Phát Triển Nguồn Nhân Lực Theo Hướng Chuyên Nghiệp


­ UBND tỉnh có kế hoạch kêu gọi đầu tư hoàn thiện, đồng thời có giải

pháp huy động vốn hoặc xã hội hóa trong việc nâng cấp hệ CSVCKT DL.

thống GTVT và

­ Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Xây dựng trên địa bàn nghiên cứu, chủ trì các chính sách thu hút đầu tư, xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án hạ tầng,….đặc biệt là các dự án liên quan đến các điểm, KDL trọng điểm.

­ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư có kế hoạch phổ biến, xúc tiến đến các nhà đầu tư các chính sách ưu đãi.

­ Các doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú ở An Giang phối hợp với cơ quan quản lí, phối kết hợp với các đơn vị ngành dọc xúc tiến đầu tư các dự án trọng điểm của tỉnh.

* Đối với VPC

Các Sở VH – TT – DL, Sở Kế hoạch và Đầu tư ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp chủ động phối hợp với An Giang trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách đầu tư cũng như các sự kiện hội nghị xúc tiến đầu tư hàng năm.

4.3.1.3. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 266 trang tài liệu này.

a. Lí do lựa chọn giải pháp

Phát triển nhân lực DL đóng vai trò quan trọng trong PTDL An Giang trong điều kiện chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng; Mặt khác, chất lượng dịch vụ và SPDL tại các điểm, KDL ở An Giang phụ thuộc rất lớn nhân tố con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh liên kết, sự PTDL tỉnh còn đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nhân lực (SWOT – bảng 4.1). Do đó, phải đặt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực DL theo hướng chuyên nghiệp là giải pháp có tính đột phát trong PTDL ở An Giang.

Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận - 22

b. Đối tượng, nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

* Đối với An Giang

+ Các cơ quan quản lí nhà nước:

­ Xây dựng Đề án Phát triển nhân lực ngành DL tỉnh An Giang tầm nhìn 2030 gắn với Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang và Quy hoạch tổng


thể phát triển KT – XH tỉnh An Giang cũng như Quy hoạch PTDL tỉnh An Giang tầm nhìn 2030;

­ Kết hợp các cơ sở đào tạo trong tỉnh như Trường Đại học An Giang và Trường Cao đẳng nghề An Giang, đồng thời mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo

theo hình thức liên kết đào tạo với các trường Tháp, TP Hồ Chí Minh;

ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng

­ Tận dụng và phát huy sự hỗ trợ từ dự án ESRT về DL trách nhiệm của EU ở 3 địa phương trong đào tạo nhân lực, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực có thế mạnh và có tính thực tiễn cao như chương trình VTOS và đào tạo viên chính

VTOS kể cả giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; Đào tạo

DL có trách nhiệm cho các doanh nghiệp điều hành tour, cộng đồng và ngành lưu trú…

+ Các cơ sở đào tạo

­ Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nhân lực ngành DL phù hợp với yêu cầu thực tiễn; tăng cường CSVCKT cho các cơ sở đào tạo; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với cơ sở đào tạo ngành DL, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành uy tín có chi nhánh ở An Giang như Viettravel; Saigon Tourist; An Giang tourist…

­ Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giữa các địa phương trong vùng với các cơ sở đào tạo bên ngoài (cần liên kết với các cơ sở đào tạo mạnh như Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp trong đào tạo ngành DL); tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn doanh nghiệp lớn để tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời tập trung dạy nghề chất lượng cao theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, KDL…;

­ Chú trọng dạy nghề ngắn hạn nhằm trang bị kĩ năng, kiến thức cơ bản về DL cho lực lượng lao động gián tiếp, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động DL;

+ Các doanh nghiệp sử dụng lao động DL


­ Các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú có mạng lưới cả nước như Saigon tourist, Viettravel, khách sạn Hòa Bình, Victoria,… tham gia trực tiếp đào tạo và tổ chức thực hành nghề nghiệp;

­ Các doanh nghiệp DL cần phối hợp với các trường trong khảo sát và đánh giá kĩ năng chuyên môn cho nhân viên và tạo điều kiện cho việc định hướng và quy hoạch đào tạo tốt hơn; Ở hướng ngược lại, doanh nghiệp cần giới thiệu cán bộ quản lí có năng lực giành thời gian giảng dạy và hướng dẫn chuyên môn cho các trường Khách sạn và DL

­ Kết hợp với hiệp hội DL/Khách sạn trao đổi và hợp tác trong việc thành lập các câu lạc bộ nghề nghiệp mạnh cho hướng dẫn viên và cán bộ chuyên ngành.

* Đối với VPC

Tham gia liên kết đào tạo nhân lực cho vùng, trong đó có An Giang; Phát huy vai trò của các trung tâm đào tạo nhân lực lớn như Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp, Đại học Kiên Giang. Thu hút các dự án hỗ trợ đào tạo nhân lực của ESRT, EU,… nhằm đem lại hiệu quả trong liên kết nhân lực.

4.3.1.4. Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu du lịch

a. Lí do lựa chọn giải pháp

Công tác quảng bá, xúc tiến đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh DL An Giang đến khách DL. Hoạt động xúc tiến quảng bá DL tỉnh tuy được chú trọng song còn nhiều hạn chế (tiếp cận thông tin chủ yếu từ truyền miệng và Internet chiếm 78,5%). Bên cạnh đó, trước những đổi mới liên tục của công nghệ truyền thông và cách thức tiếp cận thông tin của công chúng trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến, nâng cao hình ảnh và hiện đại hóa công tác quảng bá để thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, khách DL là giải pháp có tính thực tiễn cao để thúc đẩy hơn nữa PTDL tỉnh, góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu DL đặc thù cho tỉnh, khẳng định vị thế trọng điểm về DL của An Giang.

b. Nội dung và cách thức thực hiện


* Đối với tỉnh An Giang

­ Đầu tư trọng điểm về E – Marketting trong quảng bá, xúc tiến DL An Giang; Nâng cấp và hoàn thiện website DL An Giang với nhiều ngôn ngữ; nâng cao khả năng tương tác với khách; Xây dựng hệ thống bản đồ GIS trực tuyến các địa điểm, KDL, dịch vụ… Đầu tư và phát triển một số ứng dụng di động về DL An Giang (loại hình DL, dịch vụ, hỗ trợ, thông tin điểm,…);

­ Vận dụng xây dựng biểu tượng DL tỉnh theo hình ảnh ““An Giang

tourism ­ A stone into the water” (Đồng tâm – Lan tỏa); vận dụng nhất quán, nhuần nhuyễn theo kỹ thuật “Back­Behold­Better” nghĩa là Tìm về ­ Duy trì – Cải thiện. Cụ thể là 1­ Phục hồi, tìm về sự nguyên sơ, của khu Núi Cấm và phục dựng đô thị Óc Eo, các sự kiện theo phong cách của văn hóa Phù Nam; 2­Duy trì lễ hội Vía bà Chúa Xứ Núi Sam, bảo vệ môi trường sinh thái vùng Bảy núi; 3­ Cải thiện cơ sở vật chất vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng… Tiến đến tạo sức lan tỏa qua việc nâng cao ý thức người dân, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, quảng bá xây dựng thương hiệu điểm đến An Giang;

­ Xây dựng An Giang thành một điểm dừng chân nhằm tạo ra lực hấp dẫn “Attraction”. Cụ thể, cần tập trung đầu tư vào việc hoàn thiện các hạng mục về tâm linh, giải trí, ẩm thực ở KDL Núi Sam và KDL Núi Cấm, trong đó xây dựng các khu trưng bày, triển lãm kết hợp với việc marketing các SPDL đặc thù của tỉnh;

­ Nâng cao hiệu quả của các phương tiện truyền thông nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, cụ thể sớm xây dựng biểu tượng cho DL tỉnh, thiết kế hệ thống các banner có tính đồng nhất tại các vị trí cửa ngõ quan trọng, xây dựng video giới thiệu về DL An Giang với các thông điệp hấp dẫn, đặc trưng về tự nhiên và cả văn hóa của vùng đất An Giang như câu chuyện về văn hóa Óc Eo, không gian tâm linh vùng Bảy Núi, KDL Núi Sam, mùa nước nổi và ẩm thực của cộng đồng dân tộc Việt, Chăm, Khmer, Hoa;



các

­ Thu hút các đơn vị lữ hành trong việc quảng bá thông qua việc cung cấp

ấn phẩm trực quan, thẩm mỹ về DL An Giang cho khách trên các tour lữ

hành;

­ Nâng cao hiệu quả của Trung tâm xúc tiến DL tỉnh; đẩy mạnh các chiến

dịch quảng bá DL theo trọng điểm với hình thức, nội dung đa dạng và đặc sắc;

­ Ứng dụng các kết quả nghiên cứu về xây dựng, quảng bá DL của đề tài phối hợp giữa An Giang và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong đó bước đầu đánh giá vận dụng mô hình “tour du lịch ảo KDL Núi Sam” và các hiệu ứng về hình ảnh DL do đề tài xây dựng;

­ Hoàn chỉnh bộ tư liệu thuyết minh DL về An Giang, chú trọng trực quan hóa các thông tin thuyết minh tại các điểm/KDL nổi tiếng của địa phương thông qua việc thiết kế các bảng thông tin DL, các bảng chú dẫn giới thiệu hệ thống hiện vật; sử dụng các công nghệ hiện đại số hóa thông tin thuyết minh tại các điểm có giá trị văn hóa, lịch sử như quần thể di tích Óc Eo – Thoại Sơn; quần thể di tích Núi Sam;

­ Tiếp tục tổ chức đăng cai các sự kiện văn hóa, thể thao mang quy mô cấp vùng, quốc gia, quốc tế tạo tiếng vang và hút khách DL. Tiếp tục tổ chức theo hướng thu hút Hội nghị xúc tiến đầu tư DL tại các thị trường DL trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,… nhằm giới thiệu các cơ hội đầu tư và PTDL.

* Đối với VPC

­ Phối kết hợp xây dựng chiến lược xúc tiến DL chung, tổ chức các sự kiện liên kết chung trong xúc tiến quảng bá DL địa phương cũng như toàn vùng theo các chủ điểm đặc thù. Cần chú trọng tổ chức các sự kiện theo các chủ điểm có tính thường niên và hấp dẫn dựa trên sự hợp tác của các địa phương liên kết;

­ Xây dựng mạng lưới liên kết trong quảng bá hình ảnh DL các địa

phương liên kết giữa An Giang với Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp. Từ đó tạo ra hình ảnh không gian DL chung cho toàn vùng liên kết.

c. Cơ quan thực hiện

* Đối với tỉnh An Giang


­ Sở VH – TT ­ DL chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang và các đơn vị có liên quan, xây dựng kế hoạch thực hiện;

­ Trung tâm xúc tiến DL tỉnh xây dựng chiến lược quảng bá, tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh, sản phẩm, kêu gọi đầu tư; Trung tâm xúc tiến DL

phối hợp với các sở

ban ngành có liên quan thực hiện khảo sát, hỗ

trợ

doanh

nghiệp lữ hành trong việc tổ chức các sự kiện quảng bá, phối kết hợp với doanh nghiệp đầu tư trong việc hỗ trợ tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao.

* Đối với VPC

Các Sở VH – TT – DL Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp kết hợp với An Giang tổ chức các sự kiện quảng bá, xúc tiến đầu tư DL mang tính liên vùng.

4.3.1.5. Khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong liên

kết


a. Lí do lựa chọn giải pháp

TNDL là một trong những lợi thế nổi trội và có tác động lớn đến PTDL

trong liên kết VPC (theo đánh giá EFA và MLRA – phụ lục 2.3.4). Thực tế, An Giang có nhiều tài nguyên và sản phẩm có lợi thế so sánh so với các địa phương lân cận. Tuy nhiên, thực trạng PTDN chưa tương xứng với các tiềm năng sẵn có. Để khai thác có hiệu quả TNDL cần xây dựng các nhóm sản phẩm đặc thù, có lợi thế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, đồng thời góp phần tạo ra sản phẩm đặc thù của toàn vùng.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

+ SPDL gắn với văn hóa tín ngưỡng, lễ hội kết hợp với nghỉ dưỡng, ẩm thực. Đây là SPDL đặc thù của An Giang so với các địa phương VPC dựa trên giá trị tài nguyên, điển hình và đặc sắc là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam gắn với Lễ hội Vía Bà. Ngoài ra còn có hệ thống các lễ hội hấp dẫn khác như Lễ hội Đua bò Bảy Núi, lễ hội văn hóa dân tộc Chăm, lễ 18/5 Phật giáo Hòa Hảo,… Để khai thác tốt SPDL này, ngành DL cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:


­ Đối với lễ hội có tính đặc sắc như Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Lễ Đua bò Bảy Núi, lễ hội Chăm An Giang, cần đẩy mạnh việc quảng bá rộng rãi các thông tin về lễ hội nhằm thu hút hơn nữa du khách tiếp cận với các lễ hội trên; kết hợp với các sự kiện về ẩm thực, nghỉ dưỡng nhằm nâng cao sức hấp dẫn đối với lễ hội; Cần tập trung đầu tư phát triển lễ hội đua bò Bảy Núi thành lễ hội cấp quốc gia;

­ Ở Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, cần tăng cường công tác quản lí, điều phối, giãn khách nhằm giải quyết tình trạng quá tải chen lấn, lừa đảo đặc biệt vào mùa cao điểm,…; tổ chức lại cách thức triển khai dịch vụ tại Quần thể di tích Núi Sam Châu Đốc nhằm kích cầu và gia tăng chất lượng phục vụ DL cho địa phương. Cụ thể, nghiên cứu tổ chức lại cách thức tham quan, hành hương và tìm hiểu giá trị văn hóa tâm linh sao cho hợp lí;

­ Hình thành các tour kết hợp các SPDL tâm linh với DL nghỉ dưỡng trên cơ sở kết nối các điểm DL tâm linh (tập trung ở Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn) với các điểm DL nghỉ dưỡng (ở Châu Đốc, Long Xuyên) nơi có CSVCKT hiện đại;

­ Đối với các lễ hội mang tính địa phương như lễ Kì Yên, lễ đình thần, tiếp tục tổ chức theo hướng thu hút xã hội hóa.

+ SPDL gắn với sinh thái và y học

­ Tập trung đầu tư vào khu nghỉ dưỡng sinh thái có nhiều tiềm năng như Khu sinh thái rừng tràm Trà Sư; khu sinh thái Núi Cấm, khu sinh thái Núi Sập và các địa điểm sinh thái nhiều giá trị như cồn, cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu, trong đó chú trọng về đa dạng và nâng cao chất lượng loại hình dịch vụ;

­ Đầu tư phát triển khu dược liệu Núi Cấm theo hướng nghiên cứu, tham

quan;

­ Đầu tư, quảng bá khai thác tour vào mùa nước nổi, bước đầu thí điểm

mô hình ở một số điểm như Búng Bình Thiên, ven sông Hậu.

+ SPDL gắn với cộng đồng


­ Cần nâng cao chất lượng dịch vụ các mô hình DL cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng, mô hình DL cộng đồng nông nghiệp ở Phú Tân, mô hình DL cộng đồng ở Tân Châu;

­ Xây dựng và thí điểm một số mô hình không gian văn hóa cộng đồng trong đó chú ý đến việc đào tạo, hướng dẫn người dân bản địa trong khai thác, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa bản địa. Cụ thể, cần hình thành không gian bảo tồn và giới thiệu văn hóa Chăm Islam ở Tân Châu và An Phú; không gian văn hóa dân tộc Khmer, trong đó chú trọng phát triển lễ hội Đua bò Bảy Núi, các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của người Khmer. Phát triển các dịch vụ gắn liền như hình thức biểu diễn, cho du khách thuê các trang phục,…;

­ Xây dựng Bảo tàng giới thiệu văn hóa của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở An Giang như Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, phát triển các nghiệp đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp tái hiện các giá trị văn hóa của cộng đồng thông qua các lễ hội, buổi biểu diễn;

­ Chuyên nghiệp hóa các hội đoàn nghệ thuật liên quan đến văn hóa cộng đồng dân tộc; Các thông điệp về lễ hội đua bò Bảy Núi cần được sân khấu hóa; lồng ghép, giới thiệu, tái hiện, phục dựng các nghi lễ, trang phục biểu diễn, tiểu cảnh liên quan đến đời sống văn hóa của cộng động người Chăm, Khmer, Hoa ở An Giang. Tổ chức biểu diễn định kì các loại hình nghệ thuật đặc thù của cộng đồng dân tộc này ở các điểm DL trọng điểm của tỉnh.

+ SPDL gắn với làng nghề

­ Lập đề án nghiên cứu quy hoạch xây dựng các làng nghề thành các điểm tham quan, trong đó chú trọng trước mắt các làng nghề có tính đặc sắc, có sức hấp dẫn như làng nghề lụa Tân Châu, làng nghề nấu đường Thốt Nốt ở Tri Tôn, Tịnh Biên, làng dệt thổ Cẩm Khmer…;

­ Bước đầu thí điểm một số làng nghề theo hướng DL cộng đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đào tạo cho dân cư bản địa cách thức, dịch vụ DL gắn liền với khai thác làng nghề. Trên cơ sở đó, quảng bá và đầu tư phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023