Đặc Trưng Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xhcn Ở Việt Nam



Tiêu chí

Mô hình kinh tế thị trường tự do

Mô hình kinh tế thị trường - xã hội

Mô hình KTTT

định hướng XHCN


Quá trình phát triển kinh

Nhà nước dẫn dắt nền

Sự xuất hiện của mô


tế chủ yếu do khu vực tư

kinh tế thị trường phát

hình này chứng minh


nhân vận hành dưới sự

triển không chỉ nhằm

sức sống mãnh liệt của


điều tiết của “bàn tay vô

mục tiêu tăng trưởng và

xu hướng tiến lên chủ


hình” (cơ chế cạnh tranh

hiệu quả kinh tế mà cả

nghĩa xã hội như một


tự do). Chức năng chính

mục tiêu phát triển và

tất yếu khách quan của

Đặc điểm

của nhà nước là bảo vệ

hiệu quả xã hội.

thời đại; đồng thời,

(tiếp theo)

chế độ sở hữu tư nhân


khẳng định tính tất yếu


và các quyền tự do cá


và phổ biến của kinh


nhân, bảo đảm ổn định


tế thị trường với tư


vĩ mô, tạo điều kiện để


cách là một giai đoạn


kinh tế tư nhân và cơ


bắt buộc trong lịch sử


chế thị trường tự do vận


phát triển của mọi nền


hành thuận lợi nhất.


kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 4

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và có quy luật. Do đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của



kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội; trong đó, cơ chế thị trường được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ, có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế. (Trích “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về các văn kiện Đại hội XI của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2011, trang 34).

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua các nhiệm kỳ đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XI, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát triển và ngày càng hoàn thiện.

Đại hội IX của Đảng đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội XI đã đưa vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: "Phát triển nền kinh tế thị trường định



hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối", "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân", "Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa".

Dự thảo Văn kiện Đại hội XII đã nêu phương hướng hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nhiệm kỳ tới, trong đó có những điểm mới chủ yếu rõ rệt như sau:

- Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có giá trị định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ, cần tiếp tục cụ thể hoá phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Dự thảo Văn kiện đã có bước phát triển mới rất rõ nét, xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Dự thảo Văn kiện cũng đã nêu khái quát những nội dung quan trọng về các bộ phận cấu thành, vai trò của thị trường, vai trò của Nhà nước, vai trò của nhân dân và mục tiêu bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo



pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

(Theo website: http://daihoi12.dangcongsan.vn, mục những điểm mới

trong dự thảo văn kiện, phần II “VỀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”)

Cách thể hiện như trên đã khái quát rõ nét những vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó về định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất; và nhất là: thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.

1.2.3 Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

đến hoạt động của công ty mua bán nợ:

Với yêu cầu thực hiện công bằng xã hội và thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ có tác động nhất định đến hoạt động của công ty mua bán nợ quốc gia thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:

- Công ty mua bán nợ quốc gia phải ưu tiên xử lý nợ xấu của DNNN và hỗ trợ các DNNN này tiến hành cổ phần hóa thành công. Đây cũng là đặc trưng cho hoạt động của Công ty mua bán nợ Việt Nam, một trong những mục tiêu được quy định trong điều lệ hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.



- Hạn chế hoặc không sử dụng vốn Ngân sách nhà nước cấp để trực tiếp xử lý xóa nợ xấu cho các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại, các loại hình doanh nghiệp. Khác với các quốc gia có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa khi thành lập công ty mua bán nợ quốc gia sẽ cấp cho các công ty này những khoản vốn khổng lồ từ ngân sách của chính phủ để xử lý nhanh, triệt để các khoản nợ xấu, để ngay lập tức đưa nợ xấu về tỷ lệ an toàn, bất chấp nguồn gốc các khoản nợ này đến từ khu vực kinh tế tư nhân hay kinh tế nhà nước hay lừa đảo hoặc kể cả nợ do vi phạm nguyên tắc cho vay (cho vay dưới chuẩn).

1.3. Ý nghĩa hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đối với một nền kinh tế, công ty mua bán nợ tập trung là một tổ chức cần thiết nhằm mục tiêu chính trị, phục vụ cho việc xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng với số lượng lớn. Khi xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, việc mua lại cấp kỳ một lượng lớn những khoản nợ xấu nhằm nhanh chóng hồi phục nền kinh tế là một trong những hành động không thể thiếu của các chính phủ, và do đó, vai trò của một công ty mua bán nợ quốc gia là không thể phủ nhận trong bất kỳ nền kinh tế mở nào, nhất là ở những nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.

Với Việt Nam, khi đã xác định nền kinh tế sẽ đi theo định hướng kinh tế thị trường, việc xây dựng thị trường mua bán nợ và điều tiết hoạt động của các công ty mua bán nợ theo đúng quy luật kinh tế thị trường sẽ được xem là một trong những giải pháp tiên phong để giải quyết nhanh, gọn và sạch sẽ các khoản nợ xấu đang tồn tại trong nền kinh tế, không hoặc có nguồn gốc từ những giai đoạn đầu mới hướng theo nền kinh tế thị trường, những món nợ do lịch sử để lại. Không một tổ chức, đơn vị hay một ngân hàng hoặc một nhóm ngân hàng nào có đủ tiềm lực tài chính cũng như khả năng pháp lý như một công ty mua bán nợ quốc gia để có thể giải quyết được hết những khoản nợ xấu, và nếu cần thiết, với sứ mạng chính trị của mình, một công ty mua bán nợ quốc gia cũng có thể được thành lập trong một thời gian xác định để xử lý thần tốc toàn bộ nợ xấu xảy ra có nguồn gốc từ một cuộc



khủng hoảng kinh tế như trường hợp của Danaharta và do đó, đây được xem là một công cụ hữu hiệu của chính phủ trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế.

Ngoài ra, công ty mua bán nợ Việt Nam còn là công cụ giúp Chính phủ tạo lập thị trường mua bán nợ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường.

Như vậy, sự ra đời của các công ty mua bán nợ, đặc biệt là công ty mua bán nợ quốc gia là rất cần thiết, không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt nếu xảy ra khủng hoảng nợ xấu, sự khác nhau trong cách thức và hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ ở mỗi nền kinh tế sẽ do đặc trưng nền kinh tế quyết định.

1.4 Quan điểm của Đảng, Chính phủ về xử lý nợ xấu và mục tiêu hoạt động của công ty mua bán nợ trong nền kinh tế thị trường.

Từ khi vấn đề nợ xấu được xác định là một trong những vấn đề trọng tâm cần giải quyết cấp bách ở cấp độ quốc gia thì gần như trong các nghị quyết của Chính phủ từ năm 2013 đến nay đều đưa ra những quan điểm chỉ đạo cụ thể nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu mà cụ thể là:

Trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013, Chính phủ dành hẳn một mục về giải quyết nợ xấu, trong đó yêu cầu DATC phải nâng cao hoạt động của mình “Phối hợp các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Sử dụng nguồn tiền thu từ cổ phần hóa để bổ sung năng lực cho DATC để chủ động tham gia quá trình tái cơ cấu tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và xử lý nợ của các ngân hàng thương mại” (Trích Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 07/01/2013, nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, phần II, mục 2, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương)

Năm 2014, được xem là năm bản lề của xử lý nợ xấu, Chính phủ đã yêu cầu tập trung “phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ xấu; công khai, minh bạch về nợ xấu và



kết quả xử lý; tăng cường thanh tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý nợ xấu. Đồng thời với các giải pháp nêu trên, phải bảo đảm môi trường vĩ mô ổn định, phát triển lành mạnh các thị trường chứng khoán, bất động sản, đẩy mạnh thực hiện các trọng tâm tái cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%” (Trích Nghị quyết 79/NQ-CP ngày 03/11/2014, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2014, mục 3 về xử lý nợ xấu).

Đặc biệt vấn đề nợ xấu cũng được nêu là một trong những vấn đề trọng tâm phải giải quyết tại Đại hội XII của Đảng, cụ thể là: Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công” (Trích Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ngày 28/01/2016, phần I, mục 2, điểm (3) nhiệm vụ trọng tâm, theo website: http://daihoi12.dangcongsan.vn/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn

_id=404014).

Như vậy, có thể thấy hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn từ Đảng và Chính phủ, tạo tiền đề cho hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam gặp được nhiều thuận lợi.

1.5 Đặc trưng của công ty Mua bán nợ Việt Nam

Từ lý thuyết về công ty mua bán nợ, mục tiêu, ý nghĩa hoạt động của các công ty mua bán nợ và định hướng của Đảng đối với hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam, có thể nhận thấy Công ty mua bán nợ Việt Nam mang nhiều đặc trưng khác biệt với các công ty mua bán nợ khác trên thế giới đặc biệt là các công ty mua bán nợ ở Châu Á (đã nêu ở bảng 1.2, mục 1.1.4), cụ thể như sau:

Bảng 1.4: Đặc trưng của Công ty Mua bán nợ Việt Nam


Tiêu chí

Các công ty mua bán nợ trên thế giới

Công ty mua bán nợ Việt Nam

Đối tượng chính

Nợ của Ngân hàng

Nợ của các DNNN


Tiêu chí

Các công ty mua bán nợ trên thế giới

Công ty mua bán nợ Việt Nam

Cách mua nợ

thức

Mua nợ thông qua ngân hàng

DATC nhận trách nhiệm trả nợ thay cho DN thông qua việc sở hữu tài sản bảo đảm hoặc chuyển khoản nợ thành vốn góp hoặc mua nợ từ ngân hàng

Hình

thức

Mua theo tỷ lệ chiết khấu,

DATC mua theo giá thị trường,

mua nợ

thanh

toán

bằng

trái

phiếu

thanh toán bằng tiền mặt, ngân


chuyển đổi, tiền mặt.

hàng tất toán ngay khoản nợ và


Mua hàng loạt, không cần đánh

giá lại chủ thể vay nợ.

mua nợ theo nguyên tắc tự nguyện đàm phán trên cơ sở

đánh giá hoạt động của cả



người vay.

Yêu cầu quản lý vốn

về

Không yêu cầu, chỉ yêu cầu hoàn thành nhanh mục tiêu xử lý nợ xấu của nền kinh tế

DATC phải kinh doanh hiệu quả, bảo toàn vốn nhà nước

Cách thức xử lý

Là tổ chức trung gian, công cụ

DATC như một tổ chức tái

nợ sau khi mua

của nhà nước để xử lý nhanh

thiết DN, mua nợ xấu sau đó


nợ xấu, giảm nợ xấu của nền

thực hiện tái cơ cấu, phục hồi


kinh tế về mức an toàn. Nợ sau

DN


khi mua có thể từ từ xử lý hoặc



xóa nợ.



1.6 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty mua bán nợ Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và của từng tổ chức tài chính riêng biệt. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong quá trình phát triển, hệ thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ xấu rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm riêng mà mỗi nước đã và đang áp dụng các cách thức xử lý nợ khác nhau.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí