Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 7

thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) giết chết tên đô hộ Lưu Diên Hựu, mở ra một thời kỳ lịch sử mới; một giai đoạn lịch sử liên tục đấu tranh anh dũng giải phóng đất nước. Hình ảnh chim phượng Hoàng và sự hóa thân thành núi đá tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đồng bào dân tộc nơi đây, mặc dù có lúc bay đi nhưng rồi Phượng hoàng sẽ bay về, có lúc bị thương và hi sinh nhưng sẽ hồi sinh với sức mạnh diệu kì. Núi phượng hoàng trường tồn với thời gian, chứng kiến mọi giai đoạn lịch sử cũng như các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đồng bào nơi đây.

Tương tự như truyền thuyết núi Phượng Hoàng, truyền thuyết Mã Yên Sơn trước hết lý giải về về địa danh: Chếch phía đông nam cách núi Kỳ Lân phục chừng già nửa cây số là một quả núi giống hình yên ngựa. Con ngựa đứng chầu về phía nam, trên lưng có nguyên cả một cố yên, đó là Mã Yên Sơn [48, tr. 10-12], nơi đầu con tuấn mã bị lìa khỏi cổ trào ra hai giọt nước mắt long lanh chỗ đó trở thành giếng Mã Yên Sơn trong mát quanh năm, không bao giờ cạn. Bên cạnh đó, cái chết, sự hóa thân của tuấn mã trung thành, bộ yên thần kì gắn với cuộc khởi nghĩa của các kỵ binh Tày - Nùng chống lại bọn giặc đô hộ (thời thuộc Đường) như một minh chứng bất diệt về sức sống mãnh liệt, tinh thần đấu tranh quật cường của đồng bào dân tộc nơi đây.

Nếu hai truyền thuyết trên mượn hình ảnh liên quan đến loài vật (Chim Phượng Hoàng, Tuấn mã và chiếc yên ngựa thần kì) để biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần quật cường trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của đồng bào các dân tộc xứ Lạng, thì ở truyền thuyết núi Tam Đăng lại lý giải tên địa danh bằng sự hi sinh anh dũng của 3 nghĩa sĩ dân binh: Cách Biệt Thự xứ chừng ba trăm thước về phía nam nổi lên một ngọn núi nhỏ xinh xinh giữa cánh đồng màu mỡ dọc theo bờ sông Thương. Trên đỉnh núi có tượng đá giống như ba ngọn lửa cháy hình trái tim đặt ngược, đó là núi Tam Đăng (còn quen gọi là Ba Đăng); nghĩa là ba ngọn đèn cháy rực. Một ngày tháng 10 năm 1427, tại quả núi nhỏ vô danh này diễn ra một trận kịch chiến vô

cùng chênh lệch giữa một bên là hàng trăm tên giặc Minh có đầy đủ vũ khí trong tay và một bên là ba nghĩa sỹ dân binh, hai trai và một gái, mặc dù lực lượng quá chênh lệch nhưng họ vẫn chiến đấu kiên cường và anh dũng hi sinh, cái chết của họ trở thành bất tử với sự hóa thân thành núi đá thế giặc quá mạnh, trước nguy cơ rơi vào tay giặc. Người nữ dân bình đã dùng mẩu kiếm còn lại rạch ngực mình móc trái tim dâng cho hai người bạn trai. Hai người kia cũng dùng tay móc tim mình ra, chụm lại dâng cao thành ba ngọn lửa. Trước mặt quân thù ba trái tim ngọn lửa hừng hực căm thù bốc lên cháy bỏng lòng yêu nước, sáng ngời khí phách của những nghĩa binh dũng cảm [48, tr. 121-122]. Cuộc chiến đấu chống giặc Minh của ba người nghĩa sĩ dân binh gắn với mốc thời gian cụ thể, nhưng cái chết của họ đã được truyền thuyết hóa, sự hi sinh bi tráng với hóa thân ba trái tim thành ba ngọn núi như minh chứng cho sức sống bất diệt, tình đoàn kết thủy chung của cộng đồng các dân tộc nơi xứ Lạng.

Bên cạnh các truyền thuyết núi non nói về sự hóa thân của các loài vật, các nhân vật vô danh biểu tượng cho sức mạnh, sự đoàn kết, tinh thần chiến đấu của đồng bao các dân tộc xứ Lạng thì còn có các truyền thuyết địa danh gắn với tên tuổi cụ thể của các vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Trong truyền thuyết phản ánh về các nhân vật anh hùng lịch sử của dân tộc miền núi phía Bắc thường gắn với các địa phương và thời đại nhất định. Thục Phán, Nùng Trí Cao là những người anh hùng gắn với non nước Cao Bằng, trong đó Thục Phán là người anh hùng có công trong việc thu phục và dẹp yên ý định tranh chấp ngôi vua của chín chúa thuộc bộ Nam Cương đóng đô ở đất Nam Bình (nay là đất Hòa An, Cao Bằng) để đứng lên ngôi vị cao nhất trị vì, cai quản và xây dựng đất nước. Còn Nùng Trí Cao là người anh hùng cầm quân chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Dương Tự Minh là thủ lĩnh hàng đầu phủ Phú Lương Thái Nguyên có công trong việc dẹp Tống giúp triều đại nhà Lý. Trong tâm thức đồng bào Thái các tỉnh Tây Bắc, nàng Han và bốn anh em họ

Cầm là những tên tuổi không thể nào quên lãng. Nàng Han được coi như thủ lĩnh nghĩa binh, lãnh đạo nhân dân chống giặc phương Bắc gìn giữ bản mường, dẹp tan âm mưu xâm lược với ý chí và phẩm chất quật cường, mạnh mẽ mà trong sáng, thánh thiện. Người Khơ Mú lại lưu truyền về nữ anh hùng nàng Chương – nhân vật có những điểm tương đồng với nữ tướng nàng Han của người Thái.

Từ thời các vua Hùng dựng nước, xứ Lạng đã được nhắc đến qua các truyền thuyết, huyền thoại. Là cửa ngõ của nước nhà, mở ra phương Bắc, cộng đồng các dân tộc nơi đây đã sớm tôi luyện tinh thần và sức lực để đối phó với biết bao phen đất Việt bị uy hiếp. Năm 40 - SCN, Hai Bà Trưng phất cao cờ nghĩa, quét sạch quân thù thu về giang sơn với 65 đồn trại do giặc chiếm giữ, nhân dân dân tộc Lạo (người Tày cổ) đã có mặt trong hàng ngũ nghĩa quân. Cách đây 10 thế kỷ, các bô lão và dân quân Chi Lăng đã đón tiếp Lê Hoàn khi đi tuần thú Ải Pha Luy trở về dừng lại địa phương, vua tôi một lòng thề giữ vững non sông. Tại hang Thái Đức đã diễn ra cuộc hội ngộ lịch sử tượng trưng cho tình đoàn kết dân tộc. Từ đó mà có truyền thuyết về hang Thái Đức ở Chi Lăng. Từ đầu thế kỷ XI trở đi, nước nhà giữ vững nền độc lập, nhân dân các dân tộc xứ Lạng đã được nhắc đến nhiều qua các truyền thuyết, truyện kể, trong đó lọc bớt những chi tiết thêm thắt, hư cấu của các thế hệ nối tiếp, ta vẫn tìm ra được sự thực có giá trị về lịch sử dựng nước, giữ nước ở nơi đây. Có một dải đất từ Chi Lăng trở lên Quang Lang cho đến đèo Sài Hồ, xã Nhân Lý, có nhiều truyền thuyết về bao chiến tích anh hùng từ triều đại nhà Lý trở về sau. Truyện kể họ Thân oanh liệt ở Đông giáp (phía dưới Chi Lăng) ba ông cháu đều làm phò mã, từ Thân Thiệu Thái, con rể vua Lý Công Uẩn, đến người cháu nội là Thân Cảnh Phúc đã được mệnh danh là “vì có tài chỉ huy quân đội xuất quỉ, nhập thần, khiến giặc nhiều phen thất bại thảm hại”. Sang triều đại nhà Trần, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã

góp phần lớn vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Nhiều nhân vật lịch sử đã được ngưỡng mộ, truyền tụng trong các truyền thuyết, truyện kể dân gian.

Qua khảo sát, tìm hiểu truyền thuyết các dân tộc miền núi phía Bắc, chúng tôi thấy có sự tổ hợp giữa việc phản ánh nội dung lịch sử chống giặc ngoại xâm với nội dung giải thích địa danh. Trên bước đường chống giặc ngoại xâm của người anh hùng các dân tộc miền núi phía Bắc, nhiều địa danh đã lưu lại dấu tích như đèo Mã Phục, Vách Đá Nghiêng, Ngườm Cuông… gắn với việc Nùng Trí Cao phi ngựa quá nhanh khi thua trận, địa danh sông Giang Tiên, hang Sữa, vực Chuông… gắn với công tích của anh hùng Dương Tự Minh. Các địa danh: núi Xem, núi Văn - núi Võ, núi Miễu, Núi tắm ngựa và cánh đồng Tràng Dương, núi Cắm Cờ gắn với việc Lưu Nhân Chú luyện quân. Dòng suối nàng Han và hang Thẩm Han gắn với những nơi mà nữ anh hùng này từng luyện binh quân và tắm mát. Núi Ngàm Tra (núi hội ý) và huyền thoại về trái núi thần gắn với tên tuổi Tạo Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng ở Yên Bái… Trong các truyền thuyết nơi xứ Lạng, sự tổ hợp giữa việc phản ánh nội dung lịch sử chống giặc ngoại xâm với nội dung giải thích địa danh khá phong phú, tiêu biểu nhất là mảng truyền thuyết địa danh về núi non. Đó là các truyền thuyết xoay quanh người anh hùng dân tộc Tày, Hoàng Đình Kinh. Trong Truyện Cai Kinh và dãy núi Cai Kinh nói về thân thế và quá trình đấu tranh chống phỉ, chống thực dân pháp của Hoàng Đình Kinh, xung quanh cuộc đời ông là các truyền thuyết về các địa danh, tiêu biểu là những ngọn núi gắn với địa bàn hoạt động của nghĩa quân do ông thống lĩnh. Trong truyền thuyết này, ngoài việc giới thiệu về địa danh dãy núi Cai Kinh còn cho biết khá rõ về thân thế và sự nghiệp của ông: Từ Hà Nội đi lên, quá thị trấn Mẹt của huyện Hữu Lũng một chút, có một dãy núi đá cao sừng sững ở về phía bên trái kéo dài suốt dọc đường quốc lộ 1A tới tận Chi Lăng và ăn sâu vào Bằng Mạc, giáp tận Bình Gia, Bắc Sơn trông rất trùng điệp và vô cùng hiểm trở. Đó là dãy núi Kai Kinh.

Kai Kinh là tên một thủ lĩnh họ Hoàng, người dân tộc Tày, đã từng làm cai tổng và chỉ huy nghĩa quân đánh thực dân Pháp khi chúng mới đặt chân lên đất Xứ Lạng. Hoàng Đình Kinh sinh ra và lớn lên ở xóm Thượng, tổng Thuốc Sơn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nằm trong vùng Chi Lăng giàu truyền thống chống giặc ngoại xâm, từ nhỏ đã bộc lộ lòng dũng cảm, căm thù kẻ xấu qua hành động cắt đuối sam tên phỉ, dù bị hắn cắt một vành tai nhưng từ đó Hoàng Đình Kinh càng nuôi chí căm thù bọn gian ác. Lớn lên, chàng tập hợp nhiều thanh niên trong vùng luyện tập võ nghệ cung kiếm, rồi tổ chức đánh phỉ bảo vệ dân làng. Nhờ đó ông được cử làm Cai Tổng nên thường gọi là Cai Kinh [50, tr. 51-55].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, 27 năm sau ngày thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên vào Đà Nẵng (mùa thu năm 1885), Hoàng Đình Kinh dựng cờ khởi nghĩa kêu gọi đồng bào các dân tộc cùng nhau đồng tâm hiệp lực; đem máu xương ra cứu nước nhà, gìn giữ mồ mả tổ tiên và cuộc sống của người dân đang bị giày xéo. Lòng yêu nước và ý chí quật cường vì nghĩa cả của ông đã được đồng bào các dân tộc nhiệt thành ủng hộ. Nghĩa quân kéo về khắp núi, kín rừng. Cả một dải núi non trùng trùng, điệp điệp, địa thế hiểm trở, núi cao, rừng sâu suốt từ Yên Thế, Lục Ngạn (Bắc Giang) qua Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia, Bắc Sơn trở thành căn cứ địa chống Pháp của nghĩa quân. Không thắng được nghĩa quân bằng sức mạnh quân sự, thực dân Pháp dùng âm mưu mua chuộc, cài cấy người vào nghĩa quân làm phản, bị tấn công bất ngờ, Cai Kinh được Đề Dã đưa đi trốn. Khi ông đang ẩn náu ở các làng trong vùng núi Chi Lăng đến Bắc Sơn và tìm cách xây dựng lại lực lượng, vì bị cụt mất một vành tai nên bọn chúng đã tìm bắt được ông đem về xử tử. Hoàng Đình Kinh đã anh dũng hi sinh ngày 6/7/1888. Nhân dân các dân tộc trong vùng vô cũng kính phục và nhớ tiếc ông, đã đặt tên dãy núi trùng điệp mà ông làm căn cứ là dãy Cai Kinh. Xã Thuốc Sơn quê hương ông

cũng được đặt tên là xã Cai Kinh. Tên tuổi và sự nghiệp của Hoàng Đình Kinh từ đó đến nay và mãi sau sống mãi với quê hương và núi non hùng vĩ.

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 7

Gắn với tên tuổi và quá trình hoạt động của Cai Kinh, còn có một số truyền thuyết có liên quan, như trong “truyền thuyết núi Tay Ngai”, ngoài nội dung giới thiệu vị trí, giải thích tên ngọn núi “Từ Chi Lăng xuôi về Sông Hóa khoảng chững bảy cây số, dãy núi Cai Kinh ở vào thế lượn vào, vòng ra, lên xuống trông giống như cái ngai khổng lồ của các bậc đế vương. Chính trên hai tay ngai đó, thủ lính Cai Kinh đặt tên cho hai vọng gác, khống chế con đường từ Bắc Giang lên, bảo vệ cửa ngõ Chi Lăng. Nhân dân quen gọi là núi Tay Ngai” [48, tr. 219 - 222], còn gắn với truyền thuyết về tài cưỡi ngựa và tài bắn súng của Cai Kinh:

Khi tin cấp báo đến, Cai Kinh từ biệt bạn, phi ngựa như bay về phía núi Tay Ngai. Ông vừa ghìm cương thì đoàn người mặc áo màu đen kia cũng đi ngang tầm súng. Ngồi trên mình ngựa, từ trên núi cao Cai Kinh nheo mắt nhìn năm người lạ đang đi trên con đường độc đạo dưới chân núi. Ông nâng khẩu súng lên ngang tầm mắt, tuyên bố “phải cảnh cáo bọn do thám đội lốt tu hành nguy hiểm này....”. Vừa dứt lời ba tiếng nổ giòn vang lên như một mệnh lệnh. Các nghĩa binh reo hò vang động khi được tận mắt chứng kiến ba phát súng thần diệu của người thủ lĩnh đã phạt đứt đôi ba chiếc đòn gánh của bọn người gánh hành lý. Bọn người lạ mặt khiếp dảm chạy bán sống, bán chết về xuôi [44, tr. 219 - 222].

Là vùng đất có vị trí chiến lược vùng đông bắc, gần kinh đô, giặc ngoại xâm phương Bắc muốn tấn công vào trung tâm đầu não nước ta thì đều phải đi qua đây. Vì thế, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt, nhất là ở ải Chi Lăng. Ải Chi Lăng nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn theo hướng Đông Bắc từ Trung châu Bắc Bộ. Ải được cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài - Thái Họa và phía Tây là núi đá Cai Kinh

dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng, bên con đường quốc lộ số 1A mà trước kia là đường cái quan lên biên giới, xuôi về kinh đô.

Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km. Xã Chi Lăng có Ải Chi Lăng và Quỷ Môn Quan. Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn dẫn sách Hoàn Vũ Ký của Trung Quốc cho biết Quỷ Môn Quan nằm ở phía Nam huyện Bắc Lưu (châu Uất Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc), cách huyện lỵ Bắc Lưu khoảng 30 dặm. Tại cửa quan này có hai khối núi đối nhau và ở giữa có độ rộng 30 bước, tục gọi Quỷ Môn Quan. Mã Viện đem quân đánh nước ta qua đấy dựng bia và tạc rùa đá. Đời nhà Tấn (265-420) binh lính Trung Hoa qua đó bị giết nhiều nên có câu:

Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan! Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn

Dịch nghĩa là "Ải cửa Quỷ, Ải cửa Quỷ! Mười người đi, một người về". Theo Phương Đình dư địa chí, xã Chi Lăng có quan lộ hẹp, núi đá hiểm trở, sông sâu nước độc được gọi là Quỷ Môn Quan. Thời Lê Trung Hưng sứ Trung Hoa sang Việt Nam sắc phong, ghét tên Quỷ Môn Quan nên đổi gọi bằng tên Úy Thiên Quan. Theo Việt Hoa thông sứ sử lược của Bế Lãng Ngoạn và Lê Văn Hòe, sứ bộ Việt Nam trên bước đường thiên lý sang Trung Hoa đều dừng tại Quỷ Môn Quan trước khi tiến đến Ải Nam Quan. Như vậy, Quỷ Môn Quan chính là một phần không thể tách rời của Ải Chi Lăng

Xung quanh hai địa danh này có các truyền thuyết về núi non liên quan, đó là Truyền thuyết về cửa quỷ, núi quỷ Truyền thuyết núi mặt quỷ, cả hai truyền thuyết này gắn liền với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân

tộc ta. Trong truyền thuyết về cửa quỷ, núi quỷ giới thiệu về địa danh cửa quỷ Từ Thành Kho đi lên độ 3 cây số, có một khoảng thung lũng bị thắt lại do một bên là núi đá trườn ra, lại có một trái núi mọc ở giữa, suối chảy sát chân núi. Lợi dụng địa hình nơi đây, ông cha ta ngày trước đã đắp một đoạn thành đất ngang qua để chặn bước tiến của địch. Nơi đây gọi là ải Chi Lăng. Quân giặc gọi đây là cửa Quỷ, sở dĩ nơi đây được gọi là cửa Quỷ vì : ở vách đá của dãy núi Cai Kinh về phía nam của ải có một hình thù tự nhiên kì dị trông rất giống đầu một con hổ khổng lồ đang từ trên cao lao xuống. Tại đây có chuyện kể rằng, mỗi lần quân giặc đi qua đây đều bị quân ta mai phục từ trên núi bắn tên nỏ, bẫy đá bắn xuống tới tấp như mưa, tiến cũng khó, rút cũng khốn, thiệt hại rất nhiều. Bọn giặc cho rằng tại cái hình thù kì dị ở vách đá kia mà chúng cho là mặt quỉ, do ở bên kia suối có một dãy núi đá sừng sững nhấp nhô những ngọn liên tiếp khá đều nhau, nằm theo hướng bắc - nam. Ai làm chủ được ngọn núi này thì tạo được một thế chủ động làm chủ cả đoạn thung lũng này. Ông cha ta ta xưa kia đã không bỏ qua địa thế hiểm yếu này trong việc chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, để bảo vệ đất nước quê hương, bảy chàng trai người dân tộc ở Chi Lăng đã tình nguyện vào đội cảm tử. Họ kiến cường chiến đấu và sau khi hi sinh đã hóa thành bảy ngọn núi để án ngữ quân giặc, sống mãi với quê hương, làng bản [50, tr. 44 - 46]. Còn trong truyền thuyết núi mặt quỷ đi vào lí giải hình dáng của một ngọn núi nơi ải Chi Lăng: Đối diện với đền Quỷ môn quan về phía Tây là núi Mặt quỷ. Ở lưng chừng núi cao trên vách đá dựng đứng hiện ra khuôn Mặt Quỷ mà cách xa vài trăm thước ta có thể nhìn thấy rõ ràng. Mặt Quỷ có chiều rộng và chiều dài gần bằng ngang nhau theo hình bầu dục. Chiều ngang chừng ba thước, chiều dọc xấp xỉ như vậy. Hai mắt Quỷ to như hai miệng của cái thúng sâu thẳm, mồm rộng, tạo thành cửa một cái hang sâu đen ngòm trông rất dễ sợ; hai cái mũi to bằng hai cái bát điếu [48, tr. 108 - 109]. Truyền thuyết này gắn với trận chiến của quân ta với quân giặc ngoại xâm do tướng giặc là Liễu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023