Cấu Trúc Truyện Ngắn Gọn, Tự Nhiên Và Linh Hoạt

giọng nói, ngoại hình, tính cách, những hành động và cái giả phải trả của người bán khỉ. Tác giả trần thuật lại bộ dạng, cử chỉ sợ hãi, van xin của con khỉ tội nghiệp: “Con khỉ sợ hãi nấp vào trong lá cọ. Nó run rẩy nhìn xuống và hình như đang chắp hai tay làm như kiểu vái xin” [32, tr.8].

Trong truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ, người trần thuật là cậu bé Chở Là Nhôn (tên nhà văn lúc nhỏ) kể về những gì mình tham gia, chứng kiến vào sự việc, sự kiện. Chính vì vậy, khung cảnh bản làng, núi rừng bản Đôn, cuộc sống và con người nơi đây hiện lên tự nhiên trong cách nhìn, cách kể chuyện của trẻ thơ. Cậu bé Chở Là Nhôn kể niềm vui sướng, háo hức khi được đi học của mình và những người bạn. Cậu kể hồn nhiên về những buổi tập đọc, tập viết còn vụng về, khó nhọc; chuyện đi bẫy chim, chọi gà, đối mặt với bầy hổ của hai anh em. Từ chuyện dân bản làm đường, khai phá rừng làm nương đến không khí của ngày lễ gội đầu đầu năm, chuẩn bị và tiến hành lễ mừng tiếng sấm, lễ Cắm Phạ Ky Mọc, nghi thức thờ cúng tổ tiên, cưới xin, săn bắn, đón tết, nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần (hát Nhuôn, Lăm, Xuối) của người Thái…cũng được Chở Là Nhôn - người được tham gia, chứng kiến - kể lại tỉ mỉ, cụ thể. Cuộc sống, tính cách của người dân miền núi bản quê cũng hiện lên chân thực rõ nét qua lời kể của cậu bé; nhất là hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó: “Mẹ tôi, người nhỏ nhắn, ít nói, ham việc. Mùa rẫy, bố chặt cây, đẵn củi, đốt lá. Mẹ thu dọn, tấp gốc, tấp cành...vào bờ rào. Rồi mẹ tra lúa, ngô đậu, vãi kê (...). Một tay mẹ cầm cái gậy vót nhọn một đầu, hoặc một cái gậy có chắp một lưỡi dao để chọc lỗ. Một tay quờ ra sau giỏ, nhón lấy một ít hạt giống, thả xuống lỗ. Mẹ dùng chân lấp đất (...). Tinh mơ, mẹ đã tra hạt ở chân rẫy. Trưa mẹ lên đến đầu rẫy” [36, tr.107], “mẹ đem bông vải ra phơi. Mẹ ngồi cán bông, tiếng cán bông kin kít nhẫn nại từ sáng đến tối, từ tối đến khuya. Cán xong mẹ bật bông (...). Rồi mẹ ngồi quay sa, kéo sợi..Bông đã thành sợi, mẹ đem nhuộm màu...” [36, tr.109]. Là người trực tiếp trải qua những năm tháng tuổi thơ bên mẹ, tác giả có điều kiện thể hiện cảm nhận sâu

sắc của mình về nỗi vất vả sớm hôm của mẹ. Sử dụng nhân vật trần thuật là người trực tiếp tham gia, chứng kiến câu chuyện, La Quán Miên đã tạo độ tin cậy cao cho người đọc về những sự việc và con người được nói đến trong tác phẩm. Cách trần thuật này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người trần thuật thể hiện được cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của mình.

Nhà văn thường sử dụng chất liệu nghệ thuật giàu tính xác thực (địa danh có thực, nhân vật gần nguyên mẫu) và nhân vật trần thuật là người tham gia, chứng kiến và kể lại những gì “mắt thấy tai nghe” mà ít có sự hư cấu về nghệ thuật. Đặc điểm này cho thấy ngòi bút La Quán Miên chú trọng hơn vào vào nội dung phản ánh, ít dụng công về nghệ thuật; vì thế, cách viết của La Quán Miên khác với cách viết đầy biến ảo của các cây bút văn xuôi hiện nay.

3.2. Ảnh hưởng cốt truyện dân gian

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là: “hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành biện pháp cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức của tác phảm văn học thuộc các thể loại tự sự và kịch” [16, tr.99].

Như vậy cốt truyện là hình thức của phương diện nghệ thuật, là hệ thống sự kiện trong tác phẩm. Qua cốt truyện nhà văn thể hiện các tính cách nhân vật, tái hiện các xung đột xã hội và thể hiện phong cách, tài năng của nhà văn.

Theo khảo sát của chúng tôi, cốt truyện trong sáng tác của nhà văn La Quán Miên chủ yếu vẫn là cốt truyện truyền thống, miêu tả các sự kiện theo mạch thẳng thời gian và kết thúc đóng. Đây là một kiểu cốt truyện khá phổ biến trong văn xuôi của các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại như: Triều Ân, Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh, Kim Nhất, Y Điêng…

3.2.1. Cốt truyện theo trình tự thời gian

Để ghi lại cuộc sống đời thường của những con người miền núi, La Quán Miên sử dụng kiểu kết cấu phù hợp với trật tự của các sự kiện diễn ra theo thời gian, theo số phận cuộc đời của các nhân vật chính. Kiểu cốt truyện này xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

hiện trong hầu hết các tác phẩm của La Quán Miên: Hai người trở về bản, Chuyện về ông Phí Hà, Lão trộm lợn rừng, Chạy hổ, Coóng, Thầy mo ra đi và những cuốn sách cổ, Vận may của người thợ săn, Đám cưới trong bản nhỏ, Quán rượu núi, Năm học đã qua, Bản nhỏ tuổi thơ .v.v

Truyện của La Quán Miên kể về những con người đời thường với sinh hoạt hàng ngày nên lựa chọn kết cấu theo trình tự thời gian là phù hợp. Cuộc sống của con người trôi chảy theo dòng thời gian. Truyện Chuyện cô Xong- phua, hệ thống các sự kiện đơn giản và được kể lại một cách gọn gàng theo mạch thời gian cuộc đời của nhân vật chính - nhân vật Xong-phua. Truyện kể về số phận, cuộc đời đầy éo le, trắc trở của người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, thương yêu chồng con. Xong-phua lấy chồng nhưng người chồng thường ốm đau bệnh tật, một mình cô lo toan công việc. Khi anh Tái-mia tốt bụng xuất hiện, khát vọng, bản năng đánh thức cô nhưng cô không thể bỏ chồng đến với người đàn ông đó. Cuộc sống gia đình cứ thế trôi đi đến khi chồng chết, cô gục đầu vào anh Tái-mia, lúc này cô đã là người có tuổi, trải qua nhiều cay đắng.

Truyện và ký La Quan Miên - 11

Trong truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ, nhà văn cũng xây dựng cốt truyện theo trật tự thời gian. Chuyện được kể bởi nhân vật Chở Là Nhôn. Dưới con mắt trẻ thơ, cuộc sống, con người và những sự việc diễn ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bản Đôn tuần tự hiện lên trong một năm học lớp vỡ lòng của cậu bé. Chuyện được bắt đầu từ việc cậu bé Chở Là Nhôn sung sướng biết tin được đi học và buổi học đầu tiên của những đứa trẻ miền núi. Sau đó, các sự kiện, sự việc nối tiếp nhau theo trật tự trên trục ngang thời gian gắn liền với hoạt động của các nhân vật ở bản Chiêng Đôn. Kết thúc tác phẩm là buổi học cuối cùng của lớp vỡ lòng bản Chiềng Yên. Cách kể theo dòng thời gian của câu chuyện giống như đời sống thường nhật. Cốt truyện có phần đơn giản song bằng sự am hiểu sâu sắc về cách nghĩ, cách làm, cách nói của người dân tộc thiểu số, La Quán Miên giúp người đọc khám phá nhiều điều về thiên nhiên, cuộc sống, con người và những giá trị văn hóa, lịch sử trên quê hương ông.

Kiểu cốt truyện theo trình tự thời gian như vậy, chúng ta cũng bắt gặp trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc Thái khác như: Những bông ban tím, Gói lương hưu, Chuyện ông Póm tếu ở Nà Cút, Cú điện bỏ ngỏ,…của Sa Phong Ba; Má con bé Lai, Cửa hàng dược trong nghĩa trang, Cơn lốc đen,…của Cầm Hùng; Xuống núi của Vi Hợi; Bốc vía của Kha Thị Thường .v.v…

Kiểu cốt truyện theo trình tự thời gian khiến cho truyện của La Quán Miên gần gũi với những truyện dân gian.

3.2.2. Lối kết thúc có hậu, theo quy luật nhân quả

Là người chịu ảnh hưởng của văn học dân gian, nhà văn La Quán Miên đã xây dựng cốt truyện theo lối kết thúc có hậu, quy luật nhân - quả thể hiện một triết lí: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu cốt truyện này trong một số truyện như: Người bán khỉ, Hổ báo thù, Vận may của người thợ săn, Lão trộm lợn rừng, Ma suối, Tình yêu của hổ

Trong truyện Hổ báo thù, hệ thống sự kiện được nhà văn La Quán Miên trình bày theo trình tự nhân - quả:

Sự kiện 1: lão Xía-ki bắn con hổ mẹ và bắt hổ con về nhà (Nhân) Sự kiện 2: hổ mẹ đến bắt lợn, bò trong chuồng nhà lão Xía-ki. (Quả)

Sự kiện 3: người vợ khuyên thả hổ con về rừng nhưng lão vẫn một mực phải bắn được hổ mẹ. Một lần vào rừng, khi chưa kịp leo lên cây, hổ mẹ lao sát đến khiến lão ngã xuống đất (Nhân)

Sự kiện thứ 4: lão lăn ra ốm và chết. Lão chết vẫn bị hổ đào mộ (Quả)

Trong truyện này, lão Xía-ki một tay súng khét tiếng, sống giàu có nhờ việc săn bắn cuối cùng cũng phải trả giá cho hành động tàn nhẫn với thiên nhiên bấy lâu nay. Chính hành động bắt hổ con về nhà là nguyên nhân dẫn đến việc hổ mẹ đến bắt lợn, bò, phá chuồng, quần nát vườn nhà lão. Không nghe lời khuyên của vợ, lão vẫn tiếp tục gây sự với thiên nhiên. Vào rừng lão gặp lại hổ mẹ và bị oai hổ nạt là nguyên nhân dẫn đến cái giá lão phải trả bằng chính mạng sống của mình. Đúng như qui luật ở đời: gieo gió gặt bão; ác giả ác báo.

Tương tự như vậy, trong truyện Người bán khỉ, hệ thống các sự kiện cũng được trình bày theo trình tự nhân - quả rành mạch: nhân vật “tôi” đi chợ chứng kiến một người đàn ông đang rao bán con khỉ. Không may con khỉ chạy thoát, leo lên ngọn cây, mặc mọi người khuyên ngăn, lão dùng nỏ bắn chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả lão vấp phải cành cây, ngã trẹo chân. Đây là cái giá lão phải nhận khi không nghe lời khuyên của mọi người và cố tình gây sự với tự nhiên.

Cũng xây dựng cốt truyện theo quy luật nhân - quả, truyện Tình yêu của hổ có kết thúc trái ngược với hai truyện trên: trong một lần vào rừng cô Xáo- ngam đã cứu con hổ không may bị sập bẫy chính là nguyên nhân dẫn đến việc cả hai lần gặp lại cô trong rừng, con hổ đều tỏ lòng biết ơn đã cứu mình năm xưa. Chính vì vậy, một cô gái xinh đẹp, tốt bụng, nhà nghèo, chung thủy đã một lần bất hạnh trong hôn nhân cuối cùng cũng được hạnh phúc bên người mình yêu. Đây chính là cách kết thúc có hậu theo quy luật: ở hiền gặp lành.

Qua các truyện: Hổ báo thù, Người bán khỉ, Tình yêu của hổ ta thấy, các sự kiện được trình bày theo một trình tự rành mạch và kết thúc theo quy luật: khi con người tham lam, cố tình gây sự, phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên sẽ phải trả giá cho những hành động của mình; khi con người và thiên nhiên sống hòa hợp, nương tựa vào nhau sẽ có cuộc sống trở nên hài hòa, hạnh phúc.

Trong nhiều tác phẩm của các nhà văn dân tộc thiểu số cũng có kiểu kết thúc có hậu như vậy: Tháng năm biết nói, Dòng sông nước mắt, Lòng dạ đàn bà…của Vi Hồng; Thằng Hoán, Cuộc báo thù cuối cùng, Những đám mây hình người, Súc Hỷ…của Cao Duy Sơn; Chuyện trên bờ sông Hlinh của Y Điêng v.v... Trong truyện Thằng Hoán (Cao Duy Sơn), hệ thống sự kiện của cốt truyện diễn biến theo quy luật nhân - quả: Hoán là một chàng trai có ngoại hình dị dạng. Hơn mười tám tuổi, Hoán chỉ có hình dạng như đứa trẻ lên mười. Nhưng Hoán là người cần cù, khéo léo, tốt bụng. Vì ngoại hình xấu xí, 40 tuổi Hoán mới lấy được vợ. Vợ anh là Làn Dì - người phụ nữ lẳng lơ, bị gia đình

ruồng bỏ. Thị đồng ý lấy Hoán để có chốn nương thân. Chê chồng, thị ngoại tình và bỏ con cho Hoán để đi theo tay thợ cả. Bỏ đi khoảng ba bốn năm, Làn Dì trở về, bị đứa con từ chối và chấp nhận sự trừng phạt của lương tâm.

Môtíp “ở hiền gặp lành”, “kẻ gieo gió sẽ gặt bão” được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Sói mặt người của Cầm Hùng. Đó là Thảu Chương - một tên phản bội nhân dân, nham hiểm, độc ác cuối cùng cũng bị vạch mặt. Để che giấu tội ác, hắn định thủ tiêu Lả. Kế hoạch không thành, hắn lén lút đưa Lả đi phá thai. Được bầu vào ban quản trị và làm thủ kho lo liệu vật tư cho hợp tác xã, hắn tìm cách trục lợi cho bản thân. Sợ việc bại lộ, hắn đốt kho chứa thóc của hợp tác xã. Hắn đốt rừng lại vu khống cho người khác. Đằng sau vẻ bề ngoài lo lắng, sốt sắng cho công việc của bản là mưu đồ nham hiểm, chống phá chính quyền cách mạng. Cuối cùng, tội ác của hắn bị phơi bày trước nhân dân.

Có thể nói, xây dựng cốt truyện theo dòng sự kiện nhân - quả với kết thúc có hậu là sự kế thừa những ưu điểm của cốt truyện truyền thống của các cây bút văn xuôi người dân tộc thiểu số nói chung và nhà văn người Thái La Quán Miên nói riêng. Lối kết thúc có hậu khiến cho nhiều tác phẩm của La Quán Miên đậm chất nhân bản, hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống; đồng thời giúp độc giả dễ theo dõi truyện, dễ nắm bắt nội dung và ý nghĩa của truyện; phù hợp với đối tượng độc giả miền núi.

3.2.3. Cấu trúc truyện ngắn gọn, tự nhiên và linh hoạt

Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng cách xây dựng cốt truyện của văn học dân gian, cấu trúc truyện của La Quán Miên hết sức ngắn gọn, tự nhiên và linh hoạt Mở truyện, nhà văn La Quán Miên đi thẳng vào cốt truyện.

Truyện Thầy mo ra đi và những cuốn sách cổ được mở đầu bằng hoàn cảnh cô đơn, nghèo khổ của ông bà Mó La: “Hồi nhỏ, tôi đã thấy có ngôi nhà của ông bà Mó La ở cuối bản, bên gốc cây vải cổ thụ. Ngôi nhà sàn thấp, nhỏ làm bằng tre nứa sơ sài. Và, vợ chồng ông mo tuổi đã già, sớm tối sống thui thủi một mình, không con không cháu, không người lui tới” [32, tr.40].

Truyện Hổ báo thù được mở đầu bằng lời khái quát chủ đề của tác phẩm:“Người miền núi nói: “Con hổ không chủ tâm vồ người ăn thịt. Gặp người, hổ thường tránh. Hổ chỉ bắt người khi quá đói, hoặc khi bị tấn công, bị bẫy…”. ” [32, tr.10]. Cách mở truyện tự nhiên như vậy ta cũng bắt gặp trong các sáng tác của nhà văn dân tộc Thái khác như: Sa Phong Ba, Cầm Hùng, Kha Thị Thường. Truyện ngắn Sao lạ Phiềng Xa (Sa Phong Ba) được mở đầu hết sức tự nhiên: “Buồn cười lắm, cái lần đầu tiên ông É nhìn thấy bóng điện. Ông cứ trố mắt, ngửa cổ ngắm xem nó thắp bằng dầu gì, mà sáng khiếp!” [3, tr.88]. Trong truyện ngắn Chuyện ở chân núi Hồng Ngài, ông mở đầu bằng lời chửi yêu con trâu của lão Mờng: “Tao mổ mày ăn thịt! Tao mổ mày ăn thịt!Trời ơi! Đã bảo mà, mày cứ hay tách khỏi đàn đi ăn lẻ! Cho mày chết!” [6, tr.3].

Bên cạnh đó, diễn biến của một số truyện như: Chuyện về ông Phí Hà, Coóng, Quán rượu núi, Chạy hổ .v.v… có tiết tấu nhanh, linh hoạt và dễ theo dõi. Trong đó truyện Chuyện về ông Phí Hà là một minh chứng tiêu biểu: Hàng tuần, cứ đến thứ bảy, ông Phí Hà lại ngồi xe con về thăm nhà. Sáng chủ nhật, ông lại vác khẩu súng săn vào rừng. Trưa về, gánh trên vai mấy con khỉ bị túm chân tay, máu nhỏ giọt xuống đường. Bọn trẻ con “hả hê” chạy theo: “Gớm quá! Gớm quá!”. Bẵng đi một thời gian, không thấy ông Phí Hà về thăm nhà nữa. “Ông lên làm cán bộ tỉnh rồi!”(...). Thế rồi một ngày nọ, người ta thấy ông Phí Hà về thăm quê,(...). Bỗng một đoàn xe tải, xe ủi ùn ùn kéo lên. Họ ném từ trên xe xuống nào là gỗ, đá, sắt thép, xi măng. Cái nhà sàn của ông Phí Hà được dỡ xuống. Máy ủi hậm hực bò đi bò lại. Một tháng sau đã thấy mọc lên nào nhà, giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng trâu bò, lợn gà, ao cá…” [32, tr.22-23]. Những thắc mắc của dân bản bắt đầu xuất hiện và phần nào gợi mở lai lịch của ông: “Này, ông Phí Hà sao giàu thế, sao quyền to thế? Ông ta làm gì, ở đâu biết không?”. “Làm chủ tịch tỉnh còn gì nữa!”. “Không phải! Ông ta làm giám đốc Công ty Thủy lợi miền Tây đấy!...chứ ông ta trình độ lớp 3, biết gì về công tác thủy lợi mà làm giám đốc công ty thủy

lợi”, “À, ra thế”. Mấy tháng sau, ông Phí Hà đi được mấy tháng, rồi lại thấy ông Phí Hà về. Ông được nghỉ hưu (.…). Dân bản liền bầu ông làm chủ nhiệm hợp tác xã, bí thư chi bộ rồi làm chủ tịch xã…” [32, tr.23]. Lúc này nhân cách của ông cũng được hé lộ: “Có lần nửa đêm người ta bắt được ông sờ soạng trong buồng của bà chủ nhà”. “Đùng một cái, cả bản Đông Kẻ ngơ ngác thấy công an về còng tay ông Phí Hà, giải đi giữa bản” [32, tr.23]. Một câu hỏi ngắn gọn lại được đặt ra: “Sao thế! Sao thế!”. Nhưng rồi sau đó, dần dần có người biết chuyện gì đã xảy ra…”. Như vậy, ta thấy rất rõ tiết tấu của truyện nhanh. Điều này có thể lí giải bởi được tác giả triển khai bằng một một chuỗi câu văn có cấu trúc ngắn gọn, mạch truyện gọn và một loạt từ chỉ thời gian, mức độ nối tiếp nhau xuất hiện như: hàng tuần, cứ đến thứ bảy, bẵng đi một thời gian, thế rồi một ngày nọ, bỗng, một tháng sau, mấy tháng sau, đùng một cái tạo nên chuỗi sự kiện về lí lịch cán bộ của ông Phí Hà. Diễn biến nhanh, dễ theo dõi bởi truyện của nhà văn La Quán Miên thường triển khai theo một tuyến nhân vật, các sự kiện trong truyện ít.

Nếu như cách vào truyện của La Quán Miên nhanh, tự nhiên, linh hoạt thì kết thúc truyện của La Quán Miên cũng như vậy. Có lúc, kết thúc gợi ta liên tưởng đến những truyện ngụ ngôn truyền thống, có lúc kết thúc theo quy luật nhân quả: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão và có khi là kết thúc bỏ ngỏ.

Chẳng hạn, truyện Chạy hổ kể lại chuyện ông Khì Cá hăng hái nhận chân đón lõng trong cuộc săn, nhưng khi thấy hổ, lão hốt hoảng bỏ chạy. Kết thúc tác phẩm nhà văn viết: “Nhiều người nhao nhao trách ông Khì Cá: “Không đón lõng được thì giành lấy cái chân đó làm gì! Thiếu gì người làm được! Mà đã nhận thì phải gắng làm cho tròn!” “Thật là một cuộc săn nguy hiểm. Đó là một bài học. Sau này dân bản Đôn thỉnh thoảng lại nhắc chuyện ông Khì Cá chạy hổ để cười cho vui. Thật ra, chuyện đó không đáng cười tý nào” [32, tr.33]. Kết thúc này để lại bài học sâu sắc cho mọi người: khi đã nhận công việc thì phải làm tròn trách nhiệm của mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023