Nội Dung Đề Tài Và Thể Loại Cuộc Thi:

79.Lâm Tiến (2013), “Văn học dân tộc thiểu số đang chịu số phận bên lề”, Báo Văn nghệ trẻ, số 20.

80.Bùi Thu Trà (2001), Hình tượng người phụ nữ trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ.

81. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.

82.Võ Quang Trọng (1997), Vai trò của văn học dân gian đối với văn xuôi hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.

83.Trần Thị Việt Trung, Vũ Thị Vân (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm riêng của thơ ca dân tộc Thái thời kì hiện đại”, Tạp chí Khoa học & công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 3, tập 2.

84.Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2010) Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên.

85. Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (chủ biên), (2011) Văn học dân tộc dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – một số đặc điểm. Nxb Đại học Thái Nguyên. 86.Vương Trung (1994), Mối tình Mường Sinh (tiểu thuyết), Nxb Văn hóa dân

tộc, H.

87.Vương Trung (2007), Đất bản quê cha (tiểu thuyết), Nxb Văn hóa dân tộc, H. 88.Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân,(1987), Truyện cổ các

dân tộc ít người Việt Nam (tập 3), Nxb Văn học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

89. Vũ Thị Vân (2007), Thơ ca dân tộc Thái thời kì hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

90.Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (2006), Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Truyện và ký La Quan Miên - 14

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

CÁC GIẢI THƯỞNG CỦA NHÀ VĂN LA QUÁN MIÊN

I. Văn xuôi

1. Hai người trở về bản (truyện và ký), Giải B Hồ Xuân Hương, Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An, 1997.

2. Vùng đất hoa kờ mạ (truyện và ký), Giải Khuyến khích của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 1998.

3. Bản nhỏ tuổi thơ (truyện vừa), Giải A Hồ Xuân Hương của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An, 2002.

4. Năm học đã qua (truyện vừa), Giải C Hồ Xuân Hương của Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An, 2002.

5. Giải 3 cuộc thi “Cuộc thi sáng tác về Volgagrad (mở rộng về nước Nga)” nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad 1943-2013 do Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga và Hội người Việt Nam tại thành phố Volgograd tổ chức, trao ngày 2/9/2013, cho các hồi ký Ấn tượng đầu tiên và mãi mãi, Volgograd bốn mùa, Những bữa cơm thường ở Volgograd, Volgograd - tôi và sách và truyện ngắn Tình người Volga.

II. Nghiên cứu, sưu tầm và dịch

1. Đám cưới trên núi (Sưu tầm,biên soạn), Nxb Nghệ An, 1997, giải KK của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An, (1997-2002).

2. Chim yểng (sưu tầm và dịch), Nxb Nghệ An, 1997, giải KK của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 1997.

3. Ca dao Thái Nghệ An (Sưu tầm, dịch) giải Nhì B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 1998.

4. Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An, đồng giải 3B của Hội Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 1998.

5. Nghề dệt thổ cẩm Thái Nghệ An (Nghiên cứu), giải KK của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 1998.

6. Đám cưới truyền thống của người Thái Nghệ An (Nghiên cứu), giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 1999.

7. Tiễn hồn lên Then Nà & Đám cưới truyền thống của người Thái Nghệ An, giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 1999.

8. Tục lệ buộc vía của người Thái Nghệ An, giải Nhì B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2000.

9. Làng bản Châu Quang (địa chí văn hóa), giải KK của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2000.

10. Xuống mường,Trông mường và Xuống mường dưới đất (Sưu tầm,dịch), giải 3B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2001.

11. Tục lệ buộc vía của người Thái Nghệ An (Nghiên cứu), giải Nhì B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, năm 2001.

12. Đám cưới trên núi (sưu tầm, biên soạn), giải KK của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nghệ An mang tên Hồ Xuân Hương (1997-2002).

13. Tang lễ Thái Nghệ An - khảo sát các nghi lễ chính, giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2003.

14. Nhuôn - làn điệu dân ca Thái Nghệ An (Nghiên cứu), giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2004.

15. Múa hát mừng nhà mới (Sưu tầm, biên soạn), giải 3B, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2005.

16. Khủn Tưởng, Khủn Tinh, Nàng Ni (Sưu tầm và dịch), giải KK của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2006.

17. Xuối - làn điệu dân ca Thái Nghệ An (Khảo cứu), giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2006.

18. Tục ngữ Thái giải nghĩa (Khảo cứu), giải 3B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2007.

19. Tặc xáo khạch - Một lối hát đối đáp, giao duyên của ngời Thái Nghệ An

(viết chung) giải KK, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2007.

20. Xứ Thôn (truyện thơ), giải 3B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2008.

21. Lai Khủn Chưởng, giải Nhì B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2008.

22. Quam tạ - câu đố Thái Nghệ An, giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2009.

23. Lai chang nguyến (truyện thơ), giải KK của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2009.

24. Quam lếch nọi - đồng dao Thái Nghệ An, giải KK của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2010.

25. Địa danh Thái Nghệ An, giải 3A của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2010.

26. Lai Khủn Chưởng / Truyện Khun Chương, giải B của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS VN, 2011.

27. Lai Khủn Chưởng / Truyện Khun Chương, giải A của giải Hồ Xuân Hương lần thứ IV (2005 – 2010).

28. “Văn hóa dân gian dân tộc Thổ ở Nghệ An” “Chim yểng”, Giải 3 B của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, 2013

29. Tục lệ buộc vía người Thái Nghệ An, Giải B của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2013

Phụ lục 2

Tổng kết cuộc thi sáng tác về Volgagrad và nước Nga nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad (1943-2013)

29.08.2013 01:50

Cuộc thi thu hút được sự tham gia của nhiều bạn đọc người Việt trong nước 1

Cuộc thi thu hút được sự tham gia của nhiều bạn đọc người Việt trong nước, tại LB Nga, và các nước khác,. Trong nước có các tác giả từ Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh. Trong số này có những tác giả đã từng sống tại Volgagrad, tại LB Nga về nước, đã thành danh và là những nhà thơ có tên tuổi như Nguyễn

Đình Chiến, Bùi Quang Thanh, Trần Hậu, Triệu Lam Châu, Quán Vi Miên…có nhiều người chưa từng đặt chân lên đất nước Nga nhưng vẫn viết đầy cảm hứng về Volgagrad và nước Nga như bác sĩ Tôn Thất Toàn (Nha Trang), nhà giáo Lê Văn Hảo (Phú Yên), Nguyễn Thảo Nguyên, Hàn Phong Vũ (TPHCM)…

I. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC:

Do Hội Người Việt Nam tại Volgagrad và Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại LB Nga đồng tổ chức.

II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI VÀ THỂ LOẠI CUỘC THI:

Phạm vi đề tài: Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp; Tinh thần yêu nước, chiến thắng vĩ đại của nhân dân Volgagrad anh hùng (trước kia là Xtalingrad); Những kỷ niệm đáng nhớ trong thời kỳ sinh sống lao động, học tập tại Volgagrad và nước Nga; Tình cảm gắn bó giữa người Việt Nam với nhân dân Volgagrad sở tại và nước Nga; Phản ánh đời sống cộng đồng của người Việt Nam tại Volgagrad và ở nước Nga; Tình yêu lứa đôi….

Nội dung đề tài chính là viết về Volgagrad, có mở rộng ra về nước Nga

Thể loại:

1. Thơ: Thơ truyền thống (Lục bát, song thất lục bát); Thơ tự do…

2. Văn: Truyện ngắn, Ký (hồi ký, bút ký, phóng sự…)

3. Tranh, Ảnh nghệ thuật (Tranh sơn dầu, tranh lụa, màu nước… Ảnh màu, ảnh đen trắng…)

4. Âm nhạc: Sáng tác ca khúc

III. THỜI GIAN TỔ CHỨC:

Phát động từ 15 11/2012, kết thúc vào 30/5/2013. Dự định tổng kết và trao giải tháng 6 - 2013, nhưng sau kéo dài thêm đến 15/8 và Tổng kết trao giải Nhân dịp Lễ Kỷ niệm CMT8 và Quốc khánh 2-9 -2013

IV. TỔNG KẾT CUỘC THI

A. Thành phần, Số lượng tác giả và tác phẩm dự thi.

- Thông báo về cuộc thi được đăng trên các trang volga-viet.com, ngươibanduong.net, mekongnet.ru, nguoibienden.org, baonga.com.

- Cuộc thi thu hút được sự tham gia của nhiều bạn đọc người Việt trong nước, tại LB Nga, và các nước khác,. Trong nước có các tác giả từ Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh. Trong số này có những tác giả đã từng sống tại Volgagrad, tại LB Nga về nước, đã thành danh và là những nhà thơ có tên tuổi như Nguyễn Đình Chiến, Bùi Quang Thanh, Trần Hậu, Triệu Lam Châu, Quán Vi Miên…có nhiều người chưa từng đặt chân lên đất nước Nga nhưng vẫn viết đầy cảm hứng về Volgagrad và nước Nga như bác sĩ Tôn Thất Toàn (Nha Trang), nhà giáo Lê Văn Hảo (Phú Yên), Nguyễn Thảo Nguyên, Hàn Phong Vũ (TPHCM)…

Tại Nga, tham gia đông nhất là các bạn sinh viên các trường ĐH Volgagrad. Tại Ucraina có các tác giả từ Kiev và Kharkov (Đỗ Thị Hoa Lý và Vũ Tuấn Hoàng). Có những người gửi dự thi cả thơ và văn như Quán Vi Miên, Phạm Thuận Thành, Hoàng Thảo Chi. Có nhiều tác giả mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất, vừa mới đặt chân lên mảnh đất Volgagrad như Du Du, Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Thanh Cầm…

Thơ: Có 21 tác giả dự thi với 117 tác phẩm, trong đó có 1 trường ca. Người có só lượng tác phẩm dự thi nhiều nhất là nhà thơ Triệu Lam Châu, cựu sinh viên Địa chất tại Saint Peterburg có 5 bài viết về Volgagrad và hàng chục bài thơ về nước Nga và thơ tình. Tác giả Đoàn Huy Hoàng, SV Đại học Kiến trúc Volgagrad có 25 bài thơ tình với 1 trường ca…

Văn xuôi: Có 33 tác phẩm của 12 tác giả, trong đó Quán Vi Miên là người có nhiều tác phẩm dự thi nhất: có đến hơn 10 Hồi ký về Volgagrad.

Tranh: Mảng này ít có người tham gia. Có 1 tranh cổ động của Nguyễn Văn Minh – Nguyễn Thanh Cầm sinh viên năm thứ nhất của trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Volgograd, 6 tranh ký họa chân dung bè bạn Nga của Tạ Bạch Hưng, Trường ĐH Xây dựng Volgograd.

Ảnh: có 3 tác giả dự thi. Tất cả đều ở Volgagrad: Đặng Công Nghĩa (2 ảnh), Tạ Bạch Hưng với chùm 41 ảnh. Nguyễn Trương Thanh Hiếu ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Volgograd (3 ảnh).

Nhạc: Chỉ có 1 ca khúc dự thi duy nhất của Bác sĩ Tôn Thất Toàn (Nha Trang) Ca khúc mang tên" Mẹ Tổ quốc gọi ta"

B. ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO NỘI DUNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC TÁC PHẨM DỰ THI:

B1. Thành phần Ban giám khảo

1. Ông Dương Hải An – Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Volgagrad: Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng Ban Giám khảo

2. Ông Châu Hồng Thủy – Nhà văn, Chủ tịch Hội VHNTVN tại LB Nga: Phó Ban (chuyên môn)

3. Ông Nguyễn Huy Hoàng – Nhà thơ, UVBCH Hội VHNTVN tại LB Nga: Ủy viên

4. Ông Phạm Hồng Hà – Nhạc sĩ, Họa sĩ – Phó Chủ tịch Hội VHNTVN tại LB Nga: Ủy viên

5. Ông Vũ Xuân Hương – Nhà thơ, Họa sĩ, Nguyên Trưởng ban BT tạp chí Tài hoa trẻ (trong nước): Ủy viên

B2. Đánh giá:

Thế mạnh nổi trội của cuộc thi là mảng Thơ và Truyện ký. Các mảng nghệ thuật khác như Tranh, Ảnh, Ca khúc hầu như rất mỏng.

1. Thơ:

Về đề tài Volgagrad: Hầu như mỗi tác giả đều ít nhất có 1 bài thơ về Volgagrad. Riêng Đoàn Huy Hoàng có cả một trường ca 5 chương. Triệu Lam Châu (Phú Yên) 5 bài, Hàn Phong Vũ (TPHCM) 4 bài, Đặng Hữu Trung (TPHCM) 3 bài, Lê Văn Hảo (Phú Yên) 2 bài…

Các bài thơ dự thi thường tập trung ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Volgagrad và của nhân dân Nga chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc trong trận đánh lịch sử Stalingrad, thể hiện lòng tự hào về truyền thống anh hùng Nga. Bức Tượng “Mẹ Tổ quốc kêu gọi” trên đồi Mamaiev trở thành tâm điểm khai thác của nhiều bài thơ để nói lên ý chí kiên cường của dân tộc Nga.

Cái khó cho các tác giả dự thi là, 70 năm qua, có hàng trăm, hàng nghìn bài thơ Nga và Việt nói về trận đánh Stalingrad, viết như thế nào để không trùng lặp, viết thế nào cho mới, cho hay?

Nhiều tác giả có cố gắng tìm tòi, không thiên về mô tả, kể lể.

Lê Văn Hảo (Giáo viên Văn PTTH Phú Yên) trong bài thơ “Ngọn lửa vĩnh hằng”, thiên về suy ngẫm nỗi đau chiến tranh. Sông Volga vĩ đại, như lòng Mẹ bao dung, chứa hết vào mình nỗi đau mất mát hy sinh của những người con yêu của Tổ quốc: “Đừng lục tìm nơi nào trên dòng sông /Những xác người ngã xuống/Một thời đạn bom một thời khói lửa/ Sông Volga ôm tất cả vào lòng”. Bài thơ như một lời nhắc nhở: Đừng bao giờ quên nỗi đau chiến tranh. Đừng bao giờ để chiến tranh lặp lại. Bởi chiến tranh là hủy diệt: “ Máu trộn máu thịt xương phơi tuyết lạnh/Chiến tranh nào chẳng cứa mãi vào tim/… Ta có thể xẻ núi lấp sông/Nhưng không thể lấp được nỗi đau của người vợ khóc chồng, người mẹ khóc con/ Từng đêm từng đêm…” Hậu quả của chiến tranh thật dai dẳng: “Bảy mươi năm qua/Chạm ngón tay thịt xương còn nhức nhối/Hồn cỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023