Truyền Thuyết Núi Non Xứ Lạng Với Đề Tài Chống Giặc Ngoại Xâm

truyền thuyết dân gian người Việt đã chỉ ra rằng: Núi, đá, sông nước, cây và mây mù là biểu tượng của không gian thiêng trong truyền thuyết. Đó là nơi trú ngụ của thần linh, là không gian tồn tại của sự sống trong dạng động và tĩnh...[1]. Xét dưới tiêu chí nội dung và thi pháp của thể loại truyền thuyết, chúng tôi nhận thấy có một mảng truyền thuyết về núi non xứ Lạng gắn với các vị thần khá phổ biến và được biểu hiện dưới các dạng thái khác nhau. Đó là truyền thuyết về những nhân vật nguyên dạng là thần tự nhiên và truyền thuyết về các nhân vật thần tự nhiên đã được lịch sử hoá. Trong đó bao gồm các truyền thuyết về thần Nước, thần Đá, thần Núi. Gắn liền với các truyền thuyết là các di tích, phong tục thờ cúng và lễ hội được lưu truyền từ xa xưa.

Trong quá trình sưu tầm, khảo sát tư liệu chúng tôi thấy thật khó phân biệt giữa thể loại truyền thuyết và huyền thoại. Trong các thể loại văn học dân gian người ta không cho huyền thoại là một thể loại mà chỉ có thần thoại và truyền thuyết nhưng trong thực tế người ta nói nhiều đến từ “huyền thoại” và xem nó như một thể loại giữa thần thoại và truyền thuyết hay nói đúng hơn là truyền thuyết pha thần thoại. Giữa truyền thuyết và huyền thoại đều có đặc điểm chung là những câu chuyện dân gian truyền miệng, do con người tưởng tượng ra; có yếu tố thần kỳ chỉ khác là huyền thoại là những câu chuyên hư tưởng và có ý nghĩa biểu tượng mang nhiều nghĩa bí ẩn. Chính vì thế, một số câu chuyện truyền thuyết được xem như huyền thoại (có yếu tố thần thoại) như “truyền thuyết về động Song Tiên và Giếng Tiên”… Một số câu chuyện được gọi là huyền thoại cũng có thể xem như truyền thuyết như “Huyền thoại về núi Mẫu Sơn” trong đó có nhiều câu chuyện truyền thuyết khác nhau. Ranh giới giữa truyền thuyết và huyền thoại trong các câu chuyện được sưu tầm về núi non ở xứ Lạng chỉ có ý nghĩa tương đối trong hình thức thể hiện. Hơn nữa, trong các truyền thuyết, huyền thoại được sưu tầm mang nhiều yếu tố thần thoại vì vậy việc phân định cũng không thật rõ ràng. Cũng như thần thoại Việt Nam nói chung đã được truyền thuyết hóa, những câu chuyện mang yếu

tố thần thoại ở xứ Lạng cũng có xu hướng truyền thuyết hóa nên để chúng vào thể loại truyền thuyết là hợp lý. Trong số các truyền thuyết, huyền thoại được sưu tầm ta bắt gặp các truyền thuyết về các vị thần có nguồn gốc là thần tự nhiên gắn với tín ngưỡng thờ thần đá, thần nước của người xưa (Trong truyền thuyết về động tiên, giếng tiên), và các vị thần núi trong các truyền thuyết ở Mẫu Sơn. Lại có những nhân vật đời thường được gắn với một sự tích và dân chúng coi là nhân thần hoặc những vị thành hoàng làng được phong thần, có thể là do dân gian phong tặng, hoặc do các triều đình phong kiến sắc phong nhưng đều được xuất phát từ ý nguyện của nhân dân nhằm đề cao những người có công với cộng đồng làng xã. Đa phần truyền thuyết có yếu tố thần thoại nhưng cũng có những truyền thuyết không mang yếu tố thần thoại mà phản ánh một tâm trạng, một mong ước của nhân dân được huyền hoặc hóa mang yếu tố tình cảm nhất là các truyền thuyết về phong vật, địa danh. Do đó chúng tôi xếp các huyền thoại về núi Mẫu Sơn vào thể loại truyền thuyết địa danh về núi non. Chân núi Mẫu Sơn có Chùa Mẫu Sơn còn thờ cả trời và Phật; Tên chữ Trung Thiên là có ý tỏ lòng trung thành với đấng cao xanh và khí thiêng sông núi. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ thần núi còn xuất hiện ở khu linh địa cổ tại núi Mẫu Sơn Về chủ nhân khu Linh địa, thời kỳ đầu là người Tày cổ, sau này có sự tham gia của người Nùng và người Dao cùng cư trú. Tổng hợp các tài liệu thành văn và điền dã có thể nhận định vị thần được thờ ở khu Linh địa có tên là Lê Hùng Trần (đã có 3 đạo sắc phong), tên chữ của vị thần là: Đức tôn thần công Tịnh, Quang Mậu Hùng Trấn Đại vương Thượng đẳng phúc Thần, là thần trấn giữ núi Mẫu Sơn - một vị Thần Núi. Cư dân sinh sống ở quanh vùng núi Mẫu Sơn hàng năm vẫn hành hương về khu Linh địa tế lễ và đến những năm đầu thế kỷ XX thì khu Linh địa Mẫu Sơn vẫn tồn tại với đầy đủ ý nghĩa là nơi thờ cúng tôn nghiêm của đồng bào địa phương [45].

Trong truyền thuyết về Động Song Tiên và Giếng Tiên còn gắn với tín ngưỡng thờ các thần tự nhiên, khởi nguồn đó là thần nước và thần đá, gắn liền với tư duy và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân cổ xưa nơi đây. Đó là sự ra đời của các địa danh có sự tác động của thế lực thần kỳ:

Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên, lũ trẻ tha hồ uống và tắm thỏa thuê. Cụ già bỗng nhiên biến mất, còn dòng nước thì cứ chảy mãi không thôi. Từ đó dân làng Phia Luông có đủ nước dùng [50, tr. 24].

Từ những địa danh nguồn nước, tảng đá gắn với các truyền thuyết có liên quan. Người dân xứ Lạng tin vào một thế lực siêu nhiên có phép thuật làm nên những điều thần kỳ, đó là những tiên ông, tiên bà, các nàng tiên… Những núi non, cảnh đẹp gắn với vết tích của các vị thần tiên này đều đi vào truyền thuyết, truyện kể, đi cùng với nó là những tín ngưỡng tôn thờ, ngưỡng vọng: “Người ta cho rằng cụ già đó chính là Tiên Ông đã ra tay cứu giúp dân làng vượt qua cơn đại hạn. Nguồn nước đó gọi là Giếng Tiên.”

Hiện nay, tại khu di tích lịch sử Chùa Tiên – Giếng Tiên lưu hành bản kể về gốc tích của địa danh. Về giếng tiên là do tiên ông nhẫm vào tảng đá, nơi đó có nước chảy ra, còn về động song tiên gắn với truyền thuyết đây là nơi có hai tiên ông thường xuyên đánh cờ, một hôm đến giờ về trời, một ông về trời trước, còn một ông ngủ quên, từ đó hóa đá tại nơi đây.

Trong truyền thuyết này đối tượng được nhân dân địa phương thờ cúng là đôi tiên ngự tại các địa danh hang núi có cảnh đẹp. Hiện thân của các vị thần tiên này được để lại qua các dấu tích mà họ tạo ra, đó là giếng nước, tảng đá nơi tiên ông (vợ chồng tiên) nhẫm vào có nước chảy ra, nơi 2 ông tiên đánh cờ, 1 ông hóa đá là động song tiên. Đây là cách nhân dân nơi đây lý giải cho những địa danh hết sức bình dị mà ẩn trong đó là các truyện kể, truyền thuyết kỳ ảo đầy tính nhân văn.

Truyền thuyết núi non xứ Lạng có liên quan đến các vị thần tự nhiên như: thần núi ở núi Mẫu Sơn, các vị thần tiên ở núi Song Tiên, thì còn có truyền thuyết về núi vọng phu gắn với motif đá thiêng. Hiện tượng đá thiêng như hòn đá vọng phu (núi mẹ bồng con chờ chồng) thuộc loại truyện có đề tài anh em ruột lấy nhầm nhau (sự tích đá vọng phu, Tô Thị vọng phu, sự tích đá Bà Rầu) được phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa. Cốt truyện của típ truyện này được tóm tắt như sau: người anh lỡ tay làm em gái gái bị thương, sợ quá bỏ nhà đi, sau này khi lấy vợ lại lấy phải người em gái ruột của mình năm xưa. Biết chuyện người chồng im lặng, lấy cớ bỏ nhà ra đi không trở lại, người vợ ở nhà ngày ngày bồng con lên núi (ra biển) ngóng trông, đợi chờ mòn mỏi đến lúc thân nàng và con hóa thành đá, ngày đêm trông ngóng người chồng của mình. Tình tiết kể về người vợ đứng ngóng trông chồng với hy vọng người chồng sau những năm tháng đi xa sẽ trở về để gia đình đoàn tụ hạnh phúc. Nhưng người chồng không về và người vợ hóa thành đá. Người phụ nữ với sự thủy chung, đã âm thầm đơn lẻ sống mỏi mòn thương nhớ. Nỗi đau và sự tuyệt vọng đã hóa đá cùng con người như minh chứng cùng thời gian. Bi kịch này nói lên thân phận của người phụ nữ, họ là người chịu thiệt thòi, hi sinh nhiều nhất trong xã hội. Qua chi tiết này, tác giả dân gian đã sáng tạo hình tượng người phụ nữ với sự cảm thông sâu sắc. Nỗi đau, nỗi mong chờ của họ thấu đến tận trời xanh, tạc vào thiên nhiên giữa cuộc sống đời thường. Bi kịch ấy sắc lạnh, lâu bền như đá. Hòn đá, núi đá là biểu tượng về sự bền vững, chống chọi lại với những nghiệt ngã của thời gian. Hình tượng người phụ nữ hóa đá trở thành “biểu tượng nhân văn cao cả” trường tồn mãi mãi trong văn học và trong niềm tin của nhân dân. Tín ngưỡng thờ đá vọng phu ở Khánh Hòa, Phú Yên biểu hiện ở việc lập đền thờ, những người dân trong vùng trên những nẻo đường xuôi ngược, hoặc trên biển khơi đều có những câu khấn vái “” để mong “Bà” phù hộ cho cuộc hành trình làm ăn của mình nhiều thuận lợi, may

mắn. Truyện về nàng Tô Thị có sự phổ biến cao và được nhân dân cả nước biết đến, được lưu truyền qua thơ ca, truyền thuyết, sự tích, cổ tích, ca dao… sự hóa thân thành đá của nàng biểu trưng cho phẩm chất thủy chung son sắc của người phụ nữ Việt nói chung, sự tích về nàng Tô Thị vọng phu ở xứ Lạng đã được địa phương hóa, mang những nét đặc trưng của truyền thuyết. Đó không chỉ là một khối đá được thiên nhiên tạo tác mang dáng hình độc đáo mà còn thể hiện tư tưởng thẩm mỹ, đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Dù chỉ là một hòn đá mang dáng đứng vọng phu, nhưng hóa thân thành núi đá của nàng Tô Thị có ý nghĩa tinh thần lớn lao, được đồng bào các dân tộc nơi đây tôn thờ, ngưỡng vọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Bên cạnh các truyền thuyết thờ các thần tự nhiên phản ánh tính cầu nước để phục vụ nông nghiệp như motif chuyện về ông Cộc, ông Dài, thần Rắn được lưu truyền dọc bờ sông Kỳ Cùng, ta cũng thấy có một số truyền thuyết đề cập đến các vị thần có liên quan đến địa danh núi non. Các thần, tiên gắn với các địa danh về núi có thể là các ông tiên, vợ chồng song tiên với vết tích để lại của họ vào tảng đá, giếng nước được nhân dân thờ cúng. Đó là vị thần Núi Mẫu Sơn được triều đình sắc phong, hay truyền thuyết về nàng Tô Thị vọng phu nằm trong motif về đá thiêng. Dù yếu tố siêu nhiên, thần kì của các thế lực thần tiên này hiện ra ở các dạng thức khác nhau, nhưng đều gắn với các địa danh về núi non. Khác với hệ thống các vị thần núi có danh tính, hành trạng cụ thể trong các truyền thuyết lưu hành ở miền Bắc như thần núi Tản Viên, sơn thần… gắn liền với các tín ngưỡng và diễn xướng dân gian. Ở xứ Lạng, các vị thần có liên quan đến địa danh núi non còn mang tính nguyên sơ, mang màu sắc thần thoại, phản ánh tư duy, quan niệm và lí giải của người dân về các địa danh núi đá, hang động.

2.2.2. Truyền thuyết núi non xứ Lạng với đề tài chống giặc ngoại xâm

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 6

Lịch sử nước ta gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta luôn phải chống giặc ngoại xâm từ mọi ngả, đặc biệt là

chiến đấu chống lại các thế lực phong kiến phương Bắc. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, giữ vững quyền độc lập, tự chủ được phản ánh trong văn hóa, lịch sử và văn học… Các truyện kể, truyền thuyết đã ghi lại nội dung này bằng nhiều câu chuyện chống giặc ngoại xâm. Trong quá trình đó có sự đoàn kết một lòng của cộng đồng các dân tộc trong cả nước, trong đó có đồng bào các dân tộc xứ Lạng. Với vị trí địa lí đặc biệt, là vùng đất nơi biên cương địa đầu tổ quốc, có vị trí chiến lược trong các cuộc đối thoại cũng như đối đầu với phong kiến phương Bắc. Đồng bào dân tộc nơi đây đã góp phần công sức cũng như xương máu vào các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, làm nên chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Bằng thể loại truyền thuyết, các tác giả dân gian đã phản ánh nội dung chiến đấu chống giặc ngoại xâm trong kho tàng truyền thuyết, truyện kể.

Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, các tộc người trên đất nước bằng nhiều cách khác nhau đã góp phần công sức của mình vào chiến thắng chung của cả dân tộc. Trong đó có tộc người Tày - Nùng, họ là dân tộc thiện chiến, có công giúp triều đình phong kiến Việt Nam chống ngoại xâm. Từ thời Lý, Trần, Lê, với chế độ thổ ti, được coi như thế tập, phiên thần, có quyền tự trị và trung thành với triều đình. Những thổ ti lớn có dinh thự, quân đội riêng như họ Vi và họ Nguyễn Đình ở xứ Lạng, họ Nùng (hay Nông) ở Bảo Lạc (Cao Bằng). Khi có giặc phương Bắc xâm lược, quân đội thổ ti hợp quân với triều đình để ngăn chống. Quân đội Tày - Nùng thiện chiến ở vùng rừng núi và rất giỏi về du kích chiến khiến Bắc quân luôn luôn nể sợ. Đời Thục Phán, nhờ các dân tộc Tày - Nùng mà nước Âu - Lạc đã đủ sức đương cự với quân nhà Tần. Đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, người Tày - Nùng đã góp phần đáng kể. Lý Nam Đế khởi nghĩa hồi thế kỷ thứ VI, Bố Cái đại vương khởi nghĩa thế kỷ thứ VIII, luôn luôn có người Tày - Nùng giúp sức. Triều Lý, thế kỷ thứ XI, Lý Thường Kiệt có 5 nghìn quân Tày - Nùng chuyên xung kích và vòng ra sau lưng quân Tống để đánh tập hậu. Tướng

Tống là Quách Quì bị tướng Nùng là Thân Cảnh Phúc người xứ Lạng đánh bại nhiều trận, kiêng sợ gọi quân Tày - Nùng là "thiên binh”. Nhà Trần, thế kỷ XIII, trong 3 lần đại phá quân Mông Cổ, lần nào thám binh Tày - Nùng cũng bám sát, theo dõi địch tình để báo cho triều đình. Năm 1285, Thoát Hoan bị quân Tày - Nùng đánh bại tại Sài hồ thuộc xứ Lạng. Khi Lê Lợi khởi nghĩa vào thế kỷ XV có các tướng Tày - Nùng tham gia như: Nùng Văn Lịch, Hồng Thiêm Hữu, Chu Sư Nhan, Hoàng Am, Dương Thế Chân, Hoàng Đại Huề…

Truyền thuyết địa danh các dân tộc miền núi phía Bắc, trong đó có xứ Lạng phần lớn gắn liền với lịch sử và tín ngưỡng. Nói cách khác, đó là những truyện kể giải thích nguồn gốc, tên gọi địa danh bằng cảm quan lịch sử và tín ngưỡng. Những sự kiện và nhân vật trong truyện có thể hoặc không hoàn toàn có thực nhưng lại mang ý nghĩa khái quát lịch sử và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc. Cảm hứng bi hùng, ca ngợi và tôn kính là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các bản truyện kể.

Xứ Lạng có một vị thế rất quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam, nơi đã chứng kiến nhiều lần quân giặc thất điên bát đảo khi chúng tiến quân xâm lược nước ta. Địa thế tự nhiên của vùng với 80% là rừng núi và thung lũng đã góp phần hình thành thế chiến lược của vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi diễn ra nhiều cuộc đối đầu cũng như đối thoại với phong kiến phương Bắc. Bằng thể loại truyền thuyết, các tác giả dân gian trong đó có các tộc người cư trú tại xứ Lạng đã khắc họa lịch sử với những hình tượng độc đáo của địa phương, trong đó có các hình tượng gắn với núi non, góp phần bồi đắp truyền thống đoàn kết cũng như tinh thần yêu nước của đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Xung quanh cảnh và người xứ Lạng có nhiều truyền thuyết, huyền thoại, giai thoại, truyện thật lịch sử đáng ghi nhớ. Truyền thuyết sở dĩ nó có giá trị vì đã bổ sung vào chính sử những chi tiết nhiều khi rất chân thực, làm rõ tính cách, vai trò, vị trí những nơi xảy ra sự kiện, không loại trừ việc hư cấu, thêm

thắt những chi tiết không có thực qua việc truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những hư cấu do tưởng tượng của người thuật chuyện, tựu chung vẫn nhằm đề cao nhân vật hoặc nhấn mạnh đặc điểm địa danh đã xảy ra sự kiện. Trong các truyền thuyết về núi non xứ Lạng, ngoài việc lý giải tên gọi, sự ra đời của các ngọn núi, nó còn gắn liền với chủ đề ca ngợi sức mạnh, ý chí, sự đoàn kết của các dân tộc nơi đây trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong truyền thuyết núi Phượng Hoàng mở đầu là miêu tả, giới thiệu tên gọi của ngọn núi: về phía đông của quảng trường Đồng Định, ngay sau Kỳ đài có một quả núi đá độc lập, vươn cao. Quả núi giống hệt một con phượng hoàng khổng lồ, đầu vươn cao kiêu hãnh, ngực căng tràn sức sống, đôi cánh xòe ra ôm lấy cả quảng trường. Phượng Hoàng đang ở thế sắp vỗ cánh bay vút lên trời cao [48, tr. 5-9]. Bên cạnh đó, hình ảnh loài chim phượng hoàng còn mang ý nghĩa biểu tượng: loài chim này là niềm tự hào của bà con dân tộc trong vùng. Bởi lẽ phượng hoàng chỉ xây tổ ở những mảnh đất thiêng, đất lành, đất làm nên nghiệp lớn. Phượng hoàng được đồng bào bảo vệ rất chu đáo, ai xâm phạm bị xử tội nặng, kể cả chết: hình chim Phượng được vẽ ở đền thờ, miếu mạo dành cho những người có công với dân, với nước. Phượng hoàng còn tượng trưng cho sức mạnh của người miền núi. Bởi từ đời này đến đời kia lưu truyền câu sấm “phượng đi hay phượng đã về” bởi chim phượng hoàng xuất hiện là điềm lành, loài chim có sức sống mãnh liệt, sự hồi sinh sau cái chết và hóa thành bất tử. Dưới thời nước ta bị nhà Đường thống trị (năm 686); tên quan đô hộ khét tiếng tàn ác khi ấy là Lưu Diên Hựu. Trên đường đi kinh lý qua vùng này, thấy một đàn chim phượng hoàng đang dang cánh bay lượn tròn trên đỉnh núi rồi hạ cánh xuống đỉnh núi cao, cho rằng đây là điềm xấu, là mối họa đối với thiên triều, hắn đã sai quân bắn tên độc vào đàn chim, nhưng chúng đã kịp tung cánh bay mất, chim phượng hoàng đầu đàn bị trúng tên, chết và hóa đá, mãi mãi ở lại đỉnh núi, với người dân xứ này. Năm 687 những nghĩa binh Tày, Nùng từ núi Phượng Hoàng vung gươm, giáo đứng lên cùng Lý Tự Kiên, Định Kiến kéo quân về phá tan

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí