Ngôn Ngữ Gần Với Cách Diễn Đạt Của Đồng Bào Thái

Trong truyện Tình yêu của hổ, nhà văn khép lại bằng cái kết theo quy luật nhân - quả: ở hiền gặp lành: “Nghe tôi kể xong, mọi người đều cho rằng con hổ đó đã yêu cô Xáo-ngam. Con hổ đã yêu, phải, một tình yêu không hề mang tính thú vật, hơn thế nữa, một tình yêu không ích kỷ, không tầm thường một tý nào” [32, tr.27].

Trong truyện Hai người trở về bản, sau khi đã kể về cái chết của Húa Cộc và sự cao chạy xa bay của Ỏn La, tác giả khép lại bằng kết thúc mở: “Bản Dốn từ đó không sao trở lại yên tĩnh được nữa. Mọi người như vừa qua cơn ác mộng. Họ nhận ra có nhiều câu hỏi đang treo lơ lửng trên đầu bản quê nhỏ bé của mình” [32, tr.18]. Kết thúc mở đưa đến cho người đọc một dòng chảy của cuộc sống chưa hoàn thành, vẫn còn tiếp diễn đồng thời nó thôi thúc người đọc cùng suy ngẫm với nhà văn về nhân cách, số phận con người trong cơn bão của cơ chế thị trường, cuộc sống hiện đại.

Xây dựng cốt truyện theo trình tự thời gian, kết thúc có hậu và cách cấu trúc truyện ngắn gọn khiến cho truyện của La Quán Miên gần gũi với độc giả, nhất là độc giả miền núi dễ dàng tiếp nhận, thưởng thức tác phẩm. Tuy nhiên cách xây dựng cốt truyện truyền thống như vậy sẽ không tránh khỏi sự đơn điệu. Có thể thấy ngòi bút La Quán Miên chưa đạt được tính hiện đại cao so với cách viết truyện hiện đại với cách viết mới, sáng tạo (cốt truyện tâm lý, đảo ngược thời gian…). Đó cũng là vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số để nâng cao trình độ nghệ thuật trong sáng tác của mình.

3.3. Ngôn ngữ gần với cách diễn đạt của đồng bào Thái

Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ bởi ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Là người con của dân tộc Thái, sống hòa mình giữa cộng đồng dân tộc, La

Quán Miên hiểu sâu sắc cách nghĩ, cách làm, cách nói năng của đồng bào mình. Khảo sát các tác phẩm của La Quán Miên, chúng tôi thấy ngôn ngữ có những đặc điểm sau đây:

Khi đọc truyện của La Quán Miên, chúng ta dễ dàng bắt gặp những từ, câu văn, đoạn văn mang ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Thái. Khi hỏi thăm sức khỏe của nhau, đồng bào Thái có cách hỏi thăm rất đặc trưng:

- “Nhăng cỏi dủ bỏ, ông ơi?” – Côn Mảy chào bằng tiếng Thái, nghĩa là, “Có khỏe không ông ơi”

- “Cỏi dủ” (Mạnh khỏe lắm) – Ông Nang đáp lại bằng tiếng Thái – Đó cũng thầy giáo à? – Thầy giáo “xay tay” à? (thầy giáo người Thái à?)

(….) Vợ ông Nang, mặc váy áo, đội chiếc khăn mới ra chào Văn Giả và Côn Mảy:

- Khách xa hay khách gần? Đã lâu không thấy, không gặp, bản thân, bố mẹ, anh chị, vợ con, cháu chắt có được bình an, “mát ruột” không?

Văn Giả hiểu “mát ruột” nghĩa là không ốm, sốt gì, liền trả lời:

- Dạ, mạnh khỏe cả ạ.

Côn Mảy giơ hai tay lên trước ngực, đáp lại:

- Dạ, chúng con vừa là khách xa vừa là khách gần. Cảm ơn bác có lời hỏi thăm, bản thân ông bà, bố mẹ, anh chị đều mạnh khỏe, không “nóng ruột” gì. Còn bác và bác ông, anh chị, các cháu của con lâu ngày không gặp, nhiều ngày không thấy, có được bình an, mạnh khỏe không ạ?

- Cảm ơn anh có lời hỏi thăm – Bà trả lời – chúng tôi, mọi người trong gia đình, đều khỏe cả, đều “ăn ngon, ở yên” cả” [38, tr.44-45].

Trên đây là đoạn đối thoại hỏi thăm về sức khỏe giữa Hiệu trưởng Văn Giả, Côn Mảy và vợ chồng ông Nang trong truyện Năm học đã qua. Đối với người Thái ngoài cách nói trực tiếp, họ thường dùng những từ như: “mát ruột”,

“nóng ruột”, “ăn ngon, ở yên” cả”...để nói về sự khỏe mạnh, ốm đau. Trong đoạn thoại này, La Quán Miên đã khéo léo cài vào trang viết những lời hỏi thăm dưới dạng song ngữ: “Nhăng cỏi dủ bỏ, ông ơi?” (Có khỏe không ông ơi?), “Cỏi dủ” (Mạnh khỏe lắm), Thầy giáo “xay tay” à? (thầy giáo người Thái à?) như để người đọc chạm vào lời ăn, tiếng nói của người Thái quê ông. Qua những lời chào hỏi trên, độc giả biết được đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Thái; hiểu rõ thái độ, tình cảm của người nói.

Một trong những đặc điểm về cách diễn đạt của người miền núi nói chung và người Thái nói riêng là hay so sánh, ví von, nói có hình ảnh. Lối tư duy mang tính hình tượng, cụ thể của người Thái được thể hiện rõ qua cách diễn đạt của họ. Để miêu tả vẻ đẹp của cô gái bản Tín Pu (Nhả Póm), La Quán Miên sử dụng thủ pháp so sánh độc đáo và đậm bản sắc văn hóa:“Nàng bước đi uyển chuyển như vượn”, “Da trắng hồng như cánh hoa ban”, “Tóc nàng xanh như rêu dưới suối” [46, tr.90]. Ở đây vẻ đẹp mềm mại, nữ tính, thanh khiết của thiếu nữ miền núi đã được nhà văn qui chiếu về hình ảnh thiên nhiên quen thuộc của miền núi: hoa ban, rêu suối... Cách so sánh ví von đó ta cũng bắt gặp trong sáng tác của nhiều nhà văn dân tộc thiểu số khác như: Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Sa Phong Ba, Kha Thị Thường…Để miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh của Sín (Hoa bay cuối trời), nhà văn Cao Duy Sơn so sánh: “to khỏe như ngựa đực chưa thuần, gái khắp vùng thấy Sín đều như kẻ thèm quả mác kham” [59, tr.46]. Vẻ đẹp của Dình (Hoa bay cuối trời) được ví: “Mặt nàng đẹp như bông đào trong trắng. Nụ cười bẽ lẽn, mắt chớp như cánh vẫy của loài bướm hoa…da mịn như mỡ đông, tươi mắt như sương loang mặt hồ” [59, tr.83]. Còn khi muốn làm nổi bật tình cảm vợ chồng giữa Huyên và vợ không mặn nồng, La Quán Miên đã so sánh với con suối mùa đông cạn khô: “Càng ngày vợ chồng càng hờ hững như con suối mùa đông”. Không có tình yêu, không có hạnh phúc, để giải thoát và không ràng buộc lẫn nhau, vợ Huyên đã nói: “Thôi, đừng quấn lấy nhau như cái dây rừng nữa” [32, tr.53]. Cũng hình ảnh con suối

mùa đông, trong truyện Chuyện cô Xong-phua, tác giả đã ví cuộc sống buồn tẻ, lạnh lẽo của gia đình anh Mư-xẳn: “Cuộc sống của gia đình anh Mư-xẳn cứ thế trôi qua như dòng suối mùa đông” [33, tr.105].

Để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên, La Quán Miên cũng sử dụng thủ pháp so sánh, ví von với những hình ảnh sinh động, phù hợp với cách nói của người miền núi. Chẳng hạn, tả hoa ban nở rộ khắp rừng núi, ông ví với đàn bướm khổng lồ: “…rừng hoa ban nở trắng…như một đàn bướm khổng lồ đậu xuống núi rừng” [34, tr.52], tả mặt trời mọc: “Vừng dương đỏ rực như quả mạc cà từ từ nhô lên khỏi dãy núi Phá Chon” [36, tr.11], những đám khói bếp nhà sàn bốc lên: “Những đám khói bốc lên bay ngang mặt trời sáng loáng từng lúc như vảy cá Pa Xàm đang nổi lượn gần mặt nước ngày nắng ra” [38, tr.5], trời xanh mây trắng cũng được ví: “Trời xanh thăm thẳm như màu áo của người con gái. Mây trắng nhẹ, xốp như bông, lóe lên ở chân trời như nón trắng của người xa đang vẫy” [38, tr.170]. Trong ánh mắt trẻ thơ, chiếc máy cày được ví với hình ảnh thật ngộ nghĩnh, quen thuộc: “Máy cày như những con trâu đỏ hăm hở lật những luống đất nâu” [33, tr.7].

Ngoài ra, trong sáng tác của La Quán Miên, chúng ta gặp nhiều từ cảm thán, câu cảm thán như: chao ôi, ối…ối, trời ơi, ơ, ôi dào, hỡi ôi…, và khẩu ngữ như: lão, bà ta, anh ta, thằng, quái, trời đánh thánh vật, hầy dà, hầy... Chúng tôi đã tiến hành khảo sát vấn đề này trong hai tập truyện và ký Hai người trở về bản Trời đỏ. Dưới đây là kết quả khảo sát cụ thể:

Bảng khảo sát các từ, câu cảm thán và lớp từ khẩu ngữ trong tập truyện và ký Hai người trở về bản Trời đỏ

TT


Tên tập truyện và kí


Trang

Số lượng trang

Từ, câu cảm thán

Khẩu ngữ

Số lượt xuất hiện

Tần xuất xuất

hiện/trang

Số lượt xuất hiện

Tần xuất xuất

hiện/trang

1

Hai người trở

về bản

7 đến 39

32

35

1.09

104

3.25

2

Trời đỏ

7 đến 38

31

20

0.64

38

1.23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Truyện và ký La Quan Miên - 12


Qua bảng khảo sát trên, chúng ta nhận thấy trong tập truyện và ký Hai người trở về bản, tần xuất xuất hiện các từ, câu cảm thán và khẩu khẩu ngữ trong 32 trang khá cao. Trong đó, tần xuất xuất hiện từ, câu cảm thán là 1.09 từ/trang đặc biệt khẩu ngữ xuất hiện với tần xuất cao: 3.25 từ/trang. Sau đây là một số ví dụ:

- “Ònla chích cho Húa Cộc một mũi tiêm, khi rút kim tiêm ra thì Húa Cộc tắt thở. “Trời ơi! Trời ơi!”. Vợ chồng ông Húa Mộng đập đầu xuống sàn nhà kêu khóc” (Hai người trở về bản)

- “Đến cửa rừng “chẩu đẳm” kiểm mặt, thấy thiếu người chuyên “đón lõng” con thú. Ông bị ốm. Gay quá! Gay quá! Ai thay bây giờ!”.

- Trời ơi! Một ông ba mươi to lớn!” (Chạy hổ) Qua các ví dụ trên, các từ, câu cảm thán: “Trời ơi! Trời ơi!”, “Gay quá!

Gay quá!” đều nhằm mục đích bộc lộ sự đau đớn của vợ chồng Húa Mộng trước cái chết oan uổng của đứa con trai; nỗi lo lắng của trưởng tộc khi chưa có ai đón lõng thay người bị ốm; sự sợ hãi của lão Khì-cá khi nhìn thấy con hổ.

La Quán Miên là một nhà văn vận dụng khá thành công lớp khẩu ngữ vào ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật:

- “Ài-háo nghi ngờ, hỏi:

- Khì-lặc! Cha con ông cũng bắn được con lợn à? Cho coi một tý.

- Coi, coi cái gì! Tối đến nơi rồi! Lão hốt hoảng. Ài-háo tiến đến gần, sờ vào con lợn, nói:

- ! Đây là con lợn của tôi mà!

- Hề, nhận quàng! Lợn tao bắn được! Lão nói bừa.

(Lão trộm lợn rừng)

- Nghịch gì mà nghịch không phải cách! Chơi gì mà chơi không phải lối! Ông mối càu nhàu.

- Cứ tưởng chúng nó khoát “chúc phúc” lấy lệ! Hây dà! - Ổng Xốp Quàng cũng lắc đầu tỏ vẻ ngán ngẩm” (Đám cưới trong bản nhỏ) Trong các ví dụ trên, cách xưng hô, cách diễn đạt của nhân vật: “Hề, nhận quàng”, “tao”, “lão”, “Nghịch già mà nghịch...Chơi gì mà chơi”, “Hầy dà” gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, thể hiện sự thẳng thắn, bộc trực nhưng thoải

mái trong giao tiếp của đồng bào dân tộc Thái.

Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng lớp từ khẩu ngữ để miêu tả ngoại hình, tâm trạng, thái độ của nhân vật. Người đọc không quên dáng vẻ tiều tụy của ông Húa Mộng (Hai người trở về bản) sau cái chết của con trai: “Ông Húa Mộng gầy rộc đi, rụng trọc tóc, trông như cái thây ma”. Tâm trạng bực tức, giận dữ của lão Xía-ki, sự sợ hãi của bà vợ khi hổ mẹ đến trả thù: Lão Xía-ki vùng dậy khỏi giường, vớ lấy khẩu súng, cầm đèn pin chạy xuống thang thì không thấy bò đâu nữa. Chuồng sập. Dấu hổ nát vườn. Rõ ràng là hổ đã bắt bò đi. Lão Xía-ki càng điên máu. Vợ lão rụng rời chân tay...” (Hổ báo thù) [32, tr.11].

Bản chất của nhân vật cũng được nhà văn miêu tả qua lớp từ khẩu ngữ. Lão Khì-lặc (Lão trộm lợn rừng) chuyên ăn trộm được miêu tả: “Đã trộm lại hay chối, hay gây sự. Lão Khì-lặc ở bản Pả-mạy là một tên trộm như thế. Lão xoáy từ con gà, con vịt, quả đu đủ, buồng chuối, đến con cá dưới ao, quả dứa trên rẫy...lão trộm mà chưa một lần bị tóm. Nói, thì lão cãi phăng[32, tr.28],

“Thật đúng là trộm mãi, trộm già đời như lão mà vẫn có ngày bị tóm. May mà người ta không cho lão một trận nhừ đòn[32, tr.30].

Như vậy, việc sử dụng từ, câu cảm thán và lớp từ khẩu ngữ trong ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã cho ta thấy ngôn ngữ trong sáng tác của La Quán Miên đậm chất đời thường, gần với “lời ăn tiếng nói” mang tính bộc trực của người miền núi. Cách sử dụng ngôn ngữ như vậy đã thu hẹp khoảng cách giữa nhân vật, người trần thuật và độc giả.

Chúng ta cũng biết ngôn ngữ giao tiếp là tiêu chí quan trọng để phân biệt người này với người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Đọc các sáng tác của La Quán Miên, chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa miền núi cũng được thể hiện qua lớp ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, hồn nhiên, thô mộc. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát vấn đề này trong tập truyện và ký Trời đỏ, truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ, Năm học đã qua. Kết quả, trong 12 trang (từ trang 7 đến 19) và 18 trang (từ trang 24 đến 41) của tập truyện và ký Trời đỏ, chúng tôi thống kê được lần lượt là 11 và 8 đoạn đối thoại ngắn. Đặc biệt, trong tập truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều đoạn thoại ngắn gọn. Cụ thể, trong 22 trang (từ trang 17 đến 38) có 13 đoạn và trong 39 trang (từ trang 41 đến 79) có 14 đoạn. Trong 100 trang đầu tiên của tập truyện vừa Năm học đã qua, chúng tôi thống kê được 18 đoạn thoại ngắn gọn.

Ví dụ đoạn đối thoại giữa hai vợ chồng Thò Bá Nểnh và Y May trong truyện Phát súng trong sương mù:

“ - Thầy giáo Long đâu? – Thò Bá Nểnh hỏi Y May, mắt đảo quanh nhà.

- Chưa lên.

- Thằng thầy giáo bản Nọng Đìa đã lên hôm qua.

- Họ bảo hai ngày nữa lên.

- Đúng thế à!

- Anh ăn nhé?

- Không.

- Đi ngủ đi!

- Vội lắm.

- Đừng đi nữa.

- Không.

- Đi rồi lại về nhé.

- Hai ngày thì về” [34, tr.68]

Qua đoạn đối thoại trên, ta thấy lời đối thoại của hai nhân vật ngắn bởi nó được tỉnh lược một số thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả hai tạo nên những câu ngắn: Thầy giáo Long đâu? Họ bảo hai ngày nữa lên, Anh ăn nhé? (câu đơn có cấu tạo chủ - vị); chưa lên, không, đi ngủ đi, vội lắm, đừng đi nữa đi rồi lại về nhé, hai ngày thì về (câu rút gọn)…Lời thoại giữa Y May và Thò Bá Nểnh chân thật, gần với ngôn ngữ đời thường, không bóng bẩy đưa đẩy, cốt truyền tải đủ lượng thông tin cho câu hỏi trước đó.

Trong Bản nhỏ tuổi thơ, ta cũng bắt gặp nhiều đoạn đối thoại ngắn gọn, hồn nhiên, vô tư của những đứa trẻ miền núi. Đây là đoạn đối thoại giữa cậu bé Chở Là Nhôn với Pỏn, Bôi khi nghe tin sắp được đi học:

“- Này, chúng mày ơi! – Tôi ngửa cổ nói với hai thằng đang ở chót vót trên ngọn cây nhãn – Ta sắp đi học rồi!

- Học a? Ai bảo mày? Thằng Pỏn ngạc nhiên, tụt xuống gốc, hỏi dồn tôi dập.

- Bố chúng ta nói! Bố chúng ta nói. – Tôi nói thế, vẻ quan trọng:

- TaThế này mà đã đi học a? – Thằng Bôi vẫn đang ở trên cây, miệng nhai “tóp tép”, nói – Anh tao mười lăm tuổi mới đi học. Ta mới có tám tuổi mà!

- Hề! Trẻ con bây giờ đi học sớm hơn. – Tôi nói vẻ hiểu biết.

- Thế ta đi học ở đâu? Ai làm thầy? – Thằng Pỏn hỏi, và đưa cho tôi một chùm nhãn. Bố chúng ta đang bàn. Còn hỏi đã. – Tôi thông báo.

Thằng Bôi bỗng bật cười ha hả:

- Thế mà bảo đi học! Ha ha…Này, tóm lấy này!

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí