Đông (mái lợp ngói đỏ). Điểm nhấn của Chợ là tháp đồng hồ tại cửa Nam. Đây được xem là biểu tượng của Sài Gòn - TPHCM. Trên các cửa Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi cửa đều có ba bức phù điêu bằng gốm (được gắn lên vào năm 1952). Các bức phù điêu này được xem là bảng chỉ dẫn cho người đi chợ để họ biết từng khu trong chợ bán những mặt hàng gì.


+ Giá trị sử dụng: Chợ Bến Thành phản ánh đời sống văn hóa của cư dân Sài Gòn - TPHCM, thể hiện ở cung cách bán hàng và sản vật bày bán trong chợ. Đặc biệt, trong chợ có khu ẩm thực với các món ăn đặc trưng cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Các món ăn tại chợ đa dạng. Một số cửa hàng đã truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình với những món ăn có thương hiệu riêng như bún suông (tiệm cô Mai), gỏi cuốn (tiệm cô Huệ), Chè Bé,…

- Chợ Lớn (Chợ Bình Tây): Chợ toạ lạc tại số 57A đường Tháp Mười, phường 2, quận 6. Chợ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố năm 2015. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Chợ gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng người Hoa ở TPHCM và là minh chứng cho thời kỳ phát triển mạnh mẽ của vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.

+ Giá trị kiến trúc, nghệ thuật: Chợ được xây dựng theo kỹ thuật phương Tây nhưng mang đậm nét kiến trúc phương Đông: cổng chợ có tháp vươn cao với 4 mặt đồng hồ mang phong cách châu Âu; phần mái chợ lợp bằng ngói âm dương, góc mái uốn cong; chính giữa chợ là khoảng sân trời rộng rãi - một mô típ rất quen thuộc trong kiến trúc Hội quán của người Hoa.

+ Giá trị sử dụng: Đây hiện là một trong những chợ đầu mối lớn nhất TPHCM. Trong chợ có khu ẩm thực với nhiều món ăn, đồ uống của người Hoa.

- Công viên 23 tháng 9 (nơi tổ chức Ngày hội du lịch TPHCM; Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước”; Không gian ẩm thực đường phố Châu Á): Công viên toạ lạc tại khu vực trung tâm TPHCM (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1). Khu vực công viên là Ga xe lửa Sài Gòn do người Pháp xây dựng từ thế kỷ 19. Sau năm 1975, Ga xe lửa dời đi nơi khác và công viên được hình thành. Công viên có nhiều giá trị du lịch, tiêu biểu là giá trị vui chơi giải trí (trong sự kiện Ngày hội Du lịch TPHCM), giá trị ẩm thực (tại khu ẩm thực Sense Market dưới lòng đất và trong sự kiện Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước).

+ Giá trị vui chơi giải trí: Công viên chia làm Khu A và Khu B. Tại Khu B có Sân khấu Sen Hồng với 700 chỗ ngồi, được bố trí ngoài trời và phục vụ miễn phí cho mọi người. Vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, Sân khấu tổ


chức chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, xiếc, ảo thuật,... Công viên còn là nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt của Thành phố như Hội hoa xuân, Lễ hội hoa Anh đào, Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước, Ngày hội du lịch TPHCM.

+ Giá trị ẩm thực: Nằm ngầm dưới lòng đất tại khu B của công viên là khu ẩm thực Sense Market - một không gian ẩm thực đường phố châu Á.

- CVVH Đầm Sen (nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt; ẩm thực truyền thống): Công viên tọa lạc tại số 03 đường Hoà Bình, phường 3, quận 11. Hiện nay, CVVH Đầm Sen là một trong hai công viên vui chơi giải trí lớn nhất TPHCM. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị vui chơi giải trí: Công viên có những hạng mục công trình thể hiện nét văn hoá của một số nước trên thế giới và những đặc trưng văn hoá Nam Bộ. Đây là nơi tổ chức nhiều lễ hội và sự kiện đặc biệt như Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Triển lãm làng nghề thủ công truyền thống, Chương trình bắn pháo hoa chào đón năm mới,... Hiện tại, Đầm Sen là một trong hai công viên vui chơi, giải trí lớn nhất tại TPHCM.

+ Giá trị cảnh quan: Công viên có nhiều cây xanh, chính giữa là hồ nước lớn tạo cảnh quan đẹp và thoáng mát.

+ Giá trị ẩm thực: Từ năm 2011 đến nay, Công viên là nơi tổ chức sự kiện Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam. Đây là sự kiện thường niên, nhằm giới thiệu và phục vụ các món ăn truyền thống đến khách du lịch.

- CVVH Suối Tiên (nơi tổ chức lễ hội và các sự kiện đặc biệt): Công viên toạ lạc tại số 120 Xa lộ Hà Nội, phường Tân Phú, quận 9. CVVH Suối Tiên và CVVH Đầm Sen là hai công viên vui chơi, giải trí lớn nhất TPHCM. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị vui chơi giải trí: Đây là một trong hai CVVH, vui chơi giải trí hàng đầu của Thành phố và cả nước. Các hạng mục công trình được xây dựng theo chủ đề “trở về cội nguồn văn hóa dân tộc” đã tạo nên nét đặc trưng riêng. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội thu hút đông đảo du khách đến tham dự. Tiêu biểu hơn cả là Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Trái cây Nam Bộ.

+ Giá trị cảnh quan: Sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo khiến


cảnh quan tại công viên đa dạng và hấp dẫn khách du lịch (xem thêm [18]).

+ Giá trị khoa học - giáo dục: Lễ Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để khách du lịch nội địa tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.

- Dinh Độc Lập: Dinh tọa lạc tại số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1. Dinh Độc Lập được xếp hạng DTLS cấp Quốc gia năm 1976, đến năm 2009 được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Từ năm 2013, Dinh Độc Lập trực thuộc quản lý của Hội Trường Thống Nhất - đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc Văn phòng Chính phủ (theo quyết định số 709/QĐ-VPCP, ngày 14/06/2013). Hiện nay, đây là một trong những điểm tham quan chính của khách du lịch khi đến TPHCM. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Nơi đây từng là cơ quan đầu não của Chính quyền Thực dân Pháp, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam. Đây cũng là nơi ghi dấu sự kiện ngày 30 tháng 04 năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm Dinh, buộc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, kết thúc chiến tranh và thống nhất hai miền Nam - Bắc.

+ Giá trị kiến trúc, nghệ thuật: Dinh được xây theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, thể hiện trong triết lý kiến trúc, sự tinh tế, thanh thoát trong các hoa văn trang trí.

+ Giá trị sử dụng: Ngoài việc mở cửa phục vụ du khách tham quan, nơi đây còn được sử dụng tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Thành phố và cả nước.

- Đường hoa xuân Nguyễn Huệ (tổ chức các sự kiện đặc biệt): Đường hoa nằm trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), với chiều dài 670m, rộng 64m. Từ lần tổ chức đầu tiên (năm 2004) đến nay, đường hoa vẫn là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch vào mỗi dịp Tết cổ truyền. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị vui chơi, giải trí: Đây là địa điểm tham quan, vui chơi giải trí cho người dân Thành phố và khách du lịch.

+ Giá trị cảnh quan: Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán (bắt đầu từ năm 2004 đến nay), Phố đi bộ Nguyễn Huệ được bày trí bằng hoa và các tiểu cảnh theo nhiều miền văn hoá trên cả nước. Các loài hoa dùng để trang trí đa dạng và được sắp đặt công phu theo các chủ đề khác nhau (và thay đổi theo từng năm). Đây là nơi thu hút đông


đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Thời gian mở cửa đường hoa từ ngày 27/12AL đến 04/01AL (năm 2017 kéo dài đến ngày 05/01AL).

- Khu DTLS Địa đạo Củ Chi: Khu di tích thuộc địa phận huyện Củ Chi, cách TPHCM khoảng 70km về phía Tây Bắc. Khu DTLS Địa đạo Củ Chi gồm hai phân khu: Khu địa đạo Bến Dược và Khu địa đạo Bến Đình. Khu di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2015. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Đối với Khu địa đạo Bến Dược, trong thời kỳ kháng chiến, đây là Căn cứ khu Ủy và Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Hiện nay, Khu địa đạo có 13 công trình, tiêu biểu hơn cả là Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, thờ 50.000 liệt sĩ. Khu địa đạo Bến Đình: giá trị nổi bật là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, dài khoảng 200km. Khu địa đạo có từ 1 đến 3 tầng. Đây là nơi trú ẩn và sinh hoạt của các chiến sĩ cách mạng trong chiến tranh.

+ Giá trị cảnh quan: Gồm cảnh quan rừng và cảnh quan hồ nước mô phỏng Biển Đông.

- Lăng Ông Thuỷ Tướng (nơi tổ chức lễ hội truyền thống)

Lăng tọa lạc tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Lăng Ông gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi) của cư dân vùng biển. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội truyền thống tiêu biểu ở TPHCM. Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2013. Các nghi lễ chính trong Lễ Nghinh Ông vẫn được tổ chức thường xuyên tại Lăng Ông Thủy Tướng. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm:

+ Giá trị lịch sử: Lăng Ông có từ lâu nhưng chưa có thông tin chính xác năm xây dựng. Chỉ biết, Lăng được ban sắc phong Nam Hải Đại Tướng quân từ thời vua Tự Đức (trị vì từ 1847 đến 1883). Lăng Ông gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông (cá voi) của cư dân vùng ven biển Cần Giờ. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội lớn nhất trong năm, diễn ra từ ngày 13 đến 17/8AL (16/8 chính hội). Nội dung phần lễ gồm lễ rước và lễ tế. Quan trọng nhất là lễ rước (nghinh) Ông ngoài Biển vào lăng. Vì nếu không có lễ rước này thì sẽ là lễ cầu ngư (cầu cho mưa thuận gió hòa) chứ không phải lễ Nghinh Ông. Phần hội có nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi mang nét truyền thống và hiện đại.


+ Giá trị kết nối: Là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu cộng đồng (đặc biệt là của cư dân vùng ven biển Cần Giờ). Từ đó, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tính kết nối giữa các cá nhân trong cộng đồng.

- Thảo Cầm Viên Sài Gòn (công trình nhân tạo; nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt): Công viên tọa lạc tại số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Đây là một trong những công viên lâu đời nhất tại TPHCM. Công viên đang lưu giữ nhiều loại động, thực vật quý hiếm, là nơi thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan. Các giá trị du lịch tiêu biểu gồm giá trị lịch sử, giá trị cảnh quan, giá trị vui chơi giải trí.

+ Giá trị lịch sử: Đây là một trong những công viên lâu đời nhất ở TPHCM (thành lập năm 1864). Trong khuôn viên của công viên có Đền thờ các Vua Hùng. Hàng năm, đây cũng là một trong những nơi diễn ra Lễ Giỗ tổ Hùng Vương.

+ Giá trị cảnh quan: Về thực vật, nơi đây đang lưu giữ nhiều loại cây gỗ quý, tiêu biểu như cây Sọ Khỉ (trên 300 năm tuổi), cây Sao, cây Mét (trên 200 năm tuổi), Giáng Hương, Cẩm Lai,... Về động vật, Thảo Cầm Viên có nhiều loài động vật quý hiếm trong nước và ngoại nhập như tê giác châu Phi, hà mã, báo Nam Mỹ, đà điểu châu Phi, hồng hạc,…

+ Giá trị vui chơi, giải trí: Vào cuối tuần, tại Công viên có các tiết mục biểu diễn xiếc thú phục vụ hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch (nhất là đối tượng học sinh). Tháng 12/2016, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã khai trương trung tâm mua sắm, giải trí và ẩm thực Rubik Zoo (thời gian mở cửa từ 17h-22h hàng ngày).

- TTTM Vincom Đồng Khởi (công trình nhân tạo): Toà nhà Vincom Đồng Khởi toạ lạc tại số 72 đường Lê Thánh Tôn và số 45A đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1. Trong TTTM có các khu bán sản phẩm nghề truyền thống, ẩm thực truyền thống, các khu vui chơi - giải trí,... Đây là một địa điểm hấp dẫn và thú vị về đêm cho khách du lịch vì đáp ứng các nhu cầu về mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí,.... Các giá trị du lịch tiêu biểu là giá trị vui chơi - giải trí và giá trị sử dụng.


2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.3.1. Vị trí địa lý‌

- Về tự nhiên: Quy mô diện tích vừa phải, vừa giáp biển, vừa giáp các tỉnh có thế mạnh về TNDLTN (núi, hồ, suối khoáng, trảng cỏ, bãi biển,…) rất thuận lợi để TPHCM liên kết khai thác các điểm TNDLNV.

- Về kinh tế - chính trị - xã hội

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Sài Gòn - TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị và khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước. Điều này góp phần tạo nên sự đa dạng về TNDLNV. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác các giá trị du lịch khác nhau tại các điểm TNDLNV, như giá trị lịch sử, giá trị khoa học giáo dục, giá trị kiến trúc nghệ thuật,…

Ngoài ra, với vị trí là đầu mối giao thông nội vùng, liên vùng và quốc tế, TPHCM còn là nơi trung chuyển khách du lịch quan trọng bậc nhất của Vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Đây là điều kiện rất thuận lợi để khách du lịch khắp nơi tiếp cận TPHCM nói chung và các điểm du lịch văn hóa nói riêng.

2.3.2. Đặc điểm tự nhiên‌

2.3.2.1. Địa hình

Phía Tây Bắc của Thành phố có một số gò đồi với độ cao trung bình 15-20m (độ cao tối đa 40m). Nền đất gò đồi rắn chắc, là cơ sở để phát triển hệ thống địa đạo tại Củ Chi. Địa hình bờ biển gắn với hệ sinh thái rừng ngập mặn và các đặc trưng văn hóa của cư dân ven biển. Cụ thể là Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ và Lễ hội Nghinh Ông. Sự chia cắt bề mặt địa hình bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt cũng là điều kiện thuận lợi để khai thác các điểm TNDLNV gắn với SPDL đường sông.

Tuy nhiên, địa hình thấp và ở vị trí hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai (hệ thống sông có lưu lượng nước lớn) nên vào mùa mưa, Thành phố thường bị ngập cục bộ. Điều này ít nhiều gây trở ngại cho việc khai thác nguồn TNDLNV.

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí