Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 11

Với truyền thống dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc xứ Lạng đã góp công sức và hi sinh xương máu của mình vào quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương tổ quốc. Trong quá trình đó, từng nhân vật, sự kiện lịch sử đã được truyền thuyết hóa và gắn liền với các địa danh núi đá, hang động nơi đây, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc.

Bên cạnh các di tích lịch sử, xứ Lạng còn là nơi có nhiều danh Lam thắng cảnh, thời xưa Ngô Thi Sĩ đã liệt ra “Trấn Doanh Bát Cảnh” tức 8 cảnh đẹp nơi xứ Lạng, trải qua biến cố của thời gian, nhiều địa danh đã không còn. Khi đến với Lạng Sơn, chúng ta có thể đến tham quan những danh thắng gắn như: khu di tích danh thắng Nhị Tam Thanh, thành nhà Mạc, hòn vọng phu; danh thắng chùa Tiên

– Giếng Tiên, chùa Thành “Diên Khánh Tự”; đoàn thành Lạng Sơn; đền Kỳ Cùng; đền gốc sung…

Với địa thế tự nhiên là rừng núi, các quả núi đất, núi đá mọc lên ở xung quanh hoặc giữ thị xã là những cảnh quan thiên tạo, mỗi cái mối hình mỗi vẻ, mỗi cái đều chứa trong lòng những sự tích riêng, những “hồn” riêng, nó như những “hòn non bộ” trong phối cảnh chung của ngôi nhà thị xã. Ở nước ta, nhất là các tỉnh miền núi, ít nơi nào có cảnh thiên nhiên đẹp hài hòa và thơ mộng như thị xã Lạng Sơn. Thiên nhiên ưu đãi, tạo nên những cảnh trí núi non, hang động, thế đá, hình sông đặc sắc gắn liền với các truyền thuyết, truyện kể độc đáo, hấp dẫn thu hút du khách gần xa về với xứ Lạng. Trong các danh thắng có gắn với các truyền thuyết về núi non nơi đây, có thể kể đến khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh với truyền thuyết về nàng Tô Thị vọng phu, hóa thân thành đá chờ chồng nơi non cao, trở thành một biểu tượng đặc trưng mỗi khi nhắc đến quê hương xứ Lạng. Bên cạnh đó là danh thắng Chùa Tiên – Giếng Tiên, nơi có cảnh trí hang động tuyệt đẹp mà người dân cho là nơi cư ngụ của các vị thần tiên (tiên ông hóa đá, vợ chồng tiên), nơi có nguồn nước tự nhiên trong mát gắn liền với truyền thuyết về giếng đá, giếng Tiên gắn với tín ngưỡng thờ thần đá, thần nước của đồng bào nơi đây thời xưa.

Bên cạnh các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… truyền thuyết về núi non xứ Lạng còn gắn với khu vực núi Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình), nơi đây hiện nay đã trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, với nhiều cảnh vật hấp dẫn với các địa danh, cảnh vật, sự vật đã được dân gian nhắc tới trong các truyền thuyết, huyền thoại, huyền tích như núi Mẫu Sơn, hoa bích đào, khu linh địa cổ với những sản vật đặc trưng như đào, rượu Mẫu Sơn, chè san tuyết… Núi Mẫu Sơn với những nhiều di tích, cảnh đẹp, sản vật phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm đã thu hút được đông đảo khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy các địa danh nơi đây ngoài cảnh trí thiên nhiên đặc sắc còn có sự hấp dẫn riêng bởi gắn liền với mỗi địa danh lại là những truyện kể, tích truyện riêng. Qua đó thấy được quan điểm thẩm mĩ, cũng như quan niệm sống của đồng bào các dân tộc nơi đây. Xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, họ quan niệm mỗi sự vật, hiện tượng, địa danh đều có linh hồn do đó các cảnh vật nơi đây đều trở nên gần gũi, quen thuộc, đi vào ca dao, dân ca, truyền thuyết, truyện kể… được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Văn học dân gian nói chung và truyền thuyết về địa danh nói riêng đều lưu truyền qua con đường truyền miệng, bên cạnh đó còn được phản ánh và lưu truyền qua các địa danh, tín ngưỡng, lễ hội có liên quan. Truyền thuyết là linh hồn của địa danh, còn địa danh là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần mà nhân dân gửi gắm. Do đó cần phải tìm hiểu và giữ gìn các địa danh, di tích lịch sử để thấy được sự phong phú và đặc sắc của kho tàng văn hóa, văn học dân gian đất Việt.

3.1.2. Tín ngưỡng và lễ hội có liên quan đến truyền thuyết về núi non tại Lạng Sơn Giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ với nhau, truyền thuyết cho ta khám phá được những nét độc đáo về tín ngưỡng, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tộc người, vùng đất sản sinh ra nó. Và ngược lại, qua những dấu tích, tín ngưỡng, nghi lễ đó các truyền thuyết dân gian sẽ được lưu truyền và bảo lưu. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh đã từng khẳng định “Truyện kể dân

gian không phải là những tác phẩm nghệ thuật thuần túy, tách khỏi mục đích thực dụng, nó còn gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, tín ngưỡng” [22, tr. 70].

Về khái niệm “tín ngưỡng”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà cho rằng: Tín ngưỡng có thể hiểu một cách nôm na là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Như vậy, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được” [11].

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngưỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền thần, tiền nhân. Tín ngưỡng dân gian khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lượng siêu nhiên như: Tôn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, nước, mưa, gió, sấm, chớp…), các loại cây trồng,vật nuôi, tôn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây, trâu…), tôn sùng tổ tiên (quốc tổ, thành hoàng, tổ tiên, ông bà), tôn sùng sự sinh sản, tôn sùng Mẫu, tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương, người có công lớn với dân với nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Về khái niệm “Lễ hội”, theo tác giả Đoàn Văn Chúc đây là : sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của truyền thống cộng đồng”. Trong đó, lễ là “phần đạo - tâm linh” của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự cho xã hội hoàn thiện hơn. Còn hội là “cuộc vui chơi, vô số hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp lễ kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên nhằm đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng về dự lễ hội” [25].

Giữa tín ngưỡng và văn học dân gian có mối quan hệ với nhau: “Với tín ngưỡng dân gian, văn học dân gian vừa là nơi ẩn chứa, thẩm thấu các tín ngưỡng dân gian vừa thể hiện sự khác biệt đến đối lập với tín ngưỡng dân gian đó. Những niềm tin, quan niệm sẽ chết cứng nếu như nó không được thổi vào đó linh hồn, không được làm cho sống dậy, sinh động thông qua những hình tượng nghệ thuật kết tinh giữa niềm tin đó với trí tưởng tượng bay bổng không giới hạn

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 11

của con người”. “tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn học dân gian. Phải có tín ngưỡng với những hành động lễ, hành động hội mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong văn học dân gian. Ngược lại, văn học dân gian chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm cho tín ngưỡng được lí giải, tạo nên xương cốt cho tín ngưỡng”[11].

Văn học dân gian gắn với tín ngưỡng một cách sinh động và nhiều vẻ: Tín ngưỡng ẩn tàng trong nhiều thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao, truyền thuyết dưới những dạng thức khác nhau. Trong các thể loại văn học dân gian, hầu như thể loại nào cũng có dấu vết của tín ngưỡng dân gian.

Như vậy, qua tìm hiểu ta có thể thấy truyền thuyết – tín ngưỡng và lễ hội là ba phạm trù khác nhau. Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian. Lễ hội là một “bảo tàng văn hóa” lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn nghệ dân gian, nơi phản ánh tâm thức của người Việt Nam một cách trung thực nhất. Truyền thuyết thiên về bản kể là chính còn lễ hội và tín ngưỡng chú trọng khâu diễn xướng thực hành nghi lễ, tổ chức hội cho mọi người vui chơi và thể hiện ước nguyện tâm linh của cộng đồng. Truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ khăng khít. Truyền thuyết dân gian lưu truyền qua phương thức truyền miệng, được phản ánh, tồn tại qua các tín ngưỡng và lễ hội.

Là một vùng đất miền núi, nơi biên cương địa đầu tổ quốc, xứ Lạng mang những giá trị độc đáo và đặc sắc về văn hóa - xã hội. Trong đời sống của mình, đồng bào các dân tộc nơi đây lưu hành một kho tàng truyện kể dân gian rất phong phú và độc đáo, trong đó phải kể đến các truyền thuyết địa danh về đề tài núi non. Những truyền thuyết gắn với địa danh nổi tiếng không chỉ lưu truyền nơi đây mà còn được nhân dân cả nước biết đến, tiêu biểu như: truyền thuyết về núi Vọng phu, truyền thuyết - huyền thoại núi Mẫu Sơn, các truyền thuyết về Ải Chi Lăng, hệ thống núi Nhất - Nhị - Tam Thanh. Những truyền thuyết đó gắn liền với đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc nơi đây. Bởi lẽ, truyền thuyết là

những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Được trải ngiệm qua không gian, thời gian, gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong đời sống nơi xứ Lạng từ xưa cho đến nay, các truyện kể, truyền thuyết dân gian bên cạnh việc lưu truyền bằng phương thức truyền miệng còn gắn với tín ngưỡng, lễ hội. Nghiên cứu, tìm hiểu những truyền thuyết địa danh về núi non xứ Lạng sẽ cho ta khám phá được những nét độc đáo về tín ngưỡng, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tộc người, vùng đất sản sinh ra nó. Và ngược lại, qua những dấu tích, tín ngưỡng, nghi lễ đó các truyền thuyết dân gian sẽ được lưu truyền và bảo lưu.

Tín ngưỡng có thể hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Như vậy, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa tinh thần do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình mà hình thành. Lòng tin, sự sợ hãi bị trừng phạt hay hy vọng được che chở ở các thế lực tự nhiên… là hạt nhân ban đầu của tín ngưỡng. Khi thoát khỏi cuộc sống nguyên thủy, con người vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Thế giới tự nhiên đối với họ vừa là nguồn nuôi dưỡng vừa là mối đe dọa khôn lường. Khi con người chưa giải thích được các hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, sấm chớp, lũ lụt… họ gắn cho nó những tính năng siêu phàm, thần bí. Một mặt con người vừa chống lại, mặt khác lại sợ hãi nên muốn cầu hòa với tự nhiên bằng cách tôn sùng. Với cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng, sự gắn bó với tự nhiên càng lâu dài và bền chặt, họ luôn sống hòa hợp với tự nhiên.

Trong đời sống tinh thần của người dân xứ Lạng, ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phi, thờ các vị thần của bản làng, các vị anh hùng văn hóa, anh hùng chống giặc ngoại xâm… người dân nơi đây còn có tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên. Tiêu biểu là tục thờ thần sông (Thuỷ thần), đây vốn là tín ngưỡng bản địa của cộng đồng cư dân nông nghiệp sinh sống dọc theo các con sông lớn ở nước ta. Đối

với Lạng Sơn, tục thờ rắn và tín ngưỡng thờ thần Sông có ở cộng đồng cư dân nông nghiệp sinh sống dọc theo các con sông lớn: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang... Vật linh được thờ đều là rắn. Đây là loại hình tín ngưỡng rất tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của người Xứ Lạng - thể hiện qua các truyền thuyết, di tích và lễ hội liên quan đến tục thờ rắn. Thành phố Lạng Sơn có đền Kỳ Cùng, đền Cửa Đông (đền Bạch Đế), ở huyện Lộc Bình có di tích đình Vằng Khắc (đền Khác Uyên), thần tích xã Vân Mộng; huyện Bình Gia, Tràng Định có lễ hội "phài lừa" Văn Mịch, Nà Lình; huyện Cao Lộc có gia phả họ Đinh ở bản Mòng...

Bên cạnh đó, với vị trí địa lí nhiều thung lũng, núi non, canh tác nông nghiệp lúa nước, đồng bào các dân tộc xứ Lạng có những tín ngưỡng gắn với các thần tự nhiên… Trong truyền thuyết về động Song tiên và Giếng Tiên khởi nguồn gắn với tín ngưỡng thờ đá và nguồn nước của cư dân nông nghiệp thời xưa. Ở phía Nam thị xã, từ Mai Pha lên đến phố Thổ, ai cũng thấy một cảnh kỳ vĩ, giữa những đồi núi đất thấp, trong đó có chùa Tiên, Ngô Thì Sĩ gọi đây là động Song Tiên. Phía đằng sau đó, qua một đoạn dốc thoai thoải ta đến Giếng tiên. Đây là giếng tự nhiên, bề mặt chỉ bằng bàn chân người lớn, hình thành trên một mỏm đá xanh, nước trong vắt và mát. Điều kỳ thú là múc đến đâu là nước đùn lên ngang mặt giếng, không bao giờ cạn. Có nhiều bản kể về giếng tiên nhưng qua đó đều nhằm mục đích lý giải sự ra đời của địa danh này. Qua đó thể hiện tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên như thần nước và thần đá gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp lúa nước cổ xưa. Nơi đây có Chùa Tiên gắn với truyền thuyết và địa danh về động tiên và giếng tiên. Chùa Tiên nằm trong lòng núi Đại Tượng, thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạ




.

ản kể

g:









,



- [28].

Trong quá trình khảo sát, điền dã các địa danh và tìm hiểu các truyền thuyết, chúng tôi đã có cuộc trao đổi khá lý thú với ông Vy Ngọc Hải (Phó ban quản lý khu di tích văn hóa Chùa Tiên - Giếng Tiên). Theo ông Hải, về địa danh giếng tiên gắn với truyền thuyết tiên ông tạo ra giếng đá cho bọn trẻ chăn trâu uống, nhờ có giếng nước mà dân làng Phja Luông vượt qua cơn đại hạn, để tưởng nhớ công ơn của tiên ông, người dân đã lập miếu thờ ngay tại giếng tiên, tại chân núi Văn Vỉ. Còn động Song Tiên gắn với truyền thuyết, xưa kia hang động này là nơi hai tiên ông hay lui tới đánh cờ, một lần do mải đánh cờ, một ông tiên ngủ quên không kịp về trời nên đã hóa đá tại nơi này. Ngày nay khi đến hang Song Tiên vẫn còn tượng đá hình tiên ông hóa thành. Ông Hải khẳng định “có giếng Tiên thì mới có Chùa Tiên”, bởi giếng tiên gắn với công tích của tiên ông, sau này khi người dân tìm thấy động Song Tiên mới tổ chức thờ tiên ông tại đây, trải qua thời gian lịch sử mới lập nên chùa Tiên. Chùa Tiên do đó có nguồn gốc gắn với tín ngưỡng thờ đá, thờ nước. Và lễ hội chùa Tiên là lễ hội cầu mùa, mong mưa thuận gió hòa, tín ngưỡng và lễ hội này gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân xưa.

N du khách đên để . Trong lễ

- .







.

Xung quanh địa danh núi Mẫu Sơn, có hai truyền thuyết – huyền thoại. Một truyền thuyết nói về gia đình nhà núi, có núi Cha, núi Mẹ, núi Con… là sự lý giải của người dân về quần thể núi khu vực này và tên bản làng xung quanh là thỏi vàng, thỏi bạc do núi mẹ đánh rơi. Còn một truyền thuyết nói về cái chết oan khuất của người vợ, khi người chồng nhận ra sai lầm thì đã quá muộn, Ngọc hoàng thương tình cho họ sau khi chết hóa thân thành núi sống bên nhau mãi mãi, vì thế mà các ngọn núi nơi đây chia thành núi cha, núi mẹ, núi con, núi cháu.

Bên cạnh các truyền thuyết lý giải về tên gọi các ngọn núi, nơi đây còn phát hiện ra khu linh địa cổ gắn với tín ngưỡng thờ thần núi. Các bộ phận của các kiến trúc trong di tích bao gồm: một đền thờ ở trung tâm, 02 ngôi mộ chôn cất kiểu mộ “cự thạch” ở phía tây bắc, 02 đập chặn nước dồn ở phía bắc để bảo vệ khu Linh địa mùa mưa lũ, ở phía tây nam có một kiến trúc gỗ lợp mái lá. Về chủ nhân khu Linh địa, thời kỳ đầu là người Tày cổ, sau này có sự tham gia của người Nùng và người Dao cùng cư trú. Tổng hợp các tài liệu thành văn và điền dã có thể nhận định vị thần được thờ ở khu Linh địa có tên là Lê Hùng Trần (đã có 3 đạo sắc phong), tên chữ của vị thần là:“Đức tôn thần công Tịnh, Quang Mậu Hùng Trấn Đại vương Thượng đẳng phúc Thần”, là thần trấn giữ núi Mẫu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023