Sự Đồng Dạng Trong Truyền Thuyết Về Núi Non Xứ Lạng

tức là một đôi tiên. Và đôi vợ chồng tiên đó đã tạo ra giếng tiên đó”. Cũng có truyền thuyết cho rằng động song tiên là nơi hai ông tiên đánh cờ, một ông về trời trước, còn một ông ngủ quên hóa đá trong động. Giếng Tiên hay động Song Tiên là những dấu tích để lại của nhân vật trong truyền thuyết, vẫn tồn tại và được lưu truyền trong đời sống hiện nay.

Trong truyền thuyết Núi mặt Quỷ truyền thuyết về hòn đá Liễu Thăng, dấu tích để lại của tướng giặc Liễu Thăng sau khi bị quân ta chặn đánh, tiêu diệt: cách núi Yên Ngựa chừng 10 cây số, trước cửa làng Cóc, có một bãi đá nằm dưới miếng đất trũng, trông giống hình người bị chặt đầu, ruột lòi ra, nằm úp sấp. Dân làng gọi đây là hòn đá Liễu Thăng (Liễu Thăng thạch), dấu tích của nhân vật này đã được nhân dân ta truyền thuyết hóa, gắn với địa danh nơi hắn bị đánh bại: Phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ) và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải) qua đó như để nhắc nhở và khẳng định niềm tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Như vậy, qua tìm hiểu các truyền thuyết về núi non xứ Lạng, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của hai motif chính, đó là motif hóa thân sau khi chết của nhân vật motif dấu tích để lại của nhân vật. Hai motif này đều nói về kết thúc của nhân vật, đó không phải là các motif về sự ra đời mang yếu tố kì lạ, mà ở sự kết thúc của truyện kể. Các nhân vật hoặc là hóa thân thành núi đá, hoặc là để lại những vết tích của mình lại những địa danh có liên quan đến núi non.

2.2.5. Sự đồng dạng trong truyền thuyết về núi non xứ Lạng

Sự đồng dạng trong truyện kể dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng là hiện tượng một cốt truyện, một motif được kể lại ở nhiều vùng, được giải thích cho nhiều hiện tượng khác nhau. Dù trong quá trình kể có đôi chỗ

khác nhau ở chi tiết này hoặc chi tiết kia nhưng về cơ bản đều khá thống nhất về mặt cốt truyện để nhân dân mỗi nơi gửi gắm vào đó biết bao tâm tư, tình cảm, những vấn đề nhân sinh. Những tác phẩm này không bị khoảng cách của các địa phương ngăn cản trong quá trình hình thành, phát triển. Nhân dân vẫn lưu truyền nó và coi là sản phẩm tinh thần của mình.

Có thể nhận thấy trong truyền thuyết về núi non xứ Lạng có sự tương đồng lớn về motif, cốt truyện với truyền thuyết về núi non trên khắp vùng miền khác của đất nước ta. Tiêu biểu nhất là huyền thoại về hòn Vọng Phu. Huyền thoại này xuất hiện nhiều trong văn hoá dân gian Việt Nam, mỗi vùng mỗi khác, lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chung một mầu sắc dân dã, đầy kịch tính, tôn vinh người thiếu phụ thủy chung chờ chồng mòn mỏi đến hoá đá. Những chuyện tình đầy nước mắt đã biến những ngọn núi trầm tư rải rác từ Lạng Sơn, Thanh Hoá đến Nghệ An vào đến Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà... thành những huyền tích tuyệt đẹp.

Truyện về núi vọng phu ở mỗi nơi mang sắc màu phù hợp với từng tâm tư, thực tế cuộc sống từng nơi. Người chinh phụ ở Thanh Hoá phải chia lìa hạnh phúc do loạn lạc, chiến tranh. Những cuộc chiến triền miên khiến những chàng trai phải giã biệt vợ con để ra đi. Chẳng biết chồng mình đang trấn thủ, lưu đồn nơi nao hay đã vùi thây trên chiến địa mà biệt âm vô tín... Còn người thiếu phụ chờ chồng ở Lạng Sơn, Bình Định lại do định mệnh trớ trêu (anh em ruột cùng lấy nhau)... Tuy có khác nhau về tình tiết nhưng các truyện đều gặp gỡ nhau ở một điểm là những thiếu phụ trẻ chờ mãi, chờ mãi đến mòn mỏi hóa đá. Sự thủy chung và hóa thân của họ đã cắt nghĩa cho hình sông thế núi nước ta.

Những câu chuyện đó đều mang đậm truyền thống của con người Việt Nam. Khẳng định tình yêu sự thuỷ chung trước sau không đổi, ý chí và khả năng chịu đựng phi thường. Về câu chuyện đá trông chồng không riêng Lạng Sơn mới có nhưng ở đây do cách kể lâm li, ai nghe cũng não lòng nên nàng Tô Thị đã đi vào ca dao Việt Nam. Truyền thuyết, sự tích về đá Vọng Phu ở

Lạng Sơn rất nổi tiếng và in sâu đậm trong ký ức dân gian. Nàng Tô Thị vọng phu ở Lạng Sơn nổi tiếng hơn những nơi khác là do các Nho sĩ danh tiếng như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du... đề vịnh ghi thơ, câu chuyện về nàng đã thành hình tượng nghệ thuật khơi gợi trí tưởng tượng và nguồn cảm hứng thi ca biết bao thế hệ tao nhân mặc khách. Lê Quý Đôn (1726-1784) có Đề Vọng Phu sơn. Nổi bật hơn cả là bài Vọng Phu thạch của đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820). Đến Lạng Sơn, từ lầu Vọng Thị nhìn về phương Bắc chúng ta thấy nàng Tô bồng con đứng nơi mỏm núi in trên nền trời bao la, ùa về trong mỗi người tình thương cảm, khâm phục, hoài niệm. Nàng Tô Thị vọng phu đứng mãi nơi danh thắng nổi tiếng của Xứ Lạng, bất tử cùng tuế nguyệt, là biểu tượng lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Sự đồng dạng trong truyền thuyết về núi non nơi đây còn bắt gặp ở sự hóa thân của các linh vật, tiêu biểu là loài chim Phượng Hoàng. Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến một loài chim chỉ có trong truyền thuyết, đó là loài chim phượng hoàng. Đây là loài chim có sự kết hợp các đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều loài chim: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc và bộ đuôi thướt tha rực rỡ của loài công, tồn tại trong trí tưởng tượng của con người, nằm trong nhóm tứ linh, chỉ đứng thứ 2 sau loài rồng. Truyền thuyết phương Đông và phương Tây đều mô tả Phượng Hoàng là một loài chim kì diệu. Ngoài việc có thể mang những vật có khối lượng lớn hơn trọng lượng của mình nhiều lần, đặc trưng của loài chim này là sự bất tử, có thể hồi sinh sau cái chết. Trong truyền thuyết núi Phượng Hoàng của đồng bào xứ Lạng, đây là niềm tự hào của bà con các dân tộc vùng này. Bởi lẽ, Phượng hoàng chỉ xây tổ ở những mảnh đất thiêng, đất lành, đất làm nên nghiệp lớn, hình chim Phượng hoàng được vẽ ở đền thờ, miếu mạo dành cho những người có công với dân, với nước. Phượng hoàng còn tượng trưng cho sức mạnh của người miền núi. Bởi thế từ đời này đến đời kia truyền câu sấm "Phượng đi hay phượng đã về" [48, tr. 5 - 9].

Đây là loài chim mang tính biểu tượng, nơi nào có sự xuất hiện của loài chim này tức nơi đấy là đất thiêng, đất tốt lành. Các truyền thuyết và sự hóa thân của loài chim này không chỉ xuất hiện ở xứ Lạng mà còn ở nhiều địa phương khác trong cả nước như:

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 9

Tại Thái Nguyên có hang Phượng Hoàng - Suối Mỏ Gà là một khu thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Hang Phượng Hoàng nằm trên núi Phượng Hoàng thuộc xã Phú Thượng huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km và nằm rất gần quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn) ở vị trí sát ranh giới giữa hai tỉnh. Từ dưới nhìn lên, núi Phượng Hoàng có hai hòn đá với hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng là vì theo truyền thuyết ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Một ngày kia mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hoá đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hoá đá, từ đó núi mang tên Phượng Hoàng.

Ở Cao Bằng có núi Phượng Hoàng còn gọi là Thiên Mã Sơn, nay là vùng núi Lam Sơn cách thị xã về phía Tây 15 km, cách Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An khoảng 2 km. Đây là dãy núi đá nối liền nhau thật hùng vĩ, người ta còn gọi là liên sơn, trải dài trên 15 km, trong núi có nhiều rừng cây cổ thụ, nhiều hang động, nguồn nước và nhiều loài muông thú, thật là một nơi rừng núi sơn thủy hữu tình. Vào cuối năm 1941, Bác Hồ từ Pác Bó về Lam Sơn để nghiên cứu và khảo sát xây dựng chiến khu cách mạng. Trên đường về Lam Sơn, Bác giảng giải cho Đoàn cán bộ cùng đi, trong đó có đồng chí Lê Quảng Ba, Đức Thanh, Nông Quốc Chủng, Người nói: Khu rừng này có 99 ngọn núi, ngọn cao nhất là núi Phượng Hoàng. Truyền thuyết kể lại: Có một đàn chim Phượng Hoàng 100 con bay đến nhưng chỉ có 99 ngọn núi nên không đủ cho

100 con đậu nên cả đàn lại cất cánh bay đi. Đây là vùng đất thiêng nhưng chưa hoàn mỹ, nên dân gian có truyền thuyết về núi Phượng Hoàng rằng là nơi đất tốt, phát vương để gửi gắm ước mơ. Dưới chân núi là nơi đóng đô của ba đời vua Mạc, kéo dài 85 năm. Bác nói thêm: Vùng này trước là căn cứ của nhà Mạc. Nay ta về xây dựng căn cứ này với tên mới là Lam Sơn để ghi nhớ và noi theo công ơn của vua Lê Lợi đã khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa chống quân Minh thắng lợi. Nơi đây đã từng đánh tan quân cướp nước nhà Minh, góp phần cùng cả nước giành độc lập cho Tổ quốc ta ngày trước. Còn ta sẽ xây dựng căn cứ này để giành độc lập từ tay phát xít, thực dân.

(Theo bài viết “Núi Phượng Hoàng được Bác Hồ đặt tên là Lam Sơn” của Nguyễn Xuân Toàn)

Tại Hải Dương có truyền thuyết kể rằng, vào một ngày nọ, trên bầu trời vùng đất Chí Linh bỗng xuất hiện đàn chim Phượng Hoàng 72 con đang tung cánh bay. Thấy cảnh sắc nơi đây non nước hữu tình, đàn chim đã không bay đi tiếp mà cùng đáp xuống và sau đó hóa thân thành dãy núi 72 ngọn. Núi Phượng Hoàng từ lâu đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp như tranh vẽ với rừng thông bát ngát, suối chảy róc rách, chim hót líu lo, đặc biệt là 72 ngọn núi hình thế như 72 con chim Phượng Hoàng đang tung cánh. Bởi thế, sách Chí Linh huyện sự tích của Viện nghiên cứu Hán Nôm đã viết: “Quần sơn la liệt trận bày/ Tả hữu tung cánh, Phượng bay ngang trời”. Các dãy núi ở đây kiến tạo thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nối tiếp với đồng bằng phù sa và soi mình xuống sóng nước mênh mang của Lục Đầu Giang.

Nơi vùng đất An Giang có Phụng Hoàng sơn (núi Cô Tô), tên Khmer là Phnom-Ktô; là một ngọn núi trong Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, núi có tên Phụng Hoàng Sơn bởi nhìn xa ngọn núi giống như con chim phượng hoàng khổng lồ, đang sải cánh giữa đồng bằng mênh mông. Cũng có truyền thuyết cho rằng, vì thuở xa xưa, núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim này.

Sở dĩ có hiện tượng đồng dạng như vậy ở truyền thuyết núi non xứ Lạng với truyền thuyết về địa danh núi non của các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam là bởi điều kiện tự nhiên có phần giống nhau đã góp phần tạo nên nếp sống và tư duy gần nhau giữa các địa phương. Những ấn tượng về cuộc sống con người, những tâm tư tình cảm tương đối giống nhau đã sinh ra những biểu tượng truyện kể, truyền thuyết tương đối giống nhau. Rồi những biểu tượng đó lại được nhân dân gửi gắm vào những nhân sinh thế sự về cuộc sống của con người, những tâm tư tình cảm của một thời kỳ xã hội. Cùng phản ánh cuộc sống và hoàn cảnh có phần giống nhau nên một số truyện kể, truyền thuyết dân gian của các tộc người trên đất nước ta có nhiều điểm tương đồng. Nói tóm lại, sự cùng nguồn nhân chủng, những điều kiện tự nhiên thiên tạo, điều kiện xã hội tương đồng, các yếu tố văn hoá tương tự... là những nguyên nhân tạo ra sự giống nhau của các cốt truyện và motif trong kho tàng truyện kể dân gian của các tộc người Việt.

2.2.6. Tính dị biệt trong các truyền thuyết về núi non xứ Lạng

Trong truyền thuyết về núi non xứ Lạng, tính dị biệt được thể hiện ở cùng một địa danh, một di tích, dấu tích lưu lại nhưng lại có nhiều cách giải thích khác nhau bằng những chi tiết, nhân vật, motif, cốt truyện khác hẳn nhau. Hiện tượng này không phải hiếm trong truyện kể dân gian của đồng bào các dân tộc xứ Lạng và cũng ẩn chứa những điều rất lý thú. Tạo nên nét khác biệt, sự hấp dẫn trong các truyền thuyết về địa danh núi non nơi xứ Lạng là hiện tượng cùng một dấu tích, một địa danh nhưng ngay ở một địa phương đã có cách lý giải rất khác nhau. Sự khác nhau ấy có thể chỉ ở các chi tiết như trong các dị bản kể về sự có mặt của núi đá Vọng Phu, trong truyền thuyết về động song tiên và giếng tiên, truyền thuyết về núi mặt quỷ và huyền thoại về núi Mẫu Sơn.

Trong truyền thuyết về núi vọng phu gắn với nàng Tô Thị, xung quanh các bản kể có sự khác nhau ở một số chi tiết. Đó là chi tiết người anh lỡ tay làm người em bị thương. Theo bản kể trong sách của Mã Thế Vinh tổng hợp: “Có nhà kia rất nghèo, bố mẹ phải vào rừng lấy củi bán nuôi con. Một hôm

anh em ở nhà nấu cơm, anh Tô Văn ở nhà hái rau bí, nhìn vào sân thấy con lợn hàng xóm tranh ăn với đàn gà nhà, liền vớ cục đá ném đuổi lợn. Không may lúc đó Tô Thị cũng từ cửa lao ra đuổi bị đá ném trúng đầu lăn quay ra đất… Tưởng em đã chết, Tô Văn liền bỏ nắm rau vừa hái lại, chạy trốn vào rừng”[59, tr. 45].

Trong bản kể của dân tộc Nùng: Có hai anh em mồ côi rất yêu thương nhau chuyên sống bằng nghề đốn củi. Một buổi nọ, hai anh em vào rừng hái củi, người anh nhỡ tay khi chặt dây nho để lấy nước cho em uống đỡ khát đã lia dao mạnh quá vào đầu cô gái. Cô ngã xuống và ngất xỉu. Sau một thời gian lưu lạc, anh ra phố thuê trọ bán thuốc Sau một thời gian mối manh, anh cưới cô con gái của một nhà bác trồng rau ở cuối phố kém anh hai tuổi. Không bao lâu họ sinh hạ đứa con trai đầu lòng.

Có bản lại kể rằng: Hai anh em Tô Văn và Tô Thị còn nhỏ rất thương nhau. Lúc cha mẹ vắng nhà, anh dùng đá ném con gà hàng xóm sang tranh ăn thóc với gà nhà, vừa lúc Tô Thị chạy ra đuổi, chẳng may trúng đầu em. Máu chảy ra nhiều, tưởng em chết, người anh sợ quá bỏ nhà ra đi. Bố mẹ Tô Văn, Tô Thị thương con quá sinh bệnh chết. Người hàng xóm thương tình đem Tô Thị về nuôi.

Trong một bản khác lại kể rằng: Có hai vợ chồng nhà họ Tô sinh được hai con, một trai một gái, một hôm cha mẹ vắng nhà, anh nhặt đá ném chim chẳng may trúng phải đầu em, máu chảy lênh láng, người anh sợ hãi trốn sang Trung Quốc. Năm 30 tuổi chàng trở lại quê nhà Lạng Sơn sinh cơ lập nghiệp, sau đó lấy vợ là con một thương nhân địa phương và sinh hạ được một đứa con.

Điểm khác biệt trong các bản kể xung quanh truyền thuyết này còn xuất hiện ở chi tiết, khi người chồng phát hiện ra vợ của mình chính là người em ruột của mình, chàng đã rất đau khổ nhưng không cho vợ biết sự thật mà bỏ đi, xung quanh sự ra đi của người chồng có bản kể người chồng thu xếp vốn liếng để lại nhà, lấy cớ đi xa mua hàng, anh ra đi mãi không trở lại, có bản lại kể rằng : “Hôm sau thấy có người người của nhà vua gọi loa kêu gọi trai

tráng đi lính để chống giặc ngoại xâm, chàng quyết định ra đi và dặn vợ ở nhà nuôi con. Hết năm này qua năm khác, không thấy chồng về’’. Có bản kể nhân khi nhà vua mộ lính chàng liền xung quân, trước khi đăng lính chàng dặn vợ nếu sau ba năm không thấy chàng về thì cứ đi lấy chồng khác, nói rồi đi biệt. Trong các bản kể lưu hành tại Lạng Sơn, có bản kể của ông Nông Văn Côn người làng Ngũa, Chi Lăng kể là có sự khác biệt hơn cả.

Một tượng đá do thiên nhiên kiến tạo trông giống một người phụ nữ ôm con ngóng trông về phương xa cùng trí tưởng tượng bay bổng đồng bào các dân tộc xứ Lạng đã tạo dệt nên huyền thoại, truyền thuyết lãng mạn, đặc sắc thể hiện rất rõ niềm tự hào của người dân nơi đây về vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, của tình cảm vợ chồng sắt son, chung thuỷ. Câu chuyện đá trông chồng không riêng gì Lạng Sơn mới có, nhưng không đâu bằng Lạng Sơn do cách kể lâm li, ai nghe cũng não lòng.

Trong truyền thuyết về Động Song Tiên và Giếng tiên giữa các bản kể về hai địa danh này cũng có sự khác nhau. Trong bản kể thứ nhất : Ngày xưa, một năm trời đại hạn, đến nỗi con sông Kỳ Cùng nước cũng cạn kiệt. Đất đai nứt nẻ khiến cỏ cây khô héo, ruộng đồng xác xơ. Dân làng Phia Luông cũng chẳng có nước để dùng. Bữa nọ một bầy trẻ chăn trâu đang ngồi ở gốc cây ven đồi thì bỗng thấy một cụ già ăn mặc xuềnh xoàng, dáng thiểu não từ xa đi lại. Cụ già gần lũ trẻ, chìa bát gỗ xin ăn, lũ trẻ chăn trâu vui vẻ nhường phần cơm ít ỏi của mình cho cụ và thành thực nói rằng:“Chúng cháu chỉ có cơm cho cụ ăn nhưng chẳng biết lấy gì mời cụ uống vì đã lâu xã làng không có nước”. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên, lũ trẻ tha hồ uống và tắm thỏa thuê. Cụ già bỗng nhiên biến mất, còn dòng nước thì cứ chảy mãi không thôi. Từ đó dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Người ta cho rằng cụ già đó chính là Tiên Ông đã ra tay cứu giúp dân làng vượt qua cơn đại hạn. Nguồn nước đó gọi là Giếng Tiên. Miệng giếng chỉ to bằng chiếc bát lớn nhưng cứ múc hết lại đầy. Dân

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí