Người Trần Thuật Là Người Tham Gia, Chứng Kiến Các Tình Tiết, Sự Kiện

Chương 3

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VÀ KÝ CỦA LA QUÁN MIÊN


3.1. Tính chất giao thoa thể loại giữa truyện và ký

Về mặt lý thuyết mỗi thể loại văn học đều có những đặc trưng cơ bản riêng. Đặc điểm cơ bản của truyện là phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố; cốt truyện, nhân vật thường có sự hư cấu, tưởng tượng; người trần thuật của truyện thường linh hoạt, kết hợp nhiều ngôi kể. Đặc điểm nổi bật của ký là tôn trọng người thật việc thật. Do tôn trọng sự thật khách quan nên hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm ký thường rất hạn chế. Trong tác phẩm ký, sự có mặt của nhân vật trần thuật là “tôi” ở ngôi thứ nhất (thông thường là tác giả) đóng vai trò là người chứng kiến, tham dự để tăng cường tính xác thực của việc miêu tả và xác minh sự thật, đồng thời bộc lộ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, bình luận công khai. Điều đó khiến người đọc luôn có được niềm tin là họ đang được tiếp xúc với sự thật của cuộc sống do chính tác giả là người chứng kiến, thu thập, lựa chọn, tổ chức sắp xếp lại và trực tiếp trình bày cho họ.

Nhưng trong thực tế sáng tác, không phải lúc nào người viết cũng phân biệt rạch ròi từng thể loại. Nghiên cứu truyện và ký của La Quán Miên, chúng tôi thấy có hiện tượng “giao thoa” giữa hai thể loại, thể hiện rõ ở các phương diện như: Chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực; người trần thuật là người tham gia, chứng kiến các tình tiết, sự kiện.

3.1.1. Chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực

* Những địa danh có thật

Trong truyện và ký của La Quán Miên, có một hệ thống từ ngữ chỉ địa danh có thật của miền Tây Nghệ An: tên mường bản, rừng núi, sông suối, hang động, trường lớp.v.v... Khảo sát truyện và ký của La Quán Miên, chúng tôi thấy tác giả đã đưa vào sáng tác của mình nhiều bản mường gợi những miền đất lạ, xa xôi

của Nghệ An như: bản Chiềng Yên, bản Dốn, mường Chọng...(tập truyện và ký Hai người trở về bản), mường Khủn Tinh, mường Lống, mường Xén, mường Chiêng-ngam, bản Le, bản Pha, bản Bua....(tập truyện và ký Vùng đất hoa kờ mạ), bản Đôn, bản Diềm, bản Điểm, bản Nhanh, bản Bay, bản Bảnh, bản Ảng, bản Pả Mẹt, mường Hán Tổn Lạnh.v.v...(truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ). Trong đó mường Khủn Tinh – quê hương của nhà văn là vùng giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Mường “lấy tên một tù trưởng trong truyện cổ Thái, có công khai phá, cai quản vùng đất này” [44, tr.108]. Các bản: bản Ảng, bản Bảnh, bản Bay, bản Ca, bản Đôn, bản Chiềng Yên, bản Diềm, bản Le, bản Pả Mẹt...đều thuộc xã Châu Quang (Quỳ Hợp). Trong đó, một số bản có tên gọi gắn với sự tích, truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: bản Ảng, bản Le, bản Chiềng Yên, bản Nhanh, bản Diềm. Chẳng hạn, bản Ảng nghĩa là bản Cái Ang, “theo truyền thuyết kể ngày xưa dân bản phải dùng cái ang to ngâm gạo hông xôi nuôi quân Lam Sơn đánh đồn Pu Chẻ vì vậy bản mới có tên như vậy” [44, tr.16]; bản Mộng (bản Mổng) nghĩa là bản Trông vì “theo truyền thuyết kể, ngày xưa dân bản đứng trông quân Lam Sơn đánh đồn lũy nhà Minh trên núi Pu Chẻ” [44, tr.41]; bản Chiềng Yên nghĩa là bản Bình Yên, “bản thành lập sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh đồn nhà Minh trên núi Pu Chẻ” [44, tr.25].v.v...Cũng có tên bản được gọi theo quá trình tụ cư, di cư...của cộng đồng dân cư, tộc người: bản Bảnh là “bản San Sẻ Ra, do người từ bản Có Hướng ở gần đó tách ra” [44, tr.16].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Những dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, hang động của vùng đất Nghệ An: sông Nặm Huống, núi Pu Chẻ, Nóng Chết Chai, động Thằm Bua (tập truyện và ký Vùng đất hoa kờ mạ), núi Phá Nhảng, dãy núi Phá Hủng (tập truyện và ký Trời đỏ), rừng Tả Huống, rừng Pả Đông, núi Phá Chon, Phá Luốm, núi Pu Màng Khùng, bãi Kăng Kẹt, đầm Nóng Ò, đầm Nóng Hảnh, vũng Văng Phái, vũng Nóng Đanh (truyện Bản nhỏ tuổi thơ)…cũng tự nó nói lên đặc điểm quen thuộc của người Thái Nghệ An, họ thường gọi tên địa danh

theo đặc điểm tự nhiên. Chẳng hạn Phá Chon (Phá có nghĩa là lèn đá, Chon là tên lèn đá), Nóng Ò (Nóng có nghĩa là ao, Ò là tên ao).v.v... Dòng sông Nặm Huống bắt nguồn từ núi Pu Huống, chảy qua mường Khủn Tinh, đổ xuống sông Con, rồi chảy vào sông Lam được nhà văn miêu tả trong truyện Bản nhỏ tuổi thơ: “Dòng sông Nặm Huống không lớn lắm. Bọn trẻ chúng tôi chưa ai dám bơi qua, (…). Mùa đông, mùa xuân nước trong vắt, có thể nhìn thấy đá cuội dưới đáy (...). Mùa lũ nước đục ngầu (...). Mùa nước cạn, dòng Nậm Huống người lớn lội qua được” [36, tr.7]; “Sông Nặm Huống đoạn này trải rộng, hai bên bờ là bãi cát sỏi bằng phẳng. Nước trong vắt, lấp loáng nắng” [36, tr.20]. Cánh rừng Tả Huống rậm rạp, rừng Pả Đông kì bí, bãi Kăng Kẹt, bãi Tả Huống, ao Nóng Có Đửa, đầm Nóng Ò, đầm Nóng Hảnh...đều có ở bản Chiêng Đôn, nơi in dấu những kỉ niệm của một thời chăn trâu, tắm sông, bắt cá, bẫy chim của nhà văn.

Truyện và ký La Quan Miên - 10

Bên cạnh đó, trường cấp nội trú I - II Mường Lống (ký Mường Lống điểm sáng biên cương), trường cấp I - II Huồi Tụ, trường cấp I - II Na Ngoi (ký Vùng đất hoa Cờ mạ), trường Tiểu học Nặm Cắn (ký Một chuyến ngược Kỳ Sơn), trường cấp 1, 2 Chiềng Tộ (truyện Năm học đã qua) đều là những tên trường có thật ở Nghệ An. Trong đó trường nội trú cấp I - II Mường Lống, trường cấp I - II Huồi Tụ, trường cấp I - II Na Ngoi, trường Tiểu học Nặm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn; trường cấp 1, 2 Chiềng Tộ thuộc huyện Quỳ Hợp.

Đưa những địa danh có thật, quen thuộc với đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An vào tác phẩm, La Quán Miên làm nổi bật đặc điểm tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của quê hương; đồng thời tạo cho người đọc cảm giác gần gũi với khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây. Qua đó cho thấy, nhà văn đã có ý thức lựa chọn chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực để làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

* Nhân vật gần với nguyên mẫu

Theo cuốn “Lí luận văn học” thì nhân vật là “con người được miêu tả và thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”, là “phương tiện để khái

quát hiện thực, khái quát các tính cách và số phận con người và các quan niệm về chúng” [62, tr.277]. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là con đẻ tinh thần của nhà văn. Thông qua thế giới hình tượng trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trước cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng, tình cảm, tâm sự của mình.

La Quán Miên thường viết về những người thân thuộc, những sự thực xảy ra trong làng, trong bản. Viết về người miền núi quê hương, nhà văn có cái nhìn giản dị và xác thực về họ: có xấu, có tốt; có những thói tật của riêng mình; có hạnh phúc lẫn khổ đau. Nhân vật trong truyện của La Quán Miên như: Coóng (Coóng), Xao-nọi (Cái chết của Xao Nọi), lão Khì-lặc (Lão trộm lợn rừng), Hú-nuộc, Xáo-lắc (Người được đá đỏ), anh Chai-tọc (Chuyện trong nhà anh Chai-tọc), cô Xong-phua (Chuyện cô Xong-phua), Lầu Bá Pó (Trời đỏ), bác Hiền, bác Xầng, bố tôi, mẹ tôi, Pỏn, Bôi, Du, Hương, chị gái, ông bà ngoại (Bản nhỏ tuổi thơ).v.v…đều có nguồn gốc từ nguyên mẫu. Họ là những thân trong gia đình, những người bạn, người hàng xóm xung quanh và gần gũi với nhà văn.

Nhân vật “mẹ tôi” trong Bản nhỏ tuổi thơ có nguyên mẫu từ người mẹ của tác giả (bà tên là Hủn Thị Hày). Bà là một người phụ nữ Thái nhỏ nhắn, ít nói nhưng rất mực thương con, tần tảo sớm hôm chăm lo việc nương rẫy, gia đình. Bà thuộc nhiều trường ca, truyện thơ, tục ngữ, ca dao và các làn điệu dân ca Thái. Từ bà mẹ trong cuộc đời, tác giả đã xây dựng thành công nhân vật người mẹ trong tác phẩm. Người mẹ là nhân vật tạo ấn tượng đẹp trong tập truyện Bản nhỏ tuổi thơ.

Nhân vật Du trong Bản nhỏ tuổi thơ cũng có nguyên mẫu từ người bạn thân thời thơ ấu của nhà văn. Du là cháu ông giáo Vinh, cán bộ thời chống Pháp, học giỏi, hiền lành, tốt bụng và có tật nói lắp. Tác giả đã lấy đúng tên của bạn làm tên nhân vật trong tác phẩm.

Nhân vật Coóng trong truyện Coóng cũng là một chàng trai có thật ở ngoài đời. Anh là người phiêu bạt từ nơi khác đến bản Đôn làm thuê kiếm

sống. Cuộc đời anh cũng gặp nhiều bất hạnh: mồ côi, không người thân thích, không nhà cửa. Dù nghèo khổ, bất hạnh, Coóng là người hiền lành, chăm chỉ, chất phác và nhiệt tình, trách nhiệm với công việc của bản. Chính vì vậy, anh chiếm được tình cảm của một cô gái trong bản. Sau này Coóng chết, người con gái đó đã lo chôn cất cho anh. Nhiều tình tiết trong tác phẩm rất gần với sự thật về cuộc đời Coóng.

Nhân vật Khì-lặc, một lão nhà nghèo, hay ăn trộm vặt trong bản cũng là nguyên mẫu của hình tượng Khì-lặc trong truyện Lão trộm lợn rừng.

La Quán Miên cho biết, nhân vật Côn Mảy trong tác phẩm Năm học đã qua mang bóng dáng của ông trời trai trẻ. Một giáo sinh mới ra trường tràn đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, bộc trực, thẳng thắn. Những suy nghĩ, trăn trở trước cảnh học sinh không có sách giáo khoa, không đọc tác phẩm văn học trước khi đến lớp đã giúp ông nghĩ ra sáng kiến lập tủ sách học tập. Trong điều kiện khó khăn, thầy giáo La Quán Miên vẫn tổ chức bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu văn, phụ đạo cho những em yếu kém và đi đến từng bản làng để vận động học sinh đến lớp. Trong các buổi họp đúc rút kinh nghiệm, ông thẳng thắn góp ý kiến với đồng nghiệp.v.v…

Những con người có thực trong cuộc sống với những phẩm chất, tính cách, số phận khác nhau được La Quán Miên sử dụng làm chất liệu để tạo dựng hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm. Vì vậy, nhân vật tri thức, nông dân, thiếu nhi trong truyện của ông không xa lạ. Họ là những con người miền núi có mặt tốt và mặt xấu, có cái hay, cái dở. Những nhân vật đó được nhà văn miêu tả một cách chân thực, tự nhiên, ít hư cấu. Xây dựng nhân vật gần với nguyên mẫu ngoài đời, La Quán Miên giúp độc giả hiểu biết cụ thể, chân thực cuộc sống, con người miền núi quê ông.

3.1.2. Người trần thuật là người tham gia, chứng kiến các tình tiết, sự kiện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người trần thuật “là một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo

thành” [16, tr.221]. Nhìn chung, người trần thuật thực hiện nhiệm vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận…những vấn đề được mô tả hoặc được kể trong tác phẩm.

Theo khảo sát, thống kê của chúng tôi, trong 77 truyện và ký (3 tập truyện và ký, 2 tập truyện vừa, 2 truyện ngắn, 3 bài kí in trên báo và tạp chí) của nhà văn La Quán Miên, thì có 46 truyện và ký trần thuật ở ngôi thứ nhất.

Trong truyện và ký của La Quán Miên, nhân vật trần thuật thường là “tôi” ở ngôi thứ nhất và chính là tác giả. Tác giả đóng vai trò là người chứng kiến, tham gia vào sự việc và trực tiếp trần thuật lại những điều mắt thấy tai nghe hay viết về những điều mình đã trải qua.

Trong một số bài ký: Tiếng kêu cứu trong rừng thẳm, Hai lần thoát khỏi nanh vuốt hổ, Một lần qua suối lũ, Bạn tôi thằng Lãn-úc-ù.v.v…với vai trò trần thuật ngôi thứ nhất, La Quán Miên đã kể lại những kỉ niệm tuổi thơ của chính mình. Đó là tình bạn thân thiết, trong sáng, hồn nhiên của những đứa trẻ miền núi cùng nô đùa, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Một lần qua suối lũ kể lại hành động dũng cảm của cậu bé La Quán cứu bạn thoát khỏi dòng nước lũ cuốn trôi. Bạn tôi thằng Lãn-úc-ù kể lại kỉ niệm vui buồn trong thời cắp sách đến trường. Vui vì trong những ngày tháng chiến tranh ác liệt, tác giả và người bạn thân Lãn-úc-ù cùng nhau học tập, cùng nhau vui đùa. Nhưng chiến tranh đã cướp đi mạng sống của Lãn-úc-ù khiến người kể chuyện trào nên một nỗi buồn thương, tiếc nuối: “Tôi không đi đưa đám bạn, đúng hơn là tôi chưa hiểu được điều đó. Để đến bây giờ tôi còn ân hận mãi. Lãn ơi! Tao thương mày quá! Tao nhớ mày quá” [33, tr.71]. Đây là một câu chuyện cảm động của nhà văn về tình bạn của mình trong chiến tranh.

Từng là giáo viên và đi công tác nhiều trường vùng cao, La Quán Miên chứng kiến phong trào dạy và học cũng như đời sống con người nơi đây. Điều đó được tác giả phản ánh trong các bài ký: “Một chuyến ngược Kỳ Sơn”, “Mường Lống điểm sáng biên cương”, “Vùng đất hoa Cờ mạ”. Trong những

chuyến đi đó, tác giả đã “lặn lội, leo trèo đến với những mái trường cheo leo sườn núi, quanh năm sương phủ và gặp gỡ, tiếp xúc với học sinh, giáo viên” (Vùng đất hoa Cờ mạ) [33, tr.48]; chứng kiến cảnh“đường đi lên dốc núi cao ngoằn ngoèo, hai bên là rừng già…đường đi miên man trong sương”, các giáo viên ở đây phải hứng nước cả ngày và đêm để dùng”, “bữa cơm trưa có món cá khô. Không có rau, cơm nước xong, chúng tôi ngả lưng trên những cái giường dát nứa…không ai có radio”, “Trên đường về chúng tôi còn ghé thăm mấy lớp học ở bản lẻ Khơ Mú Trường Sơn. Một cô giáo rất trẻ dạy ở đây. Cô ở trong một cái nhà lá đơn sơ, giường tre, bàn tre, tự kiếm củi nấu ăn, một nửa nhà ngăn thành lớp học...” (Một chuyến ngược Kỳ Sơn) [34, tr.89]. La Quán Miên thật sự xúc động khi biết “ở tận những bản H’mông, Khơ mú, bản Thái hẻo lánh đều có những lớp ghép, có trường cấp I, trung tâm thị trấn có trường cấp II. Huyện Kỳ Sơn có trường cấp III, trường sư phạm rẻo cao”, “dấu ấn những cơn sốt rừng còn lưu lại trên gương mặt, làn da các bạn đồng nghiệp chúng tôi nhưng dưới mái trường thân yêu ấy, ngày ngày vẫn ríu rít tiếng các em; ngân vang tiếng giảng bài, đêm đêm các thầy cô giáo vẫn miệt mài với trang giáo án bên ngọn đèn dầu”, “buổi chiều và ban đêm, các giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lí học tập, lao động, sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác” (Vùng đất hoa Cờ mạ) [33, tr.49]. Từ thực tế đó, tác giả nhận xét, đánh giá phong trào dạy và ở huyện Kỳ Sơn “gặt hái được những thành quả đáng biểu dương, khích lệ. Trong số 19 em đi thi học sinh giỏi tỉnh có, 3 em đoạt giải (…). Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vừa qua, hai giáo viên cấp I cũng đoạt giải (…). Những thành tích khiêm tốn trên đây, đặt vào điều kiện muôn vàn khó khăn của một huyện miền núi biên cương như Kỳ Sơn mới thấy hết ý nghĩa của nó” (Vùng đất hoa Cờ mạ) [33, tr.50]. Tác giả cũng trực tiếp chứng kiến một “điểm sáng” ở vùng biên cương của huyện Kỳ Sơn là trường cấp I-II Mường Lống. Nhà trường đã thành lập và chỉ đạo công tác nội trú. Ban nội trú tổ chức bán thuốc chữa bệnh, bán giấy, bút, có kế hoạch học

tập, sinh hoạt, lao động, văn nghệ…cho học sinh nội trú. Các giáo viên chủ nhiệm thường xuyên xuống thăm khu nội trú nắm tình hình học sinh, chăm sóc học sinh lúc ốm đau, giúp các em học bài, làm bài còn các em ngồi học bài, làm các bài tập một cách chăm chú... Như vậy, với vai trò là người chứng kiến, tác giả trần thuật lại chân thực về những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống vật chất tinh thần của giáo viên và cơ sở vật chất, tình hình học tập ở các trưởng rẻo cao của Nghệ An. Với cái nhìn khách quan, nhà văn biểu dương những thành tích đạt được và đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm duy trì, phát triển mô hình trường nội trú ở miền biên cương xa xôi của Nghệ An.

Vai trò là người chứng kiến, tham gia vào các sự việc còn thể hiện trong các bài ký: Con nhím xấu số, Con chuồn chuồn đỏ, Bắt đầu từ cây hoa hồng. Qua đó, tác giả gửi đến bạn đọc bài học đạo đức nhẹ nhàng, sâu sắc về cách ứng xử với tự nhiên xung quanh. Cuộc sống trở nên vui vẻ, có ích hơn bắt đầu từ hành động, việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa: “Từ đó, con tôi không bao giờ chê nơi đây buồn tẻ nữa. Nó đã có một thế giới tự nhiên xung quanh xinh đẹp, thơ mộng. Thế giới đó bắt đầu từ cây hoa hồng. Mà cây hoa hồng là do bàn tay và tình yêu cái đẹp của chúng tôi tạo nên” [32, tr.86].

Việc sử dụng nhân vật trần thuật ngôi thứ nhất đã góp phần tăng tính xác thực của con người và sự việc trong ký của La Quán Miên và tạo thuận lợi cho việc bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong một số truyện của La Quán Miên (Người bán khỉ, Thầy mo ra đi và những cuốn sách cổ, Cuộc gặp gỡ với bà Nhạ Póm, Bản nhỏ tuổi thơ, Vận may của người thợ săn...) cũng có sự xuất hiện của nhân vật trần thuật là “tôi” ở ngôi thứ nhất và chính là tác giả.

Trong truyện Người bán khỉ, người trần thuật là người chứng kiến trong một lần đi chợ với bố lúc còn nhỏ (chính là tác giả). Với phương thức trần thuật này, La Quán Miên đã kể lại tất cả những gì mắt thấy tai nghe từ không khí của buổi chợ, tiếng kêu của con khỉ đang cào cấu trong lồng đến tiếng rao bán,

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí