Truyện và ký La Quan Miên - 13

Nó bẻ một chùm nhãn to, chín mọng, sém nắng, thả xuống”. [36, tr.17-18]

Trong đoạn đối thoại trên, ta thấy có sự xuất hiện của lớp từ khẩu ngữ trong lời thoại của các nhân vật như: chúng mày, ta, mày, tao, chúng ta, hề, thế này mà đã, thế mà và từ đệm: “a”. Cách nói, cách xưng hô, giọng điệu tự nhiên, dân dã rất phù hợp với đặc điểm tâm lí, tính cách vô tư, hồn nhiên của những đứa trẻ miền núi; thể hiện sự ngạc nhiên, thắc mắc và niềm vui sướng khi sắp được đi học.

Ngay trong một số bài ký viết về kỉ niệm tuổi thơ, ta cũng thấy ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, đậm chất đời thường:

“Sau một lúc ngển cổ nhìn quanh, con gà trống bắt đầu cúi xuống mổ mổ, cất cao tiếng gáy. Thế là, chẳng phải đợi lâu, một con gà rừng từ đâu bay tới. Nó to, thân dài, lông đỏ đậm. Con gà rừng hạ cánh ngay giữa bãi cỏ, định lao vào chọi liền, nhưng chợt nó đứng sững lại nhìn địch thủ ý chừng nói: “Chà, thằng gà béo bệu kia! Ai cho mày xâm phạm lãnh địa của ta”. Rồi con gà rừng cắm cổ vào chọi túi bụi” ( Hai lần thoát khỏi nanh vuốt hổ) [32, tr.73]

Hay đoạn đối thoại giữa La Quán và Thảo trong bài ký Một lần qua suối lũ:

“Ngày đầu mới lên, thấy tôi, Thảo hỏi:

- Bạn La Quán học lớp mấy?

- Lớp 4.

- Lớn thế mà mới học lớp 4 thôi ư?

- Thế mày học lớp mấy?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Cũng lớp 4. Trường gần không?

- Xa”. [32, tr.76]

Truyện và ký La Quan Miên - 13

Những lời ăn tiếng nói hàng ngày như này một mặt, thể hiện sự thô mộc, bộc trực, thẳng thắn nhưng thoải mái trong giao tiếp, mặt khác giúp ta dễ phân biệt ngôn ngữ của người thiểu số với ngôn ngữ phổ thông.

Như vậy, có thể nói ngôn ngữ trong sáng tác của La Quán Miên mang nét riêng, không cầu kì, kiểu cách mà tự nhiên, mộc mạc, gần gũi, dễ đi vào lòng

người, đúng như lời nhận xét của GS. Phong Lê về cách viết của các nhà văn dân tộc thiểu số: “Chưa phải là kĩ thuật, là nghề nghiệp mà chủ yếu do thôi thúc nội tâm, do ý thức trách nhiệm của người viết trước dân tộc mình, mà văn học miền núi sớm có những trang văn chân thật, lắm khi đến thật thà, và do vậy mà xúc động. Sự sống đích thực và tình cảm thực, cách nhìn và cách nghĩ thực, cùng với cách phô diễn không bắt chước, không vay mượn - đó là nét lớn quy định phong cách chung của các trang văn xuôi - dẫu ở địa bàn nào, thuộc dân tộc nào” [28, tr.255].

* Tiểu kết chương 3:

Nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật cơ bản trong truyện và ký của nhà La Quán Miên, chúng tôi nhận thấy, truyện và ký của La Quán Miên giàu tính xác thực về địa danh, nhân vật gần như nguyên mẫu và nhân vật trần thuật là người tham gia, chứng kiến và trải qua. Điều này làm cho truyện của ông gần với ký. Là người chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian nên khi tổ chức cốt truyện, La Quán Miên đã xây dựng cốt truyện theo lối truyền thống – miêu tả sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, kết thúc có hậu. Chúng ta nhận thấy đặc điểm nổi bật về kết cấu truyện và ký của ông thường ngắn gọn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc linh hoạt, tự nhiên. Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người miền núi. Do đó, nhân vật trở nên chân thực, sinh động, gần gũi, qua đó nhà văn cũng khắc họa được đặc trưng văn hóa miền núi. Tuy nhiên, nhân vật của ông thường sơ lược, đời sống nội tâm bị hành động và sự kiện che lấp, tình huống truyện đơn giản. Ký của ông thường tập trung vào những kỉ niệm tuổi thơ hay ghi chép về những việc đã được chứng kiến, tham gia, ít hư cấu. Những đặc điểm đó đã khiến cho truyện và ký của ông có sự “giao thoa” thể loại. Tuy nhiên cách viết đó lại rất gần gũi với bạn đọc miền núi là đối tượng độc giả trực tiếp của nhà văn.

KẾT LUẬN


1. Sinh ra, lớn lên và gắn bó sâu nặng với quê hương Nghệ An giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, La Quán Miên yêu tha thiết những giá trị truyền thống của dân tộc và cuộc sống, con người nơi đây. Chính điều đó là nguồn cảm hứng và động lực thôi thúc ông sáng tác văn chương và đi sâu nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian của dân tộc Thái và các dân tộc anh em khác cùng chung sống trên địa bàn. Với những đóng góp trong các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, La Quán Miên là một trí thức tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái. Trong lĩnh vực văn học, ông là một trong những cây bút có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn học dân tộc Thái và văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.

2. Qua những tác phẩm truyện và ký của mình, La Quán Miên đã giới thiệu với bạn đọc vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ, trữ tình, mang đậm phong vị miền núi Tây Nghệ An. Thiên nhiên vừa là vẻ đẹp tự nhiên vừa là người bạn gần gũi thân thiết với đời sống của đồng bào dân tộc Thái quê hương ông.

Sinh ra trên mảnh đất: “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, La Quán Miên hiểu biết sâu sắc và đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức văn hoá, lịch sử có giá trị về những sự kiện, địa danh lịch sử in dấu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỉ XV) trên mảnh đất Nghệ An. Qua đó, nhà văn thể hiện niềm tự hào dân tộc và khơi dậy tinh thần yêu nước của mỗi con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, những nét đặc sắc, độc đáo trong phong tục tập quán của dân tộc Thái và các dân tộc thiểu số Nghệ An cũng góp phần làm nên sức hấp dẫn của văn chương La Quán Miên. Đây là cơ sở để những độc giả yêu quý cuộc sống miền núi, hiểu thêm về đời sống văn hóa tinh thần của con người nơi đây. Từ tình cảm gắn bó, gần gũi với cuộc sống, con người quê hương, La Quán Miên đã đem đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, con người với những phẩm chất, tính cách và số phận khác nhau. Họ là những người nông dân chất

phác, hiền lành, hồn hậu, những người tri thức giàu nhiệt huyết, tận tâm với nghề và khát khao vươn lên trong công việc để xây dựng bản mường; những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư. Họ có cả cái tốt, cái xấu, cái dở, có cả khát vọng chính đáng. Qua đó, nhà văn thể hiện sự yêu thương, cảm thông, trân trọng, ngợi ca đối với những con người miền núi và nỗi băn khoăn, day dứt, trăn trở trước những tác động tiêu cực của cuộc sống hiện đại lên phẩm chất, nhân cách của con người và tình trạng thiên nhiên bị con người tàn phá ghê gớm.

Về phương diện nghệ thuật, La Quán Miên có sự kế thừa kiểu cốt truyện truyền thống theo trật tự thời gian, kết thúc có hậu theo quy luật nhân - quả của văn học dân gian và có cách tổ chức truyện linh hoạt, tự nhiên. Chính điều này đã khiến cho truyện và ký của ông vừa gần gũi vừa thẫm đẫm tinh thần nhân văn nhưng vẫn lôi cuốn, hấp dẫn độc giả. Ngôn ngữ văn xuôi La Quán Miên giàu so sánh, ví von, gần gũi với cách cảm, cách diễn đạt của người miền núi và của đồng bào Thái. Ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ trần thuật ngắn gọn, tự nhiên, thô mộc, không hề trau chuốt. Điều này đã khiến cho tác phẩm của ông in đậm dấu ấn dân tộc, thể hiện ý thức bảo tồn văn hóa bằng văn học của nhà văn. Trong truyện và ký của La Quán Miên, ranh giới hai thể loại truyện và ký không rõ nét, chất liệu nghệ thuật của cả hai thể loại đều giàu tính xác thực và ít hư cấu.

3. Với những tác phẩm truyện và ký giàu tính chân thực, phong phú về nội dung và có nét đẹp nghệ thuật riêng, La Quán Miên đã góp phần làm phong phú văn xuôi dân tộc Thái; góp phần đưa văn học của đồng bào Thái và văn học dân tộc thiểu số hoà nhập vào dòng chảy của nền văn học hiện đại Việt Nam: “…truyện và ký của La Quán Miên đã hòa nhập một cách tự nhiên với dòng phát triển của truyện và ký Việt Nam đương đại. Trong sự hòa nhập rất đáng quý này người ta nhận thấy ở riêng anh có một nét khó trộn lẫn, đó là: Bản sắc dân tộc Thái…người ta có thể gom nhặt được rất nhiều chi tiết có tính chất dân tộc học về người Thái” [1, tr.112].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên An (2003), “La Quán Miên – trên đường định vị”, Một thoáng văn nhân, tr.104-127, Nxb Khoa học xã hội, H.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Sa Phong Ba (1982), Những bông ban tím (tập truyện ngắn), Nxb Lao động.

4. Sa Phong Ba (1984), Rừng bương của ông già Pàn (truyện ngắn), Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.

5. Sa Phong Ba (1994), Vùng đồi gió quẩn (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa dân tộc, H.

6. Sa Phong Ba (2005), Chuyện ở chân núi Hồng Ngài (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa dân tộc, H.

7. Sa Phong Ba (2010), Nhà ấy có ma xó (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa dân tộc, H.

8. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Góp phần tìm hiểu thi pháp truyện thơ tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Bùi Minh Chức (2001), Sự tích một câu nói (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa dân tộc, H.

10.Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

11.Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nxb Thông tin.

12.Lò Xuân Dừa (2002), Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái “Chàng Lú – nàng Ủa” về phương diện thi pháp, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia.

14.Nguyễn Tấn Đắc (1991), “Thử tìm hiểu nguồn gốc truyện U Thền của người Thái ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4.

15.Hà Minh Đức (2011), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

16.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

17.Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

18. , Tạp

chí Văn hóa các dân tộc, số 9, tr.32.

19.Vi Hồng (1992), Lòng dạ đàn bà, (tiểu thuyết), Nxb Thanh niên, H. 20.Vi Hợi (2010), Xuống núi, (tập truyện, ký), Nxb Nghệ An.

21.Cầm Hùng (1995), Con thuyền lá (tập truyện ngắn), Nxb Quân đội nhân dân. 22.Cầm Hùng (1998), Cửa hàng dược trong nghĩa trang (tập truyện ngắn),

Nxb Văn hóa dân tộc, H.

23. Cầm Hùng (2009), Cơn lốc đen (tiểu thuyết), Nxb Văn hóa dân tộc, H. 24.Phạm Đặng Xuân Hương (2013), Đặc điểm thể loại của sử thi Chương ở

Việt Nam - Trường hợp Chương Han của người Thái – Tây Bắc, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

25.Ma Văn Kháng (chủ biên), (1998), Tuyển tập văn học dân tộc & miền núi, tập VI, Nxb Giáo dục.

26.Lang Quốc Khánh (2005), Những miền thương nhớ (tập bút ký), Nxb Nghệ An. 27.Nông Văn Lập (2006), Cánh cổng thiên đường (tập truyện), Nxb Văn hóa

dân tộc, H.

28.Phong Lê (1985), 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945 – 1985), Nxb Văn hóa, H.

29.Đoàn Lư (2005), Những truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn hóa dân tộc, H. 30.Phương Lựu (Chủ biên) ( 2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

31.La Quán Miên (1996), Bản quê yêu dấu (thơ), Nxb Nghệ An.

32.La Quán Miên (1996), Hai người trở về bản (truyện và ký), Nxb văn học. 33.La Quán Miên (1997), Vùng đất hoa kờ mạ ( truyện và ký), Nxb văn học. 34.La Quán Miên (1998), Trời đỏ (truyện và ký), Nxb Nghệ An.

35.La Quán Miên (1998), Con đường Bản Đôn (thơ), Nxb Nghệ An. 36.La Quán Miên (2000), Bản nhỏ tuổi thơ (truyện vừa), Nxb kim đồng. 37.La Quán Miên (2002), Trong thung lũng (thơ), Nxb Nghệ An.

38.La Quán Miên (2003), Năm học đã qua ( truyện vừa), Nxb nghệ An.

39.La Quán Miên (2007), Gặp lại một dòng sông (ký), Báo Nghệ An – Dân tộc

– Miền núi.

40.La Quán Miên (2007), Bản mới ven sông (ký), Báo Nghệ An – Dân tộc – Miền núi.

41.La Quán Miên (2010), Ký ức, suy tư về lũ đầu nguồn (ký), Báo Văn nghệ 42.Quán Vi Miên (2010), Ca dao dân ca Thái Nghệ An (2 tập), nxb ĐHQGHN. 43.Quán Vi Miên (2010), Truyện kể gian gian các dân tộc thiểu số Nghệ An ,

Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

44.Quán Vi Miên (2011), Địa danh Thái Nghệ An, Nxb Lao động.

45.Quán Vi Miên (2012), Cầm Quý (truyện ngắn), Tạp chí Văn nghệ Vinh, số 13, tr.55-61.

46.Quán Vi Miên (2013), Nhả Póm (truyện ngắn), Tạp chí Văn nghệ Vinh, số 14, tr.86-90.

47.Phạm Duy Nghĩa (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

48.Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

49.Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Đại học và THCN Hà Nội.

50.Nhiều tác giả (1964), Ké Nàm (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa dân tộc, H. 51.Nhiều tác giả (1973), Mặt sông (tập truyện ngắn), Nxb Lao động.

52.Nhiều tác giả (2003), Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

53.Nhiều tác giả (2004), Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

54.Nhiều tác giả (2006), Sự tích của mai sau (tạp văn), Nxb Chính trị Quốc gia.

55.Mạc Phi (1961), “Giá trị truyện thơ Xống chụ son sao (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5.

56.Ngô Thị Thanh Quý (2001), Nghiên cứu thi pháp truyện thơ Tiễn dặn người yêu dân tộc Thái, luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Thái Nguyên. 57.Trương Hữu Quỳnh (chủ biên) (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I,

Nxb Giáo dục.

58.Cao Duy Sơn (1997), Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Nxb Quân đội nhân dân.

59.Cao Duy Sơn (2008), Ngôi nhà xưa bên suối, Nxb Văn hóa dân tộc, H. 60.Hà Sủm (1998), Những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa dân tộc, H.

61.Lò Ngân Sủn (1997), “Những làn gió nhẹ thoang thoảng hương rừng”, Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số 9, tr.20.

62.Trần Đình Sử (Chủ biên) (2011), Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư Phạm. 63.Trần Thảo (2006), “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số còn một khoảng

trống”, Báo Khoa học và đời sống, số 15.

64.Bùi Việt Thắng (1997), “Độc đáo La Quán Miên”, Văn nghệ Dân tộc và Miền núi, số 3, tr.28.

65.Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – Những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, H.

66.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa, Nxb Giáo dục.

67.Châu Hồng Thủy (2013), Tổng kết cuộc thi sáng tác về Volgorad, http://nguoibanduong.net, ngày 29/8/2013.

68.Hà Văn Thư, Phúc Tước, Quốc Thang (chọn lọc và sắp xếp)(1981) Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa, H.

69.Kha Thị Thường (2001), Văn học dân tộc thiểu số Nghệ An (In chung) Nxb Nghệ An.

70.Kha Thị Thường (2002), Lũ núi (tập truyện ngắn), Nxb Văn hóa dân tộc, H.

71.Kha Thị Thường (2008), Mùa hoa lù cù (tập truyện ngắn), Nxb Kim Đồng.

72. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc.

73.Lâm Tiến (1997), Văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân tộc.

74. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc.

75. Lâm Tiến (2002), Vấn đề nghiên cứu văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam, Báo Văn nghệ Thái Nguyên, số 22.

76.Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc.

77.Lâm Tiến (2011), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân tộc – Thông tin.

78. Lâm Tiến (2012), “Vấn đề phát triển văn học hiện đại dân tộc thiểu số Vieetj Nam”, Tạp chí nhà văn, số 2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023