Tác Động Của Du Lịch Văn Hóa Đối Với Huyện Định Hóa


công tác tuyên truyền cho du khách, cho cộng đồng để văn hóa truyền thống sẽ là thế mạnh để huyện phát triển du lịch văn hóa và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

2.9. Tác động của du lịch văn hóa đối với huyện Định Hóa

2.9.1. Tác động đến môi trường, cảnh quan

Du lịch văn hóa phát triển góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan của Định Hóa (như Chợ Chu, khu du lịch hồ sinh thái Hồ Bảo Linh), cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường giao thông, thông tin, năng lượng, nhà cửa, xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du khách có thể gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng nghiệm trọng tới đời sống của người dân ở đây (xẻ núi làm đường lên căng Chợ Chu, xây dựng đường đi lên thác 7 tầng…). Không những vậy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch cũng làm mất đi cảnh quan thiên nhiên, những khu đất chăn nuôi làm ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ động thực vật. Ngoài ra, một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng khi tới đây hay chính hoạt động lấy gỗ, thuốc, săn bắt động vật quý hiếm của cư dân để bán cho du khách vì lợi ích kinh tế cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng tài nguyên thực vật - sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Việc vứt rác và xả rác nước thải trực tiếp ra môi trường của cả du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa làm ảnh hưởng tới mỹ quan và chất lượng nguồn nước.

2.9.2. Tác động đến kinh tế

Hoạt động du lịch văn hóa đã và đang có bước phát triển, huyện đã phối hợp với Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh tổ chức các sự kiện, các hoạt động, đón tiếp nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế bình quân mỗi năm đón hàng triệu lượt khách đến với huyện Định Hóa và nhiều nhất là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, góp phần thay đổi bộ mặt của Định Hóa một cách đáng kể. Tính đến nay, số lượng người dân tham gia vào làm du lịch văn hóa ở địa bàn huyện còn rất ít chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhưng có khách du lịch tới trên cơ sở tiềm năng và phát triển nông lâm nghiệp, huyện khuyến khích người dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, làm các loại thủ công mỹ nghệ, các nghề truyền thống phục vụ du khách. Chính vì thế thu nhập của người dân đã tăng lên rất nhiều qua các năm, năm 2011 đạt 14 triệu đồng/người/năm, năm 2012 đạt


15,2 triệu đồng/người/năm, năm 2013 đạt 17,1 triệu đồng/người/năm. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao và cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện một bước đời sống của nhân dân.

2.9.3. Tác động đến xã hội

Theo thống kê của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Định Hóa, hoạt động du lịch văn hóa tại đây đã giải quyết việc là cho khoảng 20% lao động của toàn huyện, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động trong huyện. Mặt khác du lịch văn hóa tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội như: không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt được một lượng đáng kể thanh niên đi nơi khác tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập của người dân địa phương thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Thực tế như làng chuyên canh chè ở xóm Quỳnh Hội, xã Trung Hội, huyện Định Hóa có 100% hộ sống bằng nghề làm chè, nhờ du lịch văn hóa mà sản phẩm chè của Quỳnh Hội đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng.

Du lịch văn hóa góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân nhờ vào việc giao lưu tiếp xúc giữa khách du lịch và cư dân địa phương để trao đổi buôn bán, giao lưu về văn hóa. Tuy nhiên, sự giao lưu tiếp xúc này lại là điều kiện căn bản gây ra một số thay đổi về mặt xã hội. Tại huyện Định Hóa tệ nạn cướp giật tại các trung tâm như tại các điểm du lịch như ATK đã manh nha xuất hiện, mại dâm có xu hướng gia tăng, tình trạng bán hàng giả hàng kém chất lượng lừa khách du lịch nhiều (như rao bán các bài thuốc dân tộc)… Ngoài ta, du lịch làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng của người dân, lệch lạc về lối sống hưởng thụ và thương mại hóa hoạt động văn hóa truyền thống và xã hội (như trong lễ hội Lồng Tồng các nghi thức hay trò chơi dân gian đã biến tấu nhiều). Ngoài ra việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các nhà nghỉ trở nên quá tải, đường xá tắc nghẽn làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người dân.

2.9.4. Tác động đến văn hóa

Du lịch giúp mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế của huyện. Nếu không có du lịch bạn bè thế giới không thể biết đến Định Hóa - nơi có những chứng tích lịch sử của Việt Nam như Di tích Tỉn Keo, Đồi “Phong Tướng”, Di tích Nà Mòn, Nhà tù Chợ


Chu… Chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian. Phát triển du lịch văn hóa khiến du khách biết thêm về bản sắc dân tộc của đồng bào Định Hóa (âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống…). Điều này sẽ tạo hình ảnh mới, đẹp và toàn diện về điểm đến này. Tuy nhiên, du lịch văn hóa xâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy những hình ảnh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng bán đồ ăn theo… mọc lên mọi nơi với các hoạt động kinh doanh manh mún, xô bồ xung quanh khu vực di tích lịch sử của Định Hóa. Du lịch nói chung ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa trong tâm thức họ. Nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện có thể bị hủy hoại hoặc giảm giá trị, gia tăng xung đột giữa cái mới và cái cũ, bảo thủ làm cho xã hội trở nên phức tạp hơn. Nếu không có những giải pháp hợp lý để kiềm tỏa nguy cơ này thì Định Hóa nói riêng và các điểm du lịch văn hóa nói chung sẽ đối mặt với hiện tượng văn hóa xuống cấp cả về quy mô lẫn tốc độ, làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi về mối quan hệ xã hội.

2.10. Đánh giá chung

Định Hóa khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa để phục vụ khách du lịch, đây là một hướng đi đúng vừa thực hiện được mục tiêu bảo tồn di tích, vừa thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có di tích thông qua phát triển du lịch – dịch vụ. Chính vì vậy, đặc điểm nổi bật nhất của du lịch Định Hóa là sự chiếm ưu thế gần như tuyệt đối của hoạt động du lịch văn hóa. Như vậy, có thể coi những số liệu thống kê về du lịch Định Hóa nói chung chính là những số liệu về du lịch văn hóa ở địa phương này.

Năm

Doanh thu từ du lịch của Định Hóa

(tỷ đồng)

Tổng doanh thu từ

du lịch của toàn tỉnh (tỷ đồng)

Tỉ lệ doanh thu từ du lịch

của Định Hóa/tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh (%)

2009

0.63

800

0.78

2010

0.68

955

0.7

2011

0.79

1100

0.72

2012

0.85

1210

0.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 11

Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động du lịch của Định Hóa

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên


Tuy nhiên có thể thấy doanh thu từ du lịch của Định Hóa chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch của tỉnh Thái Nguyên (dao động trong khoảng 0.7%). Tuy nhiên, có một thực tế giải thích phần nào cho những con số khiêm tốn này chính là du lịch Định Hóa còn hạn hẹp về nguồn kinh phí. Chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, phối hợp thêm nguồn thu từ công đức, hòm quỹ xã hội từ thiện do các cơ quan/đơn vị/tổ chức/cá nhân hiến tặng/cung tiến. Còn nguồn thu trực tiếp từ dịch vụ lưu trú/ăn uống của Định Hóa còn thấp. Hiện nay, con số này chỉ chiếm khoảng 28% trên tổng thu từ các nguồn khác nhau của toàn huyện: năm 2009 đạt 173 triệu, 2010 đạt 180 triệu và 2011 đạt 219 triệu. Nguyên nhân là bởi điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách ở đây còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hầu như tập trung nhiều vào du lịch tham quan tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng. Khách du lịch đến đây tham quan rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú. Bởi vậy du lịch văn hóa Định Hóa chưa có sức hút thực sự đối với du khách.

Những kết quả đạt được trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, chưa phản ánh hết tiềm năng của Định Hóa, hầu như chỉ trú trọng khai thác các di tích lịch sử mà chưa có kế hoạch phát triển du lịch văn hóa dựa trên văn hóa các dân tộc sống trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, các tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn cần phải được nghiên cứu một cách khoa học, đánh giá một cách đầy đủ để từ đó có định hướng, lộ trình phát triển thích hợp.


Tiểu kết chương 2


Định Hóa là một huyện có nhiều tiềm năng du lịch văn hóa của Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Thực tế đã cho thấy, điểm đến đang được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến vì vậy nguồn khách đến Định Hóa ngày càng có xu hướng mở rộng. Nơi đây không chỉ là địa chỉ đỏ bởi du lịch về nguồn cách mạng mà còn hấp dẫn du khách với hình thức du lịch lễ hội, du lịch phong tục, du lịch ẩm thực… Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, du lịch Định Hóa đang đối mặt với thực trạng nghèo nàn về tour/tuyến du lịch, nhàm chán về nội dung tham quan, hạn chế về dịch vụ bổ sung… Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những lợi ích mà du lịch văn hóa mang lại cho Định Hóa về kinh tế, xã hội,


văn hóa và môi trường. Nhưng cũng phải nhìn nhận và đánh giá đúng đắn những tác động tiêu cực mà du lịch văn hóa ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của đời sống nhân dân nơi đây. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ và hợp lý để phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm yếu của du lịch văn hóa huyện Định Hóa.


Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN‌


3.1. Những căn cứ đề xuất giái pháp

3.1.1. Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước

Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai thực hiện Chiến lược, ngày 22/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong chiến lược và quy hoạch, du lịch văn hóa được xác định xuyên suốt trong quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển, thể hiện tư tưởng chỉ đạo và chủ trương của Chính phủ trong định hướng phát triển du lịch gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết 05 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

Ngày 03/05/200, Thủ tưởng chính phủ đã ra quyết định số 679/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030với một số mục tiêu và định hướng chủ yếu như:

- Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Định Hóa, trong đó chú ý các lĩnh vực du lịch cội nguồn, nghỉ dưỡng và sinh thái.

- Tạo mối liên kết về không gian, kết nối hạ tầng khung vùng chiến khu cách mạng ATK giữa 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn để khai thác hiệu quả động lực của vùng ATK vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK.

- Phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn trong toàn vùng nghiên cứu gắn với các hoạt động du lịch văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng sinh thái…

- Tổ chức hệ thống các trung tâm chuyên ngành, công trình dịch vụ hạ tầng xã hội cấp vùng; các trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học... có tính chất vùng, quốc gia.


Đặc biệt, ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1318/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020. Xét về mặt phát triển du lịch văn hóa, mục tiêu của Đề án đến 2020 là nâng cấp, phục hồi, tôn tạo một số điểm du lịch quan trọng; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phấn đấu đến năm 2020 có trên

800.000 lượt khách đến tham quan. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhấn 30 % số lao động đã qua đào tạo, 100% số xã, nông thôn bản có nhà văn hóa, 98% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 98% số thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa. Xây dựng mạng lưới dịch vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng. Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ, ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28 di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát triển, hình thành thêm các khu du lịch lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định Biên. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các điểm di tích lịch sử để dần hình thành khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái trọng điểm quốc gia.

Kết luận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Hoàng Tuấn Anh về buổi làm việc ngày 18/12/2014 tại Thái Nguyên với Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên – Bà Ma Thị Nguyệt về thực trạng và phát triển du lịch trên địa bàn có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa:

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận sự nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch, tổ chức sự kiện để quảng bá, phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch còn chưa phát huy có hiệu quả và bền vững, tiềm năng, lợi thế, đóng góp có trách nhiệm và khẳng định vị thế một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp tục triển khai Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, chuẩn bị tổ chức Festival Trà quốc tế 2015 tại Thái Nguyên. Giao các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên thực hiện các Đề án góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia.

- Quan tâm hơn nữa và có giải pháp phù hợp gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá, đặc biệt với đồng bào các dân tộc thiểu số,


lưu ý đảm bảo vấn đề sinh thái, môi trường với sự tham gia và mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, liên kết với Bắc Kạn, Tuyên Quang trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích.

- Có kế hoạch đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt chú trọng nhân lực du lịch cộng đồng, phát triển bền vững.

- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chuẩn bị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Về hỗ trợ hạ tầng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với văn hóa Trà Thái Nguyên và du lịch hệ thống các di tích Quốc gia đặc biệt ATK - Định Hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận, đề nghị Tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đề xuất dự án cụ thể gửi Vụ Kế hoạch, Tài chính nghiên cứu, đề xuất báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của địa phương

Đề án phát triển du lịch Thái nguyên giai đoạn 2009-2015 (được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 8/10/2009). Đề án đề cập đến nội dung không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch Thái Nguyên đến 2015 đối với các khu du lịch trong đó có Khu du lịch lịch sử-sinh thái ATK Định Hoá. Xây dựng tuyến du lịch Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Cụm di tích ATK, từ đó mở rộng liên kết, liên doanh các tour du lịch ngoại tỉnh và khu vực như: Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đặc biệt với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận khác.

Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020: Quy hoạch đã đưa ra 8 nhóm giải pháp để phát triển du lịch. Một trong số đó là đầu tư trọng tâm phát triển du lịch Định Hóa xứng tầm là Khu di tích lịch sử đặc biệt quan trọng vào bậc nhất của đất nước. UBND tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hóa cũng đã xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Đồng thời, ngành cũng chủ động tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch như: Dự án cụm công trình dịch vụ du lịch ATK Phú Đình; dự án đầu tư tôn tạo di tích lịch sử Đồi Khau Tý, di tích Thẩm Khen, di

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí