Sự Tồn Tại Và Lưu Truyền Của Truyền Thuyết Về Núi Non Tại Lạng Sơn

làng bèn lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi đèo Giang - Văn Vỉ. Cứ vào mùa xuân là mở hội tưng bừng trong khuôn khổ hội làng [28].

Trong bản kể thứ hai cũng nói về sự hóa thân của tiên ông thành ông lão ăn mày, nhưng khác ở chi tiết lũ trẻ nhà giàu làng Phai Luông mắng đuổi không cho, chỉ có một thiếu niên con nhà nghèo chăn trâu gần đó thấy đồng cảnh ngộ nên động lòng thương.

Trong truyền thuyết khác lại kể rằng : không phải là ông cụ ăn mày mà là “Có một cặp vợ chồng tiên trên trời giáng xuống hạ giới, đến thăm thành Lạng, sau khi vãng cảnh nhiều nơi, họ đến đây ngồi nghỉ. Trời nắng, khát khô cổ, không tìm đâu ra nước uống. Tiên bà liền dẫm chân lên đá, làm một dòng nước trong lành vọt lên. Chỗ đó hình thành cái giếng bằng bàn chân, người trong vùng gọi đó là giếng Tiên, có người gọi đó là “Giếng Đá”. Giếng Tiên có liên quan đến chùa Tiên, do Tiên đã giáng xuống ở ẩn một thời gian, sống ở trong động, động đó người ta gọi là động Song Tiên, tức là một đôi tiên. Và đôi vợ chồng tiên đó đã tạo ra giếng Tiên đó [50, tr. 24-26].

Cùng nói về sự hình thành của địa danh giếng tiên là do các vị thần tiên làm, nhưng trong một bản kể khác cũng có nhiều chi tiết dị biệt:

Đồn rằng trên núi Mẫu Sơn có một đôi tiên sống trên đỉnh núi, ngày hè nắng đẹp, trời trong xanh thường theo dọc dòng sông Kỳ Cùng chơi. Thấy cảnh quan trên núi Phja Luông có bãi cỏ xanh sạch đẹp nên họ nằm “phơi nắng” – xế trưa mặt trời lên cao nóng bức lại ngồi nghỉ lên phiến đá bằng. Họ thách nhau làm “giếng nước trong” để lấy nước uống, tắm mát. Cái giếng tiên nữ làm nước phọt lên rất trong. Trái lại tiên nam làm cái nào nước cũng đục nên làm xong chàng bịt hết, giờ ở đó chỉ còn cái giếng hiện tại. Dân làng bản nhờ có nước suối trong mát dùng và tưới tắm ruộng màu, cây cối nên lập đền thờ đôi tiên ngự trên núi Mẫu Sơn đó [48, tr. 4-42].

Lòng yêu mến và ngưỡng mộ thiên nhiên, con người hoà với thiên nhiên làm một nên đã dựng lên những truyền thuyết để lý giải về lai lịch cảnh đẹp thiên nhiên, lại còn tôn tạo thành danh thắng lưu giữ lâu đời. Mỗi cách giải

thích mang một sắc thái khác nhau nhưng đều hướng vào việc trả lời câu hỏi vì sao có địa danh, dấu tích, lễ hội này và vì sao lại mang tên như vậy.

Trong truyền thuyết núi non gắn với chủ đề chống giặc ngoại xâm, xung quanh cái chết của viên tướng giặc Liễu Thăng cũng có nhiều bản kể khác nhau. Gắn với cái chết của viên tướng giặc này là truyền thuyết về hòn đá Liễu Thăng, truyện kể rằng: khi Liễu Thăng bị quân ta đâm thủng bụng và chém gần đứt cổ ở núi Yên Ngựa nhưng hắn vẫn chưa chết ngay. Trong cơn cuồng máu, hắn cướp lấy một con ngựa của quân ta đã bị hy sinh (có truyện nói là ngựa của Đại Liệu, tướng tài và là em trai của thủ lĩnh dân binh Đại Huề), được một tên lính bảo vệ giúp sức, hắn trèo lên mình ngựa phi về hướng Bắc định chuồn về nước. Nhưng khi đến đây, con ngựa chiến của nghĩa binh nhận ra người nằm trên lưng không phải chủ của nó, bèn hất xuống đất. Khi ấy, Liễu Thăng còn cố bò được một đoạn nữa mới chết, sau hóa thành đá. Đó chính là nơi có hòn đá hình người cụt đầu, lòi ruột này [50, tr. 38 - 39]. Trong khi một số tài liệu lại cho rằng phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ) và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải).

Xung quanh cái chết của viên tướng giặc ngoại xâm này có nhiều cách kể khác nhau nhưng đều thống nhất ở chi tiết hắn bị chém cụt đầu. Người chém cụt đầu Liễu Thăng có tài liệu cho là Lê Sát, có truyện lại nói là Hoàng Đại Huề. Nhân dân ta đã truyền thuyết hóa sự kiện này bằng hóa thân của đầu Liễu Thăng thành tảng đá, coi đó như một chứng tích lịch sử khằng định chiến thắng và tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta, cũng như ngầm cảnh báo hậu quả với các thế lực ngoại xâm.

Về địa danh núi Mẫu Sơn cũng có hai truyền thuyết. Bản kể thứ nhất mang màu sắc huyền thoại, phản ánh tư duy ngây thơ của đồng bào các dân tộc nơi đây trong việc lý giải địa danh, mượn hình ảnh núi non để nói về hành động của của con người. Bản kể thứ hai mang nhiều đặc trưng của thể loại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

truyền thuyết hơn. Dù sao thì đó đều là những câu chuyện kể dân gian độc đáo và đặc sắc của đồng bào các dân tộc xứ Lạng trong việc lý giải, cắt nghĩa tên gọi và đặc điểm của các địa danh về đề tài núi non.

Đi vào tìm hiểu các truyền thuyết về núi non xứ Lạng, chúng ta có thể thấy được lòng yêu mến và ngưỡng mộ thiên nhiên, con người hoà với thiên nhiên làm một nên đã dựng lên những truyền thuyết để lý giải về lai lịch, đặc điểm cảnh đẹp thiên nhiên. Mỗi cách giải thích mang một sắc thái khác nhau nhưng đều hướng vào việc trả lời câu hỏi vì sao có địa danh, dấu tích, lễ hội... này và vì sao địa danh, dấu tích, lễ hội... lại mang tên như vậy. Cách giải thích của đồng bào có lúc mang niềm tin thơ ngây của nhân dân một thời đã xa của lịch sử nhưng cũng có lúc lại hàm chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu xa. Sự xuất hiện của những bản kể trên với sự khác biệt về chi tiết, nhân vật, motif, cốt truyện... chứng tỏ sự phong phú trong tư duy, trong xúc cảm dân gian và cả tình yêu đặc biệt của đồng bào các dân tộc xứ Lạng dành cho núi non, bản làng mình. Là những sáng tác tập thể truyền miệng nên truyền thuyết về núi non xứ Lạng nói riêng, văn học dân gian nói chung hiển nhiên thường không tồn tại với một văn bản duy nhất, một văn bản chính thức. Trong quá trình tìm hiểu các bản kể đó đều trở nên rất đáng quý, đáng được xem xét. Có thể khẳng định, một tác phẩm văn học dân gian sẽ không thể nhìn nhận thấu đáo nếu chúng ta chỉ dựa vào một văn bản. Do đó, việc phân tích, tìm hiểu sự tương đồng cũng như tính dị biệt trong các truyền thuyết này là việc làm cần thiết, góp phần chỉ ra sự độc đáo và nét đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc xứ Lạng.

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 10

* Tiểu kết

Đi vào tìm hiểu các truyền thuyết về núi non xứ Lạng chúng ta có thể thấy một số đặc điểm cơ bản của chúng về: nội dung, nhân vật, motif, sự tương đồng, dị biệt. Các truyền thuyết này chia thành hai mảng đề tài chính, đó là mảng truyền thuyết về núi non với đề tài chống giặc ngoại xâm, và truyền thuyết về núi non gắn với các vị thần tự nhiên. Điểm độc đáo mà chúng tôi nhận thấy khi đi vào tìm hiểu truyền thuyết về địa danh núi non nơi

xứ Lạng, đó là các truyền thuyết về đề tài chống giặc ngoại xâm thường tập trung ở những khu vực nhất định như Chi Lăng - Hữu Lũng, và các truyền thuyết này ít nhiều có sự liên quan đến nhau. Phải chăng do địa thế những khu vực này có vị trí chiến lược của xứ Lạng, là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa ta với giặc ngoại xâm nên từng địa danh nơi đây đều ghi dấu những sự kiện lịch sử được truyền thuyết, thần thoại hóa. Trong “Khu di tích lịch sử Chi Lăng” (huyện Chi Lăng) gồm 52 di tích kéo dài gần 20km, từ Bia Mỗ, Hổ Lai (xã Mai Sao) đến Bia Mốc cầu Quan Âm. Đây là khu di tích ghi dấu ấn những chiến công oai hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Các địa danh núi non nơi đây đều ẩn chứa trong đó là những truyền thuyết hấp dẫn về quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nói chung và cộng đồng các dân tộc xứ Lạng nói riêng.

Tương tự như trên, khi tìm hiểu về các truyền thuyết này, chúng tôi thấy có một số lượng lớn các truyền thuyết địa danh gắn với các vị thần tự nhiên, các truyền thuyết gắn với các danh lam, thắng cảnh và các truyền thuyết này tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm xứ Lạng, thị xã Lạng Sơn ngày nay. Đó là các địa danh như: Thành nhà Mạc, núi Vọng Phu, Thành Tiên Xây, hệ thống danh thắng Nhất - Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên, chùa Thành, Chùa Tam Giáo, chùa Tam Thanh… Đặc biệt trong số các truyền thuyết này có một số truyền thuyết - huyền thoại liên quan đến khu du lịch sinh thái núi Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình).

Qua tìm hiểu, phân tích chúng tôi cũng nhận thấy những đặc điểm về hệ thống nhân vật trong các truyền thuyết này. Đó là những nhân vật là loài vật, những nhân vật là người dân, anh hùng địa phương, và có cả nhân vật là các vị thần tự nhiên. Về motif thì có hai motif chính là motif về hóa thân sau khi chết motif dấu tích để lại của nhân vật. Trong truyền thuyết địa danh về núi non xứ Lạng, điều đặc trưng nhất là sự tổ hợp nội dung giữa việc lý giải địa danh với nội dung về hoạt động, hành trạng của nhân vật. Nhân vật hóa thân thành địa danh, địa danh lại ghi dấu vết tích để lại của nhân vật. Bên cạnh đó, trong các bản kể còn có cả sự tương đồng và dị biệt. Đây là điểm đặc trưng của văn

học dân gian nói chung bởi trong quá trình lưu hành qua con đường truyền miệng sẽ dẫn đến những dị bản. Đi vào tìm hiểu những đặc điểm của truyền thuyết về núi non xứ Lạng, chúng ta sẽ thấy được sự phong phú, độc đáo và đặc sắc của tiểu loại truyền thuyết này. Qua đó làm cơ sở mở rộng tìm hiểu các truyền thuyết về địa danh khác ở xứ Lạng cũng như các địa phương khác trên cả nước. Góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú kho tàng văn học văn học dân gian của địa phương cũng như của Việt Nam.

Chương 3

TRUYỀN THUYẾT VỀ NÚI NON TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI TẠI LẠNG SƠN

3.1. Sự tồn tại và lưu truyền của truyền thuyết về núi non tại Lạng Sơn

Như chúng ta đã biết, văn học dân gian trong đó có thể loại truyền thuyết tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại. Nói truyền miệng là nói đến quá trình diễn xướng dân gian hào hứng và sinh động. Người ta có thể kể, nói, hát, diễn… các tác phẩm văn học dân gian. Tính truyền miệng làm nảy sinh một hệ quả đó là tính dị bản của tác phẩm văn học dân gian. Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Trong truyền thuyết dân gian nói chung và truyền thuyết về núi non xứ Lạng nói riêng không chỉ được lưu truyền qua con đường truyền miệng mà còn gắn với các địa danh có liên quan và các tín ngưỡng, lễ hội.

3.1.1. Các địa danh gắn với truyền thuyết về núi non tại Lạng Sơn

Qua khảo sát, tìm hiểu các truyền thuyết địa danh về núi non nơi xứ Lạng chúng tôi thấy có sự gắn bó mật thiết giữa truyền thuyết và địa danh. Các nhân vật trong truyền thuyết để lại dấu tích, hoặc là có sự hóa thân thành núi, đá. Các địa danh núi, đá, hang động do thiên thiên tạo tác được con người gắn với truyện kể lịch sử có thật hoặc hư cấu đã trở thành minh chứng cho truyện kể ấy. Nhắc đến tên địa danh là nhớ ngay đến truyền thuyết ấy, và khi nghe kể một truyền thuyết ta có thể hình dung ra địa danh đó. Truyền thuyết về núi non gắn với những di tích lịch sử và danh thắng trên địa bàn xứ Lạng có những nét đặc sắc riêng. Và đây cũng là một phương thức tồn tại và lưu truyền của truyền thuyết địa danh về núi non.

Trước hết, ta có thể thấy các truyền thuyết về núi non gắn với các di tích lịch sử. Là vùng đất biên cương có vị trí chiến lược, là “phên dậu” của đất nước

nên xứ Lạng là nơi diễn ra nhiều cuộc giao tranh, đối đầu cũng như đối thoại với phong kiến phương Bắc. Với vị thế hiểm yếu, nhiều núi non hang động đã trở thành ưu thế cho quân ta mai phục, tổ chức tiêu diệt địch. Nhưng cũng chính nơi đây lại là nơi quân giặc thường xuyên dòm ngó, và là cửa ngõ để chúng tiến sâu vào nước ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, xứ Lạng có những di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, và trong mỗi di tích lịch sử ấy không chỉ đơn thuần ghi dấu một mốc lịch sử quan trọng mà ẩn trong đó là các truyện kể, truyền thuyết dân gian hấp dẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Xứ Lạng có nhiều di tích lịch sử, nhưng các di tích lịch sử gắn với quá trình đấu tranh chống phong kiến phương Bắc lại tập trung chủ yếu ở khu vực Chi Lăng

– Hữu Lũng. Phải chăng do nơi đây có vị thế hiểm yếu, là nơi diễn ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa ta và giặc nên nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó tiêu biểu nhất là khu di tích lịch sử Chi Lăng (huyện Chi Lăng): gồm 52 di tích kéo dài gần 20km, từ Bia Mố, Hổ Lai (xã Mai Sao) đến Bia Mốc cầu Quan Âm. Đây là khu di tích ghi dấu ấn những chiến công oai hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Từ chiến thắng quân Tống lần thứ nhất năm 981, lần thứ hai năm 1077, chiến thắng Nguyên – Mông lần thứ hai, thứ ba (Thế kỷ XIII) và những di tích trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Khu di tích này được Bộ văn hóa xếp hạng di tích quốc gia tháng 4 năm 1962. Về giao thông, nếu đi từ trung tâm Hà Nội lên Lạng Sơn sẽ đến cầu Sông Hóa. Tại đây chúng ta sẽ gặp các di tích thành Cai Kinh, cầu Quan Âm, núi Tay Ngai… là di tích Hoàng Đình Kinh chống Pháp, các địa danh này cũng đi vào các truyện kể, truyền thuyết như “thuyền thuyết núi tay ngai”, “truyện về Cai Kinh và dãy núi Cai Kinh”. Ngược lên tới khu Đồng Bành, là hậu cứ của tất cả các trận đánh trong lịch sử Chi Lăng chống giặc ngoại xâm gồm các địa danh như: Lân Ba Tài, chợ Cung, Thành Lũng, Ngõ thề, Thành Kho, Vực Bơi, Thành Quan Âm, cửa Dinh, đầm lầy Mã Yên, Bãi Đầm, Thành Bầu (Quán Bầu), đấu Đong Quân, Đồng Đĩnh, Nà Nông, núi Ma Sẳn, Bãi Hào, Quán Thanh – Núi Quỷ (Quỷ

Đực đầu núi phía Bắc, Quỷ Cái đầu núi phía Nam), Lân Dao. Hầu hết các địa danh ngoài việc ghi lại dấu mốc lịch sử chống giặc ngoại xâm thì bên trong nó là các truyện kể, truyền thuyết đầy hấp dẫn. Như địa danh núi Bàn Cờ ngoài việc giới thiệu địa thế còn nói tới việc thi tài và sự hóa thân của 18 vị quận công; Địa danh Ngõ Thề gắn với câu chuyện tình của một đôi trai gái giàu lòng yêu nước, đã chiến đấu và hi sinh bên nhau; Núi Phượng Hoàng nói về sự hóa đá của loài chim Phượng Hoàng, luôn che chở và dõi theo cuộc kháng chiến chống giặc của nhân dân nơi đây; Núi Mã yên nói về cái chết của con Tuấn Mã, biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, tinh thần đấu tranh kiên cường; Núi Quỷ và núi Mặt Quỷ gắn với cuộc chiến với tướng giặc Liễu Thăng…

Ngược sông thương lên xã Quang Lang cách núi Quỷ Đực hơn 1km, là Núi Ngọc (còn gọi là núi Chị Em) thành phủ Tràng Khánh, Tuần Muối (Than Muội), Chùa Hang, Làng Trung, Làng Lìu (đền thờ chị em Kiều Kiên – Kiều Hoa con của Đại Huề), Đồng Mông ( Đồng Mỏ)… Trong đó địa danh đền Hổ Lai và Liễu Thăng Thạch gắn với truyền thuyết Liễu Thăng bị chém chết bên núi Mã Yên, con ngựa tha xác hắn tới đây mới rớt xuống và hóa đá cụt đầu)…

Đặc biệt ở khu di tích này, ngoài đầm lầy núi Mã Yên chém chết hổ tướng Liễu Thăng còn có trận đánh trên khúc sông Đào Hoa, Lê Đại Hành giết chết Hầu Nhân Bảo (tướng Tống); trận Ma Lục tướng Tày Nguyễn Địa Lô bắn chết tên việt gian làm tay sai cho giặc Nguyên Mông là Trần Kiện… Tại Ải Chi Lăng tức đền Cửa Quỷ hiện nay đề hai dòng chữ “Thập nhân khứ - Nhất nhân hoàn”.

Là nơi có vị trí hiểm yếu, địa thế nhiều núi non hiểm trở, cửa ngõ của nước nhà Ải Chi Lăng đã được nhiều quan khách quốc tế, chính khách, trí thức đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. Một nhà dân tộc học người Tiệp Khắc đã đánh giá: có lẽ đây là chiến lũy hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phải chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gấp trăm lần” [59, tr. 57-58]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023